Một Vài Chuyện Nông Hộ - Lãng Lãng Minh Nhật

Chương 32: Đốt than




Tống Thiêm Tài mỗi ngày nhìn vận đào hoa của Triệu Ngôn Tu mọc lên như nấm, trong lòng thầm hô to không công bằng. Tuy rằng hắn sẽ không tái hôn, ở kiếp trước chứng kiến rất nhiều ân oán giữa mẹ ghẻ con chồng, hắn quả thật không muốn có một ngày khiến Tống Tiểu Bảo cũng trở thành cải thìa đáng thương.

Phụ nữ luôn có xu hướng thiên vị con của mình nhiều hơn, như Triệu Tài Thanh chính là ví dụ tốt nhất. Đường thị còn không được coi là mẹ kế của hắn, chỉ là một thứ mẫu cũng có thể bức hắn cửa nát nhà tan. Tống Thiêm Tài kiếp trước một lòng nhào vào sự nghiệp, cũng từng trải qua vài mối tình. Phụ nữ tốt cảm thấy hắn nhiều tiền, quen biết rộng, hay phải đi công tác, không giống như một người chồng có thể phó thác cả đời, phần lớn chỉ quen biết một đoạn thời gian rồi chia tay.

Còn mấy người nhắm vào tiền thì lại chỉ thích nhìn chằm chằm ví tiền của hắn, muốn có danh tiếng, xe sang, biệt thự, champagne của hắn. Hắn cần một người vợ có thể tâm ý tương thông, hoạn nạn nâng đỡ, không phải một người chỉ biết coi hắn như máy ATM. Vì thế, hắn liền trở thành người đàn ông độc thân hoàng kim.

Trước khi tới cổ đại, thời trẻ hắn từng nghiêm túc với một cô gái nhà giàu. Cô gái kia cũng xem như người tốt, xinh đẹp lại thiện tâm, cũng không chê hắn không có thời gian ở bên săn sóc, trong nhà lại có tiền, khẳng định không phải nhắm tới tiền bạc. Tống Thiêm Tài còn tưởng rằng hắn gặp được chân ái, cuộc đời nở hoa.

Nhưng trăm triệu không nghĩ tới, đến ngày đính hôn, bạn trai cũ của cô ấy lại nhảy ra đoạt hôn. Vì thế, Tống Thiêm Tài ngay lập tức trở thành một trong những tên pháo hôi khảo nghiệm tình yêu đích thực của công chúa Bạch Tuyết và bạch mã hoàng tử. Tống Thiêm Tài tức không chịu nổi, nhưng nhìn cô gái khóc nức nở nói xin lỗi, Tống Thiêm Tài cũng chẳng thể làm được gì.

Tuy rằng tiểu bạch kiểm kia không giàu bằng hắn, không có địa vị cao như hắn, cũng chẳng thông minh được như hắn, nhưng mà con gái người ta lại thích biết sao giờ. Tống Thiêm Tài đành phải làm như không thấy, coi như không quen biết. Không nghĩ tới, tiểu bạch kiểm kia trước khi kết hôn với cô ấy đã từng có vợ và một đứa con trai. Cuối cùng, một người yêu hoàn hảo, một cô gái coi như đơn thuần thiện lương cũng ở sau khi có đứa con của riêng mình thường xuyên tố khổ với Tống Thiêm Tài, mẹ kế khó làm, sống sờ sờ trở thành oán phụ.

Mà đứa con riêng kia bởi vì cô ấy dạy dỗ cẩn thận nên rất ngoan ngoãn lễ phép. Hắn đã từng gặp một lần, tuổi còn nhỏ đã biết nhìn sắc mặt người khác, hiểu chuyện đến mức khiến người đau lòng. Này trách ai? Trách đứa nhỏ, hay là trách cô gái kia? Ai cũng không phải thánh mẫu, có con của chính mình, thân sơ viễn cận dần dần sẽ hiện rõ. Lại không có một người cha tốt, kia tự nhiên cũng thành cải thìa.

Chuyện này đã để lại trong lòng Tống Thiêm Tài một ấn tượng sâu sắc. Hắn tuyệt đối sẽ không bao giờ khiến Tống Tiểu Bảo rơi vào tình cảnh như vậy. Ở Tống gia thôn hắn cũng lướt sơ qua, người có thể đối đãi con riêng giống như con ruột gần như không có, có thể không đánh không mắng, cho ăn cho uống đã tính là tốt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Trần Quế Chi dù yêu thương Tống Thiêm Tài đến vậy cũng không vội vã tìm vợ cho hắn.

Nếu Tống Thiêm Tài đón dâu thì tất nhiên sẽ lại có con cái, vậy Tống Tiểu Bảo sẽ như thế nào. Nếu như đối tốt với Tống Tiểu Bảo mà bỏ qua đứa khác thì lại thành không công bằng cho đứa nhỏ kia. Chẳng bằng chỉ cần một mình Tống Tiểu Bảo là đủ rồi, một đứa con ngoan còn hơn mười đứa con bất hiếu. Tống Thiêm Tài vốn không có tâm tư thành gia, kiếp trước hắn đến ba mươi mấy tuổi cái gì chưa từng thấy qua, cái gì chưa từng hưởng thụ? Nếu như không gặp được đúng người mình thích, dù có thể nhẫn nại một thời gian, nhưng làm sao nhẫn nại được cả đời. Hắn không muốn như vậy. Bây giờ ngay cả con cái cũng có đủ, hắn càng không muốn ủy khuất chính mình đi manh hôn ách gả. Nếu không tìm được người có thể khiến hắn động lòng, vậy thì cuộc sống hiện tại cũng không cần thiết phải thay đổi.

Nhưng điều này cũng không đại biểu hắn không ghen ghét vận đào hoa của Triệu Ngôn Tu. Nghĩ đến hắn năm đó, ở kiếp trước tốt xấu gì con gái theo đuổi hắn có thể xếp hàng thành tận hai vòng quanh công ty, nhưng tới nơi này lại nửa cánh hoa cũng không thấy ảnh, sĩ diện đàn ông của hắn đành chỉ biết câm nín.

Triệu Ngôn Tu cũng không biết mình đã bị đại ca hâm mộ ghen tị. Từ sau khi bị mấy lão thái thái trong thôn lão đổ bộ vài lần, y bây giờ đi đường đều sắp phải dùng tới khinh công. Mỗi ngày vừa nghe thấy có tiếng bước chân xa lạ, phản ứng đầu tiên của y chính là nhảy lên xà nhà trốn.

Lần đầu tiên Triệu Ngôn Tu chỉ nhẹ nhàng đã nhảy lên nóc nhà, miệng Tống Đại Sơn há tưởng như có thể nuốt được một quả trứng gà. Hắn cho rằng võ công ở thời đại này cũng giống Tae Kwon Do kiếp trước, trăm triệu không nghĩ tới lại có khinh công như trong tiểu thuyết võ hiệp.

Vì thế, Tống Thiêm Tài lại một lần nữa nổi lên tâm tư bái sư học nghệ. Đáng tiếc, hắn tuổi tác đã lớn, thân cốt đã định, không học được. Nhưng Triệu Ngôn Tu đã nhận Tống Tiểu Bảo làm đồ đệ, tính toán chờ nó lớn hơn chút nữa sẽ bắt đầu dạy đứng tấn. Tống Tiểu Bảo từng vô số lần hối hận, nó lúc ấy quá nhỏ không có quyền lên tiếng quyền, cho nên mới bị cha bán cho sư phụ. Bằng không, đánh chết nó nó cũng không đi học võ, quả thật không phải việc dành cho người làm mà, nghĩ thôi cũng muốn vì chính mình lau một phen nước mắt chua xót.

Chẳng qua, Triệu Ngôn Tu để trấn an Tống Thiêm Tài bèn chọn một bộ khí công cường sinh kiện thể cho Tống Thiêm Tài luyện tập. Tống Thiêm Tài luyện một đoạn thời gian, quả nhiên cảm giác thể xác và tinh thần thoải mái, thể lực nâng cao, lập tức đối với võ công của Triệu Ngôn Tu càng thêm đỏ mắt và tin phục.

Đồng thời, hắn cũng khuyến khích hai người Tống Đại Sơn và Trần Quế Chi cùng luyện. Đáng tiếc, hai người luyện nhiều ngày không có cảm giác gì, cũng đành bỏ dở.

Thời tiết ngày càng lạnh, phòng bếp quán trà lại mở rộng thêm một gian hành lang dài, đắp lên 30 cái bếp lò nhỏ. Mỗi hàng mười bếp, trên mỗi bếp đều đặt hũ sành, cái thì hầm thịt kho tàu, cái thì hầm canh gà, cái lại hầm thịt dê, nói chung Tống gia có nguyên liệu nấu ăn gì thì làm cái đó. Cứ thế một hũ bán 30 văn, mỗi ngày đều bị tranh cướp sạch sẽ, ai không mua được luôn sẽ oán giận vài câu. Đáng tiếc, con đường Tống Thiêm Tài đi chính là giới hạn lượng tiêu thụ, cũng không tiếp tục tăng thêm hũ sành.

Hắn còn tính toán làm ra lẩu mini, nồi lầu Tống Thiêm Tài đã vẽ bộ dáng cầm lên trấn trên đúc. Nhưng Tống Thiêm Tài ngàn tính vạn tính, lại không nghĩ rằng vừa đến mùa đông, giá than lập tức tăng lên gấp mấy lần. Nếu như làm lẩu mini thì ít nhất phải dùng than ít khói. Nhưng một cân than tốt hơn một chút đã có giá tận hơn hai mươi văn, dọa lui Tống Thiêm Tài vốn chỉ định làm buôn bán nhỏ.

Bằng không, mỗi một nồi lẩu phải bỏ ra một số tiền lớn, hoàn toàn không thích hợp trình độ tiêu phí ở nơi này. Còn canh hũ sành kia bởi vì than đắt nên toàn dùng củi đốt thành than tích trữ, mùa đông dùng để đốt chậu than là thích hợp nhất. Nhưng nó lại không thể dùng cho lẩu mini được, vì thế nên Tống Thiêm Tài vô cùng sầu não.

Triệu Ngôn Tu biết Tống Thiêm Tài vì than mà buồn phiền bèn nói nhà ngoại y cũng lập nghiệp từ than. Tuy rằng chưa bao giờ làm, nhưng y từng đọc lướt qua phương thức thiêu chế than trong thư phòng, ngược lại có thể thử một lần. Lâm Tiểu Mãn cũng nói lúc y còn làm đứa ở, bởi vì trong phủ có một bó gỗ quý bèn phân phó người có kinh nghiệm đốt than mang theo bọn họ đi thiêu chế. Nếu như có phương pháp, hẳn là có thể đốt được ra than.

Hai người vừa nói vậy, Tống Thiêm Tài lập tức động tâm. Than mùa đông bán quả thật rất đắt, nếu như thật sự có thể đốt ra than, dùng cho quán trà là một phương diện, riêng bán than cũng có thể kiếm lời được không ít. Chẳng qua đốt than là một công việc tốn sức, cho nên Tống Thiêm Tài bèn nhờ Lâm Tiểu Mãn gọi Trần Đại Thạch tới.

Bởi vì Trần Đại Thạch mỗi ngày đều đến đón Lâm Tiểu Mãn về, ấn tượng của Tống Thiêm Tài đối với hắn cũng thập phần không tồi. Lần này nếu như muốn dựa vào Lâm Tiểu Mãn là chủ lực đốt than, vậy thì cũng không thể để người ta làm không công. Hắn định kết phường với Trần Đại Thạch, hai người thiêu chế than rồi chia tiền lời.

Cuối cùng, Tống Thiêm Tài cung cấp gỗ và tài chính, Lâm Tiểu Mãn cung cấp kỹ thuật, Triệu Ngôn Tu cung cấp phương thức, trừ tiền vốn ra, tiến kiếm được chia 4:3:3. Địa điểm đốt than chọn ở trên đỉnh núi phía sau Tống gia, như vậy người khác thấy cũng không dám nói cái gì.

Thiêu than vô cùng vất vả, yêu cầu toàn bộ phải là thanh tráng lực. Trần Đại Thạch, Lâm Tiểu Mãn, Tống Thiêm Tài, Tống Đại Sơn, Triệu Ngôn Tu tất cả đều đi lên núi đốt than. Vốn dĩ Tống Đại Sơn còn muốn gọi cả Tống Đại Hải nhưng bị Tống Thiêm Tài ngăn cản. Có Lâm Tiểu Mãn và Triệu Ngôn Tu tham gia, nếu cách đốt than bị Tống Đại Hải học được, e là đến lúc đó sẽ xuất hiện tranh cãi. Tiền tài động lòng người, Tống Thiêm Tài sẽ không dùng tiền tài để khảo nghiệm thân thích, đó là tự mình tìm ngược.

Trần Quế Chi một mình khắp nơi trong tiệm lo liệu không hết quá nhiều việc, bèn muốn nhận Dương Lệ Nương, con gái lớn nhà em ruột Trần Quế Nguyệt tới hỗ trợ. Trần Quế Nguyệt nhỏ hơn Trần Quế Chi năm tuổi, là con thứ ba trong nhà, cũng coi như được Trần Quế Chi chăm sóc đến lớn, vô cùng thân thiết với nàng, nhà chồng là Dương Bách Toàn ở Dương Gia thôn, sinh một trai hai gái, Dương Lệ Nương là con cả trong nhà, năm nay mười lăm tuổi.

Nhà Dương Bách Toàn chỉ có bốn mẫu đất lại phải nuôi ba đứa con, cuộc sống trải qua khá căng thẳng. Trần Quế Chi xót muội muội, thường xuyên cũng trợ cấp một vài cho Trần Quế Nguyệt, quan hệ giữa hai tỷ muội vẫn luôn không tồi. Lần này trong nhà thiếu người, Trần Quế Chi bèn nhận dương lệ nương về, cũng là muốn cho nhà muội muội nàng tiết kiệm chút lương thực, đến cuối năm nàng còn có thể thêm chút tiền công trợ cấp.

Dương Lệ Nương diện mạo cực kì không tồi, ở nhà làm quen việc nhà nông, tay chân rất nhanh nhẹn, gặp người là cười ha hả, không hề có chút chảnh choẹ của nữ hài tử gì cả. Tống Thiêm Tài ngay từ đầu cho cô em họ này tới cửa hàng là nể mặt mũi của Trần Quế Chi, sau này thấy Dương Lệ Nương làm việc nhanh nhẹn, đúng bổn phận, hắn ngược lại vừa lòng vài phần.

Đặc biệt là nàng không hoa si, cũng biết kiêng dè Triệu Ngôn Tu, rõ ràng không coi trọng mỹ nam tử như Triệu Ngôn Tu. Trần Quế Chi ngầm nói với Tống Thiêm Tài, Dương Lệ Nương đã mười lăm, nương nàng nhờ Trần Quế Chi giúp đỡ ở quanh Tống gia thôn tìm một hộ gia đình đứng đắn.

Kỳ thật, Tống Thiêm Tài đối với người dì này của mình không có quá nhiều hảo cảm. Nguyên nhân rất đơn giản, nàng ta quá trọng nam khinh nữ. Chẳng biết là vì lúc trước ở nhà chồng sinh hai con gái áp lực quá lớn, hay là vốn đã như thế, nàng đối đãi với hai con gái ruột của mình cũng không quá coi trọng. Năm vừa rồi tụ họp, Trần Quế Nguyệt đối xử với cháu trai Tống Thiêm Tài còn nhiệt tình hơn nhiều so với hai người con gái.

Tống gia thôn gần quan đạo, mỗi năm lên trấn trên bán rau dưa củi lửa cũng có thể kiếm được một món tiền, so với Dương Gia thôn giàu có hơn nhiều. Trần Quế Nguyệt đương nhiên hy vọng nữ nhi có thể gả cho một hộ tốt, đến lúc đó nữ nhi mình vừa có thể trải qua ngày lành, vừa có thể đỡ đần trong nhà.

Đối với việc này, Tống Thiêm Tài kỳ thật muốn từ chối. Hắn cảm thấy loại chuyện làm mai mối này quá mức phiền toái, giới thiệu vợ chồng son nếu như vẫn luôn ân ái hoà thuận thì cũng thôi. Nhưng nhà dì hắn rõ ràng chính là muốn nữ nhi về sau trợ cấp nhà mẹ đẻ, giúp đỡ đệ đệ, bộ dáng này ở nhà chồng sao có thể sống được yên ổn.

Trần Quế Chi nếu thật sự đi làm mai, e cuối cùng cũng chỉ tốn công vô ích. Cho nên, Tống Thiêm Tài vẫn phải giải thích tường tận lợi hại trong chuyện này cho Trần Quế Chi, khuyên nàng có thể trợ cấp chút tiền, nhưng ngàn vạn đừng đúc kết nhân duyên cho Dương Lệ Nương.

Trong nhà có người hỗ trợ, nhóm người Tống Thiêm Tài bèn đi lên núi đốt than. Nếu không đợi đến khi đại tuyết tới, muốn đốt cũng không đốt nổi. Đỉnh núi của Tống gia cực kì lớn, Tống Đại Sơn bình thường đều chỉ dạo quanh ở bên ngoài, sẽ không đi lung tung vào trong, bởi vì cũng sợ gặp phải động vật hoang dã nguy hiểm.

Nhưng Trần Đại Thạch xuất thân là thợ săn, Triệu Ngôn Tu có một thân võ nghệ, Tống Thiêm Tài cũng bèn trở nên lớn gan, cùng mọi người chọn một nơi phù hợp trong rừng sâu đào lò đốt than. Mấy người đào một cái hố to sâu hai mét hình nón, cắm cọc gỗ bên trong. Ở giữa cao nhất, hai bên hơi thấp, ở bên trên cách hố nửa thước đào một cái ống khói. Từ mặt đất đào thẳng xuống đến ngang đáy hố rồi đào thông sang. Cái ống khói cũng cần chú ý phải đào lớn ở phía dưới và nhỏ ở phía trên, như vậy khói mới dễ dàng thoát ra.

Đào ống khói cũng không dễ, trên mặt đất khắp nơi đều là rễ cây và dây mây chằng chịt, người đào vừa phải có sức lực vừa phải có kiên nhẫn, những việc này đều là Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn phối hợp làm. Chờ khi ống khói đào xong, phải mở một cái lòng bếp ở dưới hố, đào sao cho lòng bếp trong lớn ngoài nhỏ, như vậy mới dễ tắt lửa. Ở chỗ thông nhau của hố đào một cái lỗ hở bằng khoảng miệng bát để làm nơi đốt lửa.

Cuối cùng, còn phải mang rơm rạ và đất đỏ từ trong nhà phủ lên mặt trên, lại đắp đất lên trên nóc, đầm đất thật chặt. Để phòng ngừa hố sụp, còn phải đập đất lên nhiều lần và đóng kín lại đỉnh lò.

Năm thanh trung niên, thức khuya dậy sớm làm hai ngày mới đào được bốn cái hầm, đốt lửa lên rồi bắt đầu thiêu than. Ban đầu khói bay ra từ ống khói là lạnh, bởi vì lượng nước trong củi còn nhiều, phải đốt thời gian rất lâu. Lâm Tiểu Mãn thả ba cành non ở miệng ống khói, nói là chờ khi nào cành non bị khói hun đến chạm vào là gãy thì ngừng.

Bởi vì lửa không thể tắt nên buổi tối phải có người ở lại canh lửa. Tống Đại Sơn tuổi lớn, bị gạch khỏi danh sách đầu tiên, Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn một tổ, Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu một tổ, chuẩn bị thay phiên gác đêm. Hôm nay là ngày đầu tiên, Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn đi trước.

Thời tiết đã rất lạnh, Tống Thiêm Tài giúp bọn họ tìm một cái sơn động, lại che chắn đầu gió, từ trong nhà mang theo đệm trải, chăn bông cùng với hai bộ áo bông lớn. Vì sợ bọn họ lạnh, hắn còn mang cả than củi để dành từ trước đến đốt hai chậu than sưởi ấm, còn mang theo ấm sành chén đũa cùng một ít thức ăn phòng khi bọn họ đói khát.

Chờ ngày hôm sau mọi người lên núi, Trần Đại Thạch và Lâm Tiểu Mãn tinh thần cũng không tệ lắm, có vẻ là chia ca trông coi. Tống Thiêm Tài bảo bọn họ trở về nghỉ ngơi, mình thì tiếp tục canh lửa. Chờ sau khi đốt một ngày một đêm, nhánh cây non kia có phản ứng. Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu nhanh chóng bịt kín ống khói và miệng lò, dập tắt lửa.

Đóng lò xong, giai đoạn đốt than đầu tiên coi như hoàn thành, phải đợi thêm hai đến ba ngày mới có thể mở lò. Tống Thiêm Tài và Triệu Ngôn Tu canh lửa cả một ngày, tuy rằng có thể tới sơn động nghỉ ngơi nhưng dù vậy vẫn bị mệt. Trở về ăn vài thứ, ngã lên giường lập tức ngủ.

Chờ thêm ba ngày, nhóm người Tống Thiêm Tài bắt đầu mở lò.