Một Mối Tương Tư

Quyển 1 - Chương 1: Lần đầu gặp gỡ ở hậu viện




Nam tử nhị thập nhi quan, hữu vi nhân phụ chi đoan. Nữ tử thập ngũ hủ giám hữu quát nhân chi đạo, vu thử nhi vãng, tắc tự hôn hỷ(1). Đây là định luật từ cổ chí kim, ngàn đời không đổi.

Là nước giàu có nhất vùng Vọng Xuyên, Nam Vu thịnh hành tảo hôn, bất luận là nam hay nữ, chưa đến tuổi thích hợp để kết hôn, họ đã sớm định đoạt hôn ước. Đợi tới khi nam tử thành, nữ tử cập kê, liền tổ chức hôn sự, cứ như thể không lấy được vợ không gả được chồng sẽ bị người đời cười chê vậy.

Kiếm một nương tử đẹp tựa hoa cũng được, gả cho một lang quân như ý cũng xong, nhà nào có điều kiền thì còn chọn đông chọn tây, điều kiện không tốt, đành ngồi trơ ra đấy rồi đợi người ta đến chọn thôi.

Nam tử đơn giản hơn, chỉ cần ngũ quan cân đối, tứ chi đầy đủ, cho dù đã qua tuổi kết hôn, cuối cùng vẫn có thể lấy được vợ. Nữ tử lại khác, một khi đã qua tuổi xuất giá, liền thành dưa chuột mùa thu, không còn ai thèm nhòm ngó nữa.

Thanh Thu cảm thấy mình thật là oan uổng, mỗi lần nghĩ tới việc gả chồng lại thấy khó chịu tới mức không thể diễn ta bằng lời.

Là quản gia thiện phòng (1) của phủ Hiền Bình quận vương hằng ngày ngoài việc loa ba bữa ăn cho mọi người trong phủ ra, thời gian còn lại nàng rất nhàn rỗi.

Nhưng nàng không vui nổi, ai bảo nàng là một cô nương già ế chồng chứ? Nhưng lời bàn ra tán vào, chê cười thì cũng có thể cho qua, nhưng năm nàng mới vào vương phủ, từng có một lão quản gia ở tiền viện muốn lấy nàng về làm thiếp. Nhiều lần cầu thân nàng ở trước mặt mọi người khiến Thanh thu không nhân nhịn được hơn nữa, cầm cả cái nồi đập vào đầu lão già không có mắt kia khiến ông ta ngất xỉu, từ đó nàng mới được yên thân.

Theo lý thì cho dù tất cả nữ tử trong thành Việt Đô này không lấy được chồng, thì cũng không nên có nàng trong số đó.

Từ nhỏ nàng đã là một tiểu tiểu gia nhân trong mắt mọi người, khuôn mặt tròn như trăng rằm giống hệt như hài nhi trong bức tranh Tết. Lớn thêm một chút, mặt  mũi như được tạc, ai cũng nói cô bé này khi trưởng thành nhất định sẽ có dung mạo khuynh quốc khuynh thành. Vì vậy còn chưa tới tuổi cập kê, nàng đã đính hôn với nam nhân nhà họ Cao – phú thương giàu có nổi tiếng trong thành Việt Đô.

Nhưng đó chỉ là lúc nhỏ thôi, lớn lên chút chưa chắc nàng đã thành giai nhân. Con gái nhà người ta mười tám tuổi sẽ thay đổi, càng lớn càng xinh đẹp, Thanh Thu hoàn toàn ngược lại, nhưng không phải trở nên xấu xí. Nếu đem gương ra tự ngắm rồi đánh giá, nàng cũng được coi là dung mạo không tầm thường, chỉ có điều không còn xuất chúng như hồi thơ ấu mà thôi. May mà nàng đã đính hôn từ nhỏ, chỉ đợi sau khi làm lễ cập kê(3) sẽ thành thân với vị hôn phu, rồi ba năm sinh hai đứa con, thành thiếu phu nhân.

Ai ngờ Nam – Bắc hai nước giao tranh xảy ra chiến sự, hoàng đế hạ chiếu chỉ yêu cầu nam tử trong độ tuổi trưởng thành phải tòng quân. Vị hôn phu của nàng là con cháu nhà giàu, bỏ ra ít bạc thì mấy chuyện tòng quân vất vả sẽ không tới lượt chàng, nhưng tiểu tử nhà họ Cao kia tại sao nhất định đòi ra chiến trường chư? Lẽ nào vì chê nàng không còn xinh đẹp như trước, sợ đến khi nàng tới tuổi cập kê phải cưới nàng về làm vợ?

Khi danh sách tướng sĩ tử trận được chuyển về Việt Đô đã là cuối thu, Thành Thu vừa tròn mười lăm tuổi, cũng là lúc nàng nhận được tin báo tử của người đó. Cao gia mất đứa con trai độc nhất, tâm nguội ý lạnh nên chẳng buồn quan tâm tới nàng, lặng lẽ rời khỏi Việt Đô, nghe nói là về quê sống.

Đúng khi ấy cha là chỗ dựa cuối cùng của Thanh Thu lâm trọng bệnh qua đời, nàng buồn bã đau khổ để tang trong ba năm, thế là qua tuổi đẹp nhất để xuất giá.

Thời ấy khi gả con gái phải có nhiều hồi môn, nhà Thanh Thu vốn chỉ là tiểu phú gia, cha là văn nhân không biết quản lý tiền bạc, gia cảnh đã sớm sa sút, lấy đâu ra hồi môn để lấy chồng, nên rất ít người tới hỏi.

Thỉnh thoảng có bà mối đến nhưng cũng muốn làm mai cho mấy ngưới mất vợ hoặc những nam tử tàn tật mà thôi. Thấy cảnh nhà sa sút lụn bại, Thanh Thu không nương tựa vào bạn bè hay họ hàng thân thích, nàng cho nộ bộc trong nhà về quê, bất ngờ vào Hiền Bình quận vương làm trù nương(4).

Thực ra từ nhỏ Thanh Thu cũng được người nhà nuôi nấng cưng chiều như một thiên kim tiểu thư. Hằng ngày nàng chỉ biết làm thơ gảy đàn, chưa từng làm những việc này bao giờ, họ hàng bạn bè đều chờ ngày nàng bị đuổi ra khỏi phủ, ai ngờ nàng lại làm rất tốt.

Vì nàng có bản lĩnh, phàm là những món mà nàng thích ăn, chỉ cần nếm qua, nàng có thể nấu lại với mùi vị giống đến tám chính phần. Trước kia chỉ làm cho vui, chưa từng nghĩ có ngày phải lại phải dựa vào tài nấu ăn này để kiếm sống. Sau khi nàng vào vương phủ, món canh cá lư rau rút của nàng khiến quận vương và quận vương phi luôn miệng tấm tắc khen ngợi không ngớt lời, giữ lại thiện phòng của vương phủ, từ đó coi như có chỗ nương tựa.

Bổng lộc vương phủ cũng tương đối nhiều, một năm sau còn được lên làm quản gia của thiện phòng, hàng ngày nhàn nhã rảnh rang, nên nàng bèn quên phắt chuyện xuất giá lấy chồng gì gì đó của mình.

Có điều, phàm những nữ tử tên Thanh Thu, mới nghe thôi cũng khiến cho người ta có cảm giác yêu kiều diễm lệ, thanh thoát nhẹ nhàng. Thật chẳng thể liên tưởng được cái tên đó với bếp lò cùng nồi niêu xoong chảo đầy dầu mỡ. Thế mà một trù nương như nàng lại tên Thanh Thu, năm nay đã hai mươi hai tuổi, bị coi là một đại nương không thể già hơn, chỉ e rằng đời này muốn xuất giá cũng vô vọng.

Nghĩ đến chuyện ấy, Thanh Thu cảm thấy miệng mình đắng ngắt, giờ đầy nàng không thân không thích, đơn độc một mình. Những lúc nhàn rồi nàng thường nhìn hoa trôi nước chảy mà than thở, cảm thấy cuộc đời quá dài, làm người quá khổ, không biết lúc nào mới được giải thoát.

Gần đây chuyện kinh hoàng nhất trong thành Việt Đô chính là việc hai nước Bắc -  Năm đình chiến, chuẩn bị đàm phán hòa bình. Nam Vu – Bắc Vu vốn chung một nguồn gốc, thiên hạ trước kai chỉ có một Vu quốc, ba trăm năm trước trong cung  xảy ra một biến cố, Vu Nguyên Đế khi ấy đột nhiên băng hà, kinh thành trở nên hỗn loạn, nguyên thái tử dẫn theo người ngựa giận dữ rời khỏi kinh thành, đi thẳng về phía Bắc, cấu kết với những kẻ không phục tân đế, được sự ủng hộ trợ giúp của Thiên hạ đệ nhất Kỳ Môn thiên phủ, lấy núi Vọng Xuyên làm ranh giới, dấy cờ tạo phản.

Từ đó Vu quốc bị chia cắt thành hai phần,những tiểu quốc khác quanh biên thùy nhân loạn khoanh tay đứng nhìn, hoặc đi theo Nam vu hoặc trợ giúp Bắc Vu. Nam Vu binh tốt tướng khỏe, còn Bắc Vu dũng mãnh hiếu chiến, cứ vài năm lại xảy ra chiến sự một lần, chẳng ai chịu ai.

Hai tháng trước, trên núi Vọng Xuyên khói lửa mịt mùng, Nam vu thắng trận, đoạt được mấy thành trì của Bắc Vu. Nam Vu -  Bắc Vu bao lâu nay vẫn không nước nào chịu thua nước nào, chẳng mấy khi Bắc Vu rơi vào tình cảnh phải nhún nhường. Hai nước chuẩn bị tiến hành lần đàm phán đầu tiên sau hàng trăm năm gây chiến, đây đúng là hỷ sự lớn nhất từ trước tới nay.

Chú thích:

(1)Theo Khổng Tử: Nam hai mươi tuổi làm lễ Gia Quan( lễ trưởng thành) xong có thể được làm cha. Nữ tử mười lăm hiểu đạo lý, có thể gả đi. Từ đó về sau có thể kết hôn.

(2) Quản gia thiện phòng: Người quản lý chăm lo bếp ăn.

(3)Lễ cập kê: Lễ trưởng thành của nữ tử thời đó.

(4) Trù nương: đầu bếp