Type: Suzinni711
Tôi vẫn thường dùng những từ đó để hình dung sự hòa hợp trong đó để hình dung sự hòa hợp trong thời gian ba năm cấp ba giữa tôi và Khúc Thành. Sự ấm áp ngọt ngào đó giống như lớp màng vô hình bọc tôi lại, tránh cho tôi mọi sự tổn thương và sầu muộn. Sống ở trường vừa lợi vừa hại, có tự do nhưng phải sống cùng với các loại tính cách khác nhau. Nhà của các nữ sinh thực ra ở rất gần trường, sở dĩ bọn họ sống trong ký túc là muốn tìm kiếm sự mới mẻ, nhưng thời gian sống ở trường chưa được bao lâu đã thấy họ than phiền muốn thấu trời xanh. Lần cãi nhau đầu tiên với một cô bạn cùng phòng có thể nói là kinh thiên động địa. Cô ta vênh mặt hất hàm bảo tôi phải mang đồ chuyển sang sống ở ký túc khác, bởi bạn cô ta muốn ở đây. Tôi nhìn bản mặt tràn đầy tự tin của cô ta rồi cười khẩy, ngồi xuống giường, giở sách ra đọc. “Tôi sống ở đây thấy rất tốt. Không muốn chuyển.”
Có lẽ tôi đã thật sự trở nên ngoan ngoãn nên cô ta mới coi tôi giống như một con cừu như vậy. Cô ta không thể ngờ rằng có ngày bị cừu cắn. Lúc đó cô ta đã giận đến tím mặt. Nhưng ngoài dự đoán của tôi, cô ta không ngay lập tức phát hỏa mà thay vào đó là nhẫn nhịn quay đi không thèm để ý tới tôi.
Buổi trưa, sau khi cùng Khúc Thành đi ăn và trở về ký túc, tôi phát hiện toàn bộ đồ đạc của mình đã bị vứt ra thùng rác ngoài hành lang, chăn bị đổ đầy dầu ăn, còn cố ý để thò một góc chăn ra ngoài cho tôi nhận ra. Tôi đứng nhìn hai phút rồi kéo thùng rác đó vào trong phòng và đổ hết mọi thứ bên trong ra giường cô ta. Đổ xong tôi phủi phủi tau rồi ngẩng cao đầu nhìn khuôn mặt đang đờ dẫn ngồi ở giường nhìn tôi. Lúc định thần lại, cô ta điên cuồng la hét rồi lao vào túm tóc tôi, cuối cùng cả hai đều bị quản lý ký túc gọi lên văn phòng.
Đối diện với thầy giáo, con người vừa rồi còn ngang ngược hống hách giờ đây lại nước mắt lưng tròng rồi chỉ trích tôi hằng ngày lộng hành bá đạo thế nào, bài xích bắt nạt cô ta ra sao. Tôi xoa xoa vết xước bị cô ta cào ở trên cổ, đến cười cũng chẳng còn thấy hứng thú. “Thầy ơi, em sai rồi, tất cả là lỗi ở em.”
“Sao anh lại không thể tin em có thể nói như vậy chứ?” Khúc Thành nhìn những vết thương ở cổ và tay tôi, khóe môi anh cười cười. “Con gái bọn em đánh nhau ghê thật đấy.”
“Tin hay không tùy anh. Nếu là trước kia chắc em cầm dao đâm cô ta rồi.”
“Nói bậy! Để anh đi mua thuốc bôi cho em.”
“Không cần!” Tôi lắc cánh tay anh. “Anh xem, bây giờ em không tiếp tục sống ở ký túc được nữa. Muốn về nhà phải đi hai tuyến xe, em lại bị say xe. Vậy nên hằng ngày anh đạp xe đưa em về nhà được không?”
Khúc Thành nhìn tôi, hơi chau mày, hình như anh đang đấu tranh điều gì đó.
“Được không…”
“Được, hết cách với em.”
Từ hôm đó trở đi, hằng ngày anh đều chở tôi về nhà bằng chiếc xe đạp màu lam nhạt của mình. Đường rất xa, phải đạp xe hơn một tiếng. Nhưng tôi biết cá tính của Khúc Thành, chỉ cần anh hứa thì phong ba bão táp cũng không ngăn cản nổi. Anh tan học muộn hơn tôi hai tiếng, tôi ngồi bên đường đợt anh. Hai tiếng đồ hồ không ngắn nhưng nếu dùng nó để đợi anh thì thời gian đó lại trở nên vô cùng ý nghĩa. Nhìn thấy anh từ phía xa không để anh dừng xe lại tôi đã nhảy ngay lên ghế sau ngồi. “Em đừng nhảy lên xe như thế được không, không sợ ngã à.”
“Không ngã được.”
“Em bám chặt đấy, đừng động đậy lung tung.”
Tôi cười thầm trong bùng. “Được rồi, nói nhiều.”
Đột nhiên Khúc Thành giữ ghi đông bằng tay phải, còn tay trái đưa ra sau, nói: “Đưa tay cho anh.”
“Làm gì…” Tôi ngơ ngác đưa tay phải cho anh, anh lại bảo đổi lại thành tay trái. “Rốt cuộc anh…” Vẫn chưa nói hết câu thì tôi đã hiểu anh muốn làm gì. Anh cầm tay tôi nhẹ nhàng bỏ vào túi ác khoác của anh. Tôi nghĩ thầm, con người này đúng là mưu đồ làm loạn mà. Tuy nghĩ vậy nhưng bàn tay còn lại của tôi cũng theo đà vung tay về phía trước.
“Như thế này là an toàn rồi.” Anh được lợi mà vẫn làm ra vẻ đứng đắn. Tôi đang định rút tay về thì anh đã nhanh tay hơn, ấn chặt tay tôi xuống. “Em thành thật với lòng mình đi nào. Để yên tay đấy.”
“Anh…” Tuy giận anh nhưng trong lòng tôi lại ấm áp vô cùng. Hai phút sau, tôi dựa đầu vào lưng anh và nhẹ nhàng nhắm mắt lại.
Nếu trên đời này có người khiến tôi nắm tay mà nhắm mắt đi cũng không sợ bị lạc đường, người đó ngoài Khúc Thành ra sẽ không phải bất kỳ ai khác.
Lần đầu tiên Trần Niên nhìn thấy Khúc Thành đưa tôi về nhà đã ngạc nhiên tột độ. Ông luôn nghĩ rằng tôi ngồi xe buýt. Tôi ngượng ngùng thả lỏng vòng tay đang ôm eo Khúc Thành, vội vàng nhảy từ trên xe xuống, lí nhí gọi: “Bố”
“Về rồi à?” Tuy phản ứng của ông rất bình thường nhưng ánh mắt không hề di chuyển đi chỗ khác mà vẫn gắn chặt trên người Khúc Thành. “Vào nhà đi!” Tôi lập tức hiểu ra, câu đó là nói với cả hai chúng tôi.
“Chú ơi, cháu đi trước đây.” Hoàn toàn không để ý đến sắc mặt của tôi, Khúc Thành nhanh chóng đạp xe đi. Tôi nhìn bóng anh khuất dần, cảm thấy hơi thấy vọng.
“Hai đứa vẫn luôn liên lạc với nhau?” Vào nhà một lúc lâu, Trần Niên mới ướm hỏi tôi.
“Không! Sau này bọn con mới gặp nhau.” Tôi không biết thế này có tính là nói dối không. “Thực ra bọn con…”
“Đó là đứa trẻ tốt.” Trần Niên cắt ngang lời giải thích của tôi. “Nhưng có phải sức khỏe nó không tốt không?”
“Dạ” Tôi không hiểu sao ông lại hỏi như vậy. “Không phải đâu, trước giờ anh ấy chưa bao giờ ốm.”
Trần Niên cúi đầu uống một ngụm nước và không nói gì thêm.
Vốn nghĩ cuộc trò chuyện đó sẽ kéo dài nhưng cuối cùng lại kết thúc nhanh chóng như vậy. Tôi không đoán được trong lòng Trần Niên đang nghĩ gì. Tôi chỉ biết một điều là hành động của tôi và Khúc Thành đã tỏ rõ rằng chúng tôi đang yêu nhau, nhưng Trần Niên vẫn án binh bất động. Tôi vô tình phát hiện ra mình bỗng trở nên giống như những thiếu nữ yêu sớm, bắt đầu cảm thấy lo lắng. Con người tôi vốn không bao giờ để ý đến điều gì, bây giờ thực sự đã bị phong ấn ở một cái góc vô hình và bị che khuất bởi bụi trần.
Về đến phòng, tôi vội vàng nhắn tin cho Khúc Thành: “Anh đừng lo, bố mẹ không hỏi gì cả.”
Mười phút sau vẫn không có tin nhắn lại.
Tôi không cam lòng, gửi tiếp tin nhắn khác. “???”
Nửa tiếng sau màn hình điện thoại mới sáng, nhưng không phải tin nhắn mà là cuộc gọi đến. Tôi nhận máy nhưng chưa kịp nói gì thì phía bên kia đã nói: “Bây giờ em xuống dưới nhà đi.”
Tim tôi lập tức đập mạnh, tôi lén nhìn ra phòng khách. Trần Niên đã về phòng làm việc. “Được, anh đợi em nhé!”
Không kịp mặc áo khoác tôi chỉ xỏ vội đôi dép lê rồi lao ngay xuống dưới nhà. Trước khi đi còn khép hờ cửa, không dám đóng lại vì sợ vang lên tiếng động. Vừa xuống dưới đã nhìn thấy Khúc Thành đang đứng lặng lẽ ở một góc đường. Không biết có được dũng khí từ đâu mà tôi lao đến ôm chặt cổ anh. “Anh đứng đây bao lâu rồi?”
“Bố em không mắng em thật chứ?” Khúc Thành vuốt nhẹ tóc tôi. “Anh không yên tâm nên quay lại đây.”
“Thế thà rằng anh đừng đi nữa. Bố không nói gì thật.”
“Trần Mộng, anh vừa nghĩ rất lâu…” Anh tách tôi ra nhưng không nhìn vào mắt tôi. “Hay là, chúng ta chia tay đi!”
Bởi quá bất người nên ngay cả câu “tại sao” tôi cũng không nói được. Tôi ngẩng đầu nhìn mí mắt đang cụp xuống của anh, tự nhủ phải bình tĩnh. “Anh nói lại xem.”
“Anh nghĩ anh không thể cho em hạnh phúc, đối với…”
“Đi đi! Em không muốn nghe những lời giả dối.” Tôi dùng hết sức lực đẩy vai anh. “Đi đi, đi đi! Em đồng ý. Thế được chưa?”
Tôi quay người lên nhà chỉ một giây trước nước mắt rơi xuống. Khúc Thành gọi tên tôi ở phía sau nhưng tôi bịt chặt tai, giả vờ không nghe thấy. Về đến nhà, tôi rón rén mở cửa để không phát ra tiếng động.
“Về rồi à?” Tôi giật thót mình quay lại, thấy Trần Niên đang bưng cốc nước từ bếp ra nhìn tôi. Tôi bối rối quên cả lau nước mắt.
“Mộng Mộng, có phải con đang yêu cậu bé đó không?”
“Phải!” Phủ định cũng không kịp mà lại còn buồn cười hơn.
“Bố không phản đối.”
Tôi cúi đầu lau khô nước mắt, nhận thấy ông trời thật là thích đùa với tôi. “Bố phản đối cũng chẳng sao. Bọn con đã kết thúc rồi.”
Rõ ràng Trần Niên cũng không ngĩ đến việc này nên phản ứng đầu tiên của ông là hỏi lại tôi: “Tại sao?”
“Con cũng không biết.” Nói xong tôi đi vào phòng mình, đóng chặt cửa lại.
Tôi nằm trên giường rồi dần dần chìm vào giấc ngủ trong trạng thái không hiểu và cũng không cam tâm. Tôi không biết Khúc Thành vẫn đứng dưới sân, càng không biết Trần Niên đã xuống nói rất nhiều chuyện với anh.
Màn đêm giấu giếm mọi thứ rất hữu hiệu. Khiến người ta luôn thấy nó như bình thường. Ngoài giấc mơ của người đang ngủ thì bên ngoài đời thực cũng đang xảy ra rất nhiều chuyện thực liên quan đến họ. Chuyện thực bao giờ cũng có vui có buồn. Vì vậy nếu để tôi chọn, tôi thà sống trong giấc mơ, bởi trong mơ anh luôn dịu dàng đưa tay về phía tôi và nói với tôi bằng một giọng điệu ân cần khó lòng kháng cự. “Mình yêu nhau đi.”
Đúng rồi, nếu có thể thêm vào đó từ “mãi mãi” thì tốt biết bao.
Tuy không thể hiểu nổi nhưng sự thật vẫn là chúng tôi chia tay nhau. Tôi không còn đợi anh tan học nữa mà một mình đi đến bến xe, buổi trưa tôi ăn cơm ở căng tin, nếu không có chuyện gì đặc biệt thì tôi cũng không ra khỏi trường. Tôi cố chấp tự nhủ rằng nếu không có anh thì tôi vẫn có thể sống rất tốt. Tôi thậm chí còn có ý nghĩ đổi số điện thoại. Những người thân với tôi hơn một chút, hoặc những người biết chuyện tôi và Khúc Thành yêu nhau đều phát hiện ra sự khác thường ở tôi, có điều tôi lại đọc được nội dung khác hoàn toàn trong ánh mắt họ nhìn tôi, giống như người chủ động chia tay là tôi, người sai cũng là tôi.
Sáng thứ Năm, tỉnh dậy thấy đau đầu, trực giác cho biết là tôi đang bị sốt, tôi bèn cặp nhiệt độ, nhưng chỉ là sốt nhẹ. Tôi vẫn đến trường, không quên mang theo thuốc và một túi đường. Không ngờ đến gần trưa thì thân nhiệt bất ngờ tăng cao. Tôi gục mặt trên bàn, sốt cao đến mức mặt mũi đỏ gay. Thầy giáo đang giảng bài cũng phải đến hỏi tôi xem có chuyện gì, tôi lắc đầu nhưng trong đầu như đeo tảng đá, khiến mỗi lần lắc là một lần đau như búa bổ.
“Này, thuốc hạ sốt.” Buổi trưa, khi mọi người đã đi ăn cơm, một mình tôi ở lại lớp học. Một người bạn lúc trở về đang mang một lọ thuốc đặt lên bàn tôi.
“Không cần…”
“Là bạn trai cậu gửi.”
“Anh ấy ở đâu? Sao cậu lại gặp anh ấy?” Tôi đứng phắt dậy, quên cả cơn đau đầu đang hành hạ.
“Hằng ngày anh ấy đều đến đây mà. Một mình ăn cơm ngoài kia, cậu cũng không thèm để ý người ta.”
Tôi cầm lọ thuốc lao ra ngoài. Nhất định tôi phải hỏi anh tại sao đã nói chia tay mà vẫn quan tâm tôi, lại còn một mình ngồi ở chỗ cũ ăn cơm, buổi tối chắc chắn cũng đến đây chờ tôi? Không phải đã nói chia tay thì cũng phải chia tay cho dứt khoát để sau này nước sông không phạm nước giếng, đến chết cũng không qua lại với nhau sao?
“Anh đứng lại cho em!” Vừa chạy đến cổng trường tôi đã nhìn thấy bóng dáng quen thuộc. Tôi chạy tới trước mặt chặn anh lại, ném lọ thuốc vào người anh. “Rốt cuộc là anh có ý gì?”
Khúc Thành hoàn toàn không để ý tới bộ dạng kích động của tôi, chỉ đưa tay lên sờ trán tôi. “Bị sốt cao thế này, về nhà đi!”
“Tại sao anh còn lo cho em?... Hai chúng ta không còn quan hệ gì nữa rồi cơ mà.” Tôi không có cách nào chống đỡ nổi giọng điệu dịu dàng vừa rồi của anh nên giọng nói cũng trở nên mềm mỏng.
“Có rất nhiều kiểu quan hệ giữa người với người. Bạn bè cũng có thể quan tâm đến nhau.” Anh lướt qua vai tôi đi về phía trước. “Tự chăm sóc bản thân nhé!”
“Anh có biết anh rất nhu nhược không? Rõ ràng anh có chuyện nhưng không nói gì với em!”
Nghe xong câu đó, Khúc Thành lập tức khựng lại. Đúng lúc đo có một chiếc xe đi qua giữa hai chúng tôi. Xe đi qua rồi tôi cứ nghĩ Khúc Thành đã rời đi, không ngờ anh chạy lại chỗ tôi và lần đầu tiên dùng hết sức ôm chặt tôi vào lòng. Trong lúc gần như nghẹt thởi, tôi nghe thấy anh nói: “Anh thật sự hèn nhát. Em đừng hận anh. Anh sợ em hận anh.”
Nói xong câu đó anh quay người bỏ chạy, để lại mình tôi ngây ngốc đứng giữa dòng người qua lại, mình tôi ngây ngốc đứng giữa dòng người qua lại, muốn khóc mà không khóc được. Một lúc sau, điện thoại báo tin nhắn, tôi nhìn thấy dòng chữ anh nhắn cho tôi: “Cho anh một chút thời gian, cho anh thêm một chút thời gian nữa.”
Lần này tôi bị sốt rất lâu, lại còn ho đến rút phổi rút gan, cuối cùng chỉ còn cách để Trần Niên đưa tôi đến bệnh viện. Kết quả chẩn đoán là viêm phổi. Sau một tháng truyền nước liên tục, tôi mới biết hóa ra thể chất mình thuộc dạng mẫn cảm, hoàn toàn không thể dùng những liều thuốc tiêu viêm thông thường. Trần Niên xin nghỉ phép dài ngày, các giáo viên khác hẳn là đã oán tới tận trời xanh. Tôi đành phải nói với ông: “Bố, con tự đi cũng được.”
Trần Niên định mở miệng nói, xem ra ông vẫn chưa yên tâm, tôi đành phải ngăn ông lại. “Một mình con được rồi.”
Nét mặt ông đanh lại nhưng cuối cùng vẫn theo ý tôi. Rõ ràng ông biết tôi ở một mình cũng được, cũng thích ở một mình, nhưng vẫn không giấu nổi vẻ thất vọng. Tôi nhìn ông, rất muốn cứu vãn tình thế, ít nhất cũng nên bộ lộ chút ít thân mật và nũng nịu, nhưng mở miệng ra lại là một tràng ho liên tục đến không thở được.
Tôi không ngờ Trần Niên sẽ tìm được Khúc Thành đến đón tôi. Lúc anh đi vào tôi đã gần truyền nước xong. Chúng tôi nhìn nhau những chưa kịp nói gì anh đã phải chạy đi gọi bác sĩ. Lúc rút kim tiêm ra, tôi bị đau, Khúc Thành đi tới giúp tôi giữ miệng bông cầm máu. “Tự em…” Anh cau mày, tôi đành ngoan ngoãn im lặng.
“Tại sao không nói cho anh?” Khi chắc chắn không bị chảy máu nữa anh mới bỏ miếng bông cầm máu ra, sau đó thấm nước lên một miếng bông mới nhẹ nhàng lau sạch cồn iốt trên mu bàn tay tôi. “Giận à?”
“Không! Sao anh biết?”
“Bố em gọi điện cho anh.” Khúc Thành nắm tay tôi theo thói quen rồi định bước ra ngoài, nhưng tôi lại muốn trốn tránh. “Thế này anh đạp xe không tiện lắm. Đi xe buýt không khí lại không tốt.”
Anh dựng xe đạp ngoài bệnh viện, mở khóa để tôi ngồi lên. Tất cả mọi thứ đều giống như trước, gần như một năm trời anh đạp xe đưa tôi về nhà, tôi vòng tay ôm eo anh mà cảm thấy vô cùng yên bình, thậm chí đã từng áp mặt vào lưng anh để ngủ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, tôi lại để hai bàn tay mình nắm chặt thanh sắt ở ghế ngồi phía sau. Không biết vô tình hay cố ý mà khi đến ngã tư, anh đột ngột phanh xe. Vai tôi đập vào lưng anh. “Đưa tay cho anh.”
Anh là như vậy, giống hệt lúc trước. Nhưng tôi cố gắng nâng cánh tay mình lên hai lần mà vẫn không có cách nào phối hợp được với anh như lần đầu tiên. “Đưa tay cho anh.” Anh kiên quyết dừng xe, quay đầu nhắc lại lần nữa.
“Được rồi, không sao cả.”
“Trần Mộng…”
“Đủ rồi!” Tôi nhảy xuống khỏi xe rồi đi về hướng ngược lại. Anh chạy đến kéo tôi lại, ép tôi phải đối diện anh. “Anh muốn làm gì? Chúng ta đã chia tay, chúng ra đã chia tay rồi. Em không thể làm được như anh!”
Khúc Thành bất động nhìn tôi, khuôn mặt anh đột nhiên trở nên lung lay bất định. Sắc da của anh từ trước đến giờ vốn đã rất trắng, dạng như hấp thu quá nhiều ánh mặt trời, nhưng như thế lại khiến người khác thấy lạnh giá. Tôi vừa di chuyển ánh nhìn của mình ra chỗ khác thì tay anh đã chỉnh lại mặt tôi và sau đó là nụ hôn chuẩn xác ập tới.
Hoàn toàn khác với nụ hôn đầu tiên, hai đôi môi lạnh giá dần trở nên ấm áp. Trong tích tắc, tôi đã trợn tròn mắt, nhưng sau đó lại từ từ nhắm lại, chỉ nghe thấy từng nhịp đập đáng trân trọng của trái tim. Là ngọt ngào, là siết chặt, là ướt át, giống như có thể làm mòn cả một tòa thành.
“Anh thích em! Thật đấy!”
Thế nào là tình yêu trẻ con? Chính là mơ mơ hồ hồ không rõ nguồn gốc, tưởng nhỏ bé vô lực nhưng lại tạo ra sức mạnh vĩ đại trong tim. Giống như một cuộc chiến, dùng tòa bộ thủ đoạn để giữ chặt nhau trong một thế giới nhỏ bé chỉ có hai người, cho rằng như thế là không thể rời xa nhau, lại còn mượn danh nghĩa tình yêu để làm tổn thương những người sống xung quanh và cả bản thân mình.
“Em cũng thích anh…”
Đúng lúc tan ca tan học đông người qua lại, tất cả mọi người không hẹn mà cùng nhìn tôi và Khúc Thành, có người thấy như trò vui, có người khinh thường, có người thấy bó tay, có người ngưỡng mộ. Trần Niên không yên tâm nên tìm người dạy giúp để đến đón tôi. Giờ đây cũng đang đứng ở một góc xa nhìn hai đứa trẻ. Khuôn mặt ông không lộ dù chỉ một chút cảm xúc. Gió thổi mái tóc đang ngả hoa râm của ông, khiến ông như già thêm. Toàn thân ông nổi gai và vô cùng mâu thuẫn. Hay nói cách khác, ngoại trừ việc đi xác định xem trái tim người kia có thể chịu đựng được không, ông không thể làm gì khác.
Vấn đề là, có một điều ông rất rõ, đó không phải là nơi yên bình để tôi gửi gắm cả đời mình, chỉ có điều ông không có cách nào khiến tôi quay đầu lại. Ông vĩnh viễn không có cách.
Nhiều lúc cãi vã chính là cách làm tăng mật ngọt trong tình yêu. Tôi và Khúc Thành đã cùng trải qua một mùa đông không lạnh lắm nhưng lại khiến tôi bệnh nặng hai lần. Khi mùa xuân sắp tới, chúng tôi vẫn ở bên nhau, đây quả là việc đáng mừng. Hoa hải đường được trồng hai bên đường suốt hai trăm mét tình từ cổng trường giờ đây đã bắt đầu nhú những chiếc nụ đầy lông tơ. Thực ra là Khúc Thành nói cho tôi biết tên của loài hoa này. Trời ấm dần lên, Khúc Thành thậm chí sáng nào cũng đến nhà đón tôi. Sau một trận mưa, những chiếc lông tơ đã rụng một nửa, hai bên đường buổi sáng sớm bắt đầu dậy lên mùi hương thanh khiết. Tôi bất chợt phát hiện ra một bông hoa hải đường còn nguyên vẹn ở giữa đám hoa rơi trên đất, liền vội vàng nhảy xuống nhặt. Chắc là đột nhiên thấy ghế sau nhẹ bẫng nên Khúc Thành liền phanh xe, quay lại nhìn tôi đang quỳ dưới đất bằng khuôn mặt tỏ rõ sự bất lực. “Hoa rơi trên đất bẩn hết rồi, em nhặt làm gì?”
“Làm kỉ niệm.” Tôi tiện miệng trả lời anh rồi nhặt bông hoa còn nguyên vẹn lên, xoa đi những đốm nước mưa rồi bọc lại bằng khăn giấy, sau đó lại ngồi lên xe.
Anh không đạp xe đi ngay mà giơ tay về phía tôi. “Đưa anh.”
“Đưa anh làm gì?”
“Em tò mò làm gì?” Anh cầm lấy bông hoa hải đường ướt nước mưa mà hồi nãy anh còn khinh rẻ. “Để em cầm chắc chắn nó sẽ hỏng mất, nên để anh cầm tốt hơn.”
Tôi bĩu môi không phục, nhưng trong lòng lại dậy lên cảm giác ngọt ngào thừa nhận lời anh nói.
Hai hôm sau bông hoa đó được trả lại cho tôi. Lúc đó nó đã trở thành một sản phẩm thủ công có thể đeo ở trên cổ. Khúc Thành kể lại cho tôi chi tiết quá trình làm hoa: phơi khô, ép lại như thế nào, rồi phải cắt nhỏ đủ để cho vừa vào lọ, thậm chí anh còn biết mượn sơn móng tay bóng về để làm cho bông hoa có được sự hấp dẫn khác thường, thu hút ánh nhìn của tất cả mọi người… Tôi vừa nghe giảng giải vừa cười lớn, bị anh dùng ánh mắt dữ tợn nhìn lại. Thực ra tôi không hề để ý nó được làm như thế nào. Tôi chỉ biết đây là quà tặng, chỉ cần thế thôi, tôi cũng thấy đủ rồi.
Hơn nữa, trong lòng tôi anh là nhà ảo thuật biết mọi thứ. Luôn luôn là vậy.
“Thế…” Tôi đeo chiếc lọ xinh xắn vào cổ rồi nghiêng đầu hỏi anh. “Anh muốn dùng gì để báo đáp đây?”
“Báo đáp với không báo đáp cái gì…”
Xem ra anh hoàn toàn không bị mắc lừa, tôi chỉ còn cách dùng chiêu nùng nịu. “Anh nói đi. Nếu không thì anh đứa em đi khu vui chơi nhé?”
Hẳn là Khúc Thành đã biết tôi có âm mưu gì đó nên quay đầu đi hướng khác không thèm nhìn tôi. Nhưng nếu là bình thường thì cuối cùng anh nhất định sẽ đồng ý với tôi, có điều lần này anh lại hỏi ngược lại: “Em nói muốn đi đâu?”
“Khu vui chơi. Từ nhỏ đến giờ bố đều không đưa em đi, em lại không có bạn bè gì. Mấy chỗ đó nếu đi một mình thì chán chết.”
“Anh cũng chưa đi bao giờ.”
“Thật không?” Lúc đầu tôi còn kinh ngạc, sau đó mới thắc mắc: “Tại sao?”
“Không nói cho em biết.”
“Tại sao không nói cho em? Nói!” Tôi bắt đầu truy hỏi ráo riết, anh không còn cách nào khác, chỉ biết đứng lên tránh tôi, nhưng làm sao tránh được. “Hôm nay anh không nói thì đừng hòng chạy thoát.”
“Được được được, anh nói anh nói.” Khúc Thành không còn cách nào khác, đành phải miễn cưỡng giải thích. “Anh, anh sợ độ cao. Được chưa?”
Tôi nhìn vẻ mặt lúng túng không thể dùng từ ngữ để diễn tả của anh rồi phì cười.
Nếu như lúc đó tôi để ý nhìn vào mắt anh, nhất định tôi sẽ nhìn ra anh đang nói dối. Trong đôi mắt anh là một lớp sương mờ ảo, mà thứ ẩn giấu sau sương mù chính là quái thú thích ăn thịt người, lúc nào nó cũng thôi thúc anh phải đến nuốt chửng tôi.
“Hay là thế này đi, chỉ cần anh đưa em đi thôi, còn lại sẽ không chơi gì hết. Thế nào?”
Anh đưa tay vuốt tóc tôi rồi miễn cưỡng cười đồng ý.
Lời hứa đi khu vui chơi của tôi và Khúc Thành chưa kịp thực hiện thì Tết Thanh minh đến. Lúc đó Tết Thanh minh vẫn chưa được định là ngày nghỉ. Nếu như trước kia tôi phải đi học thì Trần Niên sẽ không gọi tôi đi tảo mộ cùng, nhưng năm nay vừa vặn là cuối tuần. Sáng sớm, lúc ngái ngủ đi vào nhà vệ sinh, tôi đã nhìn thấy mấy thứ kỳ lạ trên bàn. Trần Niên nhìn tôi bảo: “Mộng Mộng, đi thăm mẹ con với bố đi.”
Tôi dừng chân, đưa tay dịu mắt hồi lâu. “Vâng!”