Mộng Đổi Đời

Chương 37




Nói thực lòng, bố càng lúc càng quá đáng, không giống bố của con chút nào cả. Khi bố vẫn còn là bố của con, người ta cho bố một chiếc bánh khô, bỗ cũng ôm trong lòng, về đến nhà, mồ hôi đã thấm ướt cái bánh mà bố vẫn không nỡ ăn. Tại sao lúc sống bố thương con đến như vậy, nhưng sau khi chết lại làm khó dễ cho con cháu mình? Có lẽ nào lối sống hiện đại trên dương gian đã ảnh hưởng xuống đến âm ty địa ngục hay sao? Bố nói với Quang Thắng là cần một con lợn, lúc ấy con đã thất kinh hồn vía rồi. Bố không biết là gia đình con đã khốn cùng rồi sao mà lại đòi một con lợn, rõ ràng không phải là quá đáng sao? Nhưng quá đáng thì quá đáng, dù sao con cũng thấy nhớ bố, nhân cơ hội này tỏ bày chút lòng hiếu thảo với bố cũng vẹn cả đôi đường. Nhưng, bố nhận lợn, nhận rượu, nhận giấy vàng mã mà không giúp chúng con được gì cả, chuyện này đâu phải là cách sống của bố khi còn ở dương gian. Có lẽ nào xuống âm ty, bố đã làm quan to nên đã tiêm nhiễm lối sống hủ bại mà biến chất rồi? Có lẽ nào lễ vật ấy vẫn chưa đủ sao? Có lẽ nào ông cố giúp cháu nội xua đuổi bệnh tật vẫn phải có lễ vật, có quà thật hậu hĩnh mới xong? Con suy nghĩ đến nát óc vẫn không giải đáp được những câu hỏi ấy, nuốt cơm không xuống, ngủ không tròn giấc nên mới bò ba cây số đến đây để chửi bố. Nếu không tin bố mở mắt ra mà xem này, cúi tay con rách toạc máu đang chảy ròng ròng, quần con cũng bị xé nát. Đi cúng bố, con có thể nhờ người ta khiêng đến đây, nhưng đi chửi bố, con chỉ có cách là một mình lén lút bò đến đây. Chuyện con cái chửi bố mình chẳng hay ho gì nên con không muốn cho người ngoài biết rằng bố con ta đã chửi nhau. Nếu bố còn nhận con làm con, còn nhớ đến chuyện con khoác áo xô quỳ đến rách đầu gối ngày bố mất thì ngay lập tức bố phải làm cho Đại Chí hết bệnh, nếu không, con sẽ không quan tâm đến bố nữa, tiết thanh minh cũng chẳng thèm đến đây nữa. Chẳng may phải đến mức ấy thì con thà đến quỳ lạy trước phần mộ của người khác, thậm chí là quỳ lạy trước phần mộ hoang của người cô quả hay quỳ đói, con cũng không quỳ lạy trước phần mộ bố nữa đâu. Tất cả bố đã nghe thấy hết rồi chứ? Uông Thượng Thành! Con không cầu khẩn bố cho con làm quan cũng không xin bố phù hộ cho con phát tài phát lộc, chỉ xin bố giúp đỡ cho đứa cháu đích tôn của bố mà thôi.

Chửi đã xong nhưng Uông Hòe không vội vàng rời khỏi nghĩa địa mà ngồi trước phần mộ rất lâu. Chung quanh yên lặng như tờ, Uông Thượng Thành hình như đã bị con trai chửi đến độ cấm khẩu luôn. Trên trời, từng đám mây nối đuôi nhau chạy ngang qua, thi thoảng có đám trôi ngang đầu khiến Uông Hòe và phần mộ chìm trong bóng râm. Cánh đồng lúa trước nghĩa địa họ Uông đã gieo sạ, nước dâm dấp phẳng lì nhìn nghiêng trông như một tấm kính khổng lồ. Một cơn giận không biết vì sao lại xông lên trong đầu Uông Hòe, lâu lắm mới dịu dần. Cuối cùng Uông Hòe cũng đã nghe thấy tiếng côn trùng rên rỉ như tiếng mưa nhè nhẹ vang lên chung quanh, những con dế từ những đám cỏ hoang thi thoảng nhảy lên, mấy con rắn nước bơi vội vã dưới ruộng làm mặt nước nổi lên những làn sóng nhỏ. Uông Hòe có cảm giác mình đang sống giữa mùa đông mà ngóng đợi mùa xuân, có cỏ xanh, có hoa vàng, có tiếng chim hót… Nhưng một mùa xuân hiện thực, không phải một hình ảnh tỉ dụ, cũng chẳng phải hình ảnh tượng trưng hình như sẽ không đến với Uông Hòe nữa…

Uông Hòe bò về theo con đường nhỏ đã đưa ông đến đây để quay về. Trong khi bò, ông nhìn thấy những vết hằn dài ngoằng trên đất khi hai đầu gối ông lôi trên đất khi bò đến đây như có ai đó kéo lê hai khúc cây trên đường khiến cho những dấu chân trên đường bị xóa hoàn toàn. 

Đêm ấy, Đại Chí sủi bọt mép, toàn thân nóng hâm hấp. Chú Hai nói không đưa nó đến ngay bệnh viện thì e rằng khó lòng giữ được tính mệnh. Bên ngoài, trời tối đen như mực, giơ tay ra không thấy ngón. Uông Hòe vội vàng báo chú Hai? Lưu Song Cúc buộc xe lăn vào hai đòn cây rồi mỗi người một đầu, khiêng xe, Uông Hòe và cả Đại Chí lên vai, người cầm bó đuốc, người cầm đèn pin đến bệnh viện. Trước đó Lưu Song Cúc đã muốn cõng Đại Chí đi nhưng Uông Hòe không chịu ôm chặt lấy thằng bé với lý do là tiện theo dõi nhiệt độ cũng như hơi thở của nó. Lúc này Đại Chí nóng hâm hấp như một cái lò lửa nằm thiêm thiếp thở khò khè trong lòng Uông Hòe. Trên đường đi, cả ba không ngừng kêu tên Đại Chí, sợ nó ngủ thì không bao giờ tỉnh dậy nữa. Uông Hòe nói:

- Đại |Chí ơi Đại Chí! Ông nội đã từng chết một lần nhưng Diêm Vương đã thả cho ông nội về vì ông ta biết ông nội không muốn chết. Người ta không muốn chết thì không chết được đâu. Nhà họ Uông chúng ta sống thọ lắm, nếu cháu là hậu duệ nhà họ Uông thì cháu phải đuổi bệnh tật ra khỏi người cháu thôi. Đại Chí ơi Đại Chí, cháu đừng ngủ nhé, cháu phải thi đại học, phải làm cán bộ, phải chi kinh phí để làm đường cho bà con thôn ta. Nếu thôn ta có một con đường thật rộng thì ông nội Hai và bà nội cháu không phải khổ như lúc này, người trong thôn ta đến bệnh viện cũng thuận tiện hơn. Đại Chí à, vì con đường ấy, bất luận như thế nào cháu cũng phải đứng thẳng người cho ông nhé…

Ánh sáng yếu ớt từ chiếc đèn pin di chuyển trên con đường núi quanh co ghập ghềnh. Gió đêm thổi xào xạc trên tán cây, đồng thời cũng làm cho tàn đuốc rơi tung tóe trên đường. Tiếng côn trùng bị tiếng bước chân người lấn át. Uông Hòe nói một hồi rồi gục đầu ngủ gật, nhưng chỉ cần cái cáng chao một tí là ông tỉnh dậy ngay, đưa tay sờ trán, sờ lỗ mũi Đại Chí. Đại Chí vẫn đang sốt cao và vẫn còn thở. Uông Hòe thoáng rùng mình. Tại sao mình lại có thể ngủ được nhỉ? Trong đầu ông vẫn nhớ rất rõ, tuy chỉ ngủ vài phút nhưng ông đã mơ thấy bố mình. Ông ấy nói, tại sao mày lại chửi tao? Làm con không phải mở miệng ra là tùy tiện chửi bố. Cho dù tao có bá đạo, có chuyên quyền, có hủ bại, có tham ô, có hám sắc, phận làm con cũng phải cố mà nuốt lấy, ai bảo mày là con tao? Ai bảo mày mấy chục năm trước chui ra từ lỗ đái của tao? Bệnh của Đại Chí trở nặng là do tao trừng phạt vì cái tội mày dám chửi tao đấy. Nhà họ Uông của tao từng có máu mặt, người nào cũng biết lễ nghĩa, ai ai cũng biết thế nào là xấu hổ, nhưng đến thế hệ mày đã bị mày đã bị mày làm cho không ra hình ra dáng gì nữa. Nào là ăn xin, nào là bán trôn nuôi miệng, nếu không thay đổi ngay thì tao còn xóa sổ tất cả chúng mày ra khỏi nhà họ Uông, sinh ra đứa nào bệnh tật đứa ấy, sinh ra đứa nào chết đứa ấy. Uông Hòe còn nhớ rất rõ rằng ông đã tranh luận với bố mình trong mơ, đại ý đã nói, con cũng rất muốn sống trong thể diện, nhưng thực tế chẳng khác nào một con dao đã kề vào cổ, ép chúng con không thể không làm như thế. Bố ông ta nói, tao không quan tâm đến chúng mày khổ như thế nào, chỉ quan tâm đến việc mày không làm bại hoại gia phong, không làm gì có lỗi với liệt tổ liệt tông… Đến lúc ấy Uông Hòe thấy bụng mình đau nhói, cả người toát mồ hôi. Cùng là mồ hôi cả nhưng mồ hôi trước ngực thì nóng, mồ hôi sau lưng lại lạnh.

Cửa trạm xá xã đóng kín mít, các căn phòng tối thui, không có bất kỳ ngọn đèn nào, hình như không có ai nằm tại bệnh xá thì phải. Chú Hai đập mạnh lên cửa, bên trong không có bất kỳ động tĩnh nào. Uông Hòe bảo, chú nhặt lấy hòn đá đập lên cửa, không đập thì bọn chúng vẫn giả vờ ngủ. Chú Hai đã đập thật. “Rầm!”, sau tiếng đập cửa bằng hòn đá trên tay chú Hai, cửa đã mở, bác sĩ Mã đứng ngay sau cánh cửa quát lớn: 

- Làm gì thế? Muốn bị đánh hay là bị bắn hả?

- Thằng bé này nguy rồi, xin bác sĩ cứu mạng. – Uông Hòe nói.

Bác sĩ Mã ngồi xuống xem xét cánh cửa, nói:

- Các ngươi đã làm hỏng cánh cửa rồi, lại muốn tôi cứu người sao? Con ông quan trọng hay cánh cửa quan trọng hơn?

- Chỉ cần ông cứu ngay thằng bé, tôi sẽ bồi thường.

- Trước tiên là phải bồi thường năm trăm đồng, sau hẵng cứu.

Uông Hòe không chút do dự rút năm trăm đồng đưa cho bác sĩ Mã. Ông ta cầm lấy đếm kỹ, còn giơ lên qua đầu để nhìn ánh sáng ngọn đèn chiếu qua, xác định đó không phải là tiền giả, nét mặt mới giãn ra đôi chút. Lão ta làm ở trạm xá đến hơn hai mươi năm nay nhưng không chịu cống nạp cho lãnh đạo cấp trên nên năm nào cũng viết đơn xin nhưng không được điều lên bệnh viện tuyến trên. Uông Hòe sốt ruột, nói:

- Ông có nhanh lên một tí được không?

Lúc này thần hồn của bác sĩ Mã mới quay trở lại, chầm chậm đo nhiệt độ, nghe tim, xem lưỡi, bắt mạch, xem tròng mắt của Đại Chí. Uông Hòe không ngừng hỏi, bác sĩ Mã ngậm tăm không đáp. Quá trình từ khám bệnh đến kê đơn thuốc, cho uông thuốc, treo bình đạm, truyền đạm… đều do một tay bác sĩ Mã làm tất tần tật khiến Uông Hòe lo lắng đến độ suýt buông tiếng chửi. Cuối cùng thì những giọt nước đạm đã từng giọt từng giọt nhỏ xuống. Bác sĩ Mã cầm đầu ống tiêm lên, không hiểu sao lại đặt xuống, đi vào nhà vệ sinh. Từ nhà chính quay ra, lão ta lại rửa tay, thời gian rửa tay so với thời gian đi vệ sinh dài hơn rất nhiều. Cuối cùng, lão ta cầm kim tiêm chọc vào động mạch nơi cánh tay của Đại Chí, nhưng do?? quá kém, lão chọc đến tám lần mới trúng động mạch. Mỗi lần chọc kim vào người Đại Chí là Uông Hòe “Á!” lên một tiếng, tổng cộng là có tám tiếng kêu, làm như mũi kim không chọc vào da thịt Đại Chí mà chọc thẳng vào trái tim ông vậy.

- Đến mức này ông mới đứa con đi cấp cứu, ngay khi mới phát bệnh ông làm quái gì? – Cuối cùng thì bác sĩ Mã cũng lớn tiếng.

Uông Hòe không trả lời thẳng vào câu hỏi của bác sĩ Mã mà bắt đầu thao thao bất tuyệt:

- Ban đầu thì cũng chỉ có một vài chấm đỏ thôi mà, tôi nghĩ chẳng qua là do kiến cắn sâu bò thôi. Ở nông thôn trẻ con bị sâu bò kiến cắn là chuyện quá sức thường tình, có điều thằng bé này không phải sinh ra ở nông thôn…

- Cứ cho là nó sinh ra ở NewYork đi chăng nữa thì bệnh tình cũng không đến độ nghiêm trọng như thế này. – Bác sĩ Mã cắt ngang lời Uông Hòe. – Nếu cho nó uống thuốc kịp thời thì đâu đến nỗi toàn thân đỏ lòm lên thế!

- Dưới làng ngoài dầu Thanh Lương ra thì còn có gì nữa đâu.

- Thế thì tại sao ông không đưa nó lên trạm xá xã ngay? Chính vì ông đưa lên quá muộn nên thằng bé này đã ngấm vào máu, sức miễn dịch yếu, phổi bị viêm, chậm chút nữa thì e là nguy hiểm đến tính mạng rồi.

- Chân không bước được, đến được đây không hề dễ dàng gì nên chúng tôi đã cố gắng giải quyết ngay tại nhà.

- Ông giải quyết được không? Không, đúng không? Cuối cùng thì ông cũng đã quả bóng về phía tôi. Tôi có bệnh mất ngủ, khó khăn lắm mới chợp được mắt thì các người đến quấy rầy ngay.

- Tôi sẽ bồi dưỡng cho ông, cứ coi như một lời xin lỗi.

- Ông là bố ruột của nó à?

- Không phải, là ông nội.

- Thì ra là không phải bố ruột? Tôi ỉa vào cái chức ông nội của ông, không phải là do mình đẻ ra nhưng dù sao cũng là một mạng người, tại sao ông không có một chút quý trọng nó vậy? Nếu tôi là con trai ông, chỉ cần một cái tát là ông đã bay đến tận Thái Bình Dương. Thử hỏi trên toàn thế giới còn có một ông nội thứ hai nào đối đãi với cháu mình như thế này không? Tuyệt đối là không?

Bác sĩ Mã đem tất cả nỗi ấm ức bực dọc trong lòng đổ hết lên đầu Uông Hòe giống như người ta đổ một bô đầy cứt vậy. Chỉ cần Đại Chí được cứu sống thì chửi thế nào thì chửi, chửi có độc địa hơn cũng chẳng sao, thậm chí ông còn cảm nhận rằng, những lời chửi bới của bác sĩ Mã vẫn chưa đủ. Mỗi lần bác sĩ Mã ngủ gục là ông lại gọi cho tỉnh dậy, mỗi khi bác sĩ Mã không chửi là ông lại nhắc khéo cho chửi, nói có phải là tôi nên đưa Đại Chí đến đây sớm hơn? Thế là bác sĩ Mã lại tiếp tục chửi Uông Hòe bằng những câu vừa chửi xong. Giữa hai người họ có một người chờ đợi tiếng chửi, một người phát ra tiếng chửi, cứ thế người chửi người nghe cho đến sáng.

Truyền dịch ba ngày ba đêm, bệnh tình của Đại Chí vẫn không hề có dấu hiệu thuyên giảm, ngay cả nhiệt độ cũng không hạ xuống tí nào, những vết ban trên da vẫn cứ đỏ như son và ngày càng lan rộng ra, dày hơn so với trước khi đến trạm xá. Uông Hòe cau mày nhăn trán hỏi bác sĩ Mã liệu có chữa được không. Hai mươi năm nay bác sĩ Mã vẫn rất tự tin là mình chưa hề thúc thủ trước một bệnh nhân nào, bệnh của Đại Chí được xem là “tiểu nhi khoa” này thì có thấm vào đâu, nhưng chuyện sốt" không chịu hạ là chuyện có thật. Nét mặt dương dương tự đắc cuar lão không còn nữa mà thay vào đó là một biểu hiện đầy u ám, nói:

- Ông thử nghĩ mà coi, mười năm nay cấp trên cung ứng thuốc men cho cái trạm xá này rất nhỏ giọt, những sinh viên tốt nghiệp y khoa thà là đi làm thuê ở các bệnh viện tư nhân, thậm chí là đi bán thuốc dạo trên thành phố cũng chẳng chịu về làm việc ở cái nơi khỉ ho cò gáy này. Người mới không đến, người cũ thì dựa vào các mối quan hệ và tiền bạc đã được điều động đi nơi khác, chỉ còn có tôi không thân không thế không tiền không bạc mớii mài mòn đũng quần ở đây thôi. Ông xem, ngưòi ta về công tác trên bệnh viện huyện, bệnh viện thì xây hết tòa nhà này đến tòa nhà khác, thiết bị vừa cũ đã được thay mới, tiền thưởng năm nào cũng cả tệp dày cộp, ngày nào cũng nhận hàng chục phong bì của người nhà bệnh nhân, người thì xây nhà lầu. người thì sắm xe hơi... Trạm xá xã có so được với bệnh viện huyện không? Sư khác biệt ấy có thể sánh với chỉ tay với chỉ chân vậy.

Tuy đoạn "tâm sự" trên của bác sĩ Mã chẳng có liên quan gì đến bệnh tình của Đại Chí, cũng không trả lời cho vấn đề cuối cùng lão ta có thể trị được không nhưng Uông Hòe lạt nhận ra được ý ở ngoài lời trong đó. Ông thanh toán viện phí, ôm Đại Chí, gọi Lưu Song Cúc và chú Hai khiêng ông lên xe khách.

Đại Chí được đưa vào khoa Nhi của bệnh viện huyện, vẫn là truyền dịch, vẫn là loại nước giống như dưới trạm xá, có khác một điểm duy nhất là kỹ thuật chọc kim của những y tá ở đây cao hơn hẳn so với bác sĩ Mã, mỗi lần chọc kim tiêm, Uông Hòe chi "Á!" có hai tiếng là y tá đã tìm được mạch của Đại Chí. Còn có một chỗ khác nhau nữa là, viện phí ở đây cao hơn hẳn. Truyền dịch năm ngày năm đêm. bênh tình Đại Chí cũng chẳng tốt lên chút nào, Uông Hòe chửi nhau một trận ra trò với trưởng khoa Lữ, nói:

- Có phải là do tôi không trao phong bì cho các người nên Đại Chí không được điều trị đầy đủ, hay là các ông không quan tâm đến sự sống chết của người nghèo chúng tôi? Có lẽ nào thuốc các người dùng cho Đại Chí đều là thuốc giả. Tại sao năm ngày rồi mà nó vẫn không hạ sốt?

Trưởng khoa Lữ ngay lập tức tổ chức hội chấn, năm vị bác sĩ chụm đầu với nhau trong một căn phòng đã khóa kín cửa vẫn không tìm ra được nguyên nhân. Gương mặt trưởng khoa Lữ đầy vẻ có lỗi, trước tiên là đặt tay lên trán Đại Chí, sau đó là vỗ vai Uông Hòe, nói:

- Bệnh viện tuyến huyện của chúng tôi không có nhân tài, không đủ sức để chẩn đoán những chứng bệnh phức tạp thế này, thiết bị cũng không hiện đại, thuốc cũng không đủ tốt, chi bằng ông hãy đưa nó lên bệnh viện tỉnh vậy.

Lông Hòe ôm Đại Chí cùng Lưu Song Cúc lên xe khách hướng về thành phố. Ông dùng ga trải giường thắt một cái địu vòng trước ngực, Đại Chí nằm gọn lỏn trong ấy, tránh được xe chạy trên đường bị giằng xóc vì ố gà làm Đại Chí mất ngủ, lại có thế tránh được chuyện chẳng may ông ta ngủ quên thì Đại Chí cũng không bị rơi xuống đất. Trong những giấc ngủ chợp chờn, Uông Hòe có cảm giác nhiệt độ cơ thế Đại Chi thay đổì nhỏ, hình như đã mát hơn, không nóng hầm hập như trước nữa. Ông ta bảo Lưu Song Cúc lấy cặp nhiệt đo thử, không ngờ là thân nhiệt của nó đã hạ được nửa độ. Xe chạy hơn một trăm cây số nữa, Đại Chí lại hạ xuống nửa độ nữa. Cả Uông Hòe lẫn Lưu Song Cúc đều nghỉ ngờ sự chính xác của cặp nhiệt độ. Uông Hòe cầm lấy cặp nhiệt độ vung tay vẩy mạnh cho đến khi mức thủy ngân xuống dưới con số 30 mới đưa lên nách mình kẹp thật chặt. Năm phút sau, cặp nhiệt độ tăng lên mức 36 độ 5. Lưu Song Cúc đặt tay lên trán Đại Chí, nói cho dù có không tin vào cặp nhiệt độ thì cũng phải tin vào bàn tay cùa chúng ta. Uông Hòe hất tay Lưu Song Cúc ra rồi đặt tay mình lên trán Đại Chí và lần đầu tiên trong đời, ông tỏ ra nghi ngờ cảm giác từ bàn tay mình.

Đến khoa Nhi bệnh viện tỉnh thì nhiệt độ cơ thể Đại Chí đã trở nên bình thường, không nghe thấy tiếng khò khè trong phổi nữa, những ban đỏ trên cơ thể đã lặn gần một nửa, những chỗ chưa lặn thì đang nhạt dần, không còn là một phiến nữa mà chỉ là những chấm nhỏ, Uông Hòe yêu cầu bác sĩ chụp X-quang phổi cho Đại Chí nhưng bác sĩ nói không cần thiết, Uông Hòe không chịu, cãi qua cãi lại một thôi, bác sĩ đành phải làm theo yêu cầu của ông. Chụp xong, bác sĩ nói phổi Đại Chí không có vết thâm, khí quản cũng không phình ra. Uông Hòe có vắt nát óc ra cũng không thể nào lý giải được một sự thật là tại sao vừa đặt chân đến thành phố, bệnh nó lập tức biến mất? Bác sĩ cho rằng có khi nó không hợp với thủy thổ ở nông thôn khiến Uông Hòe chạnh lòng. Chi cách nhau một thế hệ mà lại đến nỗi không hợp thủy thổ của ông cha nghìn đời truyền lại hay sao? Rõ ràng là thứ quên gốc quên gác của mình, là đồ phản bội. Cuộc đời ông từng tiểp xúc với những kẻ quên gốc gác, những kẻ phản bội nhưng chưa bao giờ nghĩ là có loại người quên gốc gác nhanh như Đại Chí. Nếu lời bác sĩ nói đúng sự thật thì cơ thế Dại Chi quá mẫn cảm với thủy thổ nông thôn, không thế sống cùng ông bà nội nó được, phải quay về với nơi nó đã sinh ra, phải trả nó lại cho Uông Trường Xích và Tiểu Văn. Điều đó cũng có nghĩa là, ý tưởng được làm bố làm mẹ một lần nữa trong đời của ông và Lưu Song Cúc, vừa mới được đánh thức sẽ nhanh chóng bị dập tắt, những khoái cảm về thính giác, xúc giác, khứu giác mà Đại Chí đem đến khi nó nằm trong tay họ, trong lòng họ cũng theo đó mà mất hẳn. Rời khỏi bệnh viện, Uông Hòe và Lưu Song Cúc không vội vàng đễh chỗ ở của Uông Trường Xích mà ngồi thẫn thờ ở công viên. Trông họ lúc này giống như những ông quan lớn ham hố chức quyền không đành lòng chuyển giao quyền lực cho người khác, còn tại vị giây phút nào thì cố gắng tận hưởng hương vị của quyền lực giây phút ấy. Khi Uông Hòe và Lưu Song Cúc đưa Đại Chí rời khỏi tay Uông Trường Xích và Tiểu Văn, hai người đều nghĩ rằng để bồi dưỡng nó thành một người tài chỉ là nhiệm vụ thứ hai, quan trọng hơn là cách ly nó với nơi nó đang sống mà theo hai người thì "bẩn đến tởm lợm". Uông Hòe nghĩ trên đời này có rất nhiều việc bẩn, trong đó bẩn nhất vẫn là công việc mà Tiểu Văn đang làm. Uông Hòe không hề muốn đầu hàng, nhưng liệu có cách nào hơn.

Lưu Song Cúc nhắc

- Mặt trời sắp lặn rồi, đi thôi.

Uông Hòe vẫn ngồi yên bất động. Lưu Song Cúc nói:

- Đèn đường sáng rồi, đi thôi

Uông Hòe vẫn bất động. Lưu Song Cúc nói:

- Công viên sắp đóng cửa rồi. Đi thôi.

Lần này bánh xe lăn mới chuyển động. Khi hai người đến bên dưới căn lầu, Uông Trường Xích và Tiểu Văn đang xem ti vi. Nghe thẩy tiếng gọi của Lưu Song Cúc, cả hai chạy bổ xuống cầu thang, một người ôm lấy Đại Chí, một phụ với Lưu Song Cúc khiêng Uông Hòe và chiếc xe lên lầu. Đại Chí vừa tiếp xúc với mùi của Tiểu Văn thì há miệng đòi bú, chụp Iấy vú mẹ mà mút, từ dưới lầu đến khi về đến phòng, miệng nó vẫn ngoạm chặt lấy núm vú. Những gì diễn ra trước mắt khiến Uông Hòe không thế không nhìn, không thể không nhận ra rằng với một đứa trẻ, ngọt nhất vẫn là sữa mẹ mà không cần quan tâm đến việc mẹ nó đang làm gì. Uông Trường Xích không chờ cho hai người hết cơn thở dốc đã vội vàng khoe đây là ti vi màu, kia là bẽp gas, kia nữa là bình nước nóng, từ nay trở về sau nấu cơm khỏi nhìn thấy khói, tắm rửa bằng nước nóng khỏi phải đun pha, không có việc gì làm thì có thể xem ti vi. Lưu Song Cúc bán tin bán nghi. Uông Trường Xích cầm lấy tay Lưu Song Cúc bày vẽ cách bật bếp gas. "Cách" một tiếng, một quầng lửa màu xanh hình tròn xuất hiện, lại "xoẹt" một tiếng, ngọn lửa tắt ngấm. Luu Song Cúc kinh ngạc lẫn sợ hãi đứng lặng trước chiếc bếp gas, không dám cử động nữa.

- Trời ơi! Sao trên người Đại Chí nhiều nốt đỏ thế này?

Lúc này Tiểu Văn mới vén áo Đại Chí, phát hiện trên người con nhiều mụn đỏ lấm tấm. Sắc mặt Uông Trường Xích đột nhiên biến đổi, hỏi:

- Cuối cùng đã xảy ra chuyện gì?

Lưu Song Cúc kể lại toàn bộ những gì có liên quan đến bệnh tình của Đại Chí từ khi mới phát sinh cho đến lúc này. Tiểu Văn nghe xong, gương mặt biến từ đỏ sang màu tím bầm của gan lợn. Uông Trường Xích nghe xong, con ức trào dâng, nói:

- Hai người hành hạ nó đến mức độ ấy, suýt chút nữa thì đã tuyệt giống nhà họ Uông. Từ trước đến nay con không dám nói sự thật là, kể từ khi con bị tai nạn lao động, con không còn khả năng làm một người đàn ông nữa. Đại Chí là giọt máu duy nhất của con, cũng là người nối dõi duy nhất của nhà họ Uông chúng ta. 

Uông Hòe thở dài. Ông thấy cõi lòng mình tan nát, lạnh buốt, nói:

- Con bị thương trở nên tàn phế như vậy, sao không nói cho bố mẹ biết? 

-Không phải con vừa nói xong đây sao?

Lưu Song Cúc bật khóc. Bà khóc vì thương Uông Trường Xích, khóc vì không thế giúp được gì cho con trai. Uông Hòe nói:

- Khóc lóc làm quái gì, càng khóc chúng nó càng cho rằng chúng ta là những kẻ đáng khinh.

Uông Hòe nói "chúng nó" là có ý ám chỉ số mệnh, ám chỉ ông trời, không ngoại trừ ám chỉ cả liệt tổ liệt tông nhà họ Uông. Nói chung là, Uông Hòe đang cho rằng "chúng nó” đang cố ý đối đầu với ông, nếu không thì hà cớ gì trong gia đình lại có hai kẻ tàn phế giống hệt như nhau?

Những vết ban đỏ trên người Đại Chí hoàn toàn biến mất, nó đã trở lại ăn uống vui chơi bình thường nhưng Tiểu Văn vẫn chưa tha thứ cho Uông Hòe và Lưu Song Cúc. Hình như cả ngày không thấy Tiểu Văn cười. Lưu Song Cúc chửi thầm trong bụng là Tiểu Văn không cười với người trong nhà vì còn phải để dành nụ cười cho khách làng chơi, không cười ban ngày vì ban đêm còn phải cười. Những động tác của Tiểu Văn càng ngày càng chướng mắt, tiếng nói của cô càng lúc càng vang. Đi chợ mua thức ăn về, Tiểu Văn vất xoạch xuống bàn, khi thái rau, con dao trên tay cô đặt ở vị trí cao hơn bình thường, khi xào rau, cô cố ý để cho cái thìa va chạm thật mạnh với xoong nồi. Lúc ăn cơm, miệng Tiểu Văn luôn vang lên những tiếng chóc chách to một cách cố ý, mỗi tiếng nhai đều giống như đang nghiến răng. Ngay cả lúc gần sáng trở về, Tiểu Văn cũng cố ý mở vòi nước thật to, nước chảy rào rào, đôi khi nước còn bắn vung ra khỏi nhà vệ sinh, vẩy ướt mặt Uông Hòe và Lưu Song Cúc đang nằm dưới nền nhà. Dao thớt, chén bát xoong nồi đều là công cụ để Tiểu Văn thể hiện sự bực tức, tay chân mũi miệng đều có thể chuyền tải sự bất mãn trong lòng cô. Nhưng Uông Hòe và Lưu Song Cúc đều bit tai bịt mắt cố gắng nhẫn nhịn. Họ nhẫn nhịn vì muốn nói chuyện với Trường Xích, muốn được cùng chơi với Đại Chí trên chiếc chiếu trải giữa phòng. Họ nhẫn nhục còn vì một nguyên nhân nữa: Họ không có tiền để lo cho việc ăn uống của chính mình. Không tự lo được việc ăn uống thì không có quyền phát ngôn, không có quyền nói đúng nói sai, thậm chí không có ưu thể về đạo đức Những điều kiện sống mà họ đang thụ hưởng, tức là ti vi, bếp gas, nước nóng... đều do Tiểu Văn mua về. Ngoài mặt cả hai đều làm ra vẻ không biết, không quan tâm nhưng thực chất trong lòng họ rất đau, thêm nữa, thi thoảng Tiểu Văn lại nói bóng nói gió khiến họ càng thêm đau.

Ban đêm, khi Tiểu Văn đã đi làm, Uông Hòe bảo Trường Xích:

- Con có thế cởi quần ra để bố xem được không?

Uông Truờng Xích gíả vờ điếc, nghĩ cởi ra làm quái gì nữa. Lưu Song Cúc cũng bảo:

- Con cởi quần ra đi, mẹ cũng muốn xem chỗ ấy nó bị thương đến mức độ nào.

Uông Trường Xích nghĩ tại sao hai nguơi lại bắt tôi phải bị mất mặt lần nữa chứ. Lưu Song Cúc nói tiếp:

- Ngại gì chứ? Bố mẹ sống với con từ nhỏ đến lớn, ngày xưa bố mẹ đã thấy, bây bây giờ thấy lại, có sao đâu?

Nói gì thì nói, Uông Trường Xích vẫn thấy không hề thoải mái. Uông Hòe lên tiếng:

- Bố nuốt cay ngậm đắng lưu lại chỗ này, mục đích chỉ là muốn xem xét bệnh tình của con. Không hiểu được, tâm trạng bố sẽ bị dằn vặt, xem rồi thì bố mới yên tâm về quê. Con là một núm thịt rơi ra từ thân thể của bố mẹ, con đau, bố mẹ cũng đau, bệnh tật của con cũng chính là bệnh tật của bố mẹ.

Chẳng chờ Uông Hòe nói hết câu, Uông Trường Xích đứng dậy tụt quần, nói như gào:

- Thế thì mọi người xem đi! Hãy.. xem.. đi!!!

Gào xong thì đưa tay bụm lấy mặt, toàn thân run lẩy bẩy Uông Hòe và Luu Song Cúc nhìn hạ bộ của Uông Trường Xích, dù sao thì ánh mắt họ với cái ấy vẫn có một không gia nhất định. Một lát sau, Lưu Song Cúc bước đến gần, kéo quần Uông Trường Xích lên giống như ngày xưa vẫn thường làm, cài cúc lại. Uông Hòe nói:

- Hình dáng nó vẫn hoàn toàn bình thường, khi đi tiểu con có bị đau không?

Uông Trường Xích lắc đầu.

- Không đau có nghĩa là không ảnh hưởng gì đến cơ địa bên trong, có lẽ cũng một phần vì tâm lý thôi. Nên nhớ chỉ cần còn một hơi thở, con cũng không được từ bỏ, rõ chưa!

- Con đã thua rồi, mất hết tất cả rồi, còn gì nữa để mà từ bỏ nào?

- Chăm sóc Đại Chí cho thật tốt!