Minh Thiên Hạ

Chương 567: 567: Kết Cấu Xã Hội Siêu Ổn Định 2





Người đã quay đầu thì huyện Lam Điền tất nhiên là bỏ mặc, về phần học tử có lòng cầu học muốn thay đổi bản thân thì huyện Lam Điền tỏ ra vô cùng thiện chí.

Quan phủ tích cực tìm cho những học tử này công việc liên quan tới ghi chép, thư viện cũng chuyên môn phái tiên sinh cứ ba ngày tập trung những học sinh đó ngoài thư viện, giảng giải tri thức khoa học cơ bản nhất.

Cùng với việc người đọc sách ở huyện Lam Điền ngày một nhiều, những quán trà vốn chỉ có người thuyết thư, nay dần dần có diễn kịch, người có văn hóa biết thưởng thức nghệ thuật nhiều lên nên nghe nói ở Minh Nguyệt lâu không chỉ còn là chỗ mua son bán phấn nữa, họ dần bắt chước vở kịch lớn ở Giang Nam, biểu diễn cho đông đảo quan khách xem rồi.

Những thay đổi đó đều là nhờ huyện Lam Điền có hoàn cảnh sống yên ổn mà dần dần tạo thành, toàn bộ tặc khấu, quan binh, Kiến Nô đều bị chặn đứng ngoài quan ải, khiến dân sinh khôi phục, ngày một phồn vinh, yên bình.

Đó là công lao là nỗ lực của toàn bộ bách tính Quan Trung.

Nói từ phương diện khác khi người đọc sách không còn ý định lên kinh thành tham dự khoa cử mà tới Quan Trung làm quan cũng đại biểu hoàng quyền Đại Minh hoàn toàn suy bại ở tây bắc, thế là ngoài kia rất nhiều người đọc sách lớn tiếng đoán định, chưa tới 10 năm Quan Trung ắt sẽ tách khỏi Đại Minh, trở thành Tây Hạ, Đại Lý ! Hoặc còn nghiêm trọng hơn.

Triều đại nào cũng thế, mỗi khi tới lúc nước mất nhà tan, ắt có vô số chỉ sĩ bôn ba cho vương triều sắp sụp đổ, vì trong mắt bọn họ lãnh thổ phải vẹn toàn, ở mặt này bọn họ cố chấp như con lừa.

Bọn họ gửi hịch văn khắp nơi, hoặc khuyên nhủ, hoặc chỉ trích Vân Chiêu làm Đại Minh chia cắt, hậu quả không lường, có người tuyên bố dùng cái chết lay động Vân Chiêu, khiến y quay về với triều đình.

Vân Chiêu chẳng tỏ thái độ, thư viện Ngọc Sơn cũng chẳng phản bác, dù sao thì những người chạy khắp nơi hô hào luận điệu này là người đọc sách, mà người đọc sách chỉ cần tới huyện Lam Điền là cơ bản chỉ có đi không về.


Không phải là do huyện Lam Điền ngũ mã phân thây bọn họ, mà ở lại nơi này bất kể là học tập, nghiên cứu thực sự quá dễ chịu.

Nơi này thực sự là thiên đường cho người đọc sách.

Ngươi muốn cuộc sống yên tĩnh ở đây, dễ lắm, người đọc sách chỉ cần nhún mình xuống một chút thì kiếm công việc nhẹ nhàng nuôi gia đình không khó gì, không phải lo phỉ đồ xông vào nhà bắt con đòi tiền, không phải sợ quan phủ xông vào nhà hạch sách.

Càng không sợ mình nghiên cứu học vấn khiến thành cảnh ngồi ăn núi lở, chỉ cần nghiên cứu của ngươi có giá trị, có thể xin trợ cấp.

Học vấn tích lũy tới mức độ nhất định sẽ tạo ra sản xuất, ví như nghiên cứu y dược, ví như hình thức thương nghiệp mới, mặc dù hiện giờ nhìn thì chỉ là thứ đốt tiền, nhưng nhìn xa ra sẽ thu lợi kinh người.

Khi tháng sáu tới huyện Lam Điền đã tiến hành thu hoạch vụ hè được một nửa.

Lúa mạch trên bình nguyên cứ qua một ngày lại có thêm một mảng lớn chín vàng.

Mấy năm trước mỗi khi tới thời điểm này là huyện Lam Điền phải dừng hết công việc, tổng động viên mọi người ra ruộng.


Bây giờ không cần nữa rồi, lưu dân vào Quan Trung quá nhiều, người có công việc đem lại giá trị cao hơn không muốn bỏ việc ra ruộng cắt mạch giữa trời nắng nóng nữa.

Hành vi tính toán, hoặc là lười biếng này sẽ truyền nhiễm, vì thế ngày càng có nhiều người không chịu ra ruộng gặt lúa nữa.

Thế là bình nguyên Quan Trung đầy những mạch khách lưng trần, thu hoạch lương thực cho người Quan Trung, hiệu suất rất cao.

Nhân khẩu nông nghiệp của huyện Lam Điền đã thay ba đợt rồi, đợt đầu là cứ dân bản địa, sau khi huyện Lam Điền bắt đầu hoạt động thương nghiệp thì họ bỏ cuốc xuống cho lưu dân không ruộng thuê đất.

Khi huyện Lam Điền mở rộng ra ngoài, Quan Trung càng có nhiều cơ hội làm ăn hơn, những lưu dân có được ít tích góp cũng tham gia hoạt động thương nghiệp, để lưu dân mới tới thuê đất.

Giờ kết cấu xã hội của huyện Lam Điền đã hoàn thiện, rất nhiều cơ cấu quan phủ chiêu mộ lượng lớn nhân thủ, thế là cư dân bản địa chọn con cháu ưu tú nhất tới các nha môn làm việc, hoàn thành giai đoạn quá độ thân phận của mình.

Giải cấp là thứ sản vật tất yếu của quá trình phát triển.

Vân Chiêu định ra cho huyện Lam Điền hai con đường giai cấp mà một đường giám sát, một là thư viện Ngọc Sơn, hai là quân đội, ba là pháp thú.


Nay huyện Lam Điền đã phát ra tín hiệu rõ ràng, chỉ học tử tốt nghiệp thư viện Ngọc Sơn mới có thể làm quan lại, mà cánh cổng thư viện thì mở rộng với tất cả mọi người.

Chỉ cần ngươi là người Đại Minh, cho dù không ở huyện Lam Điền, không ở Quan Trung, ngươi có là tặc khấu, là con cái tội quan hay không xu dính túi, không cần biết thân phận ngươi kỳ quái tới đâu, chỉ cần ngươi thi vào được thư viện Ngọc Sơn, vậy ngươi sẽ chỉ có một thân phận, học sinh Ngọc Sơn.

Thứ hai là quân đội, đại doanh Phượng Hoàng Sơn không phải chỉ là doanh trại quân đội, nói chính xác thì nó là nơi bồi dưỡng quân nhân Lam Điền, ở đây cũng không hỏi xuất thân của ngươi, chỉ cần biết ngươi là người Đại Minh thì có thể vào quân doanh.

Tiếp theo đó phải xem tố chất cá nhân ngươi ra sao, đó là thứ duy nhất quyết định thành tựu của ngươi, không cần biết quá khứ ngươi khuất nhục thế nào, từ nay cuộc đời ngươi sẽ bước sang trang mới.

Bức tượng Giải Trại hùng vĩ đã được thợ lành nghề nhất của Lam Điền khắc xong, đặt trên nơi cao nhất Ngọc Sơn, nó mở to đôi mắt, chĩa cái sừng nhọn duy nhất, nhìn xuống đất đai mênh mông, tựa hồ muốn nuốt hết chuyện bất bình thế gian.

Khi mặt trời xuất hiện sau lưng nó, bức tượng Giải Trại cao hai trượng càng vô cùng hùng tráng, nó vốn là tảng đá thiên nhiên trên Ngọc Sơn, liền một thể với Ngọc Sơn, vô cùng vững chắc.

Giai cấp của Quan Trung đã cấu thành, cơ sở xã hội ổn định đã xuất hiện.

Lúc này huyện Lam Điền được xưng là quốc gia cũng không có gì không ổn.

Vân Chiêu cũng tiến hành cải cách trọng yếu nhất.

Cải cách ruộng đất.


Kỳ thực là hạng mục cải cách mà Vân Chiêu muốn làm nhất, từ lâu rồi chứ không phải là bây giờ mới nghĩ tới, bởi vì chỉ có thực sự tiến hành cải cách ruộng đất một cách triệt để, huyện Lam Điền mới được toàn bộ nông phu trong thiên hạ ủng hộ.

Mà ở Đại Minh, tệ nạn căn bản nhất chính là ở ruộng đất, đất đai vô sự, thiên hạ bình an.

Lúc này Đại Minh vẫn là xã hội nông nghiệp thuần túy, còn công nghiệp mới miễn cưỡng lộ ra chút manh nha, dù là manh nha thì huyện Lam Điền cũng chiến quá nửa.

Nông nghiệp mới là cái gốc của người thiên hạ, hơn nữa trong khoảng thời gian dài nữa vẫn là thế.

Triều đại nào cải cách chính trị cũng dính tới cải cách đất đai, tiếc là trừ thời kỳ khai quốc, không một ai có thể thực sự thực thi chính sách một cách hoàn chỉnh hữu hiệu.

Huyện Lam Điền thực hiện chính sách này, có thể dự kiến thành kẻ địch của thân hào địa chủ.

Có điều Vân Chiêu không sợ, những kẻ đó vốn là đối tượng mà y muốn đả kích, nếu như những địa chủ đó cho rằng chính sách ruộng đất của huyện Lam Điền đào gốc rễ của họ, vậy Vân Chiêu sẽ mời Lý Hồng Cơ, Trương Bỉnh Trung tới nói với họ, thế nào là khởi nghĩa nông dân.

Ở Đại Minh, phàm người có trên 1000 mẫu đất cơ bản đều là quan lại, khi Đại Minh sụp đổ, những con chuộc béo múp nấp dưới tòa nhà Đại Minh có nghĩa vụ tuẫn táng.

Mà một người sở hữu ít hơn 1000 mẫu đất là đối tượng Vân Chiêu muốn đoàn kết, đợi cục diện ổn định rồi mới cùng thân hào địa chủ ngồi xuống thương lượng tệ nạn của người sở hữu quá nhiều đất, xem có cơ hội thay đổi không?Có điều đó là chuyện xảy ra khi thân hào địa chủ đã bị xử lý hết.

.