Sau khi thương lượng một lúc lâu thì quyết định Tô Mộc Lam sẽ làm bánh kếp cuốn còn Bạch Thạch Đường thì làm canh vịt măng chua.
Măng chua là lúc trước Lục Văn Tình đưa tới, một bình đầy….
Mặc dù ở địa phương cũng có cây trúc nhưng không nhiều lắm, cũng không hình thành được một khu rừng trúc rộng lớn, nên không tìm được măng lớn, bình măng chua này vẫn là do một thương nhân cung cấp thịt dê cho Lục Văn Tình mang từ Giang Chiết bên kia sang tặng cho Lục Văn Tình.
Sau đó Lục Văn Tình lại chuyển cho Tô Mộc Lam.
Bình măng chua này có hương vị vừa ngon, măng đủ giòn, vị cũng đủ chua, dùng để hầm món ăn là ngon nhất.
Thịt vịt có tính lạnh, vào mùa xuân thì thời tiết có hơi khô, mặt trời bắt đầu nắng, mọi người thường xuyên thấy phát hỏa trong người, nên lúc này có thể uống một bát canh vịt thì sẽ vô cùng thích hợp.
Hai người quyết định xong xuôi, sau đó Tô Mộc Lam bắt đầu trộn bột để làm bánh, còn Bạch Thạch Đường thì bắt đầu hầm canh.
Bánh được trộn bột làm thành những miếng tròn, dàn mỏng như cánh dế, được đặt trên chảo đun nóng bằng nhiệt, không cần cho thêm dầu hay bất kì gia vị nào khác, bánh được làm chín như vậy sẽ có mùi thơm ngào ngạt của bột mì, ăn mãi không ngán.
Trên mặt bánh cho thêm khoai tây thái sợi giòn tan, nước sốt thịt băm đậm đà, thêm một chút cà rốt bào sợi giòn ngọt và củ cải đỏ thái sợi,… sau đó cuộn bánh lại.
Khi bốn đứa nhỏ trở về ăn trưa thì hầu như tất cả mọi người đều ăn ba cái bánh kếp cuốn, sau đó lại uống một bát canh vịt măng chua, tất cả đều hô to thật là ngon.
Thấy bọn nhỏ ăn uống vui vẻ, Tô Mộc Lam và Bạch Thạch Đường cùng nấu cơm nhìn nhau một cái, sau đó hiểu ý mà cùng mỉm cười.
Sau khi cơm nước xong thì bọn nhỏ giúp dọn dẹp bát đũa và mang đi rửa sạch.
Bạch Mễ Đậu giúp đỡ múc nước, khi bưng chậu nước đến phòng bếp thì lại do dự một lúc lâu, nhưng vẫn chạy đến trước mặt Bạch Thạch Đường và Tô Mộc Lam: "Cha, nương, con muốn thương lượng một việc với hai người."
"Chuyện gì vậy?" Tô Mộc Lam hỏi.
"Con muốn đi thử một chút, thi vào huyện học." Bạch Mễ Đậu nói: "Con thấy Vĩnh Hòa ca cũng chuẩn bị thi vào huyện học, nên con cũng muốn thử một lần."
Bạch Mễ Đậu muốn thi thử huyện học?
Tô Mộc Lam có hơi ngạc nhiên, sau đó lại cảm thấy đây cũng là chuyện có trong dự kiến.
Huyện học là học viện do nha môn mở ra, ngoại trừ kinh phí hàng năm từ huyện nha thì huyện học cũng có nhận thêm sự quyên góp của những người giàu có trong huyện, và cả những người có tiền đồ từ trong huyện đi ra ngoài, cho nên huyện học có đủ tiền bạc để nuôi dưỡng các đệ tử đọc sách ở đó.
Nếu có thể thi vào huyện học và đọc sách ở trong đó thì sẽ miễn phí hoàn toàn tiền trả cho tiên sinh, chi phí chỗ ăn ở cũng rẻ hơn bên ngoài rất nhiều, một năm tính ra thì gần như không tốn quá nhiều tiền bạc, cho dù là học sinh có gia cảnh nghèo khó thì cũng có thể học được.
Và các tiên sinh giảng dạy trong huyện học phần lớn đều có xuất thân là cử nhân, ngay cả Huyện lệnh, chủ bộ,...… cũng sẽ thường xuyên đến giảng bài và dạy đệ tử đọc sách, làm quen với công việc trên quan trường, có thể nói là chỉ cần vào trong huyện học thì cho dù sau này không thi được công danh gì, chỉ riêng học được những thứ này cũng đủ để hưởng thụ cả đời.
Đó là chưa nói đến xây dựng quan hệ thông qua những tiên sinh đức cao vọng trọng trong huyện học và những mối quan hệ với bạn cùng trường.
Có thể nói là thi vào huyện học thì bất kể là đi thi công danh hay là kiếm sống thì cũng đều tốt cả, đều sẽ có một nền tảng cực kì vững chắc, cho nên rất nhiều người đều vô cùng tự hào khi có thể thi đỗ huyện học, hàng năm cũng có rất nhiều người đăng ký đi thi huyện học.
Bạch Mễ Đậu là một đứa trẻ có chí phấn đấu, nên việc muốn đi thi huyện học cũng là chuyện bình thường.
Chỉ có điều bởi vì rất nhiều người muốn đi thi huyện học và số lượng trúng tuyển hàng năm cũng chỉ có hữu hạn, cho nên cạnh tranh rất khốc liệt.
Tô Mộc Lam nghĩ một chút rồi nói: "Mễ Đậu muốn đi thi huyện học là chuyện tốt, nương đồng ý, chỉ là nương thấy con có nên đi hỏi thêm ý kiến của tiên sinh hay không? Dù sao đi thi huyện học cũng không phải là chuyện nhỏ."