Ma Thổi Đèn

Quyển 8 - Chương 47: Kỵ lửa




Mộ cổ là chốn u minh, mà nến đèn lại tượng trưng cho sinh mệnh, thường có câu, không phải ma dữ chẳng thổi đèn, Mô Kim hiệu úy xưa nay kỵ nhất là chuyện thổi đèn tắt nến, ngọn nến vừa tắt, căn phòng lập tức trở nên tối om giơ tay không thấy ngón. Tuyền béo bừng bừng nổi giận, liền đập một cái mũ bảo hiểm leo núi, ngọn đèn gắn trên mũ lập tức sáng bừng lên, kế đó, cậu ta vươn tay tóm lấy cổ áo Tôn Cửu gia quát: "Tôn Lão Cửu chấn sống rổi hả, dám tắt đèn của đại gia ư? Trước khi ra khỏi nhà sao không hỏi thăm thử xem, lần trước cái bánh tông thói tắt đèn của Tuyền béo này có kết cục thế nào?" Vẻ mặt Tôn Cửu gia cực kỳ sợ hãi, lão ta nói: "Thằng béo nhà cậu mới chán sống ấy, trong thôn Địa Tiên không thế thắp nến đâu!"

Tôi ngăn Tuyền béo lại, hỏi Tôn Cửu gia: "Lúc nãy không phải ông bảo đốt nến lên à? Sao đột nhiên lại giở quẻ thổi tắt đèn, rốt cuộc ý ông là sao vậy?" Tôn Cửu gia lắc lắc đẩu, sau đó lại lập tức gật gật đầu, đáp: "Thắp nến là ý của tôi, nhưng hôm nay trong lòng tôi cuống quá, như bị mỡ dồn lên lú cả đầu óc, quên khuấy một chuyện hết sức quan trọng. Từ lúc tiến vào núi Quan Tài này, tôi đã cảm thấy xung quanh có gì đó không ổn lắm, thực quá bất bình thường, nhưng lại không thế nói rõ rốt cuộc là bất bình thường ở đâu, mãi tới khi thắp nến lên, tôi mói sực nhớ ra."

Shirley Dương nói: "Giáo sư Tôn, chỗ bất bình thường mà ông nói là... đèn đuốc?" Tôn Cửu gia gật đầu: "Không sai, xem ra tiểu thư Dương cũng để ý thấy rồi, bố cục thôn Địa Tiên trong núi Quan Tài này giống hệt trấn Thanh Khê trên mặt đất, nhà cửa phòng ổc đều chẳng khác gì chốn nhân gian, nhưng vẫn có một điểm khác biệt rất khó nhận thấy, trong tất cả các căn nhà ở đây, đều không có nến, giá đèn, dấu đèn, thậm chí trong bếp củng không có củi lửa gì cả."

Tôi vẫn chứa lĩnh hội được ý của Tôn Cửu gia, ngạc nhiên hỏi: "Thôn Địa Tiên có hai tầng âm dương, trong dương trạch không có đèn đuốc, vậy thì chứng tỏ điều gì chứ? Chẳng lẽ đám Quan Sơn thái bảo kia đều là chuột thành tinh hóa thành... dưới lòng đất càng tối tăm thì càng nhìn rõ?"

Tôn Cửu gia nói: "Tuy không có đèn nến, nhưng trong Tàng Cốt lầu và các nhà cửa khác, đều có một loại đèn ống dương tủy. Dương tủy là một loại khoáng thạch có thể phát quang, những người năm xưa hẳn đã sử dụng nguồn sáng từ khoáng vật này. Nghe tổ tiên truyền lại, ở trấn Thanh Khê chưa bao giờ có tập tục chiếu sáng bằng dương tủy cả, rất có thế trong thôn Địa Tiên có cấm kỵ gì đấy, trong núi Quan Tài tuyệt đối không được thắp đèn đốt nến."

Shirley Dương nói: "Trong mấy bức họa Phong Soái Cổ để lại, có một bức tên là Bỉnh chúc dạ hành đồ, vẽ cảnh rất nhiều người đốt đèn đi vào mộ cổ, nếu trong núi Quan Tài thật sự cấm lửa cấm đèn, tại sao những người ấy lại thắp nến trong huyệt mộ?

Nghe tới đây, tim tôi bỗng trầm xuống, ngầm cảm thấy đèn nến mà những người ở thôn Địa Tiên năm xưa tháp lên thảy đều là đèn u minh. Đó là một tục lệ cũ, người tuẫn táng cầm đèn đi vào cõi chết, mà bọn họ củng đúng là vào trong mộ tuẫn táng thật, nhưng sau khi vào mộ, họ chết như thế nào?

Tôn Cửu gia bảo chúng tôi gỡ bức Bỉnh chúc dạ hành đồ xuống, lão ta xem xét kỹ lại lần nữa, càng khẳng định như đinh đóng cột: "Các cô các cậu nhìn đi, trong tranh vẽ rất rõ ràng, những kẻ tuẫn táng đang đi vào huyệt mộ này, chỉ những người đi trên bậc thang đá dưới lòng đất thì trên tay mới có ngọn nến hoặc cây đuóốc cháy sáng; còn đèn đuốc trên tay những người ở mạn trước cửa mộ phía trên cao đều tắt cả."

Tôi hỏi Tôn Cửu gia: "Dù trong núi Quan Tài này đích thực có phong tục không đốt đèn thắp nến chăng nữa, thì cũng không biết thắp nên lên sẽ xảy ra chuyện gì. Tôi thấy xung quanh chẳng có gì bất thường cả, chúng ta đừng thần hồn nát thần tính."

Tôn Cửu gia nói: "Tôi cả đời này lăn lộn giữa đám cổ vật, đã gặp không ít chuyện ly kỳ cổ quái, lại kinh qua khảo nghiệm hồi đấu tranh giai cấp, sợ đảm lượng kiến thức tôi đều không kém gì các cậu, tuyệt đối không phải thần hồn nát thần tính đâu. Vừa nãy chúng ta đã đốt một ngọn nến, chỉ sợ sẽ rước lấy phiền phức lớn đó."

Tôi và Tuyền béo chẳng coi chuyện này vào đâu, cười cười bảo lão ta: "Có phiền phức gì cũng đều do ông rước về cả, với lại, phiền phức của chúng ta bây giờ còn nhỏ chắc? Rận nhiều không đốt, nợ nhiều khỏi lo, ngoài chết ra thì chẳng có chuyện gì lớn sất, đám chúng ta đây chuyên làm nghề đổ đấu mò vàng, thắp một ngọn nến thì có gì lớn lao đâu chứ?"

Shirley Dương nói: "Anh Nhất, chớ nên chủ quan thế, để giáo sự Tôn nói hét đã. Nếu đốt nến lên, trong núi Quan Tài rốt cuộc sẽ xảy ra chuyện gì?"

Tôn Cửu gia nói: "Bố cục thôn Địa Tiên giống như một đế đèn không có lửa, tôi có biết chút ít về thuật phong thủy thượng cổ, đây có lẽ là một bố cục kỵ lửa.

Sở học bình sinh của tôi đều phát xuất từ cuốn Thập lục tự m dương Phong thủy bí thuật của Mô Kim hiệu úy, đây là môn phong thủy thanh ô lấy thuật phong thủy cổ làm căn bản, dung hợp với bí thuật của Hình thế tông Giang Tây làm máu thịt; còn căn nguyên thuật Quan sơn của Quan Sơn thái bảo, lại là từ đám giáp cốt trong quan tài treo ở hẻm núi Quan tài, là một nhánh của thuật phong thủy cổ, tuy cùng một nguồn gốc với thuật phong thủy thanh ô, song lại tồn tại khá nhiều điểm khác biệt, vì vậy tôi khỏng hiểu cách nói kỵ lửa này cho lắm. Có điều, nhìn hình dáng thôn Địa Tiên trong Quan Sơn tướng trạch đồ, quả thực rất giống một đế đèn bằng đồng không có lửa vậy.

Chỉ nghe Tôn Cửu gia nói: "Phong thủy chỉ là một lý do. Lý do thứ hai là, bố cục thôn Địa Tiên rất giống với cổ trấn Thanh Khê cuối thời Minh. Nhà họ Phong nhận hoàng ân và phát tích vào đầu thời Minh, trải qua hơn hai trăm năm dưới triều Minh đã không ngừng mở rộng cơ nghiệp tổ tiên, vì vậy có thể nói, căn cơ Kình thế của trấn Thanh Khê đều được định ra trong giai đoạn ấy, về sau trải qua thời Thanh, thời Dân Quốc, rồi sau Giải phóng đến nay, đều không có thay đổi gì lớn. Lúc trước, tôi chưa bao giờ nghĩ kỹ xem tại sao trấn Thanh Khê lại xây dựng theo bố cục ky lửa như thế, hoặc có thể nói là tôi căn bản chưa nghĩ đến tầng ý nghĩa này. Nếu đào sâu suy nghĩ, chuyện này ắt hẳn có liên quan đến việc nhà họ Phong bày kế hủy ấn Phát Khưu, bùa Mô Kim vào những năm Vĩnh Lạc."

Tương truyền vào thời Hậu Hán, để giải quyét vấn đề quân lương, Tào Tháo đã cho người đào mộ Lương Hiếu Vương. Bấy giờ còn chưa phát minh ra thuốc nổ, mà lăng tẩm của Lương Hiếu Vương lại nằm sâu trong lòng núi, dựa vào khí giới và phương tiện đương thời, dù có mấy vạn binh mả cũng khó mà khai quật được. Bởi vậy Tào Tháo bèn chiêu mộ một đám người rành nghề đổ đấu trong dân gian, thu nạp vào quân đội, lập ra chức Mô Kim hiệu úy, Phát Khưu trung lang để phong cho họ.

Danh xưng trong biên chế quân sự cổ đại cũng tương đồng với hiện đại, quân hàm của quân đội hiện đại có tướng, tá, úy, sĩ, trong đó mỗi cấp bậc lại phân thành thiếu, trung, thượng, đại, chẳng hạn như thiếu tướng, trung tướng, thượng tướng. Vào thời cổ đại, tướng là quan chức cao cấp trong quân đội, tá và úy là quan chức cấp trung, trong đội quân trộm mộ dưới tay Tào Tháo, người đứng đầu là Phát Khưu trung lang tướng, hay còn được gọi là Thiên quan, bên dưới có Mô Kim hiệu úy, mỗi cấp đều có ấn phù làm tín vật, nên mới truyền xuống ấn Phát Khưu, bùa Mô Kim. Sau giai đoạn loạn lạc cuối triều Hán, Phát Khưu Mô Kim lưu lạc trong dân gian, không trộm mộ cho triều đình nữa, chỉ chuyên đổ đấu kiếm tiền hòng giúp đỡ những người cùng khổ.

Người Trung Quốc từ xưa đã chú trọng danh phận, có câu "danh bất chính, ngôn bất thuận", vì vậy những danh hiệu nhà quan như Phát Khưu, Mô Kim vẵn được dùng suốt máy nghìn năm, chiếc ấn Phát Khưu có khắc tám chữ "Thiên Quan tứ phúc, bách vô cấm kỵ" và mảnh bùa cổ Mô Kim đều là tín vật truyền từ đời này sang đời khác, tổng cộng có chín bùa, một ấn.

Vì ngón nghề đổ đấu của Mô Kim hiệu úy phát xuất từ Chu Dịch, Chu Dịch lại được coi là tổ của các loại kinh thư, Mô Kim Kiệu úy cũng là nhánh chú trọng truyền thống nhất trong ngành đổ dấu, bởi thổ dân gian xưa nay đều có thuyết cho rằng trong bảy mươi hai nghề truyền thống, Mô Kim đứng hàng đầu, thủ lĩnh của Mô Kim hiệu úy là Phát Khưu thiên quan, nhưng đến những năm Vĩnh Lạc triều Minh, hoàng gia muốn lăng mộ được vững bền, đã sai Quan Sơn thái bảo bày ngụy kế, hủy hoại ấn Phát Khưu và sáu miếng bùa Mô Kim.

Có lẽ đạo trời khoan dung, không để ngón nghề đổ đấu của Mô Kim hiệu úy thất truyền trên thế gian, cuối cùng vẫn có ba miếng bùa Mô Kim không rõ tung tích ở nơi nào. Có câu rằng, tha giặc một ngày, lưu họa nghìn đời, nhà họ Phong lo rằng chuyện này bại lộ, sớm muộn gì cũng có ngày Mô Kim hiệu úy ngóc đầu trở dậy báo thù bọn họ, đặc biệt là mộ tổ nhà họ Phong đều chôn ở hẻm núi Quan Tài, vì vậy lúc nào cũng canh cánh trong lòng, ăn ngủ không yên, nhưng chuyện này rốt cuộc không lộ ra ngoài, về sau, họ cũng dần dần yên tâm phần nào.

Tôn Cửu gia nói, giờ nghĩ lại, Quan Sơn thái bảo e ngại nhất vẫn là Mô Kim hiệu úy, kiến trúc trong thôn Địa Tiền ngầm hợp với lẽ Cửu cung Bát quái, hình dáng tổng thể lại có tướng kỵ lửa, theo lý lẽ của thuật phong thủy Quan sơn, đất kỵ lửa không thể đốt đèn, hễ đốt đèn lên thì Sinh môn cũng biến thành Tử môn, đây chẳng phải là bố cục chuyên dùng để đối phó với Mô Kim hiệu úy hay sao?

Tôi bảo Tôn Cửu gia: "Tôi thấy ông hơi mẫn cảm quá, thần hồn nát thần tính rồi đấy, Mô Kim hiệu úy và Quan thái bảo có ân oán gì trong quá khứ thì cũng đã chìm trong cát bụi lịch sử, không cần giở sổ nợ ra làm gì, chỉ riêng món nợ giữa bọn tôi đây với ông đã khó mà tính toán cho rõ rành rồi. Giờ chúng ta đừng nghĩ ngợi nhiều nữa, tốt hơn hãy nghĩ cách moi thằng cha địa tiên Phong Soái Cổ kia ra mới là việc chính."

Tôn Cửu gia thấy tôi không tin, đành nói: "Mong là tôi cả nghĩ. Các cô các cậu xem bản đồ tìm phương hướng hành dộng trước đi để tôi đọc lại quyển Quan Sơn quật tàng lục lần nữa. trong chương về núi Quan Tài có ghi chép tường tận mọi chuyện lớn nhỏ ở thôn Địa Tiên này, nói không chừng lại tìm ra được gì đó".

Tôi củng đang có ý này, bèn tiếp tục xem xét điển tịch tranh vẽ của Phong Soái Cổ để lại. Núi Quan Tài ở sâu trong lòng đất là một thi mạch. Loại địa mạch này chỉ có trong những truyền thuyết phong thủy cổ xưa nhất, còn thuật phong thủy thanh Ô chỉ nhắc sơ qua chứ không hề giải thích, nên rất khó nói chuyện địa tiên Phong Soái Cổ dựa vào xác chết mà độ hóa thành tiên là thật hay giả. Nhưng khi tôi và Shirley Dương trao đổi về mọi sự trong mộ cổ Địa Tiên, đều cảm thấy Phong Soái Cổ tính toán sâu xa, hành vi của ông ta quỷ thần cũng khó mà đoán biết, đối với chuyện quân tiên rời núi này, tốt nhẫt vẫn nên tin là có, tuyệt đối không thể để đám xác có trong mộ thấy lại ánh mặt trời, bằng không chắc chắn sẽ gây ra đại loạn trên thế gian.

Đang dở câu chuyện, chợt nghe tiéng Út ở bên ngoài thốt lên: "Trong sân hình như có thứ gì đang động đậy kìa..". Lúc này, trên không trung đã mù mịt sương máu, nhưng trong núi vẫn tối đen như hũ nút, phía xa có động tĩnh gì chỉ có thể dựa vào thính giác để phát hiện. Tôi bước đến cạnh song cửa sổ nghiêng tai lắng nghe, quả nhiên có tiếng động lạ, âm thanh dồn dập hỗn loạn, có điều không phải phát ra trong sân, mà là ở vách đá như ván quan tài bao bọc bên ngoài thôn Địa Tiên, nghe như thế nước triều cuồn cuộn đang tràn về phía lầu Tàng Cốt này vậy.

Mấy người còn lại cũng lấy làm lạ, thôn Địa Tiên này không có lấy một người sống, sao đột nhiên lại xuất hiện tiếng động kiểu này? Nghe chừng số lượng không nhỏ, vả lại cũng không phải tiếng ma sát nhu động của Cửu Tử Kinh Lăng giáp Tuy rằng nguồn gốc không rõ, nhưng có thể khẳng định là chẳng tốt lành gì, có thứ gì đó rất đáng sợ sắp sửa tràn vào thôn Địa Tiên này rồi.

Tôn Cửu gia nghe rõ mồn một, đột nhiên cuống cuồng lật lại mấy trang sách phía trước, rổi thình lình đứng bật dậy, thất thanh kêu lên: "Chúng ta mau tìm chỗ nào trốn đi, âm thanh này chắc chắn là của lũ sâu quan tài được nhắc đến trong Quan Sơn quật tàng lục rồi."

Núi Quan Tài này là một tác phẩm kỳ dị của tạo hóa, địa mạch Bàn Cổ trong núi hình dáng như xác chết, giống những rặng núi trông tựa Phật nằm, nhưng không có đầu và nằm thẳng đơ trong quan tài, nhìn kiểu gì cũng là một mảnh hung địa. Có điều, trên thực tế, đây lại là một địa mạch kỳ lạ, trong hung có cát.

Kỳ lạ nhất chính là trong tầng đất nơi đây có suối ngầm cuộn chảy, nước suối tanh thối như thi huyết. Trong nghề đổ đấu, hiện tượng trong quan tài chảy ra nước sạch gọi là quan tài sung, trong mộ có suối lại càng là đất báu phong thủy, phong tụ khí, vì vậy mới nói núi Quan Tài này đúng là một nơi kỳ tuyệt của đất trời. Hình dạng nơi đây không khác gì một cỗ quan tài thật, nếu đã có quan tài sung đục ngầu như máu, vậy thì trong vách quan có sâu quan tài cũng là chuyện dĩ nhiên thôi.

Sâu quan tài hay còn gọi là chỉ trùng, do lũ giòi sinh trưởng trong ván quan ván quách biến thành, màu sắc như vỏ cây tùng, trên thân mọc cánh thịt, có bảy cặp răng đối xứng, chuyên gặm những thứ mục nát, con nhỏ thì như hạt gạo, con lớn nhất có thể to bằng bàn tay đứa trẻ bảy tám tuổi, người làm nghề đổ đấu đa phần đều đã gặp phải vật này. Nhưng trong những ngôi mộ cổ tầm thường, dù là một mộ nhiều xác thì sổ lượng quan quách cũng có hạn, vì vậy dù xuất hiện sâu quan tài, cũng không bao giờ có quá nhiều.

Nhưng theo ghi chép trong Quan Sơn quật tàng lục, vách đá núi Quan Tài có đường vân thiên nhiên hình dạng cổ phác như rồng cuốn phượng chầu, bên trong các khe đá có vô số quan tài treo bẳng gỗ, đầy khe đầy rảnh là dây leo, rêu bùn, thi thể, ký sinh rất nhiều sâu quan tài chuyên gặm gỗ mục rong rêu. Vì số lượng bọn này cực nhiều, Quan Sơn thái bảo năm xưa cũng khó lòng diệt hết, may mà chúng không rời khỏi vách đá, không ảnh hưởng gì đến quá trình xây dựng thôn Địa Tiên.

Nhưng hôm nay chắc không phải ngày hoàng đạo, nên trong núi Quan Tài xuất hiện vô số hiện tượng dị thường, Cửu Tử Kinh Lăng giáp ở xung quanh xuyên qua tầng nham thạch, đâm thẳng vào vách đá quan tài, ép bọn sâu quan tài trong khe đá chui ra hết. Lúc này, nghe bên ngoài lầu toàn tiếng lũ sâu bò rào rào là biết có đến hàng nghìn hàng vạn con từ khắp bốn phương tám hướng đang tràn về thôn Địa Tiên.

Tôn Cửu gia riết róng thúc giục: "Sâu quan tài không giống lũ thi trùng trong địa cung mộ Ô Dương vương đâu, bị bọn này cắn xé thì cả mảnh xương cũng chẳng còn, chúng ta phải mau tìm chỗ nào trốn đi. Tôi biết các cô các cậu đều là người gan vàng dạ sắt không coi chuyện sinh tử ra gì, nhưng con bé Út này không liên can, chớ liên lụy nó phải mất mạng theo."

Tuyền béo hừ lạnh mộc tiếng nói: "Cậu Nhất nghe ông ta nói mà xem, thật cảm động quá đi mất, xem ra lúc trước chúng ta hiểu lầm rồi, Tôn Cửu gia cũng có một trái tim hồng đấy chứ "

Lúc này dù tôi cũng biết tình thế đã vô cùng khẩn cấp, nếu bị hàng nghìn hàng vạn con sâu quan tài đổ dồn vào nhà thì cả bọn chỉ còn một con đường chết, nhưng sai một ly là đi một dặm, mạo hiểm hành động sẽ chỉ khiến hoàn cảnh càng thêm tệ hại, nên ngoài miệng tôi vẫn bông đùa với Tuyền béo: "Nghe mấy lời Cửu gia vừa nói, tôi cũng suýt coi ông ta là đồng chí của mình rồi đấy!", nhưng trong lòng lại thầm nhủ: "Nhà cửa phòng ốc trong thôn Địa Tiên này đều giống như nhà của người sống, không phải tường đồng vách sắt gì, lấy đâu ra chỗ lẩn trốn tránh họa đây."

Tôn Cửu gia mặc kệ tôi và Tuyên béo buông lời bới móc, cuống cuồng bỏ mấy quyển sách của Phong Soái Cổ vào ba lô, chi xuống dưới lầu nói: "Bên dưới thôn Địa Tiên có âm trạch, dưới lầu Tàng Cốt này chắc chắn cũng là một mộ thất, chúng ta trốn xuống dưới đó, không chỉ tránh được sâu quan tài, còn có thể men theo mộ đạo tìm đến mộ Địa Tiên, nếu để bị vây khốn trong lầu này thì không xong đâu."

Shirley Dương ngăn Tôn Cửu gia lại nói: "Trong mộ đạo lại càng nguy hiểm hơn, lúc nãy tôi thấy trong mộ đạo bên dưới thôn Địa Tiên này có rất nhiều khe nứt, lũ sâu quan tài này chỗ nào củng chui được, chưa chắc xuống đó đã tránh được chúng đâu."

Tôi thấy những lời này của Shirley Dương rất có lý, âm trạch trong núi Quạn Tài được nối với nhau bằng hệ thống mộ đạo chằng chịt, những ngôi mộ cổ thuộc nhiều triều đại khác nhau cùng nằm dưới mặt đất, mỗi mộ thất lại có kết cấu và vật liệu xây dựng khác nhau, khiến cho mộ đạo có rất nhiều vết nứt và lỗ hổng, nếu có một đám sâu quan tài ùn ùn kéo đến thật ở trong mộ thất chật hẹp bít bùng thực sự khó lòng ứng phó nổi.

Tiếng côn trùng bò trườn mỗi lúc một tiến lại gắn càng khiến lòng người thêm hoảng loạn. Tôi gắng định thần lại, ngẫm nghĩ, bức Quan Sơn tướng trạch đồ kia miêu tả rất tỉ mỉ địa hình trong núi Quan Tài, ở lối vào mộ Địa Tiên có mấy khoanh tròn màu vàng. Tuy trong tranh vẽ nhìn không rõ rốt cuộc là thứ gì, nhưng đại khái nằm ở lối vào huyệt mộ. Thòi xưa có quan niệm trời tròn đất vuông, tròn là sinh, vuông là tử, trong quẻ đồ, vòng cung ngụ ý "sinh", theo lý mà suy thì mấy vòng tròn này có lẽ là vật để ngăn côn trùng, chống trộm trước mộ, lui vào trong đó họa may có thể tránh được đợt tấn công này của lũ sâu quan tài. Làm vậy cũng là lấy lui làm tiến, ít nhất còn đỡ hơn cố thủ trong tòa nhà lẻ loi trơ trọi này.

Lúc này, cũng chẳng nghĩ được xem thôn Địa Tiên có lệ cẫấm lửa thật hay không, tôi lập tức gọi Tuyền béo cùng bắt tay hành động, vung xẻng công binh chặt mấy cái bàn cái ghế, rồi xé ít mảnh vải quấn bên trên, toan đốt lên làm đuốc xua đuổi lũ sâu bọ.

Tôn Cửu gia thấy thế cuống đến khản cả giọng, níu chặt cánh tay tôi hét lên như xé họng: "Không được châm lửa, phòng ốc trong thôn Địa Tiên này đều được dựng bằng gỗ cây thương cổ thụ, lửa mà bén lên, ắt sẽ dụ Cửu Tử Kinh Lăng giáp trong tầng đất chui ra."