Ma Thổi Đèn

Quyển 8 - Chương 33: Vũ hầu tàng binh đồ




Tôi vốn đã nghi ngờ trên người giáo sư Tôn có thi khí, nghe Shirley Dương nói vậy, vội vàng chụp lấy bả vai lão ta, cẩn thận xem xét phần mặt, chỉ thấy trên má giáo sư Tôn quả nhiên có mấy vết bầm xanh, nhưng tuyệt đối không phải vết bắm tụ máu do va đập, hơn nữa lại có một tầng hắc khí thấm từ trong ra ngoài da. Đây chính là đốm xác chỉ xuất hiện ở những người đã chết.

Bản thân giáo sư Tôn cũng giật mình kinh hoảng, vội cuống cuồng đẩy tay tôi ra, hỏi mượn Út cái gương nhỏ cô vẫn mang theo bên mình để soi, soi xong, thần sắc lão ta ảm đạm hẳn đi.

Tôi lấy làm hồ nghi, truy vấn lão ta: "Cửu gia, giờ giải thích sao đây? Trên người ông ngoài thi trùng còn có cả đốm xác nữa, cứ tiếp tục thế này, ông sắp mọc lông biến thành cương thi tới nơi rồi, trên người ông rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì vậy?"

Giáo sư Tôn thở dài, rơm rớm nước mắt kể một câu chuyện, hai năm trước lão ta công tác ở mạn Lạc Dương Hà Nam, từng gặp phải một sự việc tựa như ác mộng. Nông dân địa phương đào giếng, đào mãi vẫn không thấy nước nhưng lại thấy rất nhiều gạch xanh, giữa ngày nóng như đổ lửa, vậy mà những viên gạch dài đào được dưới lòng đất ấy lại lạnh toát, như ở trong hầm băng đem ra vậy,phơi dưới ánh nắng cũng không thấy nóng lên.

Vùng Hà Nam có rất nhiều di tích cổ, có vị lão nông biết đã đào phải mộ cổ, liền nhanh chóng báo lên, trên bèn cử tổ công tác khảo cổ đem điều tra, quả nhiên chỗ ấy đúng là một ngôi mộ cổ.

Vì thời tiết nóng bức, lại thêm dất dầm tường mộ và gạch xây mộ đều đã bị phá, họ đành sử dụng phương pháp khai quật mang tính cấp cứu. Vì muốn bảo vệ văn vật, đội khảo cổ không mở quan quách tại hiện trường, mà dùng máy kéo đưa tới một bệnh viện gần đó. Giáo sư Tôn nghe nói trên quan quách có khắc rất nhiều chữ cổ, mà những ký hiệu thần bí kỳ quái ấy, ngoài lão ta ra thì chẳng ai hiểu được, cũng vừa đúng lúc lão ta đang công tác ở vùng đó, liền dẫn theo mấy học viên đến bệnh viện, tham gia hoạt động khai quan.

Tầng quách ngoài cùng đã bị tổn hại một phần, mọi người chỉ lo xác cổ và đồ bồi táng bên trong đã bị mục rữa, nên cũng không chuẩn bị gì nhiều, nhưng khi lần lượt làm theo từng bước, mở đến lớp quan tài bên trong mới phát hiện quan tài đóng bằng lôi âm trầm mộc vẫn băng lạnh như nước, chạm vào còn buốt cả tay.

Khi mở nắp quan tài dưới ngọn đèn trong phòng giải phẫu bệnh viện, mọi người đều thấy mắt hoa cả lên, trong khoảnh khắc đó, dường như trông thấy một cái xác đàn ông mặc áo đỏ từ trong quan tài bay lên, lao đến trước mặt họ rồi tan vào thinh không. Ai nấy đều giật bắn mình, nhìn lại cái xác trong quan tài thấy đã khô quắt, da thịt đều hõm xuống, hiện lên một màu xám đen kỳ dị.

Những người làm nghề này đa phần đều là kẻ vô thần, không tin ma quỷ, nhưng không ai nói rõ được cảnh tượng kinh khủng vừa trông thấy rốt cuộc là chuyện gì, vả lại cũng không ai dám lan truyền chuyện này ra ngoài, mọi người đều biết nói ra có thể sẽ chuốc lấy phiền phức. Nhưng từ đó trở đi, mấy người tham gia giải phẫu xác cổ đều cảm thấy toàn thân khó chịu, liên tiếp gặp ác mộng, chữa chạy khắp nơi đều vô hiệu.

Giáo sư Tôn thưởng xuyên qua lại trong dân gian, biết được rất nhiều những chuyện kỳ quái khó bề tưởng tượng, lão ta thầm suy đoán, rất có thể là do điều kiện thiết bị lúc mở quan tài không mấy hoàn thiện, không ai ngờ được khí thế của cái xác cổ lúc sinh tiền còn chưa tan hết, thi khí bị phong bế nghìn năm quá nồng đậm, xông thẳng vào người sống. Lão ta hiểu rất rõ, âm khí đã nhập vào xương cốt, sớm muộn gì mầm họa cũng hiển lộ, không khéo còn mất mạng chứ chẳng chơi, nên vẫn thưòng lo lắng không yên vì chuyện này.

Giáo sư Tôn nói: "Sau này công việc bộn bề, tôi sớm đã gác chuyện đó sang một bên rồi. Giờ nghĩ lại, chắc chắn là mầm họa đã bén rễ từ lúc đó, không ngờ sớm không đến muộn không đến, lại nảy ra đúng vào thời điểm mấu chốt này, phỏng chừng thời gian của tôi chẳng còn nhiều nữa, nếu trước lúc lâm chung có thể nhìn thấy quẻ đồ Chu Thiên thì chết cũng nhắm mắt. Ngoài ra, tôi cũng hy vọng khi còn sống, có thể tận mắt nhìn ihấy các cô các cậu tìm được thôn Địa Tiên, lấy được đơn đỉnh giấu trong có mộ cứu mạng cho cô bé dân mò ngọc Nam Hải kia, giúp tôi rửa bớt một phần tội nghiệt, có vậy lúc chết cũng thấy dễ chịu hơn phần nào."

Nghe những lời này, Tuyền béo ngạc nhiên hỏi: "Tôn Cửu gia, người ta thường nói, người gặp chuyện mừng tinh thần sảng khoái, chết đến đít rồi mới cuống lên, sao ông biết giờ chết của mình đã điểm, mà chẳng những không cuống lên, ngược lại còn tốt bụng đột xuất vậy? Nói ra bao nhiêu di ngôn khiến người ta cảm động đến tận tâm can, làm đại gia đây cũng tự thấy mình chẳng ra gì. Ông yên tâm đi, khi nào ông ngỏm củ tỏi, chúng tôi nhẫt định sẽ hoài niệm hình tượng rực rỡ, khắc ghi trong lòng những sự tích mẫu mực của ông."

Shirley Dương cũng an ủi giáo sư Tôn: "Giáo sư chớ tuyệt đối hóa sự việc như thế, nếu là thi khí nghìn năm tích tụ trong quan tài, nói không chừng có thể dùng kim đơn để trừ thi độc, giống như anh Nhất nói, chưa đến thời khắc cuối cùng, quyết không nên tùy tiện nhắc đến cái chết."

Giáo sư Tôn thở dài: "Cái gì mà chết đến đít rồi mới cuống lên? Người sắp chết nói lời thật lòng. Các cậu không hiểu đâu, tình trạng sức khỏe của tôi thế nào, tôi là người rõ nhất, chuyện đã đến nước này, tôi cũng không vọng tưởng gì nữa, người vì một hơi thở, Phật vì một nén hương, nếu cứ bất lực chờ chết, chi bằng nhân lúc còn một hơi thở, tranh thủ làm một số việc, đế khỏi chết rồi vẫn khiến các cô các cậu ấn tượng tôi là kẻ tự tư tự lợi."

Giáo sư Tôn tự biết mình không còn nhiều thời gian nữa, lập tức bắt tay chuẩn bị cùng chúng tôi liều chết xông vào khe Tàng Binh, tôi đứng bên cạnh hờ hững quan sát, thấy thần sắc lão ta ảm đạm, ánh mắt đầy phẫn nộ, trông không có vẻ là nói dối, nhưng trong đầu tôi vẫn đấy rẫy nghi vấn, không thể tin vào lời nói của lão ta được, dẫu tạm thời tin tưởng, thì cũng chỉ tin được ba phần mà thôi.

Tôi ngấm ngầm cảm thấy Tôn Cửu gia này cực kỳ không dơn giản, chắc chắn lão ta vẫn còn chuyện gì đó giấu giếm chúng tôi, có điều một người có giỏi ngụy trang đến mấy thì trong ánh mắt cũng thấp thoáng vẻ giảo hoạt, đằng này thần tình của giáo sư Tôn lại cực kỳ chân thành, tôi nhìn chằm chằm vào mắt lão ta hồi lâu, bảy phần hoài nghi đã tiêu mất mấy phần, dần dần trở thành bán tín bán nghi, thầm nhủ nếu dẫn lão ta cùng vào khe Tàng Binh tìm kiếm Sinh môn, chỉ cần không để lão ta đi cách tôi quá mười bước, cho dù lão ta thật sự có mưu đồ gì chăng nữa, cũng không thể giở trò được.

Nói thì nói vậy, tôi cũng mong tất cả chỉ là tôi quá đa nghi, chuyện trước mắt đã đủ khiến người ta đau đầu nhức óc, tốt nhất là hành động phá giải Vũ Hầu Tàng Binh đồ đừng xảy ra chuyện gi rắc rối nữa.

Tôi lại bảo Út giảng thêm một chút về Vũ Hầu Tàng Binh đồ, theo truyền thuyết xa xưa, khuyết điểm lớn nhất của các cơ quan giết người thiết kế dựa trên bản đồ phổ này là thiếu cơ động, hiếm khi được áp dụng trong chiến trận, mà thường được dùng trong các mộ cổ sơn lăng. Là cơ quan phòng ngự, ít thì có mấy chục cái nỏ máy, nhiều thì vô số lính gỗ rối quỷ, sau khi kích hoạt sẽ liên hoàn nối tiếp, lặp lại không ngừng, hết vòng này đến vòng khác, các loại ám khí sử dụng gồm có kiếm nô, phục hỏa, đao xoáy, cát chảy, khói độc, loạn tiễn... chủng loại cực nhiều, không sao đếm xuể.

Tôi nói với Tuyền béo và Tôn Cửu gia: "Nghe rõ chưa? Không phải đùa đâu, chúng ta phải kiếm chút đồ để phòng thân đã." Nói đoạn, liền vòng vào trong mộ thất lấy ra hai cái nắp quan tài lớn, hai cái nắp quan tài này đều bằng gỗ tùng còn nguyên cả vỏ, hoa văn như vảy rồng, chất gỗ rất chắc, vừa cứng vừa chắc, dù nỏ mạnh cũng không bắn xuyên qua được.

Kế đó, bọn tôi lại khiêng nắp quan tài đến chỗ suối ngầm, lấy nước thấm đẫm, rồi dùng dây thừng chằng qua mấy vòng, như vậy có thể lôi kéo thoải mái. Toàn thân trên dưới cũng nai nịt gọn gàng, chúng tôi để lại Shirley Dương và Út đợi ở bên ngoài.

Ba chúng tôi điều chỉnh lại đèn chiếu trên mũ bảo hiểm, treo mặt nạ phòng độc trước ngực sẵn sàng sử dụng, xếp thành một hàng dọc, hai bên chắn bằng nắp quan tài, phía trước che bằng Ô Kim Cang, Tuyền béo đi sau cùng đeo một cái ba lô cỡ lớn, trước sau trái phải đều che chắn kín mít, giọt nước cũng khó lọt nổi.

Tôi biết chắc Shirley Dương sẽ lo lắng, nhưng làm những chuyện thế này, có nhiều người cũng vô dụng, bèn quay đầu lại dặn bọn họ cứ yên tâm, nghìn vạn lần đừng nên theo vào, rồi cùng Tuyền béo và giáo sư Tôn bước những bước "nặng nề", tiến vào mộ đạo rộng rãi tối thui.

Tôi đi trước giơ đèn pin mắt sói có cự ly chiếu sáng tương đối xa lên, tầm nhìn có thể lên đến hơn hai mươi mét, qua khối "đoạn long thạch" chừng hai mươi bước liền trông thấy trong mộ đạo có một cái xác đàn bà nằm vắt ngang đường, mình vận đồ trắng kiểu cổ, trông không giống trang phục nhập liệm, mà lại giống đồ tang của quả phụ canh linh cữu, bàn chân nhỏ của cô ta xỏ trong chiếc hài thêu tinh xảo nhỏ như mũi dùi, màu đỏ rực, trông hết sức nổi bật trên nền bộ áo tang trắng như tuyết.

Tôi bước lại gần, cầm đèn pin soi kỹ, thấy mặt mũi thi thể đã bị lũ thi trùng gặm nhấm hết, chỉ còn lại mấy mảnh xương tàn, nhưng y phục hài thêu lại được bảo tồn hoàn hảo, toát lên một thứ cảm giác kỳ dị khiến người ta không khỏi rùng mình sợ hãi.

Tôi ngoảnh đâu lại nhìn Tôn Cửu gia, thấy vẻ mặt lão ta cũng rất hoang mang. Lão ta khuyên tôi: "Quan Sơn thái bảo hành sự quỷ dị vô cùng, thông đạo xây trong khe núi này lại càng đầy rẫy hiểm nguy, thứ gì không rõ căn nguyên thì tốt nhất đừng chạm vào, cứ đi vòng qua là được."

Tôi cũng có ý này, bèn vòng qua bên cạnh cái xác, quét đèn pin lướt qua vách đá, thấy trên cao toàn hang hốc chằng chịt, trong lòng lại càng bất an, bèn bảo giáo sư Tôn và Tuyền béo: "Chưa biết thôn Địa Tiên kia quy mô thế nào, chỉ xét riêng phương thức ẩn giấu 'Quan Sơn chỉ mê phú' cũng đủ thấy địa tiên Phong Soái Cổ đã vắt hết tâm cơ, mọi sự bày bố đều khiến người ta khó lòng tưởng tượng, dẫu giai cáp địa chủ sợ nghĩa quân nông dân quật mồ chúng lên đổ đấu chăng nữa, cũng đâu nhất thiết phải làm đến mức này?"

Tôn Cửu gia từ lúc vào mộ đạo cũng tỏ ra hơi căng thẳng, hạ giọng thì thào sau lưng tôi: "Quan Sơn thái bảo Phong Soái Cổ là một tên điên, chuyện này tuy là truyền thuyết, nhưng chưa chắc đã không phải thật đâu. Tôi có người quen làm ở bệnh viện, nghe cô ấy nói, xét trên quan điểm y học hiện đại của chúng ta thì hai hành vi thu thập và sáng tạo đều có thể coi là bệnh tâm lý phải trị liệu, vì vậy Phong Soái Cổ cất hết các cổ vật đào mồ thu được vào thôn Địa Tiên, rồi để lại 'Quan Sơn chỉ mê phú' độ người thành tiên, đều là hành động của một kẻ điên khùng, chúng ta không thể dùng tâm tư của người bình thường mà suy xét được."

Tôi "ừm" một tiếng, dè dặt dẫn đội tiếp tục tiến lên, đi qua cái xác ấy không xa, mộ đạo thẳng tắp xuất hiện chỗ rẽ ngoặt, vòng qua chỗ ngoặt địa thế lại càng rộng hơn, vách đá hõm vào trong, những tòa tháp gạch đỏ tươi xếp thành hàng dài đếm không xuế, có điều định thần nhìn lại, chúng tôi mới phát hiện tháp không phải xếp bằng gạch, mà mỗi viên gạch đều là một cỗ quan tài đá to cỡ bàn tay, nắp quan tài hơi cong cong, nhìn hình thức cũng thấy không phải vật thời cận đại. Tôi tính sơ bộ, số lượng quan tài e không dưới một vạn.

Trên mỗi cỗ quan tài nhỏ ấy đều khắc những ký hiệu khác nhau, không cái nào giống cái nào, đủ loại từ tinh tú, quẻ phù, ngũ hành, lục nhâm... đều là các ký hiệu trong các thuật cổ, chằng hạn như có quan tài khắc ký hiệu "thổ" trên nắp, lại có cỗ khác khắc ký hiệu "thủy"., nhiều không kể xiết, một số khác dùng văn tự cổ theo thế Trùng Ngư, có cái lại dùng hình vẽ, khiến người ta nhìn mà hoa cả mắt.

Tương truyền, ở khu vực hẻm núi Quan Tài có một ngọn núi Quan Tài, lẽ nào những cỗ quan tài nhỏ hình dáng kỳ quái này đều do Quan Sơn thái bảo đào ra từ trong núi Quan Tài ấy? Nhưng ai đã chôn chúng xuống? Bên trong quan tài nhỏ thế này chắc chắn không khâm liệm người chết, rốt cuộc trong đó cất giấu thứ gì ?

Chúng tôi giơ đèn pin lên soi xung quanh, mộ đạo chất đống quan tài nhỏ, xung quanh có mấy khung cửa đá, phân bố theo hình chân nhện, ngoài cửa Không vong, những cánh cửa khác đa phần đều đóng kín mít, còn đồ đồng đồ sắt bịt lại. Điều này chứng tỏ mộ đạo này được ngăn cách triệt để với thế giới bên ngoài, mộ cổ Địa Tiên không phải ở quanh đây.

Trong "Quan Sơn chỉ mê phú" có câu Quan lâu mê hồn, Cổ mộ di đồ, hoàn toàn khớp với tình hình trước mắt, đúng như những gì tôi suy đoán lúc trước, muốn tìm được mộ cổ Địa Tiên, chỉ có cách tìm bản đổ giấu trong mộ cổ Ô Dương vương, hoặc bản đồ nào đấy, sau đó cheo chỉ dẫn trong đó, mới có thể biết được chân tướng của thôn Địa Tiên.

Giáo sư Tôn nhắc nhở tôi và Tuyền béo: "Hai người chớ nên cùy tiện đụng chạm vào những cỗ quan tài nhỏ này ngộ nhỡ kích hoạt cơ quan trong mộ đạo thì cả bọn chúng ta đều tiêu đời đấy.

Tuyền béo cũng biết lợi hại, giơ nắp quan tài lên nói: "Cửu gia, ông coi tôi là loại người gì vậy? Tuyền béo này giỏi nhất chính là ngoan ngoãn đứng yên một chỗ, nhưng vấn đề là nếu chúng ta không động tay động chân... thì làm sao tìm được văn kiện mật trong quan tài bây giờ? Chính là cái bản đồ mà mấy người nói ấy, rốt cuộc là văn kiện mật gì ? Có phải đánh dấu tất cả những chỗ giấu minh khí không?"

Tôi bảo, thứ này đúng là giống một loại văn kiện mật, còn những quan tài đá kia chính là két bảo hiểm, văn kiện mật ghi lại những điều cơ mật của thôn Địa Tiên hẳn được giấu bên trong một cỗ quan tài ở đây, nhưng nếu mở sai, chúng ta sẽ được đi gặp cụ Mác cụ Lê ngay.

Tuyền béo giật mình kinh hãi: "Hả? Đúng là két bảo hiểm thật à? Sớm biết thế thì đã kiếm một quyển Phiền não của phi tặc thiếu niên ở Phan Gia Viên để nghiên cứu rồi, lần trước thấy Lưu Hắc Tử chuyên buôn sách cũ thu mua được một quyển, nghe hắn bảo sách này là trước tác của gã thanh niên lầm lỡ rất nổi danh thời Dân quốc Khang Tiểu Bát viết trong nhà giam, vừa gặm bánh ngô vừa viết. Quyển sách này phải nói là cực lợi hại nhé, chỉ có độc một bản, bên trong toàn các ngón nghề trèo tường khoét vách, phá khóa mở két thôi."

Tôi biết lúc này mình đã vào chốn đầm rồng hang hổ, trong lòng không khỏi có chút căng thẳng, xem ra nếu không đụng chạm vào những cỗ quan tài nhỏ này thì tạm thời sẽ không kích hoạt các thứ ám khí ẩn tàng trong mộ đạo. Nghĩ đoạn, tôi bèn bảo Tuyền béo và Tôn Cửu gia hạ hai chiếc nắp quan tài xuống, trong đầu không ngừng suy nghĩ về ám thị trong "Quan sơn chỉ mê phú", còn ngoài miệng vẫn tán nhảm những chuyện không liên quan với Tuyền béo hòng giảm nhẹ áp lực tâm lý.

Tôi nói: "Vị Khang Bát gia ấy đã bao giờ mở két bảo hiểm đâu, hơn nữa người này tuyệt đối không phải thanh niên lầm lỡ thời Dân quóc. Khang Tiểu Bát là đạo tặc cuối thời Thanh, về sau sơ sẩy bị quan phủ bắt được, qua tam đường hội thẩm, bèn bị trực tiếp áp giải ra ngoài chợ xử lăng trì, lóc hết cả da lẫn thịt, cuối cùng đến bộ xương cũng đem cho chó ăn, làm sao mà viết được Phiền não của phi tặc thiếu niên chứ? Còn vị thanh niên lầm lỡ khá nổi tiếng thời Dân quốc kia, tôi nghĩ phải là Yến Tử Lý Tam, có điều Lý Tam gia hình như mù chữ, cũng không giống tác gia cho lắm. Cuốn sách cũ mà cậu vừa nói đến ấy, nghe tên cũng hơi quen quen, chắc là hàng lởm do mấy tên chẳng ra gì viết bậy, làm sao coi là thật được ? Đợi lúc nào rảnh rỗi, cậu cũng có thể viết một cuốn Phiền não của thiẽu niên Tuyền béo, nhưng giờ phải quay lại chuyện chính thôi, chúng ta không biết ngón nghề của đám đạo tặc, muốn mở được cái két bảo hiểm trước mặt này, dùng phương pháp cứng rắn đảm bảo không xong, nhất thiết phải có mật mã chính xác mới được."

Giáo sư Tôn thấy tôi có vẻ hờ hững, lại vội vàng nhắc nhở: "Cậu phải hết sức thận trọng đấy, tên bắn ra rồi không quay lại được đâu, ngộ nhỡ mở nhầm quan tài, dù chúng ta mạng lớn tránh thoát được cạm bẫy trùng trùng, thì bản đồ địa tiên Phong Soái Cổ để lại cũng tan thành tro bụi, nếu không hoàn toàn chắc chắn, ngàn vạn lần chớ nên manh động làm bừa."

Tôi nói: "Ông đừng thấy tôi làm bộ không để tâm mà lầm, thực ra trống ngực tôi cũng đang đánh thình thịch đây, chắc chắn không dám làm bừa đâu. Nhưng bài 'Quan Sơn chỉ mê phú" tưởng phức tạp mà thực ra lại đơn giản, dưới gầm tròi này người biết được Hai vạn bốn nghìn, Bách đơn hữu thất ám chỉ cái gì, e rằng cũng không có mấy ai, vừa khéo tôi lại là một trong số đó. Đây là bản lĩnh giữ nhà của Mô Kim hiệu úy chúng tòi, chỉ cần mấy chữ Hai Vạn bốn nghìn, Bách đơn hữu thất này không sai, tôi khẳng định có thể lấy được thứ trong đống quan tài này ra."

Theo quy củ truyền thống của Mô Kim hiệu úy, nếu đã phải mở quan tài, bất luận lớn hay nhỏ, thuộc triều nào đời nào, cũng đều phải thắp một ngọn đèn ở góc Đông Nam. Sau khi xem xét những cỗ quan tài này, trong lòng tôi đã có kế hoạch, bèn lấy ra một ngọn nến, định thắp lên ở góc Đông Nam. Lúc trước đốt nén, trăm lần đều được, nhưng lần này lại hết sức quái dị, liên tiếp đổi ba ngọn nến mà cứ vừa thắp lên đã tắt ngúm.

Trong mộ đạo không có gió, nến đã đốt thử từ lúc mua về, không hề có điều gì dị thường, sao vừa thắp lên đã tắt? Một luồng khí lạnh chạy khắp cơ thể tôi, da đầu cũng gai gai hết cả lên, đây tuyệt đối không phải điềm lành. Tôi hít sâu một hơi, định thần lại, rồi cầm lấy bật lửa thắp thêm lần nữa.

Lần này, ngọn nến cuối cùng cũng sáng lên, nhưng ngọn lửa chỉ như hạt đậu, phát ra ánh sáng xanh lạnh lẽo, nến tuy không tắt, nhưng ánh sáng yếu ớt, tựa như sắp tắt đến nơi, hơn nữa còn xanh lét như lửa ma trơi vậy. Đây là do "đăng ý" không đủ mà ra. Tương truyền, các vị Mô Kim hiệu úy thời xưa, gọi hiện tượng dị thường này là "ma thổi đèn".