Hội nghị thường ủy kéo dài tới 5h mới kết thúc, buổi trưa các thường vụ ăn ngay tại nhà ăn Tỉnh ủy, sau đó nghỉ nửa tiếng rồi tiếp tục thảo luận về tình hình phát triển kinh tế trong năm 2005 của tỉnh.
Theo đề nghị của Nhâm Vi Phong và sự đồng tình của các thường vụ, Triệu Quốc Đống cũng chỉ có thể nói về ý nghĩ và ý tưởng khi mình làm Bí thư thị ủy Ninh Lăng. Hắn cũng không giấu gì mấy, những người đang ngồi đều có nhiều kinh nghiệm, nói qua loa chỉ bị coi thường mà thôi.
Hắn đầu tiên nói về những gì mình nghe thấy và cảm nhận được khi ở trên Bộ năng lượng về ngành năng lượng mới và tài liệu mới vẫn còn mơ hồ ở Trung Quốc, được bộ máy Thị ủy Ninh Lăng nhất trí nên đã tích cực phát triển hai ngành này cùng với việc nâng cao hoàn cảnh đầu tư toàn thị xã.
Ninh Lăng thiếu các công ty nhà nước lớn nên chỉ có thể lựa chọn phát triển kinh tế tư nhân làm chính. Mà trở ngại lớn nhất cho sự phát triển của kinh tế tư nhân chính là tài chính và rào cản về chính sách cho nên Ninh Lăng mới bắt đầu từng bước xây dựng hệ thống tín dụng, lợi dụng tài nguyên chính quyền để giúp đỡ xây dựng một hệ thống tín dụng quy phạm cho khối kinh tế tư nhân, đồng thời phối hợp với các ngành tài chính để làm cầu nối giữa khu vực kinh tế tư nhân và hệ thống tài chính, qua đó thúc đẩy kinh tế tư nhân Ninh Lăng phát triển.
Các thường vụ mặc dù cũng biết con đường phát triển của Ninh Lăng khá rộng, cũng biết nhiều hạng mục lựa chọn đầu tư vào Ninh Lăng nhưng Ninh Lăng dựa vào gì để khiến nhiều công ty đến Ninh Lăng như vậy thì không quá rõ. Ngoài Ninh Lăng hiểu tương đối rõ Thượng Hải của Ninh Lăng ra những người khác cũng không hiểu quá rõ.
Đoạn phát biểu của Triệu Quốc Đống cũng làm cho các thường vụ cảm thấy hắn không chỉ có hư danh. Chỉ trong vòng chưa đầy ba năm đưa Ninh Lăng đứng thứ hai toàn tỉnh về kinh tế cũng không phải là ngẫu nhiên mà đoạt được.
Nói ai cũng có thể nói, cải thiện hoàn cảnh đầu tư, hấp dẫn vốn đầu tư bên ngoài, chỉnh đốn tác phong làm việc, thay đổi kết cấu sản nghiệp, những khẩu hiệu đó ai cũng nói ra, mỗi người cũng có thể trình bày từ một đến hai tờ giấy ở việc này. nhưng làm cụ thể ra sao, anh thực hiện như thế nào thì phải xem năng lực thực tế của anh.
Ngay cả Tôn Liên Bình cũng thấy có lợi không ít từ lời nói của Triệu Quốc Đống. Y không thể không thừa nhận về vấn đề phát triển kinh tế thì mình có chênh lệch không nhỏ với đối phương. Không ít điểm đối phương nói làm Tôn Liên Bình thấy giật mình, nếu An Đô có thể tham khảo phổ biến thì không chừng sẽ thấy hiệu quả ngay.
….
Mãi cho tới khi Triệu Quốc Đống rời đi, Ứng Đông Lưu mới khẽ thở dài một tiếng.
Một nhân tài như vậy mặc dù có chút tính cách nhưng nhân tài chính thức ai không có cá tính? Ứng Đông Lưu có chút nuối tiếc là do Triệu Quốc Đống vẫn công tác ở An Nguyên, về cơ bản không đi ra ngoài. Thời gian hắn làm việc ở Bộ năng lượng là quá ít gần như không tính tới. Điều này cũng có nghĩa Triệu Quốc Đống không thể công tác quá lâu ở An Nguyên nữa, nếu không Ứng Đông Lưu đúng là muốn thay đổi vị trí của Triệu Quốc Đống.
Tề Hoa là người làm việc theo quy củ, một người đến giờ làm làm hơn nữa theo Ứng Đông Lưu thấy đây là người hay do dự. Ứng Đông Lưu không thích tính cách như thế này.
Nhìn như vô tư nhưng theo Ứng Đông Lưu thấy đây là biểu hiện của việc đầu cơ. Ứng Đông Lưu thà đồng ý phân công một cán bộ có thể thường xuyên chống đối mình, chỉ cần người đó đưa ra được lý do hợp lý chứ y không muốn dùng cán bộ không có nguyên tắc.
Đợt điều chỉnh tới mặc dù chưa đến ngay nhưng làm Bí thư tỉnh ủy nên có vài động tác của Trung ương thì Ứng Đông Lưu sớm biết. Mặc dù bây giờ còn chưa rõ ràng nhưng dựa vào kinh nghiệm và nhạy cảm nhiều năm, Ứng Đông Lưu biết Tần Hạo Nghiên nhất định sẽ đi.
Tần Hạo Nghiên ở An Nguyên đúng là quá lâu, nói thật khi lên làm Bí thư tỉnh ủy An Nguyên thì Ứng Đông Lưu đã nghĩ rằng Trung ương có thể điều Tần Hạo Nghiên đi mà bố trí người khác tới làm chủ tịch tỉnh, nhưng kết quả Tần Hạo Nghiên lại làm quyền chủ tịch tỉnh, sau đó bỏ chữ quyền. Bây giờ xem ra lúc ấy Trung ương suy nghĩ không nên điều chỉnh quá lớn ở An Nguyên, nhất là khi Yến Nhiên Thiên đi, Miêu Chấn Trung rời khỏi An Đô, Tôn Liên Bình tới. Chẳng qua bây giờ tình hình về cơ bản đã ổn định, An Đô năm nay phát triển kinh tế cũng đã đi vào quỹ đạo, đó chính là lúc cân nhắc việc điều chỉnh bộ máy An Nguyên.
Mình sẽ không có thay đổi, như vậy chỉ có thể điều chỉnh Tần Hạo Nghiên. Hơn nữa Ứng Đông Lưu cũng biết Tần Hạo Nghiên thật ra hy vọng rời đi.
Từ Phó chủ tịch tỉnh tới Phó chủ tịch thường trực tỉnh tới chủ tịch tỉnh còn muốn tiếp nhận chức Bí thư tỉnh ủy ở một nơi về cơ bản là không có. Địa phương – Trung ương – địa phương, Trung ương – địa phương – Trung ương, địa phương – địa phương khác – địa phương, đây là con đường cơ bản của cán bộ. Làm một chỗ ở một nơi, không sang nơi khác hoặc lên Trung ương làm vừa không phù hợp nguyên tắc tổ chức, vừa dễ sinh ra biến chất.
Tần Hạo Nghiên đi, Nhâm Vi Phong rất có thể sẽ thay thế. Mặc dù Miêu Chấn Trung và Tôn Liên Bình có vị trí đứng trước Nhâm Vi Phong trong Tỉnh ủy nhưng Ứng Đông Lưu biết Trung ương không quá hài lòng với hai người này. An Đô phát triển quá chậm, mãi tới năm nay coi như miễn cưỡng có biến hoá nhưng mặc dù là như vậy vẫn còn kém khá lớn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của tỉnh, biểu hiện đúng là khó để người ta phục.
Chỉ tiếc thời gian Triệu Quốc Đống làm thường vụ tỉnh ủy là quá ngắn, lý lịch còn ít. Nếu không khi Nhâm Vi Phong làm chủ tịch tỉnh, Triệu Quốc Đống đến làm Phó chủ tịch thường trực tỉnh là quá thích hợp. Nghĩ đến đây Ứng Đông Lưu không khỏi lắc đầu.
Nếu không phải khả năng Triệu Quốc Đống tiếp tục ở lại An Nguyên là quá nhỏ, Ứng Đông Lưu đúng là có ý muốn Triệu Quốc Đống thay vị trí của Tề Hoa.
Chỉ tiếc khả năng Triệu Quốc Đống rời khỏi An Nguyên trong năm nay là rất lớn. Bên Ban Tổ chức cán bộ Trung ương đã truyền ra ý này, hỏi ý của Ứng Đông Lưu. Mặc dù Ứng Đông Lưu kiên quyết đứng vững, yêu cầu ít nhất Triệu Quốc Đống phải công tác ở Ninh Lăng đến cuối năm, đảm bảo kinh tế Ninh Lăng đi vào quỹ đạo phát triển ổn định nhưng điều này có hiệu quả hay không cũng khó nói.
Ứng Đông Lưu hy vọng Triệu Quốc Đống có thể làm Bí thư thị ủy Ninh Lăng đến sau tháng 10, như vậy tình hình phát triển năm 2005 của Ninh Lăng về cơ bản đã được xác định. Y muốn xem Ninh Lăng còn có thể sáng tạo kỳ tích một lần nữa hay không?
Ứng Đông Lưu chuyển từ suy nghĩ về Triệu Quốc Đống sang công việc toàn tỉnh. Đoạn lời nói của Triệu Quốc Đống làm Ứng Đông Lưu rất xúc động. An Đô có định vị không rõ ràng cũng là một vấn đề. Một thành phố đặt mục tiêu làm trung tâm khu vực đất liền nếu trong một năm thu hút đầu tư bên ngoài còn không bằng Ninh Lăng đó là nỗi nhục. An Đô đặt đối tượng cạnh tranh là thị xã trong tỉnh càng là nỗi nhục lớn hơn. Với điều kiện của An Đô thì theo lý đương nhiên phải giơ cao ngọn cờ phát triển kinh tế của An Nguyên nhưng bây giờ An Đô vẫn không tìm được sự định vị chính xác của mình.
Vấn đề nằm ở đâu, vấn đề này thoạt nhìn phức tạp nhưng trắng ra đó là do quan niệm của người đứng đầu.
Triệu Quốc Đống nói rất thẳng và sắc bén. Nhưng thực tế phức tạp làm Ứng Đông Lưu có lòng mà không đủ sức. Mặc dù trong nhiều hội nghị thường ủy Ứng Đông Lưu đã giục Tôn Liên Bình phải mở rộng tư tưởng, tiến bước lớn hơn nhưng vị Phó bí thư Tỉnh ủy kiêm Bí thư thị ủy An Đô này lại mãi không tỏ thái độ. Quan Kinh Sơn dù là người quyết đoán nhưng khi triển khai công việc lại không thể thỏa hiệp với Tôn Liên Bình.
Về việc nắm giữ quyền lực, Tôn Liên Bình và Miêu Chấn Trung thật ra có điểm giống nhau, điều này làm Ứng Đông Lưu có chút khó chịu.
Trung ương chọn Bí thư thị ủy An Đô đều luôn muốn ổn định nhưng lại quên An Đô phải gánh vác trọng trách làm thành phố hàng đầu của khu vực đất liền. Miêu Chấn Trung và Tôn Liên Bình có kinh nghiệm công tác phong phú, năng lực phối hợp mạnh nhưng lại không giỏi làm kinh tế, tư tưởng cổ hủ. Theo Ứng Đông Lưu thấy đây là nguyên nhân chính khiến An Đô chậm phát triển.
Ngược lại Triệu Quốc Đống là người có đầu óc sáng tạo, thành tích của Ninh Lăng đã chứng minh điểm này. Chỉ khi anh dám vứt bỏ lối suy nghĩ cũ, dám phá vỡ quy luật thông thường, dám thử thì anh mới có thể chính thức tìm ra con đường phát triển.
Có lẽ do hắn còn trẻ nên không có nhiều áp lực nên mới có thể nhẹ nhàng ra trận như vậy. Nếu thật sự ném hắn tới một tầng cao hơn thì hắn có thể làm được như vậy nữa không? Ví dụ bây giờ để hắn làm Bí thư thị ủy An Đô thì hắn có thể đối mặt dễ dàng đến vậy không?
Nếu mình có thể quyết định điều này, Ứng Đông Lưu sẽ không hề do dự quyết định dù là có chút mạo hiểm cũng đáng. Chẳng qua địa vị đặc thù của An Đô khiến Trung ương khi chọn ai làm Bí thư thị ủy đều phải cẩn thận. Từ việc Bí thư thị ủy An Đô kiêm chức Phó bí thư Tỉnh ủy là có thể nhìn ra được lựa chọn này là không được sai, thậm chí từ góc độ nào đó nó còn quan trọng hơn chức phó tịch thường trực.