Lên Đại Học, Tôi Gặp Phải Giảng Viên Hách Dịch

Chương 1




1.

Sau khi nghĩ vậy, giáo viên phụ đạo tìm tới chúng tôi.

Hôm đó cô ta dặn dò ban cán sự thông báo cho mọi người rằng, năm giờ rưỡi sau khi tan học đừng có về, ở lại họp lớp.

Chưa tới giờ tan học mà cô giáo Tề đã “đại giá quang lâm” tới cửa lớp chờ chúng tôi rồi.

Sau khi giáo viên môn Phỏng vấn rời đi, cô ta mới tiến vào, làm màu cho đã rồi nói với chúng tôi: “Khuôn viên trường và học sinh như là máu mủ ruột rà với nhau.”

Còn bồi thêm một câu nữa là: “Hôm nay, em lấy trường X làm vinh, mai sau, trường X lấy em làm vinh.”

Ai nấy đều mù tịt, là sao?

Sau đó, cô ta nói tiếp: “Tới khi tụi em ra trường rồi, liệu còn ai nhớ tới việc các em từng là một thành viên của nơi đây không?”

Hài hước thật.

Tôi chưa ra trường cũng chưa thấy có ai nhớ tôi là một thành viên ở đây cả, có lẽ ngay cả bản thân cô Tề cho tới giờ cũng chưa chắc đã nhớ tên tôi nữa là.

Huống hồ, trường chúng tôi chẳng phải Thanh Hoa hay Bắc Đại, 985/211 gì, nó nhớ tới tôi thì có ích gì chứ?

Sau khi kêu gọi ngót nửa tiếng trời, chúng tôi mới biết ý đồ thật sự của cô ta.

Cô ta muốn đặt làm một tảng đá xấu xí, đặt ở cửa học viện, bên trên không chỉ đề lời răn của học viện chúng tôi mà còn viết cả họ tên của cô giáo Tề, cùng với toàn thể học sinh khoa Báo chí khóa 2016.

Tôi bấm tay tính nhẩm, không tính dấu ngắt câu với khoảng cách, 21 chữ.

Lại là một tảng đá xấu đau xấu đớn.

Thế nhưng trọng điểm không phải ở đây, trọng điểm là giáo viên phụ đạo muốn chúng tôi cùng xuất tiền ra, mỗi người 200 tệ.

Tôi thầm muốn chửi ra miệng câu: “Đ**!”

Thật là bhs!@@gh##%^^*h*(!

Cô ta muốn sĩ diện, muốn tô điểm cho thành tích công việc, mắc mớ gì lại bắt chúng tôi bỏ tiền ra chứ?

Mấy bạn trong lớp không ai có ý kiến gì, thế nhưng chúng tôi chưa kịp bình tĩnh lại, cô ta đã ra chiêu phủ đầu.

Dứt khoát giao chuyện này lại cho lớp trưởng: “Em quản lý chuyện này tiếp nhé!”

Sau đó thì rời đi luôn?!!!?

Giọng điệu muốn bàn bạc khi bước vào cửa lúc nãy đã bị cô ta quên mất, quả nhiên, là cố ý ván đã đóng thuyền.

Sau khi cô ta rời khỏi lớp học, ai nấy đều bắt đầu xì xầm, đa số đều là... chửi mắng.

Thấy tình hình không ổn, lớp trưởng cũng không muốn rót thêm dầu vào lửa, bèn thu dọn balo màu be của mình rồi bảo mọi người tan họp.

Tối đến, lớp trưởng lại nhắn tin vào group lớp.

Tin thứ nhất:

Thông báo: Về việc huy động vốn để khắc đá: cả lớp mỗi người góp 200, trên tinh thần tự nguyện, hy vọng mọi người tham gia nhiều, vì vinh quang của lớp cũng như vì học viện.

Tin thứ hai:

Phương thức chuyển khoản: Wechat hoặc là Alipay, gửi vào tài khoản lớp trưởng, thống nhất thu chung.

Xem xong, tôi hết nói nổi.

"Tinh thần tự nguyện" rồi "thống nhất thu chung" không mâu thuẫn với nhau sao?

Ai cũng xuất thân từ Khoa Báo chí, sau này đều sẽ trở thành người hoạt động trong giới văn học, bây giờ lại chơi trò lừa lọc này với chúng tôi?

Nhưng nếu đã bảo là tự nguyện, vậy thì tôi cũng coi như tự nguyện, thế nên tôi không nộp, cả ký túc xá của tôi cũng không nộp.

2.

Kết quả, lớp trưởng đi khuyên nhủ chúng tôi một thôi một hồi.

Hai hôm sau, lớp trưởng gửi một tệp Excel vào group lớp, tệp tên là - Chi tiết khoản thu.

Mở ra xem, bên trong là thống kê lại tên các bạn học trong lớp, bạn nào không nộp 200 tệ đều bị bôi đỏ, in đậm tên.

Ở cột ghi chú phía sau còn điền thêm mấy chữ to - Chưa nộp.

Ghê thật, không nộp thì bị chỉ đích danh, lại còn bôi đỏ tên à?

Đây là "tinh thần tự nguyện" đó sao?

Bấy giờ, tôi cảm thấy ghê tởm như ăn phải hàng trăm con ruồi bọ.

Theo như trên Excel để, cả lớp có 58 người, nhưng chỉ có 13 người nộp tiền.

Vậy, 13 người này là ai?

Có Ban cán sự.

Có ba bạn học giành được trợ cấp quốc gia niên khóa vừa rồi.

Mọi người đọc kỹ nhé, không phải học bổng đâu mà là trợ cấp đấy... một người có gia cảnh khó khăn mới phải nhận trợ cấp.

Càng khéo hơn đó là, ba người này đều là bạn cùng phòng của lớp trưởng.

(Thật diệu kỳ! Hoá ra nhà trường dựa theo thu nhập gia đình để sắp xếp phòng ở cơ!)

Điều này khiến tôi thấy ghê tởm.

Thú thật, phòng chúng tôi có một bạn nữ mới thật sự là nghèo, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của cậu ấy.

Nhà cậu ấy nằm tại một trấn nhỏ nào đó ở Thiểm Tây, tạm gọi cậu ấy là "Tiểu Tây" nhé!

Học phí của cậu ấy đều là đi vay cả, mỗi bữa cơm hầu như đều là rau bỏ thêm cơm, chẳng mua đồ trang điểm gì cả, chỉ có mỗi chai sữa tắm thôi.

Có một việc nhỏ khiến tôi cảm thấy đau lòng và thán phục cậu ấy.

Dưới tầng một của dãy ký túc xá có một phòng giặt đặt một hàng máy giặt, loại máy trả bằng mã quét ấy, ba tệ cho một lần giặt, chúng tôi giặt nhiều lắm một lần một tuần.

Theo lý thuyết thì rất tiện nghi.

Thế nhưng, cho đến bây giờ cậu ấy vẫn không hề dùng nó, lần nào cũng giặt tay.

Vào dịp cuối tuần, có lần tôi đi giặt quần áo với vài món lác đác, vừa lúc cậu ấy đang thay ga trải giường, tôi bảo cậu ấy để ga giường vào giặt chung với tôi đi, ga giường này khá to mà.

Giặt tay, đã giặt đến mức lở tay hết rồi.

Vốn chỉ là chuyện thuận tiện mà thôi, nhưng cậu ấy lại cảm thấy vô cùng ngại, sau đó, nhân lúc chúng tôi không ở phòng, cậu ấy đã đổ đầy bình nước nóng cho cả phòng, xem như là cảm ơn.

Bấy giờ chúng tôi ở lầu 6, mỗi người hai bình, cậu ấy chạy lên chạy xuống ba bốn lần mới đổ đầy hết.

Khi ấy, lòng tôi cảm thấy chua xót, cùng là con gái trẻ tuổi, tan học tôi về phòng, mới leo lên tầng một đã than trách, thế mà Tiểu Tây lại làm hết mà chẳng hề oán thán.

Ngoài gia cảnh nghèo khó ra, thành tích của cậu ấy năm nào cũng yên ổn nằm trong top 5 của lớp.

Như thế mà chẳng giành được trợ cấp, thậm chí cũng không hề biết đến việc báo tên giành trợ cấp.

Tôi cũng không rõ tiêu chuẩn của trợ cấp ra sao, với lại tôi không dám nói, cũng chả dám hỏi.

Nhưng kể từ sau đó, trong bụng tôi không hề phục tí nào, hơn nữa, tôi không bao giờ đi đến phòng lớp trưởng, nơi cách chúng tôi hai phòng ấy nữa.

3.

Sau khi bảng thống kê được gửi vô lớp, chưa ai lên tiếng ngoại trừ giáo viên phụ đạo của tôi.

"Nên học cách nhìn nhận vấn đề một cách bao quát và xa hơn, đây là chuyện 200 tệ thôi ư? Giá trị của chuyện này đã vượt xa mức 200 tệ cơ. Các em đang sống trong tập thể, phải học cách cống hiến vì tập thể."

"Việc quan trọng nhất đó là, nó cũng có ích cho chuyện tốt nghiệp của các em."

Lời này của cô ta, cứ như đang ngầm ám chỉ gì đó, lại giống như chưa hề nói gì.

Nhưng ai nấy đều hiểu cả.

Một tuần sau, lớp trưởng lại gửi bản V1, V2, V3 của "Chi tiết khoản thu" đến, y hệt như đang đòi nợ.

Chúng tôi là trò, ngẫm lại cũng thấy, bản thân còn dưới trướng người ta hai năm, thế là mọi người lần lượt nộp tiền.

Bao gồm tôi.

Thế nhưng, Tiểu Tây không nộp, bởi vì không có tiền là không có tiền.

Cho nên, tên cậu ấy mỗi lần xuất hiện trong bảng đều bị bôi đỏ.

Cậu ấy đặt niềm tin vào câu nói "Trên tinh thần tự nguyện" ấy của lớp trưởng.

Chỉ cần không công khai ép buộc thì có thể cho qua chuyện này, đúng chứ?

Sau khi V3 gửi đến, vẫn còn ba người chưa nộp tiền.

Sáng hôm sau, sau khi tan học, giáo viên phụ đạo hấp tấp chạy đến.

Vừa vào cửa đã mặt nặng mày nhẹ.

Ngũ quan của giáo viên phụ đạo nhìn chán lắm, mắt nhỏ, khuôn miệng cũng nhỏ, chỉ riêng xương gò má lại dong dỏng cao.

Ngày thường cô ta cũng không trang điểm, luôn buộc tóc đuôi ngựa để lộ đường chân tóc, không có dáng đầu gì đẹp để nói.

Lúc khai giảng ba mẹ tôi đã từng thấy ảnh chụp của cô ta, ba tôi làm cảnh sát, ngày ngày ở đồn cảnh sát cũng đã gặp rất nhiều người, bèn đánh giá: "Không dễ chọc vào!"

Lúc ấy tôi cảm thấy ba nói hơi quá đáng, sao lại trông mặt mà bắt hình dong thế kia!

Hiện tại, tôi thật muốn tát mình!

Sau khi vào lớp, giáo viên phụ đạo không hề nói lời cảm ơn đến 55 người đã bỏ tiền ra để phối hợp với màn biểu diễn của cô ta, trái lại nói ra nói vào như ghét bỏ ba người không nộp tiền kia.

Thiệt tình, chẳng thèm để mặt mũi cho người ta mà chỉ một mực chỉ trích.

"Làm người đừng có mang ánh mắt thiển cận như thế."

Nói xong còn bước xuống bục giảng, đi hai vòng trong lớp, đi đến rồi cố ý dừng lại bên cạnh những ai không nộp tiền.

"Chút chuyện vặt vãnh mà cũng muốn làm hời."

Gương mặt nhàm chán đó trở nên ủ rũ như cha chết.

"Trên đá viết tên của CẢ LỚP, em không nộp tiền lại được hưởng vinh dự đó, thế chẳng khác nào bảo mấy bạn khác trả tiền thay em à?"

Vãi *** thật, giờ lại bắt đầu nghĩ thay sinh viên rồi.

Lúc ấy chuyện này quả thật chọc giận tôi, tôi rất muốn mở miệng đáp lại cô ta.

Nhưng tôi không dám tiên phong, cuối cùng có một nam sinh (đã nộp tiền) không chịu nổi, đứng "Ầm" dậy, thấp giọng thốt lên: "Ngu ngốc!", đoạn cầm lấy cặp sách bước ra ngoài.

Hay lắm thanh niên!

Sau khi cậu ấy đi rồi, chúng tôi đa số đều cười khinh.

Thế nhưng, giáo viên phụ đạo ngu ngốc không nghe ra người ta đang chửi mắng mình.

Vẫn nhìn chòng chọc vào Tiểu Tây, nói: "Nhìn kìa, có bạn không chịu nổi việc mà em làm rồi đấy!"

WT*???

Với chỉ số thông minh như vậy mà cũng xứng làm giáo viên phụ đạo hả?

Tâm trạng của Tiểu Tây không giống với tâm trạng của những người đang ngồi xem kịch như chúng tôi, cậu ấy đã bị nhục nhã đến độ không dám ngẩng đầu lên.

Cậu ấy rất để ý câu nói "bảo mấy bạn khác trả tiền thay em..." đó, cảm thấy bản thân là vật ngáng đường.

Tôi trông thấy, cậu ấy ngồi đó len lén lau nước mặt.

Thấy thế, giáo viên phụ đạo đắc ý vì mình đã mắng người khác đến phát khóc.

(Còn tiếp)