Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 317: Đồ vật yêu thích




Đặc biệt hơn là ngay cả chữ lớn khắc trên chiếc chuông đồng đều có thể nhìn thấy lờ mờ, có thể phân biệt được là chữ gì. Ha, ha có năm đứa trẻ con đang đứng ở lan can dưới mái hiên của gác chuông để đi tiểu, ánh nắng chiếu lên nước tiểu tạo nên một ánh sáng giống cầu vồng.

Trương Nguyên cười nói:
-Tam huynh vận khí tốt, luôn có thể chứng kiến được những chuyện thú vị.

Nhớ đến năm trước dùng kính viễn vọng nhìn thấy Diêu Phục cùng với vợ của người cháu ngoại Dương Thượng Nguyên đang dùng dằng muốn thông dâm. Trương Ngạc cười ha ha nói:
-Kính viễn vọng này không tệ, không khác mấy so với chiếc kính viễn vọng mà ta mua ở Macao.
Rối sai Năng Trụ mang chiếc kính viễn vọng bằng đồng đến để so sánh kĩ càng xem. Kính viễn vọng bằng đồng trắng do kính phường Hàn Xã chế tác có độ rõ nét không kém gì kính viễn vọng bằng đồng thau của phương Tây.

Trương Nguyên cũng cầm lất hai chiếc kính quan sát so sánh một hồi, độ rõ nét không khác nhau là mấy, nhưng khả năng thay đổi tiêu cự của kính viễn vọng bằng đồng thau hơi lớn một chút, tiêu cự hẳn là mười hai lần, còn kính viễn vọng bằng đồng thau do kính phường Hàn Xã chế tạo ước chừng là khoảng mười lần. Trương Nguyên nghe thấy một người thợ thủ công thở dài một tiếng:
-Đáng tiếc đã muộn mấy ngày.

Trương Ngạc đã sớm quên lời hứa hẹn đó, nhưng Trương Nguyên vẫn còn nhớ rõ, nói với ba người thợ kính thủ công:
-Ngày hai mươi sáu tháng tư năm ngoái, ta và tam huynh đã từng hứa nếu trong vòng một năm mà kính phường có thể chế tạo ra loại kính viễn vọng giống với kính viễn vọng của phương Tây thì sẽ thưởng cho ba người các ngươi mỗi người bốn mươi lượng bạc. Nếu có thể chế tạo thành công trước mười ngày so với hạn định thì sẽ thưởng thêm cho mỗi người một lượng bạc. Hôm nay là ngày mồng một tháng năm, tuy chậm hơn mấy ngày so với ước định nhưng chiếc kính viễn vọng này thật sự không tồi, vì thế tiền thưởng của các ngươi sẽ không thiếu một phân.

Ba người thợ kính thủ công mừng rỡ, luôn miệng nói tạ ơn. Đối với một gia đình nhỏ mà nói thì bốn mươi lượng bạc chính là một khoản tiền lớn, số tiền đó có thể mua một ngôi nhà có khoảng sân rộng ở vùng ngoại thành Sơn Âm.

Trương Ngạc vò đầu nói:
-Đúng rồi, ta đã quên mất. Đúng là đáng thưởng.

Trương Nguyên nói:
-Thưởng cho Am Luân mười lạng bạc, còn lại mỗi người thợ học việc thưởng mỗi người ba lạng. Do ba vị thợ cả của kính phường làm chủ, chịu khó cần mẫn làm việc nên thưởng mỗi người ba lạng bạc.

Cả đám người học việc vô cùng vui vẻ, đều rối rít nói lời cảm tạ. Những người thợ học nghề ở kính phường ngoài trừ được nuôi cơm ra, mỗi tháng chỉ được nhận hai lạng bạc tiền công, có thể được thưởng đến một lượng bạc cũng đã rất vui mừng rồi.

Trương Nguyên giơ chiếc kính viễn vọng bằng đồng trắng trên tay lên, nói:
-Khả năng nhìn xa của chiếc kính viễn vọng này vẫn còn kém hơn một chút so với kính viễn vọng của người phương Tây. Cách thức chế tạo kính các ngươi đều đã biết, ta cho các ngươi năm tháng nữa. Trước tháng mười, nếu có thể chế tạo ra loại kính viễn vọng nhìn được xa giống như phương Tây hoặc tốt hơn của phương Tây thì ta sẽ thưởng cho ba vị sư phụ chế tạo kính và Cam Luân mỗi người bốn mươi lạng bạc nữa, còn lại những học đồ khác cũng sẽ có thưởng.
Sở dĩ ước định trước tháng mười là vì nếu hắn thi đỗ kì thi hương thì đầu tháng mười sẽ phải vào kinh thành để chuẩn bị cho kì thi vào hội vào đầu mùa xuân, còn nếu không đỗ thì không thể nói gì.

Những người thợ kính thủ công và những học đồ vui mừng khôn xiết, hăng hái gấp bội.

Kính viễn vọng của kính phường Hán Xã vẫn chưa tiến hành sản xuất để tung ra thị trường mà vẫn là đang trong giai đoạn sửa đổi và chế tạo thử, vẫn phải bỏ vốn ra, còn tiền lãi của kính phường là dựa vào việc sản xuất và bán các loại kính mắt. Hiện tại, mỗi tháng kính phường có thể chế tạo được năm mươi chiếc kính mát quang lọc, bốn mươi chiếc kính cận thị, bốn mươi chiếc kính thắp hương. Trương Nguyên vốn cho rằng kính thắp hương sẽ bán không chạy bằng kính cận thị và kính mát quang lọc. Nhưng không ngờ sự thật là kính thắp hương bán chạy nhất đến mức cung không đủ cầu. Rất nhiều người dân dùng kính thắp hương thay cho dao đánh lửa, đá đánh lửa. Đương nhiên dùng kính thắp hương để lấy lửa thì phải xem thời tiết, nếu trời mà mưa thì không thể dùng được, nhưng người đặt mua vẫm đông nghịt. Trương Nguyên đã chỉ đạo kính phường giảm sản lượng kính mát quang lọc đi hai mươi cái và tăng kính thắp hương lên hai mươi cái.

Việc tiêu thu kính mắt của kính phường Hàn Xã do môn khách của Tây Trương là Ngô Đình và phụ thân của Phúc Nhi là Trương Lão Thực phụ trách, một người làm sổ sách, một người làm thu ngân. Giá bán lẻ một chiếc kính mát quang lọc là bốn lượng bạc, kính cận thị là sáu lượng bạc, còn kính dâng hương vốn định bán ba lượng một chiếc nhưng bởi vì bán chạy nên muốn nâng giá lên thành bốn lượng bạc. Nếu mua kính của các thương nhân ở bên ngoài mang đến bán thì cũng chỉ rẻ hơn được một lượng bạc, mà kính của họ không thể tinh xảo và hoàn mỹ bằng kính của kính phường Hàn Xã. Hơn nữa với danh tiếng của kính phường Hàn Xã thì không lo là không bán được hàng. Trương Nguyên đã hỏi rõ lượng đá thủy tinh còn dự trữ trong kho của kính phường chỉ đủ dùng trong hai năm tới, liền bàn bạc với Trương Ngạc một chút. Hắn sẽ bỏ ra một ngàn lượng bạc, Trương Ngạc bỏ ra năm trăm lượng, lại lấy năm trăm lượng bạc tiền lãi của kính phường, gom đủ hai nghìn lượng bạc, sai người thợ kính họ Tôn cùng với Lai Phúc ở Đông Trương và ông chủ Tiền của Tây Trương đi Hải Châu Đại Lượng mua đá thủy tinh. Bởi vì kính phường Hàn Xã dùng đá pha lê ở Hải Châu để mài thấu kính, mà xưởng chế tác kính ở Tô Châu và Hàng Châu cũng sẽ học theo, vì thế trong vòng hai, ba năm nữa giá cả đá thủy tinh sẽ tăng lên gấp bội. Cho nên kính phường Hàn Xã phải mua tích trữ trước số lượng đá pha lê đủ dùng trong vòng mười năm.

Rời kính phường, hai huynh đệ đi chầm chậm men theo hàng liễu bên bờ đê. Ánh mặt trời giữa mùa hạ có phần chói chang, mặt nước ánh lên chói mắt. Trương Nguyên nheo mắt lại, ánh sáng quá chói sẽ làm cho mắt hắn không thoải mái. Lúc này là ước chừng là vào khoảng đầu buổi trưa, trên sông có mấy cái thuyền rồng đang gõ trống chậm rãi khua mái chèo. Hôm nay là mồng một, hội thi đấu thuyền rồng của hai huyện Sơn Âm và Hội Kê phải đến mồng ba mới bắt đầu, hiện tại chỉ là đang phối hợp tập luyện thôi.

Trương Nguyên đề nghị:
-Tam huynh, ngày mồng ba chúng ta mang nương tử đến xem thuyền rồng, gọi cả vợ chồng Đại huynh nữa. Xem thuyền rồng xong thì lại đi dạo chơi hoa viên, hoa sen trong vườn chắc hẳn đã nở rộ rồi.

Trương Ngạc vui vẻ nói:
-Được, ta sẽ nói với vợ chồng Đại huynh. Tuy nhiên phải xin phép tổ phụ trước, nếu đúng lúc tổ phụ muốn mời khách đi dạo hoa viên thì chúng ta đành phải đổi sang ngày khác vậy.

Trương Nguyên nói:
-Được, Tam huynh đi hỏi rõ rồi có gì thì báo cho đệ biết.

Trở lại Đông Trương, Thương Đạm Nhiên hỏi việc về chiếc kính viễn vọng kia. Chiếc kính viễn vọng bằng đồng trắng Trương Nguyên cũng mang về theo, liền lấy ra cho Thương Đạm Nhiên xem. Thương Đạm Nhiên đứng ở hành lang trên lầu dùng kính viễn vọng chiếu đến đình viện Tây Trương ở phía đối diện xem thử một chút, dựa theo lời nói của Trương Nguyên mà chậm rãi điều chỉnh tiêu cự, vui vẻ nói:
-Quả nhiên, giống như đang ở trước mặt mình vậy.
Lại nói:
-Tiểu Huy rất muốn có một chiếc kính thiên lý như thế này đấy.

Trương Nguyên nói:
-Ta từng đáp ứng với nó là khi nào vào kinh sẽ tặng nó một chiếc kính thiên lý, không biết năm nay có thể đỗ đạt để được vào kinh hay không nữa.

Thương Đạm Nhiên mỉm cười nói:
-Chắc chắn là chàng có thể. Tập văn bát cổ của Trương Lang đã được lưu truyền đến kinh sư. Đại huynh của thiếp cũng đã xem qua, viết thư về còn khen ngợi chàng nữa đấy.

Trương Nguyên nói:
-Có thể đỗ tiến sĩ hay không, cũng là do ý trời. Thầy giáo Tiêu Nhược Hầu của ta, kiến thức uyên bác như biển nhưng do ý trời mà để thời gian trôi qua một cách vô ích đến khi học Cao trung, đến năm nhất cao trung đã trở thành Trạng Nguyên rồi. Chính là người lúc trước cho ta đọc bài chế nghệ của Giải Nguyên Từ Quang Khải “Vua Thuấn ở trong núi sâu”. Vốn bài chế nghệ đó đã bị thất lạc, là Tiêu lão sư vô tình tìm thấy, vừa đọc xong liền vỗ tay tán thưởng, vì thế liền sắp xếp cho Từ Quang Khải thi Giải Nguyên, bằng không thì không biết Từ Quang Khải còn lãng phí thời gian thêm bao nhiêu năm nữa.

Thương Đạm Nhiên gật đầu nói:
-Có thiên lý mã rồi vẫn còn phải có Bá Nhạc nữa. Quan chủ khảo cũng là điểm mẫu chốt trong kì thi. Không biết kì thi hương Hàng Châu năm nay thì vị quan hàn lâm nào là chủ khảo nữa?
(Bá Nhạc và thiên lý mã là câu chuyện của Hàn Dũ đời Đường. Ý tứ của câu này là ở trên đời này có Bá Nhạc là người có tài năng phân biệt được ngựa tốt xấu, thì sau đó mới phát hiện ra được ngựa hay ngàn dặm. Ngựa thiên lý vốn vẫn tồn tại như thế, như Bá Nhạc thì không phải lúc nào cũng có. Điều này nói rõ một chân lý hiển nhiên: Khi đã có người tài nhận biết được tài, thì sẽ phát hiện ra được vô số nhân tài. Người có khả năng nhận biết nhân tài, càng hiếm hoi hơn nhân tài và rất đáng quý.)

Quan chủ khảo của kì thi hương được gọi là Tổng tài. Bắt đầu từ năm Vạn Lịch thứ mười ba, quan chủ khảo của kì thi hương ở các tỉnh đều do Lại Bộ, Lễ Bộ chọn lựa và phái những viên quan ở kinh thành đến đảm nhiệm. Hơn nữa phần lớn là do Hàn Lâm Viện sắp xếp, những người được sắp xếp làm chủ khảo đều là người của Từ Lâm Quan.