Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 287-1: Mệt vì thích sạch (1)




Giờ Tỵ, người làm của Tiêu thị phụng lệnh Tiêu Pháp đến mời hai cha con Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đến dự tiệc. Trương Thụy Dương cảm thấy rất vinh hạnh, ông ở Chu Vương phủ tuy là Duyện sử trưởng, dưới tay mình cũng quản lý rất nhiều duyện sử, nhưng hầu hết thời gian vẫn là cúi mình thấp cổ bé họng, kết giao cũng đều là những tiểu quan lại hàng thấp phẩm. Lần này từ chức về quê, cả người nhẹ nhỏm, đến Kim Lăng thì nhận được lễ ngộ của Tiêu trạng nguyên, con người ai cũng có thói hư vinh, Trương Thụy Dương ngoài mặt thể hiện không quan tâm thiệt hơn nhưng kỳ thực trong lòng lại cực kỳ vui sướng, ra lệnh cho Lai Phúc chuẩn một phần lễ vật mang đến Đạm Viên.

Dùng xong cơm trưa ở Đạm Viên , Trương Nguyên dẫn phụ thân về Thính thiền cư nhưng lại nhìn thấy hai cái rương lễ vật được đặt giữa phòng khách. Mục Chân Chân nói là do bốn tên quan sai mang đến cho lão gia, không để lại danh thiếp. Trương Thụy Dương ngạc nhiên nói:
-Là ai tặng lễ vật cho ta?

Khi mở ra xem thì đó là hai mươi tám cành mẫu đơn Bát Tiên Kim Phúc Thọ, còn có một ít quà quê Nam Kinh như sáu cuộn vải Tây Dương, sáu sấp Uy Gấm cùng với lụa Vân Tố.

Nếu mẫu đơn bát tiên kim phúc thọ đó là vàng ròng thì ít nhất cũng đáng giá năm trăm lượng, cho dù chỉ là công nghệ mạ vàng thì cũng đáng giá hai mươi lượng bạc, còn có cả vải Tây Dương, mỏng như cánh ve, tinh khiết hơn cả tuyết, đều là hàng cống phẩm, chợ bình thường không thể mua được. Trương Thụy Dương hỏi con trai:
-Những thứ này do ai đưa tới?

Trương Nguyên lường trước là thái giám Hình Long đưa đến, không thể là người khác được nhưng hắn lại không để lưu lại danh thiếp, chàng trả lời:
-Con cũng không biết, không thấy danh thiếp ạ.

Lai Vượng ở bên cạnh nịnh nọt:
-Chắc là quan lại Mộ Duyên Sử ở Nam Đô nghe đại danh nên đã gửi lễ vật đến để tỏ kính ý.

Trương Thụy Dương mỉm cười, nếu ông koong biết thân biết phận nhận thức cục diện cũng không thể trà trộn ở Chu Vương phủ nhiều năm như vậy, sao có thể bành trướng tự cho rằng quan lại Nam Đô sẽ đến nịnh bợ một tiểu quan lại của Vương phủ đã từ chức chứ, rồi nói với Trương Nguyên:
-Lễ vật này lai lịch không rõ, cha không thể nhận, con phải điều tra xem rốt cuộc là do ai gửi đến, có phải là gửi nhầm không, không được mở ra để còn gửi lại cho người ta.

Trương Nguyên đáp:
-Vâng.

Lúc này, Trương Ngạc bước vào nói:
-Ngũ bá phụ, hôm nay là Tết Trung Thu, Ngũ bá phụ muốn được chúc mừng thế nào?

Trương Thụy Dương cười nói:
-Chỉ hận ta không có đôi cánh, bằng không đã bay về Sơn Âm rồi.
Rồi lại nói với Trương Ngạc:
-Huynh đệ các cháu tự đi cùng bằng hữu ngắm trăng chúc mừng đi, không cần phải vì lão già này mà làm mất hứng của các cháu. Ta bảo Trương Nguyên đưa ta đến chùa Kê Minh và Phật Tự ngắm trăng cũng thú vị mà.

Trương Ngạc làm vẻ mặt kì lạ với Trương Nguyên, nghĩ thầm:
-Giới Tử, không phải vi huynh không trượng nghĩa nhưng lực bất tòng tâm, đệ đành phải nghe hòa thượng niệm kinh thôi, vi huynh du ngoạn Tần Hoài, ngắm trăng, uống rượu đây.

Từ dưới chân núi Kê Minh nhìn lên, Phật tự nguy nga trên núi Đông Lộc dưới sự chiếu rọi của ánh trăng càng hiện lên vẻ yên tĩnh và trang nghiêm của nó, khác hẳn với ngày hội đoàn viên của tục thế, Phật tự nơi bồng lai này vắng vẻ, hương khói yên tĩnh, ở nơi cao nhất Dược sư phật tháp đâm thẳng lên bầu trời đêm như lẻ loi với thế gian.

Trăng sáng như nước, thềm đá như gương, Trương Nguyên và Trương Thụy Dương bước lên từng bước, Lục Đại Hữu, Vũ lăng, Lai Phúc, Lai Vượng, và cha con Phù Thành, Phù Đại Công theo sau. Mục Chân Chân không được khỏe nên ở lại Thính Thiền Cư. Hai nô tỳ Tố Chi, Lục Mai đang hờn dỗi vì Trương Đại, Trương Ngạc du ngoạn ở Tần Hoài ngắm trăng nhưng không đem hai người học đi cùng.
Hai cha con Trương Thụy Dương và Trương Nguyên men theo thềm đá đi đến bên ngoài sơn môn. Chùa được xây dựa vào núi, cao thấp đan vào nhau, hai năm trước Thái giám Hình Long bỏ tiền ra trùng tu lại sơn môn, Đại Hùng bảo điện và Di Lặc điện được thái giám Hình Long bỏ ra ba ngàn lượng tu sửa, bây giờ nhìn lên trông rất nguy nga lộng lẫy.
Trương Thụy Dương nói:
- Nghe nói Kê Minh tự này là chùa cổ ngàn năm.

Trương Nguyên nói:
- Vâng, đã hơn một nghìn năm rồi, từ thời kỳ Tây Tấn ạ.

Trương Thụy Dương gật đầu, quay người về hướng nam, cứ như có thể nhìn thấy quê hương Sơn Âm và nói:
- Mẹ con tin thờ Phật, trước kia mỗi lần ta rời khỏi Sơn Âm, bà ấy đều đến trước Phật ở Đại Thiện tự cầu nguyện, cầu phật tổ phù hộ cho ta bình an trở về. Sau đó mỗi lần ta trở về đều cùng bà ấy đi tạ lễ, những năm gần đây đi đi về về cũng phải mười lần, tạ lễ cũng đã 10 lần rồi.

Trương Nguyên cười nói:
- Phật của mẹ con rất linh, năm trước con đau mắt, gần như đã mù, cũng do mẹ cầu Quan Thế Âm Bồ Tát mà con khỏi, đúng là do Bồ Tát chữa khỏi bệnh cho con.

Trương Thụy Dương cười lớn nói:
- Mẹ con lo cho chồng lại lo cho con trai, giờ con ra ngoài đi học, mẹ con sẽ cô đơn đây.

Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Không phải cha sắp trở về bầu bạn với mẹ rồi sao.

Trương Thụy Dương nói:
- Trẻ thì là vợ chồng già thì là bạn, ngày mai ta sẽ lên đường trở về.

Trương Nguyên nói:
- Không phải cha đi Thanh Phổ thăm Lý Thuần, Lý Khiết sao, đúng lúc Lục Đại Hữu đang ở đây, để mai con bảo anh ta đi cùng cha.

Trương Thụy Dương ừ một tiếng rồi hỏi:
- Trong thư chị con nói chuyện cửa hiệu buôn vải “Thịnh Mỹ Hiệu” là sao? Còn Hàn Xã, Hàn Xã Thư cục là thế nào?

Trương Nguyên biết, những việc này đều không thể giấu được ông, nhân lúc bên ngoài sơn môn cũng không có ai, đành kể đầu đuôi chuyện Hàn Xã Thư Cục và chuyện mình dùng lượng lớn ngân lượng mà Hoa Đình Đồng Thị có được trong lần đắm thuyền để hùn vốn thành lập “Thịnh Mỹ Hiệu” cho cha nghe.

Trương Thụy Dương giương mắt nhìn, ông đã sống cẩn trọng hơn nửa đời, chỉ cầu có mức sống trung bình, người thân bình an, nhưng bây giờ con trai ông lại cả gan làm loạn, kết thù với Đổng Hàn Lâm, lập hội thành lập Thư cục mở hãng buôn, mới tí tuổi mà rốt cuộc muốn làm gì!

Trương Thụy Dương nhất thời cũng không biết phải nói con trai thế nào, ngân lượng của Đổng Kỳ Hưng khẳng định cũng không thể trả lại, trong thư Nhược Hi có nói việc trù tính xây dựng “Thịnh Mỹ Hiệu” tiến triển thuận lợi, mở rộng nhà nuôi tằm, dệt công đều tăng gấp bội. Còn Dương Thạch Hương kia nói, Hàn Xã Thư cục vừa mở đã thắng lợi, các tập văn bát cổ đã được in ấn tiêu thụ cũng rất tốt, “Thế cảnh thông tin” của Phùng Mộng Long là top 5 cuốn sẽ được đem đi in. Những việc này Trương Thụy Dương đều không có ly do phản đối, chỉ là, con trai tuổi nhỏ tài nhược, lại vẫn còn đi học liệu có khả năng làm nhiều việc như vậy không ?

Trương Nguyên lường trước sẽ bị cha trách mắng, hắn chỉ im lặng, khúm núm, coi như cúi đầu nghe chỉ giáo, nhưng trong lòng lại kiên định, sẽ không vì cha trách mắng mà thay đổi suy nghĩ, coi như gió thoảng bên tai.

Một nhà sư áo xám hướng đầu nhìn về phía cha con Trương Nguyên, chắc là hiếu kỳ tại sao hai người này lại đứng ngoài sơn môn nói mãi không nghỉ?

Trương bèn nói:
- Cha, chúng ta vào vãn cảnh chùa đi.

Lai Phúc nghe lệnh đã bố trí sẵn một lượng bạc tiền nhang đèn, nhà sư áo xám thấy mừng ra mặt. Chùa Kê Minh từ trước tới giờ vào đêm Trung thu rất ít người, mà họ đều tụ tập ở bên sông Tần Hoài, đứng trên đỉnh Kê Minh, có thể thấy trong 10 Tần Hoài đèn đuốc sáng như ban ngày, lúc này cảm giác về mười trượng hồng trần rất là mãnh liệt.

Nhà sư áo xám dẫn đường cho Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đến Đại Hùng bảo điện lễ Phật, trong làn hương khói mờ ảo, thấy có một cô gái thành kính quỳ gối không nhúc nhích đang bái Phật. Mặc dù chỉ thấy sau lưng, nhưng Trương Nguyên đã biết cô gái này chính là Vương Vi, cái dáng người kia hắn không thể nhận nhầm được, trong lòng vui mừng tự nói “Vương Tu Vi sao lại đên đây, đến từ lúc nào vậy?”, rồi hắn nhìn xung quanh, không nhìn thấy ai khác.

Đại điện trống không, Vương Vi hai tay chập thành chữ thập, nhìn giống như tượng, một nhà sư đang rót dầu vào đèn trường minh trước tượng phật.

Trương Thụy Dương kéo tay áo con nói:
- Chúng ta di dạo nơi khác trước đi.

Nhà sư áo xám nói:
- Hai vị thí chủ, Bằng Hư Các của tiểu tự cũng là nơi đáng giá để hai vị thí chủ thăm quan, tiểu tăng xin dẫn hai vị thí chủ đi.

Trương Thụy Dương nói:
- Vâng, làm phiền sư phụ.
Thấy con trai vừa đi vừa quay đầu nhìn lại vị nữ thí chủ trên bồ đoàn thì cười thầm, ai cũng đều trải qua tuổi thiếu niên, nên có thể hiểu sự hiếu sắc của con trai mình. Hình dáng đằng sau của cô gái đúng là khiến người ta phải rung động, nhưng cái gì nên dạy thì vẫn phải dạy, ông hạ thấp giọng nói:
- Phi lễ chớ nhìn.

Trương Nguyên vâng vâng dạ dạ.

Hai cha con lễ Di Lặc điện xong, thì sang Bằng Hư Các. Tòa các này được xây dựng rất hiểm trở, như một con chim ưng bám vào vách đá. Trương Thụy Dương chỉ đảo mắt nhìn xuống dưới đã vội vã kéo con trai đi xuống lầu, vì nơi đây quá nguy hiểm.

Lại đến Vi Đà điện bái Vi Đà xong, Trương Thụy Dương nghĩ cô nương ở Đại Hùng bảo điện chắc đã đi rồi, liền cùng Trương Nguyên quay lại Đại Hùng Bảo Điện, quả nhiên không thấy bóng dáng cô nương ấy nữa.

Hai cha con Trương Thụy Dương và Trương Nguyên đứng trước Phật lạy vài lạy, xong có nhà sư tiếp khách mời hai người sang phòng khách uống trà. Trương Nguyên nhân tiện nói với cha hắn muốn đi tiểu, và bước nhanh ra khỏi chùa. Dưới ánh trăng mênh mông, Vương Vi đang đứng cạnh sơn môn nói chuyện với Vũ Lăng, Tiết Đồng cũng ở bên cạnh.