Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 264-1: Tế Tửu coi thi trực tiếp (1)




Ngụy Đại Trung nói:
- Không có gì để so tài cả, các cậu sai thì các cậu sai không thể vì không đối đáp được với tôi mà các cậu nghĩ các cậu đúng được, ở đâu ra lý lẽ đó, cái gì đúng thì mãi là đúng đấy.

Trương Nguyên thầm nghĩ nói:
“Tốt lắm, nói ra là biết người của Đông Lâm Đảng luôn luôn cho mình là đúng, cho dù có chết cũng kiên định giữ ý kiến của mình.”
Ra hiệu cho Đại huynh không nên tranh cãi với Ngụy Đại Trung. Hắn gọi một người chấp dịch trong giám đến, trước tiên thưởng cho gã năm đồng bạc sau đó hỏi thăm vài câu, gã liền nhiệt tình trả lời. Trương Nguyên hỏi gã còn có hiệu phòng trống không. Hắn muốn chuyển đi ở một mình chăng?

Người tạp dịch kia nói:
- Phòng thì có nhưng phải được Lưu Học Chính đồng ý thì mới được.

Trương Nguyên gật gật đầu, khi người tạp dịch kia đi rồi thì có người tạp dịch lúc nãy đứng gần khom người nói:
- Trương Công tử, nếu có việc gì giao phó cứ nói với tiểu nhân, tiểu nhân nhất định nhanh chóng vì Công tử mà cống hiến sức lực.

Nguyễn Đại Thành lại gần nói:
- Giới Tử huynh, tôi với huynh đổi phòng đi, huynh đệ của huynh ở cùng phòng sẽ tốt hơn.

Trương Nguyên nói:
- Chỉ sợ Ngụy Đại Trung không chịu.

Nguyễn Đại Thành nói:
- Tôi và huynh ấy thân nhau, để tôi đi nói với huynh ấy.

Trương Nguyên và Trương Đại cùng chắp tay:
- Vậy làm phiền huynh rồi.

Cũng không biết Nguyễn Đại Thành nói như thế nào với Ngụy Đại Trung, Ngụy Đại Trung đã đồng ý. Có lẽ Ngụy Đại Trung sợ hai huynh đệ Trương Nguyên nói cười ồn ào sẽ ảnh hưởng đến chuyện học hành của y, cho nên đổi phòng là thỏa đáng.

Vào giờ Thìn ngày hai mươi mốt tháng sáu, có ba trăm giám sinh mới nhập giám dưới sự hướng dẫn của người trợ giáo tiến sĩ của học đường của mình, các học trò mới xếp thành hàng tiến vào Điện Đại Thành -Văn Miếu để tế bái Khổng Tử. Nghi thức cúng bái này do Tế Tửu - Cố Khởi Nguyên chủ trì. Trương Nguyên thấy Tam huynh Trương Ngạc cùng với đám chư sinh đang quỳ lạy rất nghiêm trang ở Chính Nghĩa Đường, sau đó đứng dậy tỏ vẻ rất thành kính thì không khỏi cười thầm trong bụng.

Nghi lễ cúng bái hoàn tất, các chư sinh trở lại giảng đường của mình để chuẩn bị bắt đầu cho ngày học đầu tiên ở Quốc Tử Giám. Trương Nguyên và đại huynh Trương Đại cùng học Nhâm Tự ban ở Quảng Nguyên đường, lớp này tổng cộng có ba mươi hai học sinh. Trong lớp học có bàn, có ghế dựa, nhưng trong lúc thầy đang giảng bài các học trò nhất định phải đứng nghe giảng, chỉ khi nào cần viết bài mới được ngồi xuống, nghe nói trước kia còn khó hơn nhiều khi thầy giáo giảng bài học trò phải quỳ xuống nghe giảng.

- Ngày mười tám tháng sau, sẽ có một bài kiểm tra.

Triệu tiến sĩ của Quảng Nguyên Đường mở miệng nói:
- Thông thường một câu văn phải mạch lạc lưu loát, lại có thể truyền đạt lại cho mọi người. Để lên được Tu Đạo đường và Thành Tâm đường thì các trò phải chuẩn bị tốt, tranh thủ cơ hội để sớm được lên học lớp cao hơn.

Khâm Định Giám quy quy định, giám sinh nào mà thông thuộc Tứ thư nhưng chưa thông thuộc Kinh giả, thì học ở ba nơi là Chính Nghĩa đường, Sùng Chí đường và Quảng Nguyên đường. Nhưng những học trò mới vào Quảng Nguyên đường đó đều phải chăm chỉ học hành, tất cả đều có mục đích là tham gia kì thi hương vào năm sau. Thi Hương là phải thi Ngũ kinh nên không thông thuộc kinh thì sao được. Cho nên Cố Tế Tửu mạnh dạn đưa ra cách tân, cho phép những giám sinh có bài vở xuất sắc đẩy nhanh tốc độ học tập, để có thể nhanh chóng lên được Ban trung cấp, chuyển sang hai đường là Tu Đạo đường và Thành Tâm đường học tập.

Triệu tiến sĩ lại nói:
- Một tháng ba tuần (một tuần mười ngày, một tháng chia thành ba tuần thượng tuần, trung tuần và hạ tuần). Thượng tuần thi đề ở trong tứ thư. Trung tuần sẽ thi luận bàn về chiếu, cáo, sách, biểu. Hạ tuần sẽ thi kinh, sử, sách luận, phán. Có điều văn chương mỗi người mỗi khác, người nào mà làm văn hay sẽ được thưởng còn làm sai sẽ bị phạt. Riêng mỗi ngày đến lớp phải đọc thuộc lòng "tứ thư" "Ngự chế đại cáo", "Đại Minh luật" mỗi loại một trăm chữ. Mỗi ngày phải tập viết theo mẫu hai trăm chữ trở lên, phỏng theo chữ của Nhị Vương, Trí Vĩnh, Âu, Ngu, Nhan, Liễu Chư Thiếp mà viết, người nào mà không làm xong bài thì sẽ bị đánh mười gậy.

Trương Nguyên đứng ở dưới nghe nói vậy, thầm nghĩ:
"Quảng Nguyên Đường này thực sự không có gì hay để học cả, đối với ta việc học hành không có bất kỳ áp lực nào cả như thế mới thoải mái, dễ tiếp thu. Vả lại các cuốn "Ngự chế đại cáo", "Đại Minh luật", "Lịch đại danh thần tấu nghị" đã nhớ rất rõ, cũng đã viết thuộc lòng theo mẫu.

Mấy ngày sau Trương Nguyên nghe thầy giảng kinh sử, thi vấn đáp, rồi luyện thư pháp, một ngày phải luyện xong một cuốn không được chậm trễ. Trương Đại căn bản khá lười nhác, chỉ ở trong phòng không đi đâu cả, chim hoa tôm cá cũng không được chơi, thấy Trương Nguyên chuyên cần đọc sách y cũng đọc theo.
Nguyễn Đại Thành thấy hai anh em nhà họ Trương đọc sách hăng say y tỏ ra vô cùng kính nể. Nguyễn Đại Thành và Trương Đại rất hợp ý nhau, hai người cùng rất đam mê hí khúc. Trương Đại hát Nam khúc rất hay, học bài xong lúc rảnh rỗi lại đàm luận về hí khúc. Trương Ngạc mặc dù không thể ở cùng hai người bọn họ, nhưng mỗi ngày đều nhờ chấp dịch trong giám mang thư và mang thức ăn ngon vào cho bọn họ. Trương Ngạc đúng là rất hiểu đại huynh Tông Tử của mình, y phải mua trà ngon, mua đồ ăn sáng từ hiệu buôn để mang đến.

Trương Ngạc trong thư nói y đã nhập học được năm ngày, cũng đã lấy được hai tấm thẻ bài "Xuất cung nhập kính bài ". Vì trời tối không về nhà được nên liền tận dụng thời gian cùng Lục Mai ban ngày tuyên dâm, ha ha.

Trương Đại, Trương Nguyên thấy Trương Ngạc viết thư nói thẳng mà không dấu diếm gì, liền không nhịn nổi bật cười. Trương Ngạc trong thư còn nói Tố Chi hỏi Tông Tử thiếu gia vì sao không thể đi ra ngoài vui chơi? Xem ra đang tương tư rồi, Mục Chân Chân kia lại không hỏi, nhưng ánh mắt kia đã nói lên điều đó, cho nên bảo Đại huynh và Giới Tử mau mau ra an ủi.
Ngụy Đại Trung nhà nghèo, cho nên rất ghét những ai dựa vào tiền bạc để nhập học. Ngày hôm đó lúc chạng vạng, sau khi dùng cơm ở Hội Soạn đường trở về, nghe Trương Nguyên và Trương Đại nói giám quy bên Trương Ngạc lỏng lẻo, bèn nói:
- Thái học là nơi bồi dưỡng nhân tài, một chữ bẻ đôi không biết mà chỉ cần có tiền có thể áo mũ vinh danh nở mày nở mặt. Quốc Tử Giám sẽ trở nên bại hoại như thế nào, đất nước làm sao có thể lớn mạnh được? Cũng vì có tiền để được vào, nên học trò vào học được cũng không có cảm giác mừng rỡ, bởi vì giám sinh bây giờ quá nhiều rồi.

Trương Nguyên im lặng, Ngụy Đại Trung nói đạo lý này không sai chút nào. Chuyện này cũng giống như thời hiện đại sau này, chỉ cần có tiền là có thể vào đại học. Nói đến khoa cử đời Minh Triều thì ít ra vẫn còn công bằng hơn so với sau này một chút. Các giám sinh nạp kê mặc dù có thể làm quan, cũng chỉ là chức quan nhỏ phẩm thấp, hơn nữa rất dễ bị các học trò chính tông khinh thường. Khi phạm một sai lầm gì thì ngay lập tức sẽ bị cách chức đến cùng, không có khả năng nhận chức trở lại.

Trương Nguyên cười nhạt nghĩ:
"Xã hội phát triển bốn trăm năm, mà không phát triển mạnh lên được bao nhiêu so với nhà Minh?

Nguyễn Đại Thành xấu hổ nhìn huynh đệ Trương Nguyên nói:
- Triều đình phá lệ nhận lệ phí cũng vì ngân khố quốc gia không còn, hoặc gặp tai họa, hoặc vì lý do nào đó nên phải làm thế.

Ngụy Đại Trung lạnh lùng nói:
- Ngân khố quốc gia không còn hả? Quyên nộp thế này có bao nhiêu vào ngân khố quốc gia, đều bị bọn chúng bóc lột hết rồi, cũng như nộp thuế quặng vậy. Từ năm Vạn Lịch thứ hai mươi, ở giữa sai khiến khắp nơi, vô luận là trong lòng đất có quặng hay không, đều cho đào bới. Cho đến năm Vạn Lịch thứ ba mươi mới ra chiếu lệnh dừng việc khai thác quặng, nhưng cho đến nay thuế thì không giảm, bất kể là thứ gì từ gạo, muối, heo gà đều thu thuế cả. Thương gia giàu có thì có của đút lót, tiểu thương bình thường thì bị lục soát cưỡng chế, thuế thu được đều có thể vào trong hoàng cung sao? Không, Phúc Kiến Thuế sử Cao Thái ở Mân trong mười sáu năm đã chiếm đoạt hơn một trăm ngàn lượng vàng, mười lượng vàng thì nộp về kho không được đến một lượng. Đa số đều bị bọn quan thu thuế và quan lại địa phương phân chia với nhau, nếu nộp vào kho lương một vạn lượng bạc thì trên thực tế chúng phải thu của người dân không dưới mười vạn lượng.

Ngụy Đại Trung bình thường lạnh lùng ít nói chỉ lo đọc sách viết văn, không nói lời nào. Hôm nay có bức xúc nên mới nói ra, có lẽ sự phẫn nộ quá lớn liền nói thao thao bất tuyệt.

Nguyễn Đại Thành biết tính tình của Ngụy Đại Trung, vội nói:
- Ngụy huynh nơi này là Quốc Tử Giám không phải thư viện Đông Lâm, bàn luận chuyện triều chính nơi này là phạm quy đấy, huynh coi chừng chuốc họa vào thân, huynh còn là Nhâm Tự ban Trai trưởng.

Ngụy Đại Trung lúc này mới ngậm miệng không nói nữa, sợ bị truyền ra ngoài.

Nguyễn Đại Thành nói với Trương Nguyên và Trương Đại:
- Ta nghĩ chúng ta không nên bàn luận chuyện triều chính. Trình độ học vấn phải tự mình học thành tài mới có ích. Học vấn cao mà không giúp gì được cho dân chúng thì không được. Ngụy Khổng Thì ( Ngụy Đại Trung còn gọi là Khổng Thì) chịu ảnh hưởng của thầy ta sâu đậm, hai vị chớ nên trách huynh ấy.

Trương Nguyên nói:
- Ngụy Đại Trung chính trực cương nghị, có thể vì bạn mà khuyên can, tại hạ làm sao trách huynh ấy được chứ!

Trương Đại vốn có chút không vui, nghe Trương Nguyên nói như vậy liền cười khì.