Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 223-1: Gậy ông đập lưng ông (1)




Ngô Long có chiêu thức rất đặc biệt, chỉ cần đánh một quyền vào eo, ngực hoặc bụng dưới của đối phương, ám lực ngầm sẽ nhập vào cơ thể, ngay lúc đó thì không cảm thấy là mình bị thương nặng, nhưng lại có thể làm cho kẻ bị thương đến đúng thời hạn đã định phát tác dẫn đến tử vong. Còn bản thân gã sẽ không phải chịu sự truy cứu của luật pháp mà vẫn có thể nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Gã đã từng dùng cách này đánh chết ba người, sau khi bị đánh một năm bọn họ mới phát bệnh rồi chết. Mà khi đó thời hạn truy cứu của pháp luật đã qua, gã không cần phải đền mạng.

Đổng Tổ Thường vẫn chưa vừa ý, hỏi:

- Ngắn nhất cũng phải ba tháng sao?

Ngô Long nói:

- Ngắn nhất cũng chỉ có thể là ba tháng, nếu ra tay quá nặng, nội tạng sẽ xuất huyết ngay lập tức và sẽ chết ngay tại chỗ, như vậy thì không thể được.

Đổng Tổ Thường nói:

- Ta chỉ muốn đánh cho tên tiểu tử Trương Nguyên chết ngay tại đây thôi, bây giờ ta phải kìm nén nỗi hận trong lòng, ba tháng sau hắn mới chết, ta lại không được nhìn thấy tận mắt, như vậy không có ý nghĩa gì cả.

Ngô Long giữ im lặng, thầm nghĩ: “Ta và Trương Nguyên không có thù hận gì, làm sao có thể liều mạng như vậy được. Đánh chết Trương Nguyên thì cha con Đổng thị cũng không cứu được ta, ta chỉ có thể bỏ lại cơ nghiệp ở Hoa Đình trốn đi tha hương thôi, như vậy chẳng phải sẽ uổng phí công sức bao nhiêu năm nay của ta sao.”

Đổng Tổ Thường thấy Ngô Long không chịu giúp mình, tuy rằng có bất mãn, nhưng cũng đành phải từ bỏ ý định đó, nói:

- Theo ý của ngươi, làm cho Trương Nguyên ba tháng sau chết, thì ngay bây giờ ngươi hãy ra đánh hắn đi. Hắn không biết ngươi, ngươi rất dễ ra tay, nhiều người hỗn loạn như vậy, tên tiểu tử Trương Nguyên trúng một quyền trí mạng cũng không biết là do ai đánh đâu, ba tháng sau hắn sẽ chết một cách không rõ ràng, ha ha ha.

Ngô Long suy nghĩ thấy cũng có lý, thừa dịp hỗn loạn đến gần Trương Nguyên, đánh cho hắn một quyền. Như vậy thì bản thân mình sẽ không bị dính líu gì đến, liền nói ngay:

- Được, bây giờ tiểu nhân sẽ đi ngay.

Đúng lúc này, Uông Đại Chùy dìu một tên tay chân của nhóm Đả Hành đi vào, chính là người mà Ngô Long sai đi dò la tin tức, trên đầu tên này bị băng bó, từ đầu xuống đến cổ đều là máu, Ngô Long vội hỏi sao lại thế này?

Tên này đã mất máu quá nhiều, sắc mặt tái nhợt, tê liệt ngồi dưới đất nói:

- Đại ca, những người bên ngoài nhìn thấy người của chúng ta đều xông vào đánh còn nói nhìn thấy người của Đổng gia cũng sẽ xông vào đánh đấy.

Đổng Tổ Thường nổi trận lôi đình, quát:

- Ngô Long, ngươi ra ngoài đấy nhanh lên, đi nhanh lên.

Ngô Long hỏi tên tay sai về tình hình cụ thể ngoài đó, sau đó nói với Đổng Tổ Thường:

- Nhị công tử, hiện nay tiểu nhân không thể ra tay được. Người của Hoa Đình ai cũng biết Ngô Long này, tiểu nhân vừa xuất hiện sẽ bị mọi người phát hiện ngay, căn bản là không có cách nào để tiếp cận được Trương Nguyên, chỉ có thể tìm cơ hội khác để ra tay thôi.

Đổng Tổ Thường tức giận, hét lên mắng Ngô Long là nhát gan, là đồ vô dụng.

Lại có gia nô của Đổng thị chạy vào bẩm báo:

- Nhị công tử, những người bên ngoài đang dùng đá tảng để phá cửa, phải làm sao bây giờ ạ, nhiều người lắm ạ!

Nghe thấy ở cửa trước có rất nhiều tiếng người la hét huyên náo, còn có tiếng phá cửa và tiếng chửi bậy, trên mặt Đổng Tổ Thường xuất hiện sự kinh sợ, kêu lên:

- Nha dịch của quan phủ vẫn chưa tới sao, sai người đi cửa sau đến thúc giục họ đi.

Đổng Tổ Thường ở Hoa Đình luôn luôn hoành hành ngang ngược, bị mọi người vây chặn ở trong nhà, phá cửa chửi bậy thì đây là lần đầu tiên.

Giữa trưa, mặt trời đã đã bị mây che khuất, ánh sáng cũng không chói mắt, nhưng sự oi bức thì vẫn khiến cho con người ta không thể chịu nổi. Xe ngựa dừng lại ở bên cạnh khu nhà bề thế của Đổng Tổ Thường, dân chúng chen chúc nhau tụ tập ở đó, người nào người nấy mồ hôi như mưa, một rừng cánh tay giơ lên, trong không khí tản ra một mùi chua chua khó chịu. Tên tiểu nhị của tửu lầu chen lẫn giữa đám người đông đúc, liên tục kêu lên:

- Trương công tử, Trương thiếu gia, tiểu nhân là Lai Phúc đây.

Mới sánh sớm Lai Phúc đã nghe thấy người ở tửu lầu nói Đổng Tổ Thường đánh chết một tú tài họ Phạm, trong lòng liền trở nên bồn chồn. Y nhớ rõ bốn tú tài hôm trước uống rượu ở tửu lầu chửi mắng Đổng thị có một người họ Phạm, lại nghe thấy người ta nói nữ gia quyến họ Phạm đến Đổng phủ chất vấn, Lai Phúc liền chạy đến xem xem tột cùng là đã xảy ra chuyện gì, dù sao thì lúc này tửu lầu cũng không có khách, mọi người đều đi theo đám người nhà họ Phạm rồi, chợt nghe nói Trương công tử ở Sơn Âm cũng ở đây, thế nên vội vàng gọi to và chen qua đám người để gặp Trương Nguyên.

Mục Kính Nham dùng côn chặn Lai Phúc lại, Lai Phúc gọi to:

- Trương thiếu gia, tiểu nhân là Lai Phúc đây.

Đám người Trương Nguyên quay lại nhìn, Ông Nguyên Thắng nói với Trương Nguyên:

- Đây là tiểu nhị của Vọng Hải Lâu, y cũng là một người thành thật. Hôm trước lúc ở Vọng Hải Lâu, Kim Lang Chi huynh còn nói khi nào Giới Tử huynh đến Hoa Đình thì sẽ cho người đến báo cho y để y đến gặp huynh. Lúc đó Phạm huynh cũng ngồi ở đấy, vậy mà hôm nay đã ra đi ngàn thu không gặp lại rồi.

Lai Phúc quỳ xuống dập đầu với Trương Nguyên, sau đó đứng lên nói:

- Hôm trước, bốn vị tướng công ngồi uống rượu ở Vọng Hải Lầu. Đêm đó có một người cầm hơn mười tờ cáo thị đến bảo tiểu nhân đi dán ở những nơi đông người, nói là làm vậy là để vạch trần những việc xấu xa của Đổng thị, vì thế tiểu nhân đã làm theo. Chỉ là không biết vị tướng công phân phó tiểu nhân làm việc đấy là ai?

Ông Nguyên Thăng và Tưởng Sĩ Kiều liếc nhau. Ông Nguyên Thăng thấp giọng nói với Trương Nguyên:

- Hôm đó người phân phó Lai Phúc dán cáo thị chính là Phạm huynh. Đổng Tổ Thường bắt và tra tấn Phạm huynh có lẽ cũng là vì nguyên nhân này.

Trương Nguyên nhìn cửa cổng đóng chặt của ngôi nhà bề thế nhà Đổng thị, thầm nghĩ:

- Phạm Sưởng chết cũng có chút liên quan đến ta. Giờ đây ta nhất định sẽ bắt Đổng Tổ Thường phải đền mạng. Dựa theo luật lệ của Đại Minh thì Đổng Tổ Thường không phải tự tay giết người, tội không đáng chết. Nhưng loại người ác độc như vậy nhất định phải diệt trừ.
Tại Nha phủ của huyện Tùng Giang. Kim Lang Chi tố cáo Đổng Tổ Thường tự mình giam cầm Phạm tú tài, đã gây nên cái chết của Phạm Sưởng. Lục Thao, Dương Thạch Hương và hơn hai mươi chư sinh cùng tố cáo nhà Đổng thị ở Hoa Đình đã giật dây cho thủ hạ gây rối ở Thanh Phổ, cưỡng hiếp dân nữ, đánh bị thương người dân. Yêu cầu quan Tri phủ Hoàng Quốc Đỉnh và quan Bổ đầu Ngô Thôi Quan bắt Đổng Tổ Thường, Ngô Long về thẩm vấn, tụ tập ở trước cửa nha môn có đến mấy trăm người.

Tri phủ Tùng Giang - Hoàng Quốc Đỉnh mấy hôm trước có nhìn thấy bản cáo thị “Thư họa khó luân tiếng lòng” đó thì biết ngay là có người muốn chĩa mũi nhọn vào Đổng Kỳ Xương, muốn lật đổ thế lực của ông ta. Buổi chiều hôm ấy y đến viếng thăm Đổng Kỳ Xương, nghe được chuyện đó, Đổng Kỳ Xương tức giận đến mức gần như già đi mười tuổi. Tức đến mức tay chân run rẩy, ngay cả sách của Trần Mi Công cũng bị ông ta vò lại, phong độ nho nhã thong dong lúc trước cũng không còn. Hoàng Quốc Đỉnh an ủi Đổng Kỳ Xương, nói:

- Đây chỉ là lời đồn nhảm, nên sẽ sớm tan thành mây khói thôi, thầy đừng tức giận mà ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhưng Đổng Kỳ Xương yêu cầu phải tra ra tác giả của bài văn đó và nghiêm trị. Hoàng Quốc Đỉnh đành phải đáp ứng yêu cầu đó của ông ta, trong lòng thầm nghĩ:

“Xem qua bài văn “Thư họa khó luận tiếng lòng” thì thấy lời văn tao nhã, dẫn chứng tinh tế, chủ đề bàn luận liên tiếp, phảng phất như vừa trang trọng, mạnh mẽ vừa có sức thuyết phục. Bài văn này một nho sinh bình thường không thể viết ra được, chắc chắn là do một người tài giỏi viết ra. Hơn nữa bài văn này hay ở chỗ cả bài văn tuyệt nhiên không có nhắc đến tên của Đổng Kỳ Xương, nhưng từng chữ từng chữ lại không tách khỏi những điểm trọng yếu, bút có đao bút có đao, đây chính là bút có đao đấy.”

Bài hịch văn như vậy ngay cả Hoàng Quốc Đỉnh nhìn thấy cũng phải giật mình, hơn nữa đây cũng không phải là bài văn chỉ trích triều đình, làm sao có thể định tội được. Hoàng Quốc Đỉnh căn bản không có ý định truy ra tác giả bài văn này. Trong lòng y cũng hiểu rõ, không cần y phải truy tìm, tác giả của bài văn chắc chắn sẽ tự xuất hiện. Hoàng Quốc Đỉnh đã gần năm mươi tuổi, làm quan ở đây cũng đã nhiều năm rồi, đối với những việc tranh cãi xung đột như thế này rất mẫn cảm. Lường trước được ngày có việc lớn xảy ra, hiện nay việc quan trọng cần làm gấp là phải khống chế được chư sinh của ba huyện một phủ. Hôm qua ông ta đã triệu kiến giáo thụ của Tùng Giang và của ba huyện Thượng Hải, Hoa Đình, Thanh Phổ, yêu cầu các giáo quan quản lý nghiêm các sinh đồ trong huyện mình. Không ngờ sáng hôm nay lại nghe được tin Phạm Sưởng chết, bạn của Phạm Sưởng là Kim Lang Chi đang khóc lóc kêu oan.

Những sự việc làm cho Hoàng Quốc Đỉnh sứt đầu mẻ trán cứ thi nhau kéo tới. Lục Thao dẫn một đám tú tài ở Thanh Phổ cũng tới Hoa Đình tố cáo Đổng thị và mấy tên tay chân ở nhóm Đả Hành. Mấy chục tú tài tụ tập ở dưới một mái nhà, Hoàng Quốc Đỉnh cảm thấy áp lực rất lớn.

Đang muốn bàn bạc đối sách với Ngô Thôi Quan, có nha dịch báo lại là dinh thự của Đổng Tổ Thường bị dân chúng đang hết sức tức giận vây quanh, Đổng Tổ Thường phái người hầu đến đề nghị Hoàng Tri phủ và Bổ đầu Ngô Thôi Quan phái thêm sai nha đến đó để dẹp đám dân chúng đó đi.