Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 193-1: Mạnh vì gạo, bạo vì tiền (1)




Đổng Kỳ Hưng trừng mắt nhìn Đổng Tổ Thường, môi run run, ngoắc tay ra hiệu cho Đổng Tổ Thường tới gần, giơ tay tát thằng con một cái, tức giận nói:

- Tại sao việc này ngươi không nói sớm?

Đổng Tổ Thường quỳ ‘bụp’ xuống, nói:

- Con nào biết Tông Dực Thiện sẽ phản bội chạy đến chỗ Trương Nguyên, con bị Trương Nguyên hại cả mà.

Đổng Kỳ Hưng không nỡ đánh tiếp thằng con, chỉ thở dài nói:

- Danh dự của cha mày đây cũng bị mày làm hỏng hết rồi.

Đổng Tổ Thường cứ quỳ mà không dám lên tiếng.

Đổng Kỳ Hưng nhíu mày suy tư một lúc lâu, nói:

- Phía tên Trương Nguyên cứ từ từ đã, giờ tình thế bất lợi cho Đổng thị ta, không nên dây vào hắn, cứ để hắn kiêu ngạo ngông cuồng một chút mới tốt, nhưng Tông Dực Thiện bắt buộc phải bắt y quay về, tuyệt đối không được để nó rêu rao ở bên ngoài.

Đổng Tổ Thường nói:

- Cha muốn con cử người đi bắt Tông Dực Thiện về ư?

Thủ lĩnh giang hồ Tùng Giang - Ngô Long là bạn nhậu với Đổng Tổ Thường, Đổng Tổ Thường hoành hành ở xã, đám lâu la của Ngô Long là đồng lõa của Đổng Tổ Thường, mượn thế lực của y không coi quan phủ ra gì, ức hiếp dân chúng.

Đổng Kỳ Hưng nói:

- Tông Dực Thiện hiện được bao che ở môn hạ Tiêu thái sử, muốn ta bỏ nô tịch cho gã ư, đừng có mơ!

Lão lại nói:

- Trước hết đừng có hành xử lỗ mãng, ta sẽ viết thư phúc đáp Tiêu Pháp và Hoàng Nhữ Hanh, từ chối bỏ nô tịch cho Tông Dực Thiện, ra lệnh cho y phải về Hoa Đình, kẻ dung túng nô bộc phản chủ sẽ đuối lý, chắc rằng Tiêu thái sử cũng không giữ y thêm nữa, nếu y còn dám kháng lệnh không về, lúc đó ta sẽ xử lý.

Đổng Kỳ Hưng lại không cảm thấy Đổng thị của lão chứa chấp tên phản nô Trần Minh là có gì không đúng.

Đổng Tổ Thường nói:

- Phụ thân nói đúng, Tông Dực Thiện nếu không dám quay về thì cho đem nhốt cha mẹ y lại.

Đổng Kỳ Hưng lúc này cầm bút viết thư phúc đáp Tiêu Pháp, Hoàng Nhữ Hanh, ngay hôm đó phái người đưa thư tới Hàng Châu.

Gần đến cuối tháng, thư hồi âm của tri phủ Hàng Châu Ân Đình Xu tới trước, nói rằng Trần Minh đã bị giải tới huyện Thanh Phổ, Đổng Kỳ Hưng lập tức đi bái kiến Tùng Giang tri phủ Hoàng Quốc Đỉnh. Hoàng Quốc Đỉnh là môn sinh của lão. Đổng Kỳ Hưng bày mưu với Hoàng Quốc Đỉnh, gửi giấy tới huyện Thanh Phổ, bắt huyện Thanh Phổ giải Trần Minh đến phủ Tùng Giang, để tri phủ cử quan đến thẩm tra xử lý vụ án này. Trương Nguyên đang học ở Nam Bình Cư Nhiên thảo đường ở Hàng Châu, dưới sự chỉ dẫn của minh sư, hắn học “ “ Xuân Thu “ “ tiến bộ rất nhiều, thời gian rảnh rỗi sớm tối thì đi khắp đường Nam Tây Hồ ngắm cảnh, đình Liễu Châu, chùa Linh Chi, tiểu Bồng Lai, đỉnh Nam Cao, chùa Pháp Tướng, không nơi nào là hắn không đi. Chiều tối ngày 29 tháng 9, người hầu Tiêu thị đến mời Trương Nguyên, Tông Dực Thiện tới Nam Viên ở dưới tháp Lôi Phong gặp Tiêu Thái Sử. Trương Nguyên liền nói với Tông Dực Thiện:

- Nhất định thư hồi âm của Đổng Hàn Lâm tới rồi!

Trên đường cùng Trương Nguyên đi Nam viên của Bao Hàm Sở… Tông Dực Thiện cảm thấy không yên. Mấy ngày nay Tông Dực Thiện đều cảm thấy một mực lo lắng đề phòng. Y là thư ký ghi chép của Đổng Kỳ Hưng, cho nên biết không ít các hoạt động bí mật của Đổng phủ. Lần này Đổng Tổ Thường từ Hàng Châu chật vật mà về, chắc chắn đang rất hận mình. Tuy có Tiêu Trạng Nguyên, Hoàng tiến sĩ biện hộ thay cho y, nhưng làm một gia phó tài hoa tuyệt diễm, lại từng thi hộ tú tài cho Đổng Tổ Thường, chỉ sợ Đổng gia rất khó thoát tịch cho y. Hoàng Nhữ Hanh mặt đen miệng rộng và Tiêu Pháp râu tóc bạc trắng đang ngồi ngay ngắn ở trên. Tiêu Pháp hơi nhíu lông mày, nói với Tông Dực Thiện:

- Đổng công đã nhắn nhủ, nói rằng người hầu trong Đổng gia rất nhiều. Nếu không áp dụng gia pháp nghiêm ngặt, rất khó để quản lý. Cho nên ông ta không đồng ý cho ngươi xuất tịch.

Tuy đã sớm đoán ra được kết quả này, nhưng bây giờ nghe thấy câu trả lời khẳng định, trong lòng Tông Dực Thiện vẫn trầm xuống. Hiện tại chỉ cảm thấy cả người vô lực, đồng thời sự bất bình phẫn uất dâng lên mãnh liệt. Y ngửa mặt lên trời, rít gào. Cha mẹ y là nô bộc của Đổng gia, đã xác định y cả đời chỉ là nô bộc của Đổng gia. Cho dù y cố gắng như thế nào đi nữa, cũng không thể thay đổi số phận này.

Tông Dực Thiện nắm chặt hai tay, thân hình run rẩy, khom người nói:

- Ân đức dạy dỗ của hai vị giáo sư, học sinh khắc ghi trong lòng. Chỉ có điều thân thế của học sinh ti tiện, dù có chí vươn lên cũng vô lực.

Tông Dực Thiện nghẹn ngào nói.

Tiêu Pháp và Hoàng Nhữ Hanh nhìn nhau, đều cảm thấy tiếc nuối thay y. Tông Dực Thiện là người hiếu học bọn họ trong lòng biết rõ, thực là một nhân tài hiếm có. Nhưng nhân tài như vậy lại rơi vào thân phận nô hầu thấp kém, thực khiến người ta chỉ biết lắc đầu thở dài.

Tông Dực Thiện nói:

- Ngày mai học sinh sẽ trở về Tùng Giang. Lúc này xin bái biệt hai vị tiên sinh.

Y vừa định quỳ xuống thì Trương Nguyên đã đỡ y dậy:

- Nếu Dực Thiện huynh mà trở về Tùng Giang, chắc chắn sẽ bị Đổng Tổ Thường nhục mạ, thậm chí ẩu đả. Đổng Tổ Thường là kẻ không học vấn không nghề nghiệp, tiếng xấu đã truyền khắp Hàng Châu. Bị nhiều người phỉ nhổ như vậy, chắc chắn y sẽ trút giận lên đầu huynh.

Nói đến đây, Trương Nguyên lại hướng Tiêu Pháp nói:

- Lão sư, vị Đổng hàn lâm kia không chịu thoát tịch cho Dực Thiện huynh, là muốn cản trở Dực Thiện huynh tham gia thi cử. Vậy thì chúng ta không ngại để cho Dực Thiện huynh ở lại đây tiếp tục học hỏi, tránh trở về chịu khuất nhục.

Tiêu Pháp trầm ngâm không nói. Trương Nguyên biết tuy Tiêu Pháp rất yêu quý một nhân tài như Tông Dực Thiện, nhưng sẽ không vì một Tông Dực Thiện mà đắc tội Đổng Kỳ Hưng. Cho nên phải đắn đo cân nhắc lợi và hại. Tiêu Pháp đã trợ giúp Tông Dực Thiện đến đây, là vì ông ta là người độ lượng rộng rãi. Nhưng nếu phải trả giá quá lớn, thì Tiêu Pháp không có lý do gì phải trợ giúp Tông Dực Thiện. Đây cũng là thường tình của con người.

Tâm tư của Trương Nguyên vừa chuyển, liền nói tiếp:

- Lão sư, học sinh có một kế có thể áp dụng. Ở Nam Kinh, lão sư có một thư viện gọi là Đạm Viên, được xưng là thư viện lớn nhất Giang Nam. Nếu lão sư không ngại, có thể cho Dực Thiện huynh trợ giúp lão sư sắp xếp lại sách vở. Đây coi như là hướng Đổng hàn lâm mượn người. Sẽ không bị nói là chứa chấp kẻ phản bội chủ nhân. Lão sư nghĩ thế nào?

Hoàng Nhữ Hanh mỉm cười, thầm nghĩ: “Trương Nguyên là người giỏi mưu kế, tâm tư nhẵn mịn. Biết Tiêu Pháp yêu sách như mạng, năm đó gia đình của Tiêu Pháp rất nghèo, chỉ có thể mượn sách để chép. Lúc đậu Trạng Nguyên, làm tới Hàn Lâm Viện Tu Soạn, liền vơ vét rất nhiều sách tốt, đều nhét vào thư viện Đạm Viên. Hiện tại nếu cho Tông sinh tới thay ông ta quản lý sách vở, đúng là biện pháp tốt nhất.”

Quả nhiên, Tiêu Pháp vê vê râu trắng, gật đầu nói:

- Việc này ta chấp nhận. Vậy thì lão phu sẽ đến chỗ Đổng công hỏi lại. Tông sinh tạm thời sẽ lưu lại ở thư viện của ta, miễn cho trở về chịu nhục.

Đây là đối sách tốt nhất rồi, cho nên Tông Dực Thiện rất cảm kích Trương Nguyên. Đúng là kiếm được một người bạn tốt hơn là nhặt được châu báu. Trước đây Trương Nguyên còn chưa biết Tông Dực Thiện là gia phó của Đổng gia, hai lần gặp nhau trò chuyện, đều rất khâm phục tài năng của Tông Dực Thiện. Ở cửa chùa Tịnh Từ, sau khi đánh tàn bạo Đổng Tổ Thường, Trương Nguyên liền quyết tâm trợ giúp Tông Dực Thiện cởi tịch. Một là vì xuất phát từ việc có thiện cảm và tiếc tài. Hai là vì muốn đả kích Đổng gia. Mà trọng yếu hơn, Trương Nguyên là muốn mượn việc này để thử xem việc các sĩ thân ở Giang Nam quen thói thu dụng những người nghèo làm gia nô có thể giải quyết hay không. Chính vì việc này mà khiến quốc gia không còn người dân để mà thu thuế. Mà ngay cả những người giàu có, vì tránh né lao dịch, cũng đem điền sản gửi cho cho các gia đình quan lớn. Những quan lớn này tất nhiên sẽ không làm không công, bọn họ sẽ từ giữa thu tiền thuế. Nhưng số tiền thuế này nhẹ hơn rất nhiều so với quan phủ thu thuế. Như vậy, thuế má của quốc gia sẽ dần bị xói mòn. Mà một bộ phận quan lớn ở Giang Nam đã giàu càng thêm giàu. Một khiếm khuyết lớn như vậy, đương nhiên hắn phải quan tâm tới. Hiện tại chỉ là một phép thử nho nhỏ mà thôi.

Tiêu Pháp đã ở Hàng Châu được hai tháng. Đến ngày mười sáu tháng mười thì Tiêu Pháp mang theo con của ông ta là Tiêu Nhuận Sinh và đệ tử Tông Dực Thiện đồng hành trở về Kinh Đạm Viên. Các thân sĩ nổi danh của Hàng Châu đều tới đưa tiễn. Ngay cả Chung thái giám cũng muốn đến tiễn biến. Y biết Tiêu Trạng Nguyên thanh liêm, nên không dám đưa tiền và quà. Chỉ tặng mười quyển Tống thư. Trong đó có bốn cuốn sao chép từ Luận Ngữ giải của Tô Đông Pha. Tiêu Pháp rất vui vẻ tiếp nhận. Chung thái giám lại thầm nghĩ:

“Chúng ta vì mua mười cuốn Tống thư này mà hao tổn mấy trăm lượng bạc. Nếu đưa bạc trắng cho Tiêu Trạng Nguyên, khẳng định ông ta sẽ sa sầm mặt cự tuyệt. Nói không chừng còn muốn trách cứ ta. Nhưng nếu thay bạc bằng sách, tuy giá trị như nhau, nhưng lại biến một thứ phàm tục thành một thứ đồ phong nhã.”

Trương Nguyên đứng ở bến tàu nhìn chiếc thuyền chở Tiêu Pháp đi xa, trong lòng thầm nghĩ:

“Việc của Dực Thiện huynh chắc chắn sẽ không đơn giản bỏ qua như vậy. Đổng Kỳ Hưng vì thanh danh của Tiêu Trạng Nguyên, có lẽ sẽ tạm thời đáp ứng. Cho phép Tông Dực Thiện trợ giúp Tiêu Trạng nguyên quản lý thư viện. Nhưng tuyệt đối sẽ không để cho việc này cứ thế trôi qua…”