Trong bữa cơm, Chu Tú Anh nói với anh em họ Phàn :
- Tôi chắc chắn hai tên đầu đà gặp ở Vạn Thảo điếm bên Trấn
Giang là người ở Kim Cương tự, không thì ít ra chúng cũng từ xa tới
nhưng ngụ ở chùa có. Tên đầu đà quyên tiền hồi nãy có ý tạ sự thăm dò
việc Thái Phượng, nhưng có ý ngờ bọn ta ở đây.
Phàn Mộng Liên nói :
- Phải rồi, lúc tới tiệm nhà, đầu đà ngạc nhiên nhìn Hạ biểu muội không chớp mắt. Tên này bản lãnh chẳng vừa.
Chu Đức Kiệt nói :
- Bởi vậy Chu muội mới phải chạy ra chắn. Nếu y không giở món
Thần Phong Khí ra thì chúng tôi cũng nhường Phàn muội đánh với y một
trận xem sao. Cũng may, đầu đà chưa đạt hết môn công phu ấy đó, trái lại thì Phàn muội đã bị tan hết tim gan vì cái lạy của y rồi.
Nói đoạn, Đức Kiệt giảng qua loa về môn tập luyện ấy cho họ Phàn nghe và nói tiếp:
Các tăng, ni có bản lãnh hay luyện môn này. Từ nay, trong đời
nếu gặp bọn ấy mà nghi ngờ không phải chân tu, Phàn muội không nên đứng
gần. Đứng cách sáu, bảy thước không khi nào bị hại vì môn đó. Chớ quên.
Chu Tú Anh liếc nhìn Phàn Mộng Liên :
- Lẽ cố nhiên Phàn muội không quên rồi.
Mộng Liên đỏ mặt im lặng. Đức Kiệt thấy Tú Anh giễu, nói lảng hỏi Phàn Thế Hùng.
- Phàn ca đi dò tin bữa nay có được việc chi không?
Phàn Thế Hùng đáp :
- Tôi sang nhà Vương thúc thúc hỏi chuyện rồi cùng đi với người
thăm mấy nơi khác để thăm dò việc Kim Cương tự, nhưng không một ai biết
nơi ấy là một tổ quỷ. Theo ý tôi thì đó là lẽ dĩ nhiên, họ biết sao được mặt trái của Kim Cương tự, bởi vậy Phi Không hòa thường mới ở lâu được
đất này.
° ° °
Kim Cương tự được xây dựng từ lâu lắm rồi không rõ từ đời nào.
Chùa rộng rãi dựng trên khu đất rộng tới mười mẫu. Cây cao bóng
mát nhà nếp dọc, nếp ngang xây toàn bằng gạch xanh ngói ống tiềm sứ men
màu. Những câu cột lớn hàng ôm chống giữ các xà ngang, xà dọc chạm trổ
rất tinh xảo.
Ngoài tiếng mõ âm vang hòa với gió nhẹ thông reo, Kim Cương tự hoàn toàn chìm lắng trong cảnh vô cùng u tĩnh.
Trên gác tam quan rộng lớn, treo một chiếc chuông đồng đúc theo
hình Ngũ Long Tranh Châu từ đời Tống Chân Tông, do Tinh Hải đại sư đúc.
Chuông nay cao trên một trượng. Khi đánh phải dùng chày treo lớn, đầu
bịt da và do hai hòa thượng đúc chày thúc vào mặt chuông. Mỗi buổi thu
không, hồi chuông ngân nga vang dội tới mười dặm đường.
Trước đây, đại hòa thượng Pháp Huyền trụ trì lãnh đạo Kim Cương
tự. Pháp Huyền hòa thượng là một vị chân tu hiền đức được dân Dương Châu mến chuộng kính nể.
Một hôm trời sẩm tối, có một vị hòa thượng cao lớn khỏe mạnh, từ xa tới xin ở đậu ít bữa. Hòa thượng này đạo hiệu là Phi Không nói là từ Vân Nam tới. Pháp Huyền và Phi Không cùng một cấp bậc trong đạo gia nên chuyện trò rất tương đắc. Trong thời gian ở lại Kim Cương tự, Phi Không thường suốt ngày tung các khóa kinh, đạo hạnh khá cao, các sư trong
chùa đều kính nể.
Bỗng một sáng kia, mọi người trong chùa không thấy Pháp Huyền
hòa thượng ra vương sau chùa đi bách bộ như thường lệ, thì lấy làm ngạc
nhiên rủ nhau vào thiền phòng coi sự thế nào. Không ngờ, Pháp Huyền vẫn
nằm đắp mềm như người ngủ say, nhưng toàn thân đã lạnh ngắt, tích viên
từ lúc nào. Trên đầu giường có phong thư.
Hòa thượng Tĩnh Độ cao cấp nhất trong chùa, sau Pháp Huyền, mở thư ra đọc lớn cho các sư tăng nghe.
Trong thư do bút tích của Pháp Huyền đại khái nói là hòa thượng
thấy trong người chuyển khác nên biên lại thơ này phòng khi tịch viên
rồi thì yêu cầu chư tăng trong chùa không nên tranh giành cấp bực, và
trái lại, yêu cầu mọi người suy tôn Phi Không hòa thượng lên thay thế vì vị hòa thượng này không những ở cấp bậc trên mà đạo hạnh còn cao cả hơn mọi người. Trong khi đọc thư, Phi Không vắng mặt vì sáng nào cũng vào
núi sau chùa.
Tĩnh Độ hòa thượng đọc lời di chúc xong liền cùng chư tăng quỳ
xuống bên Pháp Huyền tụng kinh siêu độ. Hồi lâu Tĩnh Độ đứng lên hỏi ý
kiến chư tăng về việc Pháp Huyền yêu cầu suy tôn Phi Không thay thế. Chư không đều ở cấp bực dưới, không ai có ý kiến gì cả đều phó mặc mọi sự
cho Tĩnh Độ định liệu.
Năm ấy Tĩnh Độ đã ngoài tam tuần, đạo pháp tinh thông được Pháp
Huyền rất quí mến nên mọi việc trong Kim Cương tự phần nhiều do Tĩnh Độ
điều khiển, và chỉ hỏi qua loa ý kiến đại sự thôi. Tĩnh Độ vẫn hy vọng
một ngày kia sẽ được thay thế lãnh đạo chùa khi Pháp Huyền tịch viện.
Nay Pháp Huyền chuyển lời lại yêu cầu chư tăng tôn Phi Không hòa thượng
lên chức đại sự, thì có ý không phục, vì Phi Không lớn hơn Tĩnh Độ có
vài tuổi. Tuy cấp bực cao hơn song là người ở đâu mới tới, không có công linh chi với Kim Cương tự cả. Nhung bút tích của Pháp Huyền di chúc lại rành rành thế này, không lẽ hành động trái lại thời biết nói với chư
tăng ra sao.
Còn đang phân vân chưa biết cư xử thế nào cho phải lẽ thì Phi
Không bước vào, rớt nước mắt quỳ bên thi thể Pháp Huyền đọc kinh. Tĩnh
Độ và chư tăng cũng quỳ theo tụng niệm. Hồi lâu, mọi người đứng dậy,
Tĩnh Độ liền đưa di chúc cho Phi Không hòa thượng đọc. Đọc xong, Phi
Không yêu cầu Tĩnh Độ để hai người ở lại thiền phòng tụng kinh cho người đã khuất, còn tất cả ra trai phòng hội họp.
An vị xong xuôi, Phi Không nói :
- Pháp Huyền đại sư quá yêu nên di chúc lại như vậy. Riêng tôi
tự nghĩ đức độ hãy còn kém, vả lại là người mới đến, quyết không thể
hành động theo lời đại sư được. Việc thay thế đó, không còn ai hơn Tĩnh
Độ hòa thượng là người đã thạo việc nhà chùa.
Tĩnh Độ thấy Phi Không nhũn nhặn thì có ý phục bèn đáp :
- Trước hết theo qui tắc nhà chùa, chúng ta phải tuân theo lời
đại sư quá cố, không thể thay đổi được. Tuy tôi trụ trì đã lâu tại chùa
này, nhưng cấp bậc còn kém. Vậy không có gì hơn là theo lời di chức của
đại sư, tôn Phi Không hòa thượng lên chức đại sư Kim Cương tự việc đã
nhất quyết xin người đừng từ chối.
Tĩnh Độ và chư tăng quỳ xuống.
Phi Không vội vàng quỳ xuống đáp lễ và vẫn khăng khăng chối từ.
Sau đó chư tăng kêu nài mãi Phi Không mới nhận lời. Mấy hôm sau, khi hỏa táng Pháp Huyền xong xuôi, trong chùa làm lễ chính thức suy tôn Phi
Không hòa thượng lên chức đại sư Kim Cương tự.
Tĩnh Độ hòa thượng làm giấy báo cáo quan sở tại Dương Châu biết việc thay đổi.
Muốn được lòng Tĩnh Độ, Phi Không nhắc Tĩnh Độ lên cấp trên
ngang hàng với mình và giao cho việc như phụ trách đại sư. Ngoài ra Phi
Không còn mở cuộc khảo sát, rồi tùy nghi nhắc chư tăng lên cấp trên.
Thành thử ai nấy đều hài lòng.
Trong vòng năm đầu, mọi việc trong Kim Cương tự vẫn điều hòa,
nhưng Phi Không nạp thêm ba hòa thượng nữa là Lỗ Năng, Tuệ Giác và Dục
Đức. Ba hòa thượng mới đến này người nào cũng lực lưỡng khỏe mạnh, có võ khí, và thường ngày luyện tập võ nghệ ở sân sau.
Sang năm thứ hai, Phi Không nạp thêm ba hòa thượng khác nữa: Bảo Tích, Pháp Cổ và Lục Độ. Cũng như ba người trước, bọn này cũng dữ tợn
không kém. Sáu hòa thượng này rất thân nhau, hàng ngày luyện tập võ
nghệ, gươm đao quyền cước. Ăn khỏe, ngủ nhiều chớ không chịu kham khổ
như chư tăng cũ trong chùa. Phi Không làm ngơ không nói gì.
Trong hai năm đầu, Phi Không đi lại Dương Châu giao dịch với các quan sở tại và các thân chủ. Y rất khéo léo nên ai ai cũng quí trọng.
Tĩnh Độ thấy mực chi tiêu trong chùa tăng lên nhiều quá vì sáu
hòa thượng mới, bèn trình bày riêng với Phi Không. Nhưng Phi Không ầm ừ
qua loa rồi lờ đi. Đã nhiều lần làm như vậy, Tĩnh Độ bắt đầu nghi ngờ
thiện chí của vị đại sư ấy.
Tĩnh Độ bèn bí mật họp chư tăng cũ lúc trước theo Pháp Huyền, dò hỏi ý kiến. Nhưng chẳng được việc gì vì ai nấy đều yếu đuối. Có ý sợ
sáu hòa thượng mới vô dũng, dữ dội như hùm beo.
Chư tăng chán nản bỏ ra đi gần hết. Phi Không cũng không giữ ai
hỏi cũng ưng thuận cho. Bọn ra đi không bao lâu có người thay thế liền.
Tĩnh Độ phẫn uất nhất định phản đối Phi Không.
Những người cũ này ai cũng có công với Kim Cương tự. Họ xuất gia từ khi còn nhỏ tại chùa, đại sư không nên để họ ra đi như thế.
Phi Không nghiêm sắc mặt :
- Tự ý họ xin đi, vậy không lẽ ta giữ lại? Ta có đuổi họ đâu.
- Không đuổi nhưng cũng như đại sư đuổi. Cảnh chùa ngày nay mất
hẳn phong vị đạo hồi trước. Tiếng chân đạp đất huỳnh huỵch, gươm đao
chạm nhau chan chát phải khiếp người. Chư tăng khi xưa chỉ biết âm thầm
tụng kinh niệm Phật chịu sao nổi cảnh huyền náo ấy? Tiếc thay?
Phi Không biến hẳn sắc mặt không hiền lành nhã nhặn như trước nữa, quát lớn :
- À ra ngươi cũng muốn phản kháng ta? Nếu ngươi xin đi ta cũng ưng thuận ngay đứng có nói với chư tăng. Phản ta thì phải chết.
Tức giận quá, hơn nữa Tĩnh Độ tiếc nhớ cảnh xưa, liền đứng dậy nhìn thẳng vào mặt Phi Không nói :
- Ai nâng đại sư lên tới địa vị như ngày nay mà nói những lời
không hay đó? Chùa này là nơi u tĩnh tu hành chứ không phải nơi sơn trại tụ tập côn đồ.
Phi Không im lặng, đứng lên đưa tay xách cổ áo Tĩnh Độ nhấc bỗng lên khỏi mặt đất, rồi liệng vào góc phòng, Tĩnh Độ ngã xoài ra mặt đất
đau quá, nhưng vẫn luôn miệng mắng nhiếc Phi Không.
- Tu hành như bọn mi thì sớm xuống địa ngục...
Phi Không cười gằn :
- Thầy mi là Pháp Huyền cũng bị tay ta bóp chết nữa là mi. Được, sẽ cho mi biết địa ngục.
Phi Không bèn gọi Lục Độ đem Tĩnh Độ giam vào căn phòng như kín ở sau chùa.
Ngay hôm sau, Phi Không họp mấy người cũ còn lại nói :
- Tĩnh Độ vô lễ, nên ta đã trừng phạt. Còn các người, ai muốn
lại ta cũng dung nạp. Kẻ nào muốn ra đi nơi khác, ta sẽ cấp tiền nong tử tế.
Những người khá đã đi cả rồi, còn mấy người lèo tèo làm bếp và
dọn dẹp vặt vãnh trong chùa không biết đi đâu, nên phải ở lại chùa chịu
lép một bề mặc bọn Phi Không lộng hành.
Từ đó, Phi Không tổ chức lại trong chùa theo cấp bực võ nghệ sức lực của từng hòa thượng một.
Pháp Cổ, Dục Đức, Lỗ Năng, Lục Độ, Bảo Tích và Tuệ Giác.
Pháp Cổ phụ Phi Không, Dục Đức giữ chân Tri khách tăng, Lỗ Năng
coi kho, Lục Độ và Bảo Tích giữ phần xuất phát và xây dựng. Còn Tuệ Giác thì phụ trách cúng lễ đèn nhang trong chùa. Các tăng khác đều mỗi người mỗi việc. Ai ai cũng phải tập luyện côn quyền.
Phi Không còn chế ra các cơ quan, rồi cùng Lục Độ, Bảo Tích gọi
thợ ở các nơi xa về xây dựng Tàng Xuân viện, đào đường hầm vào tận trong núi. Tàng Xuân viện xây dựng cực kỳ xa xỉ, chẳng thua chi nơi cung, qua nơi có cơ quan, chắc chắn phải tánh mạng.
Kim Cương tự từ ngày có Phi Không cầm đầu, tiền của súc tích.
Riêng số tiền khách thập phương tới chiêm bái cúng, hàng năm cũng đã
nhiều. Tuy vậy cũng không đủ để cung cấp sự xây dựng xa xỉ, nên thỉnh
thoảng Phi Không và Pháp Cổ lại đi xa cướp một chuyến lấy tiền về chi
dùng việc canh tân hóa. Phi Không cho liệng các xác bất hạnh đó vào tận
trong núi sâu. Gia đình nạn nhân lâu không thấy người nhà trở về, trình
báo với quan sở tại nhưng ăn thua gì!
Bên Trung Quốc cứ ra khỏi tỉnh thành là không núi thì rừng, bọn
lục lâm đ*o hắc điếm nhan nhản, mạng con người không có chi bảo đảm cả,
nhất là những người đi xa.
Sau khi xây dựng xong Tàng Xuân viện, Phi Không và sáu hòa
thượng chia nhau đi các nơi bắt phụ nữ về chia nhau hành lạc, hãm hiếp.
Hoặc giả những người đi lễ, có chồng hay chưa, không để ý thì thế nào
chúng cũng thăm dò, đêm đến dùng thủ đoạn sẵn có, bắt cóc về giam hãm!
Người nào chịu nhục nhã theo chúng thì được ăn sung sướng, trái lại sẽ
vị cưỡng bách xong rồi thủ tiêu. Tội ác bọn Phi Không đã ngập trời,
nhưng chúng vẫn khéo léo gìn giữ được bề ngoài để lợi dụng tiếng tốt của Kim Cương tự sẵn có từ trước.
Đắc Đạo đại sư thường lấy làm toái chí gây được hai đồ đệ cự phách này.
Với Thiên Không, Phi Không dòng võ La Phi Sơn chắc chắn đã được lưu truyền.
Quả thế bản lãnh Thiên Không và Phi Không chẳng kém chi Đắc Đạo đại sư.
Hôm Thiên Không hạ sơn biệt thầy ra đi, Đắc Đạo trịnh trọng bảo đồ đệ :
- Tất cả tài nghệ bình sanh của Tàng Xuân viện, con đã hấp thụ
không sót một thế quyền, ngọn cước nay con lên đường vân du thiên hạ,
nhưng chẳng nên quên chốn cũ trở về đây luôn để thầy trò được gặp nhau.
Ta trông cậy ở con sau này sẽ thế ta hương khói nơi đây để Thiên Linh tự đất La Phù được truyền mãi mãi về mai hậu.
Thiên Không quỳ xuống đất nói :
- Con đã xuất gia đầu Phật thì dù sao sẽ dừng bước giang hồ tại
am thanh cảnh vắng. Cảnh đó còn đây hơn bản tự là nơi sư phụ nuôi dạy
con từ hồi thơ ấu. Thế nào con cũng sẽ trở về.
Từ đó Thiên Không biệt thầy ra đi và giữ lời hứa, thường năm nào cũng về Lĩnh Nam thăm Đắc Đạo một lần. Riêng về Phi Không tính tình
hung ác dâm dật, nhưng lại rất khéo léo che đậy nên Đắc Đạo đại sư không hay biết chi cả. Tuy cũng xuất gia như Thiên Không, nhưng y có ý mượn
cửa Phật để thực hành sau này những tà dâm, mà y đã sắp đặt sẵn trong
thời kỳ học võ nghệ ở Thiên Linh tự.
Lúc đầu, Phi Không còn về La Phù sơn thăm hỏi tin thầy, về sau
thưa dần vì y rất lấy làm khó chịu phải nghe những lời dạy vô vị của Đắc Đạo đại sư. Trên mười năm đi khắp đó đây, Phi Không giao dịch với đủ
hạng người là với giới phi hạnh đại đạo, đầu đà ác bá.
Qua lại Dương Châu nhiều lần, Phi Không rất ưa thích cảnh Kim
Cương tự, những mong một ngày kia được trụ trì tọa một nơi u nhã như vậy giữa khu đất rộng người nhiều, rượu ngon gái đẹp. Dân Giang Nam thường
ví:
"Đẹp nào bằng giá Dương Châu.
Tây Thi thua kém, Ban Siêu giật mình".
Sau đi tính lại nhiều lần không có cách gì hơn là dùng mưu chiếm đoạt Kim Cương tự. Bởi vậy Phi Không nhất quyết thi hành mưu kế hẹn với mấy đầu đà thân tín sẽ tìm gặp nhau ở Kim Cương tự. Bọn ấy chính là sáu đầu đà được dong nạp sau khi giữ chức đại hòa thượng chùa này.
Đã toan tính sẵn, một hôm, Phi Không lẻn vào thiền phòng ép bức
Pháp Huyền viết tờ di chúc nhường chức trụ trì cho Phi Không. Sau khi
Pháp Huyền viết xong tờ di chúc, Phi Không đưa một viên thuốc bảo phải
nuốt. Pháp Huyền nhất quyết không nuốt, định kêu cứu thì Phi Không đã lẹ tay bịt miệng bóp mũi khiến Pháp Huyền chết ngạt.
Sau khi thi hành thủ đoạn sát nhân, Phi Không đặt thi thể Pháp
Huyền lên giường đắp mềm lại như người ngủ, và để phong thư thủ bút của
Pháp Huyền trên đầu giường để lừa chư tăng trong chùa.
Phi Không còn toan tính nốt cả Tĩnh Độ, may thay vị này tưởng thật chịu tòng phục Phi Không nên thoát chết.
Một hôm có hai hòa thượng quen thân với Lỗ Năng, Dục Đức qua thăm Kim Cương tự.
Lỗ Năng, Dục Đức giới thiệu hai người Hắc Đầu Đà và Thiết Đầu Đà từ Hồ Nam tới với Phi Không. Hai người mới thấy Kim Cương tự được tổ
chức châu đáo thì khen ngợi, vả lại được Phi Không tiếp đãi cực kỳ tử tế bèn nịnh nọt tâng công. Hắc Đầu Đà nói :
- Bạch đại sư, chúng tôi mới qua Dương Châu thấy ở Chiêu Dương lộ có con bé xinh đẹp quá...
Nghe nói tới gái đẹp, Phi Không cười tít mắt có vẻ khoái chí lắm.
Hắc Đầu Đà lại nói :
- Nếu đại sư cho phép, tôi quyết dùng thuật nhỏ bắt nó về đây để người vui chơi...
Phi Không cười hềnh hệch :
- Vui chơi thì tất cả anh em đây cùng hưởng, nhưng liệu có êm
thấm không? Ta không muốn Kim Cương tự mất tiếng! Tính toán kỹ lưỡng
chắc ăn hành động.
- Chắc lắm! Bắt con bé đó có khó gì mà không chắc? Ngày mai,
chúng tôi khởi hành qua Trấn Giang có chút việc, khi trở về sẽ quyết đem nó về đây người dùng...
Phi Không vỗ vai hai đầu đà cười tít :
- Ờ ờ, được lắm! Đi Trấn Giang mau lẹ về đây nhé. Phải đổi món
mới được, Tàng Xuân viện ngán mấy đứa cũ quá rồi!... hà... hà...!
Hôm ở Trấn Giang trở về, hai đầu đà lại qua Chiêu Dương lộ dòm
ngó thì thấy cái "vưu vật" vẫn còn nguyên đó, liền tìm quán trọ ở, qua
đêm hôm sau thi hành thủ đoạn.
Chiều hôm ấy dùng bữa xong, hai đầu đà trả tiền chủ quán.
Chủ quán ngạc nhiên hỏi :
- Nhị vị hòa thượng đi đâu lúc này? Sớm mai sẽ đi, tôi không tính tiền đâu.
Hắc Đầu Đà cười :
- Đâu có phải vấn đề tiền nong! bần tăng gặp người quen mời về nhà nên mới ra đi vào giờ này.
Vì trong tháng Giêng, nhà nhà đóng cửa sớm, mới đầu canh hai,
phố xá vắng vẻ. Từ các nơi ca lâu trà thất, đèn thắp sáng choang chiếu
ra ngoài đường phố. Tiếng đờn ca trầm bổng nhặt khoan. Trái lại các nhà
khác cửa đóng then cài, hoặc đi ngủ sớm hoặc bài bạc vui chơi.
Hắc và Thiết Đầu Đà chờ ở trên nóc am Quân Âm gần cửa Tây. Trống điểm canh hai. Hắc Đầu Đà vỗ vai bạn :
- Giờ này khởi sự được rồi! nào đi!
Hai người liền đứng lên giắt tà áo vào đai lưng cho gọn ghẽ,
chuyền qua nóc ra ngoài đường ẩn vào bóng tối. Hồi lâu tới Chiêu Dương
lộ thấy đường vắng tanh. Hai đầu đà phi thân lên nóc nhà lần tới khu
tiệm Đạt Hưng. Nhà dưới đèn đã tắt hết, nhưng trên lầu ánh sáng còn le
lói qua khe cửa. Nhẹ nhàng, Hai đầu đà nhảy xuống sân rồi lại uốn mình
phi thân hiên lầu, ghé mắt qua khe cửa thấy đèn sáng ở trong lầu phía
mặt lộ. Hai người lại chuyền lên nóc, lăn xuống hiên trước nhìn vào.
Thiếu nữ ngồi hàng bữa nọ nằm trên giường thiêm thiếp ngủ, tay
còn cầm cuốn sách. Phải Hạ Thái Phượng đang đọc sách chợt ngủ quên đi
mất.
Thiết Đầu Đà rút trong ngực áo ra cây muội hương (hương mê) nhỏ
xíu, bật lửa đốt rồi giắt cây hương đó vào trong khe cửa. Làn khói theo
gió thổi xuôi bay thẳng vào giường Thái Phượng đang ngủ mơ màng, xinh
đẹp tựa Hằng nga trên cung Quảng. Làn tóc mây đen lánh tỏa xuống bên
giường phản chiếu ánh đèn như dòng suối Ngọc Tuyền...
Giây lâu, hương mê ngấm Thái Phượng ngủ say, ngón tay lơi ra, cuốn sách rót xuống mặt sàn.
Thiết Đầu Đà rút đao cậy then cửa sổ chui vào. Hắc Đầu Đà theo
sau đóng cửa đó lại rồi tiến tới bên giường lấy chiếc mền mỏng quấn Thái Phượng lại đeo trên lưng. Đoạn hai người tắt đèn lần ra phía sau mở cửa lớn lẻn ra ngoài hành lang chuyền xuống mặt tường hoa. Như hai bóng ma, Hắc, Thiết Đầu Đà phi thân lên nóc nhà hòa mình với bóng tối nhằm nẻo
Kim Cương tự. Tờ mờ sáng, hai đầu đà về tới chùa.
Được báo trước, Phi Không hòa thượng vội truyền lệnh đem mỹ nhân xuống Tàng Xuân viện, đặt trên giường bát bảo.
Hạ Thái Phượng hãy còn mơ màng ngủ, màu da trắng nuột như ngà
khiến Phi Không thèm thuồng khoái chá, hai bàn tay xoa vào nhau trên mắt ra nhìn như muốn nuốt chửng thiếu nữ. Hồi lâu Phi Không chợt nhớ ra
Hắc, Thiết còn đứng đó liền quay bảo chúng :
- Hay lắm! Thiệt là tuyệt sắc giai nhân, hai người tinh lắm, có
thưởng. Bây giờ ra ngoài bảo nhà bếp dọn rượu uống đi, vất vả suốt đêm
rồi.
Chờ bọn Hắc, Thiết lui gót rồi. Rồi liền vỗ tay mấy cái. Một thiếu nữ từ cánh cửa bí mật hiện ra.
Phi Không nói :
- Gọi mụ Lý, ta cần gấp nhé.
Thiếu nữ vâng lệnh lui ra.
Đoạn Phi Không ra chiếc bàn bát tiên nạm ngọc gần đó, kéo ghế
ngồi, với tay lấy bầu rượu sứ men xanh, rót một ly uống từng hớp nhỏ
một, mắt trố ra không hề rời khỏi thiếu nữ đang mê man ngủ trên giường.