Kinh Thành Về Đêm (Dạ Lan Kinh Hoa)

Chương 54: Đông Lạnh Nhạn Bay Về Nam 1






Ngày rời kinh, tuyết ngập trời chẳng báo trước.
Ánh đèn hắt lên bóng tuyết, ngồi trong phòng thấy không khác gì ngàn vạn bóng đen lả tả ngoài cửa sổ.
Những gia đình bình thường trong ngõ Bách Hoa Thâm Xử vẫn đang ngủ mơ.
5 giờ rạng sáng, không gian tĩnh lặng chỉ còn tiếng tuyết rơi.
Ngoài cửa hàng “Tiệm sản xuất và sửa chữa gia dụng” treo đèn dầu, Tư Niên nhìn vào trong, trên kệ bày đồ gỗ chủ yếu màu nâu đen.

Những cửa tiệm sửa chữa đồ nội thất bằng gỗ hay quán bán đồ gỗ nằm rải rác khắp các con ngõ lớn nhỏ trong Bắc Bình, không hiếm gặp.

Tiểu nhị đứng trong cửa thuỷ tinh, nhìn đoàn người bên ngoài nhân lúc trời tuyết rời đi, khó tránh quan sát thêm mấy lần, nhưng nhác thấy quân phục trên người Lâm Kiêu, hắn lập tức thu lại lòng hiếu kỳ, tắt đèn trong tiệm.
“Tạ thiếu tướng quân không xem tuyết rơi đã đi rồi”.

Tư Niên tiếc nuối nhỏ giọng, “Ngài đã từng thấy tuyết ạ? Tuyết ở kinh thành ấy?”
“Từng thấy”, cô giúp Tư Niên đội mũ nhung trắng ngày đông, “Mỗi lần vào kinh đều là mùa đông”.
“Mỗi lần sao?”
Tư Niên sợ làm cô bi thương, không tiếp tục hỏi sâu, từ lúc Tạ Vụ Thanh rời kinh, cô bé liền bật máy hát.

Cô bé vốn an tĩnh cẩn trọng, nếu là ngày thường khi nghe đến chuyện về Tạ thiếu tướng quân, hẳn sẽ truy vấn đến cùng.
“Vào ngày đại hôn của Tốn Thanh hoàng đế, khi màn đêm buông xuống, ta cùng ngài lần đầu gặp mặt ở đây”, cô đứng trong gió tuyết kể, “Lần thứ hai là lúc nam bắc hoà đàm, nhưng hoà đàm thất bại, Tôn tiên sinh cũng bệnh mất”.
“Quan ngoại giao bị người Nhật Bản hại chết ở Tế Nam cũng tham gia nam bắc hoà đàm”, Tư Niên nói, “Mẹ từng bảo thế”.
“Ừm, năm ấy người ra Bắc rất nhiều”.
Từ Quảng Châu đến Nhật Bản, lại về Thượng Hải, Thiên Tân, cuối cùng dừng ở điểm cuối hành trình là Bắc Bình.

Có quá nhiều người mang theo tâm nguyện nam bắc thống nhất đến phương Bắc, liều chết cùng nghị đàm với quân phiệt.

Sau này, mỗi cái tên ấy, đều để lại một vết mực đen đặc trong lịch sử.
Hà Tri Hân khoác áo choàng đứng đợi đầu ngõ.
Lần này Hà Vị xuôi Nam, không biết ngày về, người làm cô trong nhà muốn đích thân tiễn họ đến Thiên Tân, sau khi yên ổn lên tàu mới an lòng.
Hà Vị đưa Tư Niên lên sau xe, Quân Khương mở cửa giúp Hà Tri Hân.
“Hà thất tiên sinh”.

Dưới rặng cây cạnh con ngõ, một người đàn ông mang khuôn mặt tuấn tú, bước ra từ trời tuyết lả tả.


Người đó vẫn giống hệt khi nổi tiếng, lịch sự văn nhã, ngoại trừ một lớp tuyết trắng xoá trên bả vai vì đợi lâu, không thấy có gì không thoả đáng.
Hà Tri Hân đối mặt với Chúc Khiêm Hoài: “Chúc tiên sinh”.
Hà Vị ngầm bảo Quân Khương đóng cửa xe trước.
Hai người tri kỷ trên sân khấu cách mấy năm không tới lui, vừa gặp lại, có chút cảm giác giống như chỉ vừa xướng diễn hồi đầu năm nay, giữa hậu đài hỗn loạn của Tam Khánh Viên ngẫu nhiên gặp gỡ.

Một bên là đàn ông cao bảy thước hoá trang thành nữ giới, một bên là cô gái xinh đẹp chưa kịp ăn diện, chỉ khoác ngoại bào của bậc tướng quân.

Hắn là đán, cô là sinh [1], hắn nổi tiếng khắp kinh thành với dung mạo xinh đẹp, hấp dẫn vô số người hâm mộ, còn cô ở cạnh bảo vệ hắn qua bao lần.

Sau đó, cô bị quân phiệt nhìn trúng, là hắn đích thân ra mặt hoà giải, vì cô đắc tội không ít người quyền quý…
[1] “Đán” (旦), chỉ vai diễn là con gái trong kinh kịch.

Dựa theo từng vở kịch khác nhau mà chia vai “đán” thành thanh y, hoa đán, võ đán, lão đán.

“Sinh” (生) chỉ vai diễn con trai trong kinh kịch, dựa theo tuổi tác chia “sinh” thành lão sinh, tiểu sinh, võ sinh.

Ngoài ra trong kinh kịch còn có vai “tịnh” (dành cho nam) – thường là người hào kiệt hoặc thư sinh, đặc trưng vẽ nhiều màu sắc lên mặt; và “sửu” (cả nam lẫn nữ) – chỉ người xấu xa hoặc hài hước lanh lợi.
Trên phố truyền tai nhau chuyện tình vụng trộm của hai người, nhưng mỗi lần có ai hỏi bọn họ đều phủ nhận, chỉ lo sợ bản thân nổi tiếng quá mức liên luỵ đối phương.

Chứng cứ duy nhất chứng minh cho quan hệ của họ, chỉ có một món đồ trang sức, là vào năm Chúc Khiêm Hoài đến tuổi cập quan [2], Hà thất tiên sinh đưa lễ vật đến tận nhà.
[2] Thời xưa, nam giới vào khoảng 20 tuổi sẽ bắt đầu đội mũ, đó là nghi thức báo hiệu họ là đàn ông trưởng thành, gọi là lễ quan tuế (cập quan)
“Thất tiên sinh chớ trách”, Chúc Khiêm Hoài áy náy nói, “Chúc mỗ nghe tin tiên sinh rời kinh, muốn đến tiễn một chút”.
Chúc Khiêm Hoài chần chờ một lát, lại hỏi: “Lần này Thất tiên sinh xuôi nam, có quay về kinh nữa không?”
Hà Tri Hân bất ngờ, không biết Chúc Khiêm Hoài nghe được tin này từ yeutruyen.net đâu.

Có điều tin tức chỉ đúng một nửa, nửa còn lại chính là, sau khi cô tiễn Hà Vị lên tàu, vẫn trở về Bắc Bình, cùng mấy phòng khác ở Hà gia đón Tết Nguyên đán.
“Nếu tôi không về kinh nữa, Chúc tiên sinh có muốn nói lời cuối với tôi không?” Hà Tri Hân lên tiếng.
Ánh mắt Chúc Khiêm Hoài hơi loé lên, rất nhanh đã ảm đạm.
Hắn nhìn thẳng vào cô.
Hà Tri Hân chờ một lúc lâu, Chúc Khiêm Hoài khẽ cười khổ, dịu dàng bảo: “Hà thất tiên sinh đáng lẽ đã lên trời xuống đất từ lâu rồi, vốn không nẹn bị trói chân trong mảnh đất kinh thành.

Chỉ là làm ăn buôn bán rất hao tổn tinh thần, sau này… phải chú ý sức khoẻ”.
Dứt lời, Chúc Khiêm Hoài dời tầm mắt, không muốn để người khác nhìn thấu tâm sự của mình: “Buổi sáng còn có tiết học, Chúc mỗ cáo từ trước.

Bảo trọng”.
Cả hai tạm biệt ở đầu ngõ, cô bảy lên tàu hoả vẫn như người mất hồn.
Đến khi đến nhà chú chín ở Thiên Tân, Hà Tri Hân viện cớ lên lầu trước.
Hà Vị thu xếp cho Tư Niên xong, ngồi ở phòng trà nhắc đến Chúc Khiêm Hoài, Hà Tri Khanh không kinh ngạc lắm, chỉ khẽ thở dài.
“Chú chín biết chuyện gì sao?” Cô hỏi.
“Có nghe người ta nói mấy câu”, Hà Tri Khanh vuốt ve con mèo trong lòng ngực, thấp giọng kể, “Những năm cuối triều Thanh không cho phép hành nghề mại dâm, xung quanh Bát Đại ngõ nổi tiếng nhất là những bé trai theo học hát kịch, lúc ấy chuyện xấu để lại… có người vốn thích đàn ông, bắt trói Chúc Khiêm Hoài đi.

Ông ta nhốt Chúc Khiêm Hoài một thời gian dài, sau đó bị cấp dưới tạo phản giết chết, lúc này Chúc Khiêm Hoài mới trốn thoát quay về”.
Chú chín dừng lại.
“Cô bảy…”
“Chị ấy biết.

Chị ấy từng hỏi ta, mà ta thì trả lời trung thực”.
Hà Vị phút chốc không nói nên lời.
Chú chín lại bảo: “Ngày trước khi ta còn ở kinh thành, từng gặp mặt Chúc Khiêm Hoài mấy lần, chuyện này cho dù cô bảy con có buông xuống đi nữa, chưa chắc hắn đã quên”.
Kinh Tân cả ngày tuyết rơi dày đặc, trong phòng trà không thắp đèn, ánh sáng leo loét ảm đạm.
Hai chú cháu biết tình duyên của Hà Tri Hân cũng trầm mặc một chốc.
“Trong tô giới có mấy người bạn thường tìm ta tâm sự”, Hà Tri Khanh cầm một phong thư trên bàn nhỏ, “Ở đây có mấy cái chìa khoá, bao gồm chìa khoá chung cư và địa chỉ nhà ở Kim Lăng, Hỗ Thượng [3] cùng Quảng Châu.

Trên đường đi trọ ở nhà người dân địa phương càng an toàn hơn”.
[3] Cách gọi khác của Thượng Hải
Hà Vị nói: “Lần tới gặp lại, không biết là khi nào”.
“Chờ đến thái bình, không phải có thể gặp lại sao?” Hà Tri Khanh tận mắt chứng kiến triều Thanh diệt vong cùng quân phiệt yếu nhược, trong lòng cũng thoáng hơn, “Anh hai trước khi qua đời cứ nói đi nói lại, nếu không phải anh ấy trói buộc con thì con đã xuôi nam từ lâu rồi”.
Hà Tri Khanh quan sát sắc mặt cô nhẹ nhàng, ngẫm nghĩ rồi hỏi: “Con biết vì sao cậu ấy đột nhiên muốn xuôi Nam không?”
Chẳng lẽ còn có ẩn tình?
“Biết trước nó không nói với con”, Hà Tri Khanh bảo, “Nó có một đứa cháu trai tên Ngô Hoài Cẩn, phất cờ khởi nghĩa ở phương nam, nhanh chóng bị chính phủ Nam Kinh phản công.

Trận chiến tổn thất nặng nề, hiện giờ mọi người đều phải đến Hồng Kông tị nạn.


Lúc này Tạ Vụ Thanh muốn đi, hẳn là vì điều đó”.
“Anh ấy cũng chưa nói chuyện của Hoài Cẩn”.

Cô bất giác nói.
Tạ Vụ Thanh chỉ bảo, phương Nam cần anh quay về.

Mùa đông năm nay, Hải Hà [4] đóng băng sớm.
[4] Hải Hà là con sông chảy từ Bắc Kinh, Thiên Tân đến Vịnh Bột Hải của Hoàng Hải.
Tạ Vụ Thanh và cô hẹn nhau xuôi nam, chính là chuyến tàu cuối cùng trong năm.
Đêm trước khi lên tàu, cô dọn đến Lợi Thuận Đức trọ để gần cảng hơn.
Vẫn vị trí kia, Tạ Vụ Thanh đặt sẵn ba căn phòng.
Tối đến, Khấu Thanh dỗ Tư Niên ngủ ở cách vách.

Hà Vị ngồi trong phòng, không thấy được ánh đèn bên kia, không tài nào an tâm, đến hơn hai giờ khuya, ban công đột nhiên có ánh sáng, là từ phòng cách vách chiếu sang.
Cô khoác áo choàng, đẩy cửa ra.
Trên ghế mây ngoài ban công, có một chấm đỏ ẩn hiện.

Tạ Vụ Thanh cởi áo ngoài, nằm tại chỗ, trong tay là tách cà phê bốc khói nghi ngút, dập tắt chấm đỏ ở đầu ngón tay.
Ơ động đất à, đấy là quảng cáo web đang đi lên
Anh thấy Hà Vị đi ra, ném tàn thuốc xuống đất, còn áo ngoài treo trên ghế mây bên cạnh, đứng dậy bước đến trước mặt cô.
“Cứ tưởng em ngủ rồi”, anh nhỏ giọng nói, “Định để em ngủ đến năm giờ mới sang gõ cửa”.
“Không thấy anh đến khách sạn, em ngủ không được”.
Ngón tay Tạ Vụ Thanh khép lại, phẩy ra ngoài.

Bảo cô lùi về sau.
Anh chống tay lên rào chắn bằng đá ngoài ban công, trong bóng đêm lặng lẽ nhảy qua đầu kia lan can đến chỗ cô.

Hà Vị thấy bóng anh đáp xuống, tim đập ngày càng mạnh, nhỏ giọng trách cứ: “Mấy tuổi rồi, còn làm mấy trò nguy hiểm thế này”.
Tạ Vụ Thanh trêu đùa nói: “Ý cô hai chê Tạ mỗ già rồi sao?”
Hai người nhìn nhau cười.
Mười ngày sau hôn lễ lại ly biệt, so với quá khứ càng không thể chờ nổi.

Trong lòng chỉ trông sớm gặp lại, sớm thấy nhau.
Hà Vị phả khói trắng, phiêu đãng bên sườn mặt nhanh chóng tan đi.
“Ở quan ngoại có lạnh không?” Cô hỏi.
“So với Kinh Tân thì lạnh hơn nhiều, tuyết không qua cẳng chân”.
Tạ Vụ Thanh nắm tay cô, siết thật chặt, qua một lúc lại nói: “Lần này đến Phụng Thiên cứu được mấy người đưa đến Liên Xô, hai trong số đó từng bị bắt cùng lúc với anh”.
“May quá, có thể cứu thoát rồi”.

Cô vui vẻ cho những người xa lạ chưa từng gặp mặt.
Tuyết rơi cả ngày, đến khuya thì dừng.
Đêm tối mây đen tản mát, ánh trăng hiện ra.
Hai người ngầm hiểu không cần nói với nhau, nhưng vẫn biết chẳng ai muốn về phòng.
Hà Vị ngước nhìn bầu trời đêm phương Bắc.

Năm cô đến Nam yeutruyen.net Dương vẫn còn rất nhỏ, không hiểu nhớ nhà, hai từ “quê cũ” cũng không có ấn tượng sâu sắc.

Hiện tại đã khác.
“Anh nghĩ thời cổ đại, có người cũng gả đến nơi xa thế sao?” Cô bất chợt hỏi.
“Cổ đại?” Tạ Vụ Thanh chắp tay sau lưng, nhìn đêm đen, “Cổ đại ít người, chủ yếu sống ở Trung Nguyên, chỉ cần qua bờ Li Giang đã là nơi lưu đày”.
Đúng thật vậy.
Hà Vị vốn muốn hỏi tình hình gần đây của Ngô Hoài Cẩn, nhưng bỗng nghĩ, ngày mai sau khi lên đường họ còn cả tá thời gian hàn huyên, tối nay không gấp gáp.
Để tránh tai mắt của người khác, trời vừa sáng, hai nhóm người lần lượt xuất phát đến cảng Hải Hà.
Trên bến tàu, công nhân xưởng muối đang khuân vác muối tinh luyện.

Vì là hàng hoá quan trọng lên lô muối này được xếp cuối cùng, vừa đến Chu Sơn sẽ được bốc hàng lên bờ trước nhất.
Lúc Hà Vị tới nơi, hành khách chỉ mới lên tàu.
Cô hai Hà cứ vào chuyến tàu cuối năm và đầu xuân sẽ tự mình đến bến cảng đưa đón hành khách, đây là quy định có từ rất lâu, chẳng ai phát giác điều bất thường.

Kế hoạch của cô cũng thuận theo những năm trước, sau khi tiễn khách lên tàu xong thì lặng lẽ đi vào kho hàng.
Bên này có khách quý nhận ra cô, dừng bước hàn huyên, kéo theo sự tò mò của những hành khách khác, mọi người không ngừng suy đoán vị tiểu thư danh môn cả người trắng muốt này là con gái nhà ai, lại có thể khiến những người đeo quân hàm thượng tướng, trung tướng xem như bạn cũ đã lâu không gặp, một mặt tươi cười chào đón.
Chờ đến khi xe của Tạ Vụ Thanh chạy đến bến cảng, anh xuống xe, Hà Vị liền lộ ý cười.
“Nghe người ta bảo, khách sạn Lục Quốc ở Bắc Bình có hỉ sự?” Một vị thượng tướng bên cạnh Hà Vị cười tươi hỏi han.

“Ài”, cô ra vẻ không để tâm, “Đó chỉ là mấy chiêu dỗ dành con gái của Tạ thiếu tướng quân thôi.

Ngài xem, không phải hắn lại đi à”.
“Tạ thiếu tướng quân ra Bắc mấy bận đều vì cô hai, nhưng không cưới được cô hai về, là ngài ấy vô phúc”.
Hà Vị cười cười.
Tạ Vụ Thanh dẫn theo Lâm Kiêu, cùng một đoàn sĩ quan khiêm tốn lên tàu, lúc lên thang gỗ, anh mới tháo găng tay trắng, phất tay về hướng này, giống một công tử ăn chơi bỏ giai nhân mà đi.
Hà Vị nhìn theo anh.
Ngoài bến tàu, bốn chiếc xe liên tiếp chạy vào, theo sau còn có một xe tải quân dụng.
Trong lòng Hà Vị trầm xuống, bất an liếc mắt boong tàu, Tạ Vụ Thanh đã không thấy bóng dáng, có lẽ anh vào khoang trong rồi.
“Đi hỏi một chút, cố gắng giữ chân họ, đừng để ảnh hưởng đến tàu rời cảng”, cô dặn dò giám đốc công ty tàu thuỷ, “Càng không được liên luỵ hành khách”.
Giám đốc tức khắc dẫn theo mấy người, cùng cảnh sát tuần tra bến tàu đến tiếp đón bọn họ, lại không ngờ, người xuống xe là thương nhân Nhật Bản từng xuất hiện ở công quán của Cửu tiên sinh.

Bên cạnh vị thương nhân ấy, trừ bỏ phiên dịch viên, mấy quân nhân người Nhật cùng một gã đàn ông mặc kimono, người khác là cục trưởng Cục Cảnh sát Thiên Tân.

Trong mười mấy người, chỉ có một khuôn mặt quen thuộc, cũng là lão thái giám của Tốn Thanh hoàng thất.
Giám đốc không thể cản được, vị thương nhân người Nhật kia dẫn theo một đám người, đi đến trước mặt Hà Vị.
“Cô hai Hà”.

Phiên dịch viên thay thương nhân người Nhật chào hỏi cô.
Hà Vị mỉm cười, gật đầu.
Một quân nhân người Nhật trong số đó nói mấy câu, phiên dịch viên thuật lại: “Có người báo án, nói xưởng muối cất giấu buôn lậu súng ống”.
“Súng ống?” Ý cười trên mặt cô không giảm, “Vận tải đường thuỷ Hà gia không nhận súng ống đạn dược, đây là quy định.

Cho dù có văn bản phê duyệt tôi cũng không đưa lên tàu, huống hồ là cất giấu.

Chư vị đang nói đùa sao?”
Cục trưởng Cục Cảnh sát Thiên Tân quen biết Hà Vị, thấp giọng nói: “Cô hai không cần gánh chịu hậu quả vì người ở xưởng muối, bọn họ đã nói có, vậy để bọn họ tra xét”.
“Không thể nói như vậy”, cô lắc đầu, “Khi hàng hoá của hành khách đến bến tàu, tất cả đều được khai báo với hải quan, cũng được người của bến tàu kiểm tra kỹ lưỡng.

Bây giờ hàng hoá mang lên tàu, chỉ vì người Nhật nói một câu, lại chuyển xuống kiểm tra từ đầu, không hợp quy củ”.
Cô dứt lời, nhìn cục trưởng: “Hơn nữa, đây vốn không phải tô giới, người Nhật không có quyền kiểm tra hàng hoá”.
Lần trước phiên dịch viên có dịp đến nhà Cửu tiên sinh, từng gặp gỡ cô hai này, rất thưởng thức cách làm người của cô, vừa nghe cô nói xong, sắc mặt hắn thay đổi, nhỏ giọng khuyên bảo: “Cô hai, trên xe tải kia là binh lính Nhật Bản, cô không cho tra xét, nếu những binh lính kia xuống đây, tất sẽ cưỡng ép kiểm tra”.
Hà Vị nhíu mày, không vui nhìn bọn họ: “Các người đang uy hiếp tôi à?”
Người Nhật hỏi phiên dịch viên, bọn họ trao đổi với nhau thế nào rồi, phiên dịch viên đành phải nói đại khái qua loa.
Quân nhân Nhật Bản hướng về xe tải hô một tiếng, cửa phụ lên phó lái bị đẩy ra, một sĩ quan nhảy xuống, mở cửa sau xe tải.

Trên xe không ngừng có rất nhiều binh lính Nhật Bản đi xuống, trên tay mang súng.
Hà Vị càng lúc càng bất an, nhưng trên mặt vẫn không đổi sắc.
Vốn cô đã quen nhìn đám quân phiệt ầm ĩ giương cung bạt kiếm, thật ra chẳng sợ mấy thứ này.

Đặc biệt hơn, cô còn là vợ của một tướng quân.
Cô nháy mắt với giám đốc đứng cách đó không xa, giám đốc chạy lên thang gỗ vào khoang tàu, bên này bốc hàng còn chưa xong, mấy vị thượng tướng vừa mới lên tàu đã xuất hiện, dẫn theo phó quan bước xuống.
Mà Tạ Vụ Thanh trên boong tàu hình như cũng nghe thấy tiếng gió, đưa Lâm Kiêu cùng vài vị quan quân dọc theo thang gỗ xuống tàu.
Người Nhật vốn tưởng không có gì đáng ngại, cùng lắm chỉ là mấy vị tướng quân muốn bảo vệ người đẹp.

Không ngờ ngay cả Tạ Vụ Thanh cũng xuống, người đứng ngoài bến cảng nhiều gấp mấy lần binh lính Nhật lập tức chạy tới, họ mặc thường phục, trong tay cầm súng.
Tất cả họ đều do cô ba Trịnh gia sắp xếp đến tiễn Tạ Vụ Thanh.
Khung cảnh lâm vào thế giằng co không dứt, vị thương nhân và sĩ quan người Nhật nhẹ giọng bàn bạc mấy câu, nhìn về phía cục trưởng Cục Cảnh sát.
Cục trưởng Cục Cảnh sát không thể không căng não, tiến lên cười hỏi: “Cô hai, vị này là…” Hắn không biết người này, nhưng nhận ra bộ quân phục cũ kỹ lỗi thời trên người anh.
Những người có thể mặc quân trang này, còn mang theo quân hàm trên người, đa phần đều không còn nữa.
“Vị này chính là Tạ thiếu tướng quân”, cô đáp, “Tạ Vụ Thanh”..