Kinh Độ Vong

Chương 113




Chén trà của Thần Hà đã cạn, cô lại múc thêm một muỗng cho anh, nói chậm rãi: “A gia mai táng bên bờ Hoàng Hà, mẹ em ở lại thành Toái Diệp. Hai người họ mãi mãi không thể gặp lại nhau. Nếu em dời mộ mẹ đến cạnh mộ a gia, anh nói xem bà có trách em không?”

Thần Hà đặt chén xuống, ánh mắt nhìn cô thoáng vẻ áy náy: “Lúc trước người ám sát mẹ em không phải do a gia phái đi, hiểu lầm cũng nên được th40 gỡ rồi. Anh nghĩ họ vẫn còn yêu nhau, hai người thương nhau mà mỗi người một ngả, tội nghiệp biết mấy, để họ về bên nhau đi. Giải thích rõ mọi chuyện với mẹ em, chuyện quá khứ đã qua nhưng tấm lòng a gia dành cho bà ấy chưa bao giờ thay đổi. Từ khi mẹ Bốn bị sát hại, a gia cứ sầu đau u uất mãi. Hơn mười năm rồi mà vẫn không nạp thêm người thiếp nào. Đàn ông đương độ tráng niên làm được như thế cũng không dễ gì. Oán hận trong lòng mẹ Bốn có lớn đến đâu thì giờ này cũng tiêu tan hết rồi. Hãy để bà ấy nối lại tiền duyên với a gia nơi suối vàng đi.”

Tựa như lòng cô chứa đầy u oán, cuối cùng cũng tìm được chỗ để trút hết ra. Cô khóc một trận đã đời, sau đó lau khô nước mắt đáp: “Em sẽ sai người đi đưa mẹ đến cạnh A gia. Chẳng biết sau khi được phong công chúa, em bận cái gì nữa mà đến giờ vẫn chưa thờ phụng linh vị mẹ. Đúng là bất hiếu. Chỉ là em biết rất ít về mẹ, phải viết gì trên linh vị đây?”

Cô ngước mắt nhìn lên: “Mẹ em không phải người Hán ạ?”

Thần Hà lắc đầu: “Mẹ em là hậu duệ nước Hồi Hồi cổ. Sau khi Hồi Hồi diệt vong, đời ông cha ở Cô Tang bị người ta bắt làm nô dịch, mãi đến khi gia tộc đó bị tịch biên mới thôi. Còn về xuất thân của mẹ em, a gia vẫn luôn không muốn nhắc tới. Bây giờ em muốn bố trí linh vị cho mẹ, anh thấy nên để em biết.”

Trước đó bởi vì “Kinh độ vong” nên thân thế của mẹ cô cũng thường bị người khác đem ra rêu rao. A gia thận trọng cũng có nguyên nhân của ông. Thật ra anh cảm thấy không cần thiết phải làm thế, nước Hồi Hồi có nhiều người như thế, chẳng lẽ ai cũng liên quan đến “Kinh độ vong” chắc? Bây giờ mọi chuyện đã lắng xuống, cũng nên buông bỏ những kí ức không vui ấy, kể cho Liên Đăng nghe về thân thế của mẹ cô cũng được rồi.

Liên Đăng không để tâm mấy chuyện này lắm, biết viết gì trên linh vị là đủ rồi. Cô trò chuyện thêm với Thần Hà một lát, tì nữ bước vào truyền tin, nói sứ quân đã đến. Thần Hà đứng dậy nói: “Anh ra ngoài tiếp khách trước, em chỉnh trang cho đẹp vào, rửa mặt, thoa son phấn đi. Nhìn sắc mặt em tệ quá, thoa ít son phấn là đẹp lên ngay.”

Liên Đăng bật cười: “Sao anh hệt vu nuôi thế! Em biết rồi, anh đi trước đi!”

Thần Hà ra khỏi cổng, Liên Đăng ngồi buồn thiu một lát rồi mới đeo lại cành trúc ngọc, cất miếng sắt vào hộp. Cô ngồi trước gương đồng vấn tóc, nghe lời Thần Hà, tô son dặm phấn, tiện tay dán miếng hoa điền lên trán, soi trái soi phải, đúng là trông khí sắc tươi tắn hơn nhiều.

Còn vị Tiết độ sứ kia, quả thật cô cũng hơi ngượng ngùng. Mấy bữa trước cô có vào cung để từ chối, không biết thánh thượng đã truyền lời hay chưa mà thái độ của anh ta vẫn y hệt lúc trước, còn tới bái phỏng hai lần, cô đều viện cớ không khỏe để từ chối. Cô làm khó mà anh ta vẫn kiên trì theo đuổi, Thần Hà có lời, anh ta lại tới, cô mà còn không nể mặt thì không phải phép cho lắm.

Liên Đăng thay đồ rồi đi đến, Thần Hà mời Thịnh Hi Di đến đình nghỉ mát ngắm hoa thưởng trà. Trên đường tới đây, cô đã nom thấy anh ta. Anh ta bận áo lụa rộng rãi, tóc búi cao. Cô thả chậm bước chân, nhíu mày suy nghĩ. Cô nhờ từng có một người từng ăn vận giống thế, toát lên vẻ tiên khí thoát trần…

Hai người vẫy tay với cô. Liên Đăng phe phẩy cây quạt, nhấc váy bước lên thềm. Thịnh Hi Di vẫn giống hệt lần gặp trong cung, nhanh chóng đi xuống đón cô, hai tay vòng hờ đỡ phía trước phía sau phòng cô vấp ngã. Liên Đăng đi vào đình, mỉm cười với anh ta: “Hai lần trước anh đến, tôi không ra gặp được, ngại quá.”

Thịnh Hi Di rất rộng lượng: “Do tôi kém may mắn thôi. Tôi cũng sợ công chúa chê tôi phiền phức, tới hết lần này đến lần khác… Tôi chỉ lo cho bệnh của công chúa. Bây giờ đã khỏi chưa?”

“Khỏi rồi. Cũng không phải bệnh nặng gì, chỉ là xuân mỏi hạ mệt, giở chứng lười thôi.” Nói đoạn, cô quay sang sai bảo tớ trai: “Hôm nay trời nóng, bày bữa ở đây luôn đi cho mát.”

Gã hầu vâng mệnh rời đi, Thần Hà trò chuyện với anh ta về phong tục Tây Vực, Liên Đăng dựa cột đình nghe họ nói. Cả hai đều là người nho nhã, lời lẽ văn nhã. Làm cô nhớ tới buổi xem mắt mà Thần Hà sắp xếp cho cô hồi trước. Hôm ấy cũng toàn thư sinh trí thức, ngâm thơ vẽ tranh, tấu nhạc ca xướng, không biết sau đấy vì nguyên cớ gì mà lại rã đám chẳng mấy vui vẻ.

Trí nhớ của cô vô cùng kì lạ, cứ đến một quãng nào đấy lại bỗng dưng đứt đoạn, có nghĩ kiểu gì cũng không ra. Mà kệ, không nghĩ ra thì thôi, cô chống cằm nghe họ nói về Nho giáo ở Tây Vực, họ kể đã có bao nhiêu gia tộc bởi vì tránh chiến tranh nên đã đến định cư ở hành lang Hà Tây, rồi lại có bao nhiêu vị thủ lĩnh đã ra đời, thành tựu ra sao. Toàn là chủ đề của mấy người đàn ông mà cô lại nghe vô cùng say sưa.

Thần Hà là người hiểu chuyện, ở lại đây chỉ để mọi người bớt lúng túng. Sau bữa cơm, bầu không khí đã thoải mái hơn, anh liền nghĩ cách để lại không gian cho hai người.

“Buổi chiều có người đưa ghi chép đến, anh phải đích thân đi nhận, xin cáo từ trước. Hai đứa cứ nói tiếp đi, nói chuyện về mẫu đơn của Hi Di cũng được. Người yêu hoa tính tình điềm đạm, điện hạ của chúng ta đôi lúc hơi hấp tấp, hai người có thể bù trừ cho nhau, như thế cũng tốt.” Đoạn, anh đứng dậy bái chào: “Anh đi đây, em tiếp khách nhé.”

Liên Đăng biết là anh muốn đẩy thuyền nên cũng đứng lên tiễn anh đến thềm.

Thịnh Hi Di có tài ăn nói, Thần Hà vắng mặt thì cũng không thấy vắng vẻ. Anh ta trò chuyện với cô về mấy chủ đề con gái thấy hứng thú, ví như nuôi chim, xích đu, thậm chí còn kể về cả kĩ thuật làm kim tuyến của thợ thủ công Ba Tư. Liên Đăng nghe nhưng vẫn tỏ vẻ hờ hững, tựa như không mấy hứng thú. Thịnh Hi Di khẽ thở dài, rồi lại hào hứng kể tiếp: “Lần trước nói tặng cô mấy cây mẫu đơn mà cô ốm suốt nên vẫn chưa đưa tới. Lát nữa tôi sẽ cho người mang đến, chăm tốt thì chỉ sang năm là đài hoa to bằng chậu đồng rồi!”

Thật ra cô biết rất ít về mấy chuyện làm vườn chăm cây. Nếu anh ta muốn làm cô vui thì chi bằng rút đao so tài với cô hai ván còn hơn. Cô muốn vậy lắm nhưng cuối cùng lại cố nhịn. Dù sao, thân phận bây giờ đã không cho cô phép cô múa đao lộng kiếm nữa. Cô quay đầu sang, thấy Cửu Sắc đang thập thò thì lòng cũng vui hơn, gọi nói tới, hỏi Giai Nhân đi đâu rồi.

Giai Nhân đang có bầu, phải dưỡng thai cẩn thận, không thể đi lại lung tung được. Cửu Sắc ngẩng đầu nhìn về phía tây, ý bảo Giai Nhân đang đi dạo ven hồ tiêu cơm. Liên Đăng bèn dặn nó phải đi cùng vợ, không được để Giai Nhân đi dạo một mình. Cửu Sắc tỏ vẻ đã hiểu, đoạn quay sang liếc Thịnh Hi Di, thái độ rất thù địch.

Người bình thường không hiểu được ý nó. Thịnh Hi Di thân thiện chào nó, nó chẳng thèm để ý, kiêu ngạo ngoảnh đít, lắc m0ng rời đi.

Thịnh Hi Di hơi lúng túng: “Hươu từ Thần cung quả là không tầm thường.”

Liên Đăng ngạc nhiên: “Cửu Sắc là hươu của Thái Thượng thần cung ư?”

Anh ta tỏ vẻ hơi khó hiểu: “Không phải vậy à? Nó là yêu sủng của quốc sư, trước kia quốc sư thường hay mang nó vào cung.”

Liên Đăng lặng thinh, sao yêu sủng của quốc sư lại ở trong phủ công chúa? Dạo này người trong phủ đều giấu giấu giếm giếm gì đấy, cứ nhắc tới quốc sư là lại lảng tránh, càng khiến tò mò hơn.

Cô khép quạt lại: “Anh biết tình hình của quốc sư không? Ông ấy là người thế nào?”

Thịnh Hi Di nhìn cô bằng ánh mắt hơi là lạ nhưng vẫn miêu tả cho cô, dùng rất nhiều lời ca tụng, còn ví von với khí khái người trời, hùng tài vĩ lược. Cuối cùng, anh ta ngập ngừng hỏi: “Không phải điện hạ quen thân với quốc sư lắm ư? Sao lại hỏi tôi thế?”

Quen thân lắm ư? Vậy tại sao cô lại không có chút ấn tượng gì hết? Cô không trả lời được nên chỉ mỉm cười lấp li3m cho qua.

Chỉ một chốc, hoa đã được đưa tới, mẫu đơn dễ ch3t nên phải hết sức chú ý chăm sóc, phải đặt nơi khuất gió, nhiều nắng, đất phải tơi xốp. Thịnh Hi Di kiên nhẫn dạy cô: “Cây mới nhú mầm sợ không sống nổi. Cây này đã được năm năm rồi, chăm cũng đơn giản hơn. Hôm nay không trồng được, cứ để tạm ở nơi râm mát ba hôm, chờ mọc rễ non thì mới dễ đánh gốc. Đến lúc đó chọn nơi ít bị đọng nước tù, cố gắng đào hố to, để rễ được trải rộng rồi vun đất, nén lại, tưới hai lần là được.”

Cô nghe thấy cũng không khó lắm, vui vẻ đồng ý rồi sai người chuyển vào nhà hoa. Cô cũng chẳng để tâm đến chuyện này nên cũng dần quên luôn.

Cô không thấy hứng thú với chuyện gì nhưng lại rất tò mò về vị quốc sư ấy, bèn tới tìm Đàm Nô hỏi han: “Thịnh Hi Di nói tôi với quốc sư là chỗ quen biết. Sao tôi lại không nhớ gì hết vậy?”

Đàm Nô cứng họng, mọi người đều cố gắng lảng tránh nhưng không ngờ lại xảy ra biến cố. Đàm Nô cố nghĩ ra cớ đối phó: “Cũng không quen thên lắm, từng gặp một lần thôi. Không nhớ cũng không sao.”

“Nhưng Cửu Sắc là yêu sủng của quốc sư, sao nó lại ở chỗ tôi thế?”

Đàm Nô ấp úng: “Con hươu đó do muội lừa nó tới, không phải người ta tình nguyện tặng đâu.”

Liên Đăng đứng đực ra, mặt đầy vẻ nghi ngờ. Nghĩ kĩ thì hình như đúng là phong cách của cô, cũng không có gì đáng ngờ. Nhưng cô vẫn vô cùng áy náy với quốc sư, thì thầm tự trách: “Sao tôi lại làm ra chuyện này cơ chứ…”

Đàm Nô chỉ sợ cô nói muốn trả hươu. Sau khi uống thuốc, Liên Đăng vẫn không hoàn toàn quên hết như những gì cô ấy mong muốn. Có lẽ do yêu quá đậm sâu, tựa như chỉ cách một lớp giấy mỏng, cô có thể nhớ ra bất cứ lúc nào. Đàm Nô vội an ủi cô: “Quốc sư tệ bạc với Cửu Sắc nên muội mới dễ dàng lừa được nó tới đây. Bây giờ nó đang sống tốt, cưới vợ, làm còn sắp làm cha rồi. Cứ giữ thế này đi, để chúng sống yên ổn, dù sao quốc sư cũng không nhớ chúng.”

Liên Đăng nghe thấy cũng có lí, đành che ô đi về.

Hôm sau là ngày đại hôn của Đàm Nô. Phủ công chúa đã bắt đầu giăng đèn kết hoa. Cô vừa đi vừa nhìn ngắm, ai nấy đều vô cùng hân hoa. Thợ tỉa hoa trông thấy cô thì gọi cô tới xem hoa sen mới trồng. Cô đứng đó ngắm nghía hồi lâu, chẳng thấy nụ đâu mà toàn thấy lá sen to vật. Cô chợt nhớ tới cây mẫu đơn Thịnh Hi Di đưa tới, chắc cũng được ba ngày rồi! Thế là, cô vội đi tới nhà hoa, làm theo lời anh ta nói, cầm xẻng, ôm chậu hoa, đào hố trong vườn ươm để trồng cây.

Sắc trời dần tối, chỗ chân tường tối om, chỉ thấy được lờ mờ. Cô ngồi xổm đào năm, sáu cái hố to, nhưng cô lại áp dụng cách dùng đao kiếm lên xẻng, thành ra vô cùng tốn sức. Cô bỏ cây vào, tản từng cái rễ ra, tỉ mỉ như lúc tì nữ sửa sang xiêm áo cho cô, sau đó lại vun đất vào. Hồ rất to, một người làm không tiện lắm, một tay phải giữ cây kẻo đổ, tay kia cầm xẻng gạt đất xuống, còn tốn sức hơn cả luyện đao. Tay chân cô lóng ngóng, không biết thế nào bỗng dưng lại thấy nhói lên, ngón trỏ bị cứa rách da. Trông cái xẻng có vẻ cùn nhưng thực ra cực kì sắc bén, vết sắc rất ngọt và sâu, chảy khá nhiều máu. Liên Đăng chịu được đau, tì nữa đứng cạnh lại hô lớn gọi nhỏ, cô vẫn mặc kệ. Đến khi trồng hết mấy cây hoa xong, cô mới chậm rãi đi về phòng ngủ băng bó.

Thật ra vết cắt thế này không là gì với cô hết. Cô chỉ lấy khăn tay quấn lên một lát là máu đã ngừng, chẳng phải chuyện gì to tát. Váy dính bùn đất, tì nữ cầm đồ tới cho cô thay, cô khoát tay bảo họ ra ngoài. Giữa chừng lại trở thành công chúa, đến giờ cô vẫn không quen để người khác hầu hạ.

Liên Đăng ngồi trước bàn trang điểm, cởi cành trúc trên cổ xuống. Mới đầu không có gì, đến lúc lấy xuống lỡ chạm phải vết thương khiến chỗ đó bỗng nhói lên. Cô lấy làm kinh hãi, phát hiện cành trúc đang rung lên, khác với kiểu rung khi đến gần miếng sắt. Cô chăm chú lắng nghe, thấy tiếng kẽo kẹt như khi giãn xương cốt. Âm thanh ấy vang vọng trong căn phòng tĩnh mịch, nghe hơi đáng sợ. Cô lui lại hai bước, cúi đầu nhìn ngón trỏ. Vết thương lại bắt đầu chảy máu như thể bị nứt ra lần nữa. Vết máu vừa dính lên cành trúc ngọc đã biến mất. Cô đánh bạo cầm lên xem, đường vân vốn trong suốt lại hiện tơ máu, kéo dài uốn lượn, trông vô cùng kì dị.

Chắc là bên trong có yêu quái, cô vân vê ngón tay thầm nghĩ, trong lòng hơi sợ hãi nhưng sự tò mò lại thôi thúc cô thử thêm lần nữa. Cô chậm rãi đi tới, không dám động vào mà chỉ nhỏ một giọt máu lên trên, tựa như sóng xô bờ cát, giọt máu lặng lẽ lan ra, nhuộm đỏ cả cành trúc. Liên Đăng kinh ngạc, tiếp tục nhỏ thêm, cành trúc thấm máu đổi sang màu đỏ thẫm. Bỗng nhiên, ánh sáng chói lóa bắn r4, xoay tròn rồi tụ lại trong không khí. Cô ngơ ngẩn đứng nhìn, phía trên cành trúc xuất hiện ảo ảnh, có Minh vương mặt mày căm phẫn, cũng có Phán quan mặt mày dữ tợn. Sau đó, ảo ảnh chuyển thành một quyển trục, phần đầu có ba chữ triện vàng sáng lấp lánh, trông vừa cổ kính lại vừa kì ảo. Trên đó ghi: Kinh độ vong.

- -----oOo------