Kim Sơn Hồ Điệp

Chương 84: Đỉnh Vàng (1)




Hoài Chân không đợi được cuộc gọi đến nào. Tuần thứ hai không có, tuần thứ ba cũng không.

Mỗi một tuần ngóng trông trôi qua, hy vọng lại lần nữa rơi vào khoảng không. Chỉ là cô không có nhiều thời gian để phiền não, vì sáng sớm ngày hôm sau sẽ bắt đầu một tuần vô cùng bận rộn.

Nhật báo Trung Tây bản tiếng Anh đã được ra mắt, mà gần một phần ba các bài báo tiếng Anh trong nguyệt san số đầu tiên này đều do cô đánh chữ. Mà các bệnh án trị liệu của Huệ đại phu về dãn phế quản, thận hư thèm ngủ, nhức đầu trúng gió và liệt nửa người lại chiếm rất nhiều diện tích trên nguyệt san.

Đợi tới lúc Hoài Chân cầm được ấn phẩm trên tay, cô mới phát hiện viện trưởng của Học viện Y học Hoa Kỳ đã viết đoạn văn lời ít ý nhiều bằng tiếng Anh, đại ý nói là: bác sĩ Huệ sinh ra trong một gia đình có truyền thống y học, cha ông đã tự ý đưa thảo dược từ thủ đô đến nước Mỹ, nhằm chữa trị bệnh tật cho những công nhân đường sắt không muốn đến Tây Y, thật đúng là khiến người ta kính nể. Đoạn văn này được diễn đạt khách quan, chứng minh không phải Trung Y hoàn toàn sai. Đồng thời cũng chỉ ra rằng: có vài bác sĩ người Hoa cố ý thần thánh hóa phương pháp khám chữa bệnh, gây nên tổn thất cho danh dự Trung Y truyền thống.

Ấn bản tiếng Anh đầu tiên của tòa soạn lớn nhất phố người Hoa bán rất chạy ở thành phố San Francisco, chứng tỏ có rất nhiều người da trắng vô cùng quan tâm đến đời sống văn hóa của người Trung Hoa. Nhưng ngoài việc quan tâm ra thì hầu hết bọn họ không hiểu nhiều lắm về phương Đông, đa số người da trắng rất muốn thấy văn minh xa xưa thần bí này dần lạc hậu và xấu xí hóa. Đó là sự lạc hậu và xấu xa của nền văn minh bí ẩn cổ xưa này. Trong thâm tâm của bọn họ không phải hy vọng cuộc sống của những người này tràn trề sức sống như báo cáo trên báo, mà bọn họ càng hy vọng phương Đông cổ xưa sẽ giống như điện ảnh “Long Nữ” hay “Phúc Mãn Châu” của phương Tây, luôn sắm vai nhân vật phản diện tuyệt đối.

Đối với lần này, tạp chí nói tiếng Anh lớn nhất ở Hoa Kỳ là “nguyệt san Overland” đã đăng tải một bài viết về thuốc Đông y trên ấn bản cùng tháng. Trên đó viết:

Các hiệu thuốc Trung Quốc đã phơi bày một “đặc điểm thú vị khác của cộng đồng phố người Hoa tại các thành phố ở nước Mỹ chúng ta”, “Thuốc bắc vừa xa lạ lại thần bí, càng là bằng chứng cụ thể cho sự vượt trội tuyệt vời của hệ thống [Tây y] chúng ta”. Mục sư Lumis đã liệt kê chi tiết các loại thuốc bắc lấy từ cơ thể người: “Tóc – lấy toàn bộ, cho vào thuốc dán… Răng, tai, da chết, da tay và móng chân của phụ nữ mang thai, máu, nhau thai,.. cùng nhiều thứ khác không thể đăng tải trên Nguyệt san Overland.” Chúng ta không nhất thiết phải tìm hiểu vấn đề này từ góc độ y học, bởi vì y học Trung Quốc là điều bí ẩn lạc hậu. Nhưng căn cứ vào một cuộc điều tra diện rộng cho hay, trước khi chính quyền thành phố đốc thúc dân cư phố người Hoalàm thẻ bảo hiểm y tế ở bệnh viện công lập, thì hầu như không một người Trung nào muốn tìm đến Tây y chữa bệnh. Lợi nhuận của “kinh doanh” này khá cao, James Lee của phố người Hoa thừa nhận, năm 42 tuổi, ông ta đã tích góp được điền sản hơn 16.000 đô la Mỹ và gần 5.000 đô la Mỹ tài sản cá nhân…

Lúc đọc đến đoạn này, bàn tay cầm tạp chí của Hoài Chân run lên.

“Không ai để ý con viết gì cả… Thậm chí bọn họ còn không thèm đọc nó!”

Trông già Huệ không mấy bất ngờ, chỉ hỏi cô, “Nguyệt san tháng này, bọn họ trả cho con lương bao nhiêu?”

Cô hoài nghi, “Trả 90 đô la ngoài định mức.”

Già Huệ cười bảo, “Xem đi, không phải thứ con viết không đúng, chí ít cũng kiếm được số tiền mà người khác làm mấy tháng cũng không kiếm nổi.”

Bản ghi chép chữa bệnh này là do cô thích nên mới viết, khoan nói đến tâm huyết, ít nhiều cũng mất tinh lực của cô. Có thể kiếm tiền đúng là làm cho cô vui vẻ, nhưng chí ít điều này cũng phải thành lập trên điều kiện là cô có cho phép hay không. Bị người khác coi thường như vậy, Hoài Chân cảm thấy khá thất vọng, thậm chí còn thấy mình kinh khủng.

Già Huệ nhận lấy tạp chí tiếng Anh trong tay cô, sau khi đọc xong mới thành khẩn nói, “Thật ra bọn họ nói cũng không sai hẳn.”

Hoài Chân hỏi ông, “Nói đúng ở đâu?”

Già Huệ bảo, “Không ai muốn đến bệnh viện công lập khám cả. Nên ta mới giàu thế đấy.”

Để chứng minh là mình rất giàu có, hoặc giả chỉ là để an ủi cô, mà tháng này già Huệ trả cho cô tròn 60 đô la, hơn nữa còn bảo: bây giờ con cũng là một tiểu phú bà rồi, vui lên đi.

Nhưng Hoài Chân lại không cảm thấy vui cho lắm. Từ lâu phòng khám Huệ Thị đã không còn mua dược liệu ở Trung Quốc nữa rồi, dược liệu trong tủ cũng dần vơi đi. Nếu có bệnh nhân đến cửa, có lúc già Huệ sẽ dứt khoát báo với bệnh nhân là: không có thuốc, đến bệnh viện Đông Hoa mà khám.

Cô cứ cảm thấy già Huệ xưa nay luôn cố chấp đang có tính toán nào đó.

60 đô la này,  có khi là phí thôi việc không chừng.

Trong nửa kỳ nghỉ hè, Hoài Chân đã tích cóp được một số tiền không nhỏ, đúng là khá giàu có, theo lý mà nói thì không nên có chuyện gì đáng để cô phiền não mới phải.

Còn ba tuần nữa là hết kỳ nghỉ hè, vào thu là mùa đẹp nhất ở San Francisco. Trong một tuần này, Vân Hà nhận được offer của ba trường học, bao gồm Đại học Boston ở bờ Đông và Đại học Michigan tại quận Lake. Nhưng cuối cùng cô ấy lại chọn chuyên ngành vật lý của Đại học California tại Berkeley, không chỉ bởi vì cô cảm thấy dễ thở với mức học phí là 135 đô la mỗi năm, mà còn vì trường gần nhà, chi phí tiêu dùng trong thành phố thấp, thậm chí cô có thể đi thuyền về nhà mỗi ngày, tiết kiệm được 12 đô la tiền thuê phòng ở ký túc xá hàng tháng.

Nhưng Hoài Chân cảm thấy, lý do thực sự để Vân Hà quyết định ở lại California học đại học là vì người yêu của cô ấy – Hayakawa-kun nhập học Khoa Y lại Đại học Stanford, thành phố Palo Alto, khu vực vịnh San Francisco.

Vì đã tích cóp đủ học phí đại học công lập trong vòng hai năm nên Vân Hà không đi làm thêm nữa, trái lại tận dụng nốt kỳ nghỉ hè, tới cuối tuần là cô lại thường xuyên đến hồ Tahoe ngồi xuồng caiac hay ca-nô, hoặc đến tối thì đi xe tới sa mạc Peaugres ngắm trời đêm.

Có lúc cô và bạn sẽ mời Hoài Chân đi cùng, nhưng Hoài Chân chưa từng đi theo lần nào.

“Sáng chủ nhật cũng phải đến tòa soạn.” Cô giải thích.

“Còn buổi tối?”

“Buổi tối cần giữ tiệm, nghe điện thoại.”

“Bây giờ khả năng tiếng Anh của cha đủ để lo liệu rồi, em cứ yên tâm giao lại cho ông đi.” Vân Hà cố ý nói.

Thấy Hoài Chân im lặng, Vân Hà bèn đụng vào tay cô, bảo, “Lâu rồi không liên lạc với em phải không… Chờ điện thoại của anh ta hả? Có muốn thử gọi đi hỏi gần đây anh ta đang làm gì không?”

Trong tay cô chỉ có một bản hợp đồng chuộc về khế ước bán thân, bên trên có ghi số tài khoản ở ngân hàng Hoa Kỳ mà anh dùng chi phiếu vào lúc ấy.

Còn cả điện thoại địa chỉ San Francisco của Andre nữa. Nhưng cô không quen anh ta lắm, tùy tiện quấy rồi người lạ thì có vẻ đường đột thất lễ quá.

Đến bây giờ, Hoài Chân mới phát hiện cô và anh chỉ có vài phương thức liên lạc ít ỏi đến đáng thương như thế. Cô đã thử nghĩ bao giờ thì mới thích hợp để gọi điện cho Andre. Trước đây cô đã đọc rất nhiều câu chuyện sâu sắc đầy xúc động. Ở trong truyện đều viết, nam nữ chính mất liên lạc, nhiều năm sau tình cờ nghe được thông tin của đối phương từ chỗ bạn bè – ví dụ như, anh ấy kết hôn rồi; hoặc ví dụ như, cô ấy đã bạo bệnh qua đời. Phần cuối của câu chuyện biến thành truyền thuyết trong gia tộc của hai bên, được truyền từ đời này qua đời khác.

Cô tính toán số tiền hiện có trong tay: cuối tháng sau sẽ hết hạn gửi của 5.000 đô la ở ngân hàng Wells Fargo, khi đó Nhật báo Trung Tây cũng trả tiền lương tháng cuối cho cô, 2.000 đô la cổ phiếu cũng có thể đổi sang tiền mặt. Cộng thêm trong tay có đến hơn một trăm đô tiền lẻ, trả hết 8300 đô la kia thì vẫn còn dư.

Ba tuần nữa.

Có thể cho tình cảm mong manh này kéo dài thêm ba tuần chờ đợi, đột nhiên Hoài Chân vui vẻ hẳn lên.

***

Arthur đã tổng kết được một chuyện trong việc dạy dỗ con trai thất bại: chưa một mối tình nào có thể vượt quá một quý.

Mà trước khi cha của Lucinde đưa cô đến Falmouth cũng đã nói, con cứ ngoan ngoãn đợi đến hết mùa thu rồi về New York, chúng ta sẽ để con và cậu nhóc nhà Muhlenberg đính hôn với nhau.

Người cha và người ông xuất thân từ quân nhân này thiết lập kỳ hạn cho bọn họ là ba tháng; nhưng nếu trước đó, bọn họ có thể biểu hiện mình luôn tuân theo quyền uy tuyệt đối của hai gia đình sớm chừng nào, thì càng thoát khỏi sự giám sát tuyệt đối sớm chừng ấy.

Sự thật chứng minh, Ceasar không hề nghĩ sai.

Lucinde bắt đầu dần bớt chơi bời, không còn lêu lổng với trai tráng nơi nơi, mà Ceasar cũng không thử tìm cơ hội liên lạc với bất cứ ai ở thành phố San Francisco nữa. Hai người bắt đầu thường xuyên ra vào các quán ăn lớn nhỏ ở thị trấn Falmouth, lâu lâu lại tham gia cuộc họp quy mô nhỏ của hơn trăm người thuộc đảng Cộng hòa. Thậm chí có lúc còn làm ra cử chỉ thân mật như đút đồ ăn cho nhau… Cho tới ba tuần sau, khi cả hai bước xuống xe đặt chân đến Long Island, thì bọn họ đã vô cùng phối hợp ăn ý khoác tay nhau ra vào khắp nơi, cũng đã quá quen nở nụ cười giả tạo trước mặt người khác.

Lucinde rất ngạc nhiên khi Ceasar lại có thể xuất thần nhập hóa kiểu cười giả dối như vậy. Về sau cô mới phát hiện, cái kiểu cười này gần như là bản năng trời sinh của người nhà Muhlenberg.

Lần đầu tiên phát hiện chuyện đó là khi cô được mời đến tham dự bữa tối của gia đình người Đức này. Hai bên chiếc bàn ăn dài là những nam thanh nữ tú mặt mũi lạnh lùng đầy cao quý, khí chất lạnh lùng, thỉnh thoảng lại thốt lên vài câu nhạt nhẽo châm chọc người khác, khi ấy người lên tiếng và người bị châm chọc sẽ lập tức thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người trong phòng ăn, đẩy bầu không khí bí bách này đến một nấc cực kỳ quỷ dị. Người nhà này đã phát huy tinh tế cái gọi là “bảo thủ không thay đổi” và “theo khuôn phép cũ”. Bọn họ luôn bạo dạn thử nghiệm điều mới mẻ, nhưng đồng thời không cho phép xuất hiện quá nhiều bất trắc trong sinh mạng. Nếu trong gia tộc xuất hiện một người khác loại, thì điều đó còn khiến người ta cảm thấy kinh khủng hơn việc xuất hiện một kẻ bại hoại.

Dùng bữa xong, nụ cười giả tạo ấy lần lượt xuất hiện trên mặt tất cả mọi người —— Lucinde không hề khoa trương chút nào. Theo thứ tự là chú bác xa gần của vị hôn phu của cô, cùng với các anh chị em họ hàng xa gần và vợ chồng của họ. Nơi này có nhiều người điển trai, mặc dù trong số họ đã có người lớn tuổi, tuy đã được chăm sóc tốt thì một nửa trở lên trong số họ đều không thoát khỏi nguy cơ hói đầu tuổi trung niên. Những khi nịnh nọt Arthur, bọn họ luôn nói thêm mấy câu đầy quan tâm tới Ceasar. Lúc này Lucinde mới tin lời cha mình từng nhắc đến anh —— người Arthur cưng nhất chính là Ceasar, ông ấy không hy vọng người thừa kế này xuất hiện bất cứ bất trắc nào.

Nhưng chắc chắn sẽ xảy ra bất trắc. Vì Ceasar từng cam kết với cô là tiệc đính hôn sẽ không thể tiến hành thuận lợi được. Cô vừa xinh xắn lại có tiền, đàn ông theo đuổi cô có thể xếp dài từ cửa nhà đến Broadway, cô còn chơi chưa đủ nữa là. Từ ánh mắt Ceasar nhìn cô là biết ngay, người đàn ông này không hề có chút tình dục nào với cô. Cô cũng không hề muốn gả cho anh, nhưng sau khi tham dự tiệc gia đình một lần, cô phát hiện chuyện này vượt quá dự tính của mình: ai ai trên bàn ăn cũng lom lom con mắt, mong đợi anh xảy ra chút xíu chuyện rắc rối, anh ta có thể trả giá cho những sai lầm của mình và hối tiếc sự hối tiếc suốt đời. Nhiều người có thể thay thế anh ta, và chi phí thay thế là quá lớn.

Bây giờ Lucinde cũng học được kiểu cười rất kịch đó rồi. Một khi mỉm cười, bạn có thể che giấu mọi ham muốn, oán hận và địch ý trong cảm xúc —— đây đều là những điều cô phát hiện được sau vài bữa ăn tối. Nụ cười giả tạo này rất hữu dụng, chí ít nó sẽ giảm bớt xác suất bản thân mắc lỗi.

Ceasar cũng giỏi né tránh sai lầm. Từ sau cái đêm nói chuyện ngoài cửa phòng ngủ đó trở đi, hai người quay về New York đúng hạn, giám sát của cha chú cũng dần giảm bớt.

Nhất là lúc Ceasar mời cô ra ngoài hẹn hò, bọn họ sẽ có được sự tự do.

Một ngày nọ, dùng bữa trưa tại C.T xong, cả hai lang thang đi dạo từ phố West Broadway đến phố Kenney ở phía nam Manhattan, bất chợt cô dừng chân trước một cửa hàng đồ cổ, bị chiếc váy in hình rồng dáng vẻ kỳ lạ thu hút. Ceasar rất phong độ dừng lại đợi cô. Lúc cô nhìn lén vào tủ kính, đúng lúc mặt trời ngả về Tây, hắt ánh chiều tà lên mặt kính. Trong chớp mắt ấy, cô không thấy rõ thứ đồ đằng sau tấm kính, song lại có thể nhìn thấy bóng dáng của hai người đang phản chiếu trên kính. Đầu tiên cô thấy đôi mắt màu xanh đang nhìn bản thân, tiếp đó mới thấy một đôi mắt đen ảm đạm ở sau lưng. Đây là lần đầu tiên cô phát hiện, thì ra mắt đen cũng có sức hấp dẫn đến thế. Đáng tiếc là đôi mắt đen đầy mê hoặc đó, lại không phải đang nhìn cô. Lucinde nhìn sang theo tầm mắt của anh, nhìn thấy một người phụ nữ trung niên ở ngoài cửa hàng đồ cổ, vẻ mặt thả lỏng, nhưng chiếc sườn xám kỳ lạ trên người đã trói buộc cơ thể bà ta, khiến bà ta trông như một hình nộm ngái ngủ.

Lucinde nhớ có ai đó đã từng nói với cô rằng, Ceasar thích con gái tóc vàng nhất.

Nhưng trong khoảnh khắc ấy cô lại chợt nảy sinh hoài nghi, những lúc bình thường khi ngồi cách nhau một chiếc bàn, anh nhìn cô chăm chú nở nụ cười giả tạo ấy, thực ra trong lòng đang nghĩ: cái đầu tóc vàng này đúng là vàng khè! Đôi mắt xanh này không khác gì quả cầu pha lê không tình cảm! Biểu cảm quá nhiều, lông mày cũng quá lắm trò!

Từ nhỏ đến lớn cô vô cùng tự tin về vẻ bề ngoài của mình. Nhưng cô đột nhiên nhạy bén ý thức được một điều rằng, có thể anh đang đắm chìm trong một mối tình, thậm chí đối tượng còn có thể là một cô gái người Hoa. Nhưng không sao, con người ta một khi rơi vào lưới tình thì mọi tiêu chuẩn từ trước đến nay đều sẽ biến mất. Không phải anh không thích những cô gái tóc vàng, có điều bọn họ lại không phải là cô ấy mà thôi.

Đột nhiên Lucinde có cảm giác bị đùa bỡn.

Mấy chiếc xe ngựa chở du khách Trung Quốc ồn ào chạy qua từ phía sau hai người. Lucinde nhân đó hỏi anh, “Có phải anh định đột ngột biến mất khỏi New York trong lần hẹn hò nào đó của chúng ta không?”

Ceasar không chối.

Cô nói tiếp, “Đừng làm liều. Anh muốn từ bỏ tất cả mọi thứ anh có bây giờ, bao gồm cả cái mác Muhlenberg này. Nhưng có rất nhiều người đang chờ anh gặp khó khăn, cũng có rất nhiều người chờ anh trở thành kẻ ngu không đầu óc. Mà chắc chắn ông nội anh sẽ không cho phép anh gặp những chuyện đó. Em không tin anh không biết, ông nội giám sát anh còn nghiêm ngặt hơn mấy người chú bác anh em họ đang nhìn anh chòng chọc kia, hơn nữa còn cẩn thận rất nhiều. Ở trong phạm vi tầm mắt của ông ấy, anh không thể gặp chút bất trắc nào được.