Kiều Kiều Vô Song

Chương 206: Bình An Kế Tiếp




Edit: Frenalis

Hoàng đế bước ra khỏi ngục thất, không trở về cung mà thay thường phục, lặng lẽ đi về phía sau Tây Sơn hoàng cung.

Đứng trên đỉnh núi, hắn ngắm nhìn giang sơn gấm vóc trước mắt, trong lòng suy nghĩ: Lưu Nghĩa Khang đã dẹp loạn, đám gian tế cũng đã tiêu diệt, giờ chỉ còn Tạ Lang. Chỉ cần loại bỏ nổi lo tiềm ẩn này, lại dưỡng sức vài năm, ta có thể tiến quân ra Bắc, thống nhất Trung Nguyên, hoàn thành sự nghiệp vĩ đại mà không ai làm được trong mấy trăm năm qua!

Nghĩ đến Tạ Lang, hắn lại nghĩ đến Cơ thị. Trước đây hắn nghĩ, Trần Quận Tạ thị từ bỏ Tạ Lang khiến hắn có thể loại trừ Tạ Lang dễ như trở bàn tay, nhưng hiện tại gặp phải sự trở ngại từ phía Cơ thị.

Nghĩ đến Tạ Lang và Cơ thị, hoàng đế dạo bước suy tư. Hắn lẩm bẩm: "Thế nhân đều nói danh sĩ thanh cao, coi thường chuyện của tục nhân, người khác thì không nói, nhưng Tạ Lang quả thực siêu dật."

Nếu không phải thật thanh cao thì sẽ không dễ dàng từ bỏ dòng họ, cũng sẽ không ở thời điểm Cơ thị chiếm ưu thế mà chủ động thỏa hiệp với hắn.

Sau một hồi suy nghĩ, hoàng đế phất tay áo quay về nội cung.

Bốn tháng sau, Tạ Lang một lần nữa xuất hiện ở Kiến Khang. Cùng ngày hôm đó, hoàng đế ban hành sắc lệnh, ca ngợi Tạ Lang có phẩm chất cao quý, nhiều lần giữ gìn quốc thể, dương oai cho đất nước. Nhớ đến công lao của Tạ Lang, hoàng đế đặc biệt ban sắc chỉ, phong Tạ Lang làm Thái Bình quận vương, Cơ thị làm Thái Bình quận vương phi, đồng thời ban cho hai người kim thư thiết quyên, nội dung ghi rằng: "Nhớ đến công lao dựng nước của Tạ Lang, ban cho khanh vinh hoa phú quý vĩnh cửu. Nếu phạm tội thường, không được truy cứu trách nhiệm. Cũng xin thề giữ lời hứa, vĩnh viễn tôn trọng khanh. Con cháu đời sau không được bãi bỏ thánh chỉ của tổ tiên." Sắc lệnh được ban bố khắp nơi, niêm yết cho toàn dân biết.

Loại kim thư thiết quyên này đã có từ thời nhà Hán, là một dạng minh chứng cho giao ước. Thông thường được chia thành hai bản, một nửa trao cho Tạ Lang, nửa kia lưu giữ tại triều đình.

Việc ban bố sắc lệnh và kim thư thiết quyên đã tạo nên ảnh hưởng to lớn. Ngay ngày hôm sau, Tạ thị tổ chức lễ tế tại từ đường, khai trừ Tạ Lang ra khỏi dòng chính của Trần Quận Tạ thị, lập sổ riêng dòng bên cho Tạ Lang.

Có thể nói, việc Tạ Lang được ban kim thư thiết quyên đã khiến cho những người ủng hộ chàng ở Kiến Khang vô cùng vui mừng. Tuy nhiên, việc Tạ Lang bị khai trừ ra khỏi dòng chính của Trần Quận Tạ thị lại khiến cho nhiều người phẫn nộ.

Kiến Khang người người bàn tán xôn xao, các đại sĩ tộc âm thầm đánh giá, còn nhóm tiểu cô thì vô cùng thất vọng. Nhưng Tạ Lang hoàn toàn không để tâm. Ngày thứ ba, chàng quỳ gối trước mặt Tạ mẫu, lạy tạ rồi ung dung bước ra khỏi Trần Quận Tạ thị.

Hôm ấy, toàn bộ con cháu dòng chính của Trần Quận Tạ thị đều tiễn Tạ Lang ra đi. Họ hiểu rằng, chỉ cần Tạ Lang bước qua cánh cửa này, từ nay về sau chàng sẽ không còn là Tạ Thập Bát nữa, mà chỉ còn là Tạ Lang.

Tạ Lang vừa đặt chân lên bến tàu thì gặp Tạ Nhị Thập Cửu vội vã chạy đến. Huynh đệ gặp nhau, Tạ Nhị Thập Cửu đã bật khóc nức nở.

Tạ Nhị Thập Cửu đi đến trước mặt Tạ Lang. Hiện tại thân phận của hắn cao hơn Tạ Lang. Khi Tạ Lang cúi đầu hành lễ, hắn liền lao đến ôm chầm lấy huynh trưởng mình.

Một lát sau, Tạ Nhị Thập Cửu quay sang dặn dò những người đi cùng: "Các người về trước đi, nếu mẫu thân hỏi thì cứ nói ta đưa A Lang đi một đoạn."

Nói xong, Tạ Nhị Thập Cửu liền lôi kéo Tạ Lang lên thuyền.

Vừa vào khoang thuyền, Tạ Nhị Thập Cửu lấy ra toàn bộ sổ sách văn khế trang viên, ruộng đất, cửa hàng của Cơ Tự đặt trước mặt Tạ Lang. Sau khi Tạ Lang nhận lấy, Tạ Nhị Thập Cửu ch ảy nước mắt nói: "Đệ không thể tin nổi, lẽ nào trên đời này lại không có biện pháp nào toàn vẹn cả đôi bên sao?"

Tạ Lang cười khổ, nhìn vẻ mặt thống khổ của Tạ Nhị Thập Cửu, sau một hồi suy nghĩ, chàng vẫn lên tiếng: "Ngày đó, ta mới vừa bị tước bỏ vị trí người thừa kế của gia tộc, sau đó lại bị người ta làm đắm thuyền trên sông Trường Giang..."

Tạ Nhị Thập Cửu kinh hãi, nghiêm nghị hỏi: "Huynh trưởng nói vậy là có ý gì?"

Tạ Lang lắc đầu: "Chuyện đã qua rồi."

Tạ Nhị Thập Cửu vội vã nói: "Không, chuyện đó không thể nào qua đi được!" Hắn nghĩ đến cảnh tượng kinh hoàng ngày hôm đó, giọng run rẩy nói: "Huynh trưởng, ý huynh là gia tộc đã thông đồng với hoàng đế sao?"

Tạ Lang trầm mặc một hồi, rồi từ từ nói: "Gia tộc đơn giản là muốn từ bỏ ta thôi." Vừa dứt lời, Tạ Nhị Thập Cửu liền suy sụp ngã ngồi xuống đất, nửa ngày không thốt ra được lời nào.

Thấy hắn như vậy, Tạ Lang từ từ đứng dậy, hướng về cửa sổ ngắm nhìn thành Kiến Khang náo nhiệt, ngựa xe như nước. Chàng chậm rãi nói: "Ngươi cũng đừng suy nghĩ quá nhiều. Miễn là ta còn là Tạ Thập Bát của Trần Quận, hoàng đế sẽ mãi mãi nghi kỵ phòng bị ta."

Vừa dứt lời, từ ngoài khoang thuyền vọng vào một thanh âm trầm thấp: "Đúng vậy, dù là Trần Quận Tạ thị hay Lang Gia Vương thị, hễ con cháu xuất chúng quá mức thì đều sẽ bị người nắm quyền nghi kỵ. Đây là số phận do chúng ta sinh ra đã mang, không thể thay đổi được."

Lại là Lang Gia Vương Thập Nhị ung dung bước vào.

Nhìn thấy hắn, Tạ Lang nở nụ cười. Sau mấy tháng bị giam cầm trong ngục thất, chút da thịt vất vả lắm mới dưỡng được giờ lại tiêu mất không còn gì, nhưng nụ cười này của chàng lại rạng rỡ vô cùng.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của Tạ Lang, Vương Thập Nhị cau mày. Hắn khinh miệt nhìn Tạ Lang, lười nhác ngồi xuống cái sập bên cạnh: "Có lẽ Thập Nhị Cửu Lang không biết, ngay sau khi Thập Bát Lang tự hạ mình rời khỏi gia tộc, hoàng đế đã hỏi một vài cung nhân về ta. Hắn hỏi rằng, thiên hạ đều đồn đại về con cháu nhà Vương - Tạ, nhưng ngươi có biết Lang Gia Vương Thập Nhị so với Tạ Lang như thế nào hay không? Liệu có cần phòng bị hay không?"

Vương Thập Nhị vừa dứt lời, khoang thuyền liền chìm vào im lặng. Hắn quay sang hai huynh đệ Tạ thị: "Cung nhân lúc ấy trả lời, Lang Gia Vương Thập Nhị tuy có tài năng, nhưng không phải là danh sĩ, danh tiếng không bằng Tạ Lang, vì vậy tạm thời không cần lo lắng."

Sau khi Vương Thập Nhị nói xong, hai người còn lại trong khoang thuyền rơi vào trầm mặc. Không biết qua bao lâu, Tạ Lang nhẹ giọng nói: "Đó cũng là điều không thể tránh khỏi." Đúng vậy, đây là điều không thể tránh khỏi, trừ phi Tạ Lang hoặc Vương Thập Nhị tự mình lên làm hoàng đế, nếu không, với dòng dõi và tài năng của họ, bất kỳ vị hoàng đế nào cũng sẽ không yên tâm.

Vương Thập Nhị quay sang Tạ Lang hỏi: "Ngươi nghĩ như thế nào mà đi một bước này?" Dừng một lát, hắn nói thêm: "Tuy rằng người đời đều nói cầm được bỏ được, nhưng thật sự có thể buông bỏ mọi thứ lại chẳng có mấy ai. Tạ Lang, lần này ngươi quả thật là liều lĩnh."

Dưới ánh mắt chăm chú của Vương Thập Nhị và Tạ Nhị Thập Cửu, Tạ Lang mỉm cười. Chàng cúi xuống, tao nhã cầm lấy một chung rượu trên bàn, một bên chậm rãi nhấp rượu, một bên từ từ nói: "Bất quá là không cam lòng mà thôi. Nếu ta chết thì cũng chỉ là chết, nhưng phụ nhân của ta, thực sự khiến ta lo lắng."

Không ngờ lý do của Tạ Lang lại lớn lao đến vậy, Vương Thập Nhị bật cười ha hả, Tạ Nhị Thập Cửu cũng mỉm cười theo.

Tạ Lang lại nói: "Thật ra trước khi bị giam cầm, ta đã từng nói chuyện với mẫu thân một lần. Lúc ấy mẫu thân nói, giờ đây bà chỉ mong ta hai chữ bình an. Sau khi ở trong ngục mấy tháng, suy nghĩ về những lời mẫu thân nói, ta mới nghĩ ra được cách này." Nói đến đây, Tạ Lang nghẹn ngào: "Chỉ là chung quy thực xin lỗi mẫu thân cùng tộc trưởng đã yêu thương ta."

Sau một hồi trò chuyện, Tạ Lang tự mình tiễn Vương Thập Nhị và Tạ Nhị Thập Cửu đi. Sau đó, chàng đứng trên mũi thuyền, nhìn xa xa về phía mẫu thân vẫn đứng bất động ở đó, dõi theo chàng ra đi.

Khi con thuyền của Tạ Lang hướng về Kinh Châu, Cơ Tự nhận được tin tức quả thực vô cùng vui mừng.

Nếu Tạ Lang bình an, rất nhiều kế hoạch sẽ trở nên không cần thiết. Ngay lập tức, Cơ Tự cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ, ban thưởng vàng bạc và giải tán họ. Những người xung quanh Cơ Tự đều có mục đích chung là cứu Tạ Lang. Hiện tại Tạ Lang đã được cứu và không còn lo lắng về mạng sống, tất cả mọi người đều vui mừng và hân hoan rời đi.

Sau khi xử lý xong mọi việc, Cơ Tự thầm tính toán tìm một toà nhà ở Nam Dương để tạm thời ổn định cuộc sống. Lúc này nàng đã mang thai bảy tháng và bụng đã to lên.

Từ khi có mang, Cơ Tự luôn bôn ba khắp nơi. Kinh hãi, lo lắng, phiền muộn... đủ mọi nguyên nhân khiến nàng gầy đi trông thấy. Nhưng càng gầy ốm, bụng của nàng lại càng lớn đến chói mắt.

Mang thai to lớn như vậy, Cơ Tự không thể đi đâu được, chỉ đơn giản là tìm một chỗ để ổn định cuộc sống và chờ đợi Tạ Lang đến.

Nhưng lần này Cơ Tự đến Nam Dương lại phải che giấu tung tích.

Vì sao? Bởi vì việc nàng chính là Cơ Việt đã khiến hoàng đế tức giận, cũng dẫn đến sự bất mãn của vô số người cố chấp trong đạo môn và môn đồ của Quỷ Cốc Tử. Trước đây nàng có rất nhiều người đi theo, nhưng hiện tại họ đã rời đi, Cơ Tự buộc phải cẩn thận khi xuất nhập.

Chính vì lo lắng cho nàng, ngay sau khi được thả ra, Tạ Lang đã vội vã thu xếp mọi việc và lên đường vào ngày thứ ba. Đồng thời, vì không yên tâm về nàng, bạn tốt của Tạ Lang là Đàm Chi Duệ đã dứt khoát từ Quảng Lăng đến Nam Dương để bảo vệ Cơ Tự và chuẩn bị giúp nàng khởi động môn hộ để chờ Tạ Lang đến.

Một ngày này, Cơ Tự mang thai bụng lớn đang lười biếng ngồi trên trường kỷ, nhìn bên ngoài ngắm cảnh thu đến xuất thần. Đàm Chi Duệ với mái tóc dài buông xõa cùng bộ trường bào màu tím nhạt, tuấn mỹ cao lãnh từ bên ngoài đi đến.

Vừa đi đến trước mặt Cơ Tự, Đàm Chi Duệ liền mở lời: "Mùa đông năm nay đến muộn, đã chín tháng rồi mà thời tiết vẫn còn ấm áp." Nói đến đây, Đàm Chi Duệ mỉm cười: "May mắn là nhờ thời tiết này, Tạ Lang mới không phải chịu khổ."

Hắn liếc mắt nhìn Cơ Tự đang lười biếng tựa lưng như đang ngủ: "Phu nhân nếu muốn ngủ, vẫn nên về phòng ngủ sẽ tốt hơn."

Cơ Tự mở mắt nhìn hắn, lắc đầu nói: "Ta đã ngủ quá nhiều rồi." Rồi nàng hỏi: "Huynh đã gửi tin cho Thôi Huyền và quốc sư Bắc Nguỵ chưa? Họ có hồi âm gì không?"

Khi đó vì để kiềm chế hoàng đế Lưu Tống, Cơ Tự đã công khai liên hệ với Thôi Huyền và quốc sư Bắc Nguỵ. Sau khi phong ba tạm lắng, Cơ Tự lại sai người truyền lời để hai người đó quay về. Nàng không tiện mở lời nên đã nhờ Đàm Chi Duệ xử lý.

Đàm Chi Duệ lắc đầu: "Tin đã gửi đi rồi, nhưng vẫn chưa có hồi âm."

Nói xong, Đàm Chi Duệ quay qua hỏi người hầu: "Đã mời đại phu đến chưa?" Sau khi nhận được câu trả lời "Đã mời đến", Đàm Chi Duệ lại không yên tâm dặn dò: "Mời thêm nhiều bà đỡ nữa. Dù là đại phu hay bà đỡ, hãy bảo họ ở đây trong vài tháng. Nói với họ rằng nếu phu nhân sinh hạ hài nhi thuận lợi, ta sẽ hậu tạ!"

Chúng người hầu vui mừng vội vàng đáp ứng.

Đàm Chi Duệ lại quay sang chúng bộ khúc mà mình đưa tới, dặn dò: "Hai ngày gần đây có vẻ như có đạo sĩ lui tới Nam Dương, hãy chú ý một chút. Nhưng cũng đừng để lộ tung tích. Hiện tại thời tiết rất thuận lợi, hãy lấy tĩnh chế động."

Chúng bộ khúc của Đàm Chi Duệ cũng vội vàng đáp ứng.