Kiếm Lai

Chương 259: Đeo kiếm qua bờ nam




Nguyễn Tú tặng quà lúc chia tay, Trần Bình An đương nhiên sẽ không từ chối. Trước đó hắn nhờ Ngụy Bách nói với Nguyễn Cung về chuyện tặng núi Bảo Lục cho Nguyễn Tú, kết quả lúc Ngụy Bách trở lại lầu trúc thì thần thái chán nản, hình dáng nhếch nhác, bảo rằng Nguyễn Cung nghe xong thì giận lây cả mình, thưởng cho một chữ “cút”, còn bảo Trần Bình An cút xa bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.

Trần Bình An đành phải từ bỏ, biết chuyện này đã bị hiểu lầm, dù sao ý tốt cũng không phải muốn là có thể làm được. Thằng bé áo xanh luôn nói bọn họ lăn lộn giang hồ, ân oán tình thù đều phải xét đến non xanh nước biếc tương lai còn dài. Trần Bình An cảm thấy câu này rất tuyệt diệu có lý, nghĩ thầm tương lai sẽ có cơ hội báo đáp cha con Nguyễn gia, không cần phải vội vàng.

Có điều hắn vẫn tốn một chút tâm tư, nghiêm túc thương lượng với thằng bé áo xanh và cô bé váy hồng một phen, cho rằng vấn đề không lớn, lúc này mới có quyết định. Hắn lại làm phiến Ngụy Bách đi mời hai thợ làm bánh tay nghề thành thạo, chờ sau khi hắn rời khỏi quận Long Tuyền, hãy đến tiệm Áp Tuế ở ngõ Kỵ Long mời chào khách hàng. Cuối cùng còn bảo hai đứa trẻ nói với Nguyễn Tú cô nương, sau này muốn ăn bánh ngọt của tiệm nhà mình thì không cần trả tiền.

Về chuyện xuôi nam đi xa, thằng bé áo xanh và cô bé váy hồng đều muốn đi theo. Thằng bé áo xanh thì sợ không còn Trần Bình An che chở, ngày mai sẽ bị ai đó dùng một quyền đánh vỡ đầu, đợi lần sau Trần Bình An trở về quê nhà sẽ phải viếng mồ thắp hương cho hắn. Thêm nữa hắn đã đột phá một cảnh giới, hi vọng có thể sớm ngày trở lại giang hồ tiêu dao khoái hoạt, muốn từ thế giới bên ngoài tìm lại mặt mũi và khí khái anh hùng đã đánh mất ở Long Tuyền. Cô bé váy hồng thì hoàn toàn xem mình là nha hoàn nhỏ, lo lắng lão gia nhà mình quanh năm suốt tháng không có người phục vụ, cô ở lại núi Lạc Phách ăn không ngồi rồi sẽ rất hổ thẹn.

Có điều Trần Bình An không đồng ý. Thằng bé áo xanh một khóc, hai cãi, ba treo cổ, bốn nhảy núi, năm quỳ xuống, mọi thủ đoạn đều dùng hết. Trần Bình An khuyên can mãi hắn mới chịu tiếp tục ở lại lầu trúc tu hành. 

May mà hôm nay thằng bé áo xanh có quan hệ không tệ với con rắn đen ở núi Kỳ Đôn, thường chạy đến ba hoa khoác lác, còn cưỡng ép nhận rắn đen làm huynh đệ mình. Tuy nói rắn đen vẫn chưa biến ảo thành hình người, nhưng dù là lòng dạ hay chí hướng thì đều vượt trên thằng bé áo xanh.

Suy cho cùng con rắn nước Ngự Giang rời xa quê hương này mặc dù có thiên phú phi phàm, nhưng tuổi tác so với loài thuộc giao long thì chỉ là thiếu niên mà thôi. Hắn còn không có “gia giáo”, khá cứng đầu, chưa từng được minh sư chỉ điểm và tông môn bồi dưỡng. Trong mắt cô bé váy hồng đã đọc qua vạn quyển sách, ngay cả nghĩa khí giang hồ mà hắn sùng bái cũng chỉ là ngây thơ tùy hứng mà thôi.

Có điều chung sống lâu như vậy, thằng bé áo xanh đã mài đi rất nhiều góc cạnh, cộng thêm bản tính không xấu, Trần Bình An cũng xem như yên tâm về hắn, chỉ dặn dò hắn không được ăn hiếp cô bé váy hồng. Thằng bé áo xanh vỗ ngực nói, đại lão gia như hắn ăn hiếp một con nhóc thì còn mặt mũi gì?

Mọi chuyện đã chuẩn bị xong.

Ngụy Bách lén chỉ vào tầng hai trong nhà, cười hỏi:

- Xong rồi à? Có cần từ biệt lão tiền bối một tiếng không?

Trần Bình An gật đầu, xoay người đi gõ cửa phòng:

- Đi đây.

Ông lão ngồi xếp bằng trong phòng, lời nói mang theo sự bực bội:

- Không suy nghĩ thêm một chút sao?

Trần Bình An lắc đầu nói:

- Không thể trì hoãn, phải lập tức lên đường.

Ông lão hừ lạnh nói:

- Đồ chết nhát!

Trần Bình An bất lực, quay đầu nói với Ngụy Bách:

- Chúng ta đi thôi.

Nguyễn Tú đứng ở bên cạnh lan can, khẽ vẫy tay.

Trần Bình An vẫn mang giày cỏ quen thuộc nhất, ôm thanh trường kiếm mới đúc được vải bông bọc kín, bên hông cột hồ lô nuôi kiếm màu đỏ thẫm, đeo một thanh kiếm gỗ hòe. Hắn muốn nói gì đó với Nguyễn Tú, nhưng lại cảm thấy thừa thãi, bèn gãi đầu nhẹ giọng nói:

- Nguyễn cô nương, bảo trọng.

Lông mi Nguyễn Tú khẽ run lên, mỉm cười gật đầu.

Trần Bình An dặn dò hai đứa trẻ:

- Sau này hãy ở núi Lạc Phách chăm chỉ tu hành, nếu gặp chuyện thì cũng đừng nên kích động. Ngọn núi gì đó, ngoại trừ chúng ta mua tốn tiền thì cũng không chi tiêu gì, không cần đau lòng. Ta đã nói với Ngụy sơn thần, nếu không được thì hãy vận dụng thần thông di dời lầu trúc đến núi Phi Vân, các ngươi trốn trong đó sẽ không có việc gì. Hơn nữa lão tiền bối sẽ giúp coi chừng lầu trúc, vì vậy các ngươi không cần quá lo lắng.

Trần Bình An nói dông dài như vậy, lần đầu tiên thằng bé áo xanh lại không ghét nổi.

Cô bé váy hồng nắm chặt tay áo lão gia nhà mình, nước mắt lã chã, lưu luyến không rời.

Trần Bình An quay đầu nhìn. Chuyến này đi quá vội vàng, không thể trở về nhà tổ ở ngõ Nê Bình, thậm chí ngay cả mộ của cha mẹ đều không viếng được. Nếu nói trong lòng không nuối tiếc thì là giả, nhưng không có cách nào, hắn vẫn biết phân biệt nặng nhẹ.

Lần này mình xuôi nam tặng kiếm, xem như là ba người lão Dương, Nguyễn Cung và Ngụy Bách cùng nhau bố cục. Trong đó lão Dương là vì người nhỏ hương khói màu vàng, làm một vụ mua bán với Trần Bình An, hoặc nói chuẩn xác là với Tề tiên sinh, phải giúp Trần Bình An rời khỏi mảnh đất thị phi. Còn về nguyên nhân trong đó, thế nào là “thị phi”, bởi vì trước đó Lý Hi Thánh đã nói “nơi đây không thích hợp ở lâu”, Trần Bình An hoàn toàn tin vào chuyện này.

Ngụy Bách đưa tay ấn vai Trần Bình An:

- Có thể sẽ hơi choáng đầu.

Trần Bình An cười nói:

- Được rồi.

Trước đó mỗi ngày hắn đều đi một vòng qua cửa âm phủ, chịu khổ đã là chuyện thường như cơm bữa. Vừa nghĩ tới hôm nay, ngày mai và sau này không cần luyện quyền nữa, có một sự vui mừng thường tình của con người, nhưng phần nhiều vẫn là trong lòng trống trải.

Trần Bình An nhìn Nguyễn Tú và hai đứa trẻ:

- Đi đây!

Bóng dáng của Ngụy Bách và Trần Bình An đột nhiên biến mất, không một tiếng động, thậm chí ngay cả một cơn gió mát cũng không xuất hiện trong hành lang dưới mái hiên.

Bên cạnh lan can, cô bé váy hồng nhẹ giọng nói:

- Nguyễn tỷ tỷ, lão gia nhà tôi nhất định sẽ nhớ chị.

Thằng bé áo xanh ném một viên đá mật rắn bình thường vào miệng nhai, trịnh trọng nói hưu nói vượn:

- Đúng vậy, mỗi ngày lão gia nằm mơ đều gọi tên Tú Tú cô nương, xấu hổ chết được.

Nguyễn Tú đương nhiên không xem là thật, nhưng vẫn cười vui vẻ.

Ngụy Bách và Trần Bình An xuất hiện ở một khu rừng yên tĩnh dưới chân núi Ngô Đồng. Ngụy Bách bảo Trần Bình An chờ một lát, hắn rời đi rồi nhanh chóng trở lại, mang theo một hộp kiếm gỗ hòe kỳ lạ. Đó là một chiếc hộp theo kiểu song kiếm, có thể đồng thời cắm hai thanh kiếm. Hắn bảo Trần Bình An bỏ trường kiếm nơi ngực và kiếm gỗ hòe sau lưng vào trong đó.

Thế là Trần Bình An đã biến thành du hiệp lưng đeo song kiếm, bên hông giắt một bầu rượu, quả thật có mấy phần phong thái giang hồ.

Ngụy Bách vòng quanh Trần Bình An một vòng, cười nói:

- Ấy, thật sự rất đẹp.

Trần Bình An nhếch miệng cười, đi theo Ngụy Bách lên núi.

Bởi vì ba mươi quyền “Thần Nhân Lôi Cổ Thức” đã biến thành ba mươi mốt quyền, một quyền dư ra kia đã khiến quyền ý của Trần Bình An dần dần biến thành hướng nội trầm ổn.

Ngụy Bách vẫn mặc một bộ áo trắng tay rộng, Trần Bình An đeo kiếm giắt hồ lô. Một là thần tiên phóng khoáng, một là thiếu niên hào hiệp.

Trần Bình An nhẫn nại, cuối cùng vẫn không nhịn được hỏi:

- Ngụy Bách, trấn nhỏ có phải rất nguy hiểm không?

Ngụy Bách gật đầu nói:

- Thử nghĩ xem, rất nhiều giao long đồng thời tràn vào một cái ao nhỏ, đương nhiên chỉ cần lắc đầu vẫy đuôi một cái cũng sẽ gây nên sóng lớn ngập trời. Một cơn sóng ập xuống có thể khiến luyện khí sĩ năm cảnh giới trung tan xương nát thịt. Ngươi thì sao, mặc dù không phải là nhân vật mà một số lão đại tập trung quan sát, nhưng chỉ cần nằm trong ván cờ này, cho dù là một quân cờ không nổi bật, sống chết vẫn sẽ không do mình. Vì vậy lão Dương bảo ngươi lập tức rời khỏi quận Long Tuyền là đúng đắn, ngươi có thể nghĩ thông suốt không phản đối là rất tốt.

Trần Bình An cười nói:

- Ta vốn định đi ra ngoài một chuyến, vừa lúc mượn cơ hội này rèn luyện võ đạo, tranh thủ dựa vào chính mình tìm được thời cơ đột phá cảnh giới.

Ngụy Bách tò mò hỏi:

- Lão tiền bối trong lầu trúc còn bực bội, có phải ngươi đã từ chối chuyện gì không?

Trần Bình An không muốn nói kỹ, dù sao cũng là chuyện riêng tư của ông lão. Nhưng trong thời gian này Ngụy Bách đã bôn ba vất vả, cộng thêm sự thẳng thắn của hắn và quan hệ với A Lương, cho nên Trần Bình An cũng cố gắng chọn một vài chuyện, nhẹ giọng nói:

- Ta chỉ biết có một thần tiên Đạo giáo rất lợi hại đã đến trấn nhỏ. Lão tiền bối nói muốn tặng cho ta một cơ duyên lớn, đứng ngoài quan sát ông ấy đối chiến với thần tiên kia, lĩnh ngộ chân lý quyền ý, không chừng có thể một hơi bước vào cảnh giới thứ tư, hơn nữa còn có thể gây dựng cơ sở cảnh giới thứ tư vững chắc nhất.

- Ta hỏi lão tiền bối có mấy phần thắng. Ông ấy thẳng thắn nói còn không được mười phần chết chín, chắc chắn sẽ bại, bởi vì hôm nay ông ấy còn chưa trở lại đỉnh cao võ đạo, cho dù trở lại thì cũng không có phần thắng.

- Khi đó ta lấy làm lạ, nếu đã biết thua vì sao còn đánh trận này? Lão tiền bối nói đời này ông ấy có một nguyện vọng lớn nhất, đó là tìm một vị đạo nhân được xưng đánh nhau giỏi nhất để đánh một trận. Vị khách không mời kia có quan hệ rất gần với đạo nhân được xưng là “vô địch thật sự”, cho nên trước tiên đánh một trận xem thử cân lượng của mình, để biết chênh lệch giữa hai bên rốt cuộc lớn đến đâu. Còn như tặng cơ duyên giúp ta bước vào cảnh giới thứ tư, cũng chỉ là tiện thể mà thôi.

- Ta không muốn trận chiến này gây nên sóng gió quá lớn, uổng phí công sức của ngươi, lão Dương và Nguyễn sư phụ, càng không muốn... không muốn Tề tiên sinh thất vọng. Cho nên ta đã nói thẳng suy nghĩ của mình với lão tiền bối. Ông ấy tức giận thì tức giận, nhưng cũng không đánh ta, chỉ mắng lá gan của ta còn nhỏ hơn hạt gạo.

- Ông ấy thì mắng còn ta thì khuyên, bảo ông ấy dù thế nào cũng nên chờ trở lại đỉnh cao võ đạo rồi đánh nhau cũng không muộn, nếu không sẽ không thỏa chí. Lão tiền bối cũng nghe lọt tai, mặc dù ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng có lẽ cũng cảm thấy nếu không thể toàn lực xuất quyền mới là nuối tiếc thật sự. Cho nên cuối cùng đã từ bỏ ý định đánh nhau, có điều cũng không tỏ ra vui vẻ với ta. Lúc trước ở lầu trúc ngươi cũng nghe được rồi, ông ấy còn đang nổi nóng.

Trần Bình An đột nhiên hiểu ngầm cười một tiếng:

- Thực ra lão tiền bối giống như đứa trẻ to xác vậy.

Ngụy Bách lau mồ hôi lạnh trên trán, lần này nếu đánh nhau thật thì tất cả sẽ đi đời. May mà Trần Bình An không h.am muốn thời cơ cảnh giới thứ tư, nếu không Ngụy Bách dùng mông để nghĩ cũng biết kết cục thế nào. Ông lão chết không hối tiếc, động tiên Ly Châu đất rung núi chuyển, lộ ra rất nhiều bí mật không thể cho người khác biết. Sau đó là một trận đục nước béo cò gió tanh mưa máu, Trần Bình An là người “chứng kiến trực tiếp” tuyệt đối không có kết cục tốt.

Về phần Ngụy Bách hắn, Thôi Sàm, Nguyễn Cung, Tạ Thực, Tào Hi, Hứa Nhược, Trình Thủy Đông... đã định sẵn không một ai chạy thoát được, tất cả sẽ bị cuốn vào trong đó. Cũng giống như Trần Bình An trước mắt, sống chết không thể do mình khống chế, hoàn toàn phải xem ý trời và vận may.

Còn hơn ba mươi ngọn núi, cuối cùng cũng không biết còn lại mấy ngọn. Nhưng cây to hứng gió, núi Phi Vân chỉ thiếu chút nữa đã thành Bắc Nhạc Đại Ly, chắc chắn sẽ sụp đổ hoàn toàn. Tiên nhân chân chính có thần thông dời núi lấp biển, cũng không phải chỉ là từ ngữ dùng để tán dương.

Ngụy Bách nghĩ lại còn sợ, bỗng nhiên dừng bước, vỗ mạnh vào vai Trần Bình An:

- Trần Bình An, sớm biết như vậy thì không nên nhận tiền dược liệu của ngươi rồi.

Trần Bình An ngẩn người, lập tức tươi cười nói:

- Bây giờ trả lại cho ta còn kịp.

Ngụy Bách giả vờ lật ống tay áo. Trần Bình An lại yên lặng chờ hắn lấy tiền, không hề có ý từ chối.

Ngụy Bách vừa bực vừa buồn cười nói:

- Trần Bình An, như vậy thì mất mặt lắm.

Trần Bình An cười ha hả, vỗ vỗ bầu rượu bên hông:

- Có cái này là đủ rồi.

Ngụy Bách ôm vai Trần Bình An, cứ như vậy lên núi:

- Ta đã nói rồi, Trần Bình An không bao giờ keo kiệt hẹp hòi với bằng hữu.

Trần Bình An kìm nén cả buổi, chỉ thốt ra hai chữ “cảm ơn” khô khốc.

- Giữa bằng hữu nhắc đến từ “cảm ơn” rất tổn thương tình cảm, giống như giữa nam nữ nhắc đến chữ “tiền” vậy.

Trần Bình An bỗng nhiên tỉnh ngộ, cảm thấy phải nhớ kỹ đạo lý này, lát nữa sẽ khắc vào thẻ trúc. Sau này đến núi Đảo Huyền gặp Ninh cô nương, nhất định không được nhắc tới tiền bạc gì đó. Đây gọi là học đi đôi với hành.

Hôm nay Ngụy Bách là nhân vật hiển hách mà mọi người đều biết, cộng thêm thần tiên trên núi tay nắm quyền hành không mấy người dễ nói chuyện như hắn, cho nên quan hệ rất tốt, trên đường lên núi không ngừng có người chào hỏi. Ngụy Bách cũng không dừng bước, nhưng đều cười xã giao trêu đùa mấy câu, đổi lấy tiếng cười vui vẻ.

Trong đó có một yêu quái hoang dã, công lực nịnh nọt không thua gì thằng bé áo xanh, nhất quyết muốn dẫn đường cho Ngụy đại sơn thần, kết quả bị Ngụy Bách cười mắng đá ra xa. Tu sĩ hoang dã kia không hế tức giận, ngược lại còn lấy làm kiêu ngạo, nhìn bóng lưng tiêu sái của sơn thần áo trắng, vẻ mặt vui mừng.

Nhưng lúc gần tới bến thuyền trên đỉnh núi Ngô Đồng, Ngụy Bách lại nhẹ giọng cười nói:

- Trần Bình An, thái độ ôn hòa nhìn như rất chân thành này thực ra đều là giả. Có thể không từ chối, nhưng đừng xem là thật. Nếu Ngụy Bách ta vẫn là thổ địa núi Kỳ Đôn, muốn nói với bọn họ một câu cũng rất khó. Đương nhiên có thể ôn hòa như vậy vẫn là chuyện tốt.

Trần Bình An yên lặng ghi nhớ trong lòng.

Khu vực ven rìa bến thuyền núi Ngô Đồng có một đài cao vừa mới xây xong, làm bằng ngọc thạch trắng tinh cùng một màu. Lúc này có mấy chục luyện khí sĩ ăn mặc khác nhau đang tụ tập. Còn có một số người già, phụ nữ và trẻ con mặc trang phục tươi sáng, hẳn là thế lực tiên gia sau khi mua núi tới đây tham quan, hôm nay muốn quay về phủ.

Hai nhóm người nhìn thấy Ngụy Bách và Trần Bình An, vẫn chủ động tiến lên chào hỏi. Ngụy Bách thuộc lòng tên họ và gia tộc của mỗi người, đối nhân xử thế rất cẩn thận, khiến người ta giống như tắm trong gió xuân.

Trần Bình An vẫn không nói chuyện, chỉ quan sát tất cả, trong lòng cảm thấy hâm mộ và khâm phục. Nhiệt tình chào hỏi và trò chuyện hợp ý như vậy, không thể nào chỉ vì Ngụy Bách là “sơn thần Bắc Nhạc” giống như hắn giải thích được.

Về chuyện Trần Bình An xuôi nam đi xa, Ngụy Bách dùng giọng điệu hời hợt tóm tắt lại. Nói rằng Trần Bình An có một người thân ở phía nam, thuận tiện đi thăm mấy bằng hữu, chẳng hạn như Hạ Tiểu Lương của Thần Cáo tông, còn có Lưu Bá Kiều của vườn Phong Lôi.

Trần Bình An nghe được đầu đổ mồ hôi lạnh, chuyện này hơi quá đà rồi. Thăm viếng người thân là một lý do chính đáng, nhưng tùy tiện bắt quàng với đạo cô và kiếm tu kia, hắn cảm thấy rất ngại ngùng. Có điều Ngụy Bách đã ba hoa khoác lác như vậy, hắn cũng không tiện phản bác, thiếu chút nữa đã kìm nén đến mức nội thương.

Người nói vô ý, người nghe có lòng. Hạ Tiểu Lương là ngọc nữ của đạo thống một châu, có một chút tình hương hỏa với nàng chính là phúc duyên rất lớn. Trên núi dưới núi có ai dám không nể mặt bằng hữu của Thần Cáo tông? Huống hồ còn có một Lưu Bá Kiều của vườn Phong Lôi. Cho nên những nhân vật vốn không thể xem thường ở vương triều quê hương, lại càng nhiệt tình với thiếu niên đeo kiếm dung mạo bình thường. Thậm chí còn có người chủ động đưa danh thiếp chế tạo hoa mỹ, khiến Trần Bình An xấu hổ đến mức chỉ muốn tìm một cái lỗ để chui xuống.

Ngụy Bách cũng hi vọng sự tình phát triển như vậy, cười một cách bí hiểm.

Đột nhiên có người hô lớn:

- Thuyền cá côn tới rồi.

Trần Bình An nhìn theo ánh mắt mọi người, trông thấy một con vật khổng lồ xuyên qua biển mây, chậm rãi lướt xuống núi Ngô Đồng. Hắn kinh ngạc đến há hốc mồm, không ngờ cái thứ to lớn có vây cá kia lại là vật sống.

Thuyền cá côn hạ xuống, gây cho Trần Bình An một cảm giác áp bức to lớn, khiến hắn không nhịn được cảm khái: “Không hổ là thuyền để thần tiên ngồi, quả nhiên không tầm thường, khí thế thật kinh người.”

Một chiếc thuyền cá côn có thể vượt châu du ngoạn ngàn vạn dặm, hơn nữa “ngàn vạn dặm” này cũng không phải chỉ là ước lượng. Trước khi xây xong bến thuyền mới ở núi Ngô Đồng quận Long Tuyền này, cả phương bắc Đông Bảo Bình Châu cũng không có tư cách để thuyền cá côn hạ xuống. Chỉ có nước Nam Giản và thành Lão Long là có bến thuyền.

Một số vương triều quốc lực hùng hậu đương nhiên cũng có bến thuyền chở luyện khí sĩ đi xa bốn phương, nhưng phần lớn “thuyền” đều có kích thước khá nhỏ, hành khách lên thuyền có hạn, lượng hàng hóa kém xa loại thuyền cá côn đặc biệt của Bắc Câu Lô Châu này. Thuyền cá côn chở khách chỉ là lợi tức nhỏ, chủ yếu vẫn là buôn bán thiên tài địa bảo và chim quý thú lạ từ các nơi thu thập được.

Thuyền cá côn cũng chia làm ba bậc. Thuyền cấp một, sống lưng cá côn có thể lớn ngang một quận thành Đại Ly, được rất nhiều lưu phái luyện khí sĩ bao gồm cơ quan sư Mặc gia chuyên tâm chế tạo, có núi có nước, có phủ đệ lầu cao, có đường xá chợ búa... Hàng ngàn hàng vạn luyện khí sĩ có thể quanh năm sinh sống trên đó mà không cảm thấy bất tiện.

Ngụy Bách nhẹ giọng cười nói:

- Cá côn tính tình dễ bảo, sau khi được luyện khí sĩ chuyên môn huấn luyện, cho dù bị công kích trọng thương cũng có thể chịu đựng không lao xuống. Cho nên thuyền cá côn vững chắc an toàn hơn nhiều thuyền cỡ lớn khác. Một số rùa núi, cá voi cũng là lựa chọn hàng đầu để làm thuyền, nhưng một là số lượng thưa thớt, hai là tính tình hơi khó bảo. Trong lịch sử cũng từng có thảm kịch rùa núi tự tiện lặn xuống đáy biển.

Trần Bình An vẫn há hốc mồm không khép lại được.

Trên sống lưng cá côn không chỉ bằng phẳng rộng rãi, còn có một vòng lan can, từng ngôi lầu cao xây dựng sát nhau. Chiếc thuyền cá côn gần như chiếm hơn nửa bến thuyền này cũng không dán sát mặt đất, mà là lơ lửng giữa không trung cách mặt đất mấy trượng, vây cá hơi lắc lư làm nổi lên từng cơn gió núi, bụi đất tung bay. May mà đài cao lên thuyền vừa lúc nằm giữa vây cá, không đến mức bị một cơn gió lớn thổi xuống chân núi.

Sau khi thuyền cá côn hoàn toàn dừng lại, từ chỗ hở nơi lan can hạ xuống một cầu thang rộng như ngõ Đào Diệp, đáy thang vừa lúc cắm vào một cơ quan lõm xuống ở đài cao, khiến cho cầu thang treo giữa không trung này có cảm giác vững như bàn thạch.

Trên cầu thang có một nhóm người đi xuống. Ông lão áo gấm dẫn đầu trò chuyện với người chủ sự bến thuyền núi Ngô Đồng một phen, sau đó dùng ngôn ngữ thông dụng Đông Bảo Bình cười nói với nhóm người Ngụy Bách:

- Chư vị, sau khi các người lên thuyền, hàng hóa của Bao Phục Trai núi Ngưu Giác sẽ được vận chuyển qua hai cầu thang bên kia thuyền cá côn, tốn nửa canh giờ. Nếu làm chậm trễ lỡ việc, không thể khởi hành đúng giờ, núi Đả Tiếu chúng ta là một môn phái lâu đời sừng sững ngàn năm ở Bắc Câu Lô Châu, sẽ trả lại tất cả chi phí đi thuyền cho các vị.

Nói xong những lời này, ông lão áo gấm nhìn về Ngụy Bách:

- Có phải là Ngụy đại sơn thần?

Ngụy Bách cười híp mắt nói:

- Không dám, không dám.

Ông lão áo gấm thoải mái cười lớn, ôm quyền nói:

- Thuyền cá côn một năm qua lại ba châu một lần, chỉ có thể chúc mừng Ngụy đại sơn thần trước. Lần sau nếu không thể đến chúc mừng đúng lúc, nhất định sẽ chuẩn bị lễ mọn đem tặng, hi vọng Ngụy đại sơn thần đừng từ chối.

Hai tay Ngụy Bách lồng trong tay áo, tươi cười nói:

- Không từ chối, không từ chối. Nhưng nếu phát hiện lễ vật quá nhẹ, lần sau ta sẽ tới đây khóc lóc om sòm, khiến các người không thể khởi hành đúng lúc.

Ông lão áo gấm cười ha hả:

- Không nhẹ. Thăm núi, thăm núi, một ngọn núi lớn như vậy há có thể không để ý. Lui một vạn bước mà nói, nếu môn phái ra tay hẹp hòi, lão phu cũng sẽ tự mình thêm vào.

Ngụy Bách mỉm cười gật đầu:

- Như vậy đương nhiên là tốt.

Sau đó hắn vỗ vai Trần Bình An:

- Bằng hữu thân nhất của ta tên là Trần Bình An, là địa chủ ở nơi này. Hắn xuống thuyền ở nước Nam Giản, mong thuyền chủ giúp đỡ chiếu cố. Tất cả chi phí của hắn trên chiếc thuyền cá côn này đều tính cho Ngụy Bách ta, lần sau ta sẽ trả tiền cho các người.

Ông lão áo gấm vung tay lên:

- Trả tiền cái gì, cứ giao cho ta đi.

Ngụy Bách cười híp mắt nói:

- Khách sáo như vậy à?

Ông lão áo gấm vẫn cười lớn, cảnh tượng này thật khiến người khác hâm mộ.

Trước khi theo mọi người lên thuyền, Trần Bình An đứng ở đầu cầu thang, xoay người ôm quyền thi lễ với Ngụy Bách, không nói gì.

Ngụy Bách cũng ôm quyền, hơi khom lưng. Tất cả đều không cần phải nói.

Ông lão áo gấm phía xa đang thương nghị công việc với người khác, khi cảnh tượng này rơi vào mắt, trong lòng đã có tính toán.

Trần Bình An một mình chậm rãi đi trên bậc thang, lưng đeo song kiếm “Hàng Yêu” và “Trừ Ma”, bên hông cột hồ lô nuôi kiếm, “Mùng Một” và “Mười Lăm” đều chứa ở trong đó.

Hôm nay bên trong “Mười Lăm” lại chứa ấn chữ “Tĩnh” và một đôi ấn Sơn Thủy do Tề tiên sinh tặng, còn có “Hám Sơn Phổ” tạm thời bảo quản giúp Cố Xán. Mấy quyển điển tịch Nho gia do Văn Thánh lão tú tài tặng, bùa chú sách đạo và ống trúc bút lông do Lý Hi Thánh tặng cũng chứa trong đó. Trên bút lông có khắc “phong tuyết tiểu trùy” và “hạ bút hữu thần”.

Ngoại trừ sách và bút lông, còn có rất nhiều giấy bùa trống không mà Lý Hi Thánh nhờ Thôi Tứ đưa tới, đại khái phân làm ba loại. Nhiều nhất là giấy vàng, thứ hai là giấy bùa có hoa văn Đạo gia, còn ít nhất là giấy bùa giống như trang sách ố vàng. Đương nhiên cũng không thể thiếu mấy phương thuốc do Lục Trầm lưu lại.

Còn có một chồng lớn địa đồ lãnh thổ các nước Đông Bảo Bình Châu do Ngụy Bách tặng, xem như là quà tặng kèm khi Trần Bình An dùng đá mật rắn trả tiền dược liệu. Cùng với mấy trăm “đồng tiền” bằng ngọc, do Trần Bình An dùng đá mật rắn bình thường đổi với thằng bé áo xanh. Những tiền tệ này dân chúng quê mùa dưới núi chắc chắn không thể thấy được, vốn là tiền mà thần tiên trên núi dùng để buôn bán. Đương nhiên không có giá trị liên thành như tiền đồng kim tinh, nhưng đứng trước tiền ngọc chỉ nắm trong túi luyện khí sĩ này, cái gọi là vàng thật bạc trắng của dân chúng không đáng nhắc tới.

Những đồ vật linh tinh khác như một số thẻ trúc nhỏ chưa khắc chữ, dao khắc nhỏ, một túi gạo trắng và nồi niêu nấu cơm, một bó lưỡi câu, một con dao chẻ củi mở núi mới mua, quần áo để thay đi giặt, hai đôi giày cỏ mới đan... cũng đều mang theo. Đương nhiên còn có bạc vụn và vàng lá. Đi ra bên ngoài, một đồng tiền cũng làm khó anh hùng hán. Trong chuyến đi xa đến Đại Tùy, Trần Bình An đã cảm nhận được rõ ràng đạo lý này.

Trần Bình An đi được một nửa, lại không nhịn được quay đầu nhìn, trông thấy sơn thần áo trắng vẫn đứng tại chỗ mỉm cười vẫy tay. Hắn cũng vẫy tay từ biệt, tiếp tục đi lên phía trên, lấy hồ lô đỏ thẫm xuống yên lặng uống một hớp rượu mạnh.

Thiếu niên giày cỏ rất mong lần sau gặp lại, bằng hữu và sông núi ở cố hương sẽ không việc gì, đều bình bình an an.  Nguyễn Tú tặng quà lúc chia tay, Trần Bình An đương nhiên sẽ không từ chối. Trước đó hắn nhờ Ngụy Bách nói với Nguyễn Cung về chuyện tặng núi Bảo Lục cho Nguyễn Tú, kết quả lúc Ngụy Bách trở lại lầu trúc thì thần thái chán nản, hình dáng nhếch nhác, bảo rằng Nguyễn Cung nghe xong thì giận lây cả mình, thưởng cho một chữ “cút”, còn bảo Trần Bình An cút xa bao nhiêu thì hay bấy nhiêu.

Trần Bình An đành phải từ bỏ, biết chuyện này đã bị hiểu lầm, dù sao ý tốt cũng không phải muốn là có thể làm được. Thằng bé áo xanh luôn nói bọn họ lăn lộn giang hồ, ân oán tình thù đều phải xét đến non xanh nước biếc tương lai còn dài. Trần Bình An cảm thấy câu này rất tuyệt diệu có lý, nghĩ thầm tương lai sẽ có cơ hội báo đáp cha con Nguyễn gia, không cần phải vội vàng.

Có điều hắn vẫn tốn một chút tâm tư, nghiêm túc thương lượng với thằng bé áo xanh và cô bé váy hồng một phen, cho rằng vấn đề không lớn, lúc này mới có quyết định. Hắn lại làm phiến Ngụy Bách đi mời hai thợ làm bánh tay nghề thành thạo, chờ sau khi hắn rời khỏi quận Long Tuyền, hãy đến tiệm Áp Tuế ở ngõ Kỵ Long mời chào khách hàng. Cuối cùng còn bảo hai đứa trẻ nói với Nguyễn Tú cô nương, sau này muốn ăn bánh ngọt của tiệm nhà mình thì không cần trả tiền.

Về chuyện xuôi nam đi xa, thằng bé áo xanh và cô bé váy hồng đều muốn đi theo. Thằng bé áo xanh thì sợ không còn Trần Bình An che chở, ngày mai sẽ bị ai đó dùng một quyền đánh vỡ đầu, đợi lần sau Trần Bình An trở về quê nhà sẽ phải viếng mồ thắp hương cho hắn. Thêm nữa hắn đã đột phá một cảnh giới, hi vọng có thể sớm ngày trở lại giang hồ tiêu dao khoái hoạt, muốn từ thế giới bên ngoài tìm lại mặt mũi và khí khái anh hùng đã đánh mất ở Long Tuyền. Cô bé váy hồng thì hoàn toàn xem mình là nha hoàn nhỏ, lo lắng lão gia nhà mình quanh năm suốt tháng không có người phục vụ, cô ở lại núi Lạc Phách ăn không ngồi rồi sẽ rất hổ thẹn.

Có điều Trần Bình An không đồng ý. Thằng bé áo xanh một khóc, hai cãi, ba treo cổ, bốn nhảy núi, năm quỳ xuống, mọi thủ đoạn đều dùng hết. Trần Bình An khuyên can mãi hắn mới chịu tiếp tục ở lại lầu trúc tu hành. 

May mà hôm nay thằng bé áo xanh có quan hệ không tệ với con rắn đen ở núi Kỳ Đôn, thường chạy đến ba hoa khoác lác, còn cưỡng ép nhận rắn đen làm huynh đệ mình. Tuy nói rắn đen vẫn chưa biến ảo thành hình người, nhưng dù là lòng dạ hay chí hướng thì đều vượt trên thằng bé áo xanh.

Suy cho cùng con rắn nước Ngự Giang rời xa quê hương này mặc dù có thiên phú phi phàm, nhưng tuổi tác so với loài thuộc giao long thì chỉ là thiếu niên mà thôi. Hắn còn không có “gia giáo”, khá cứng đầu, chưa từng được minh sư chỉ điểm và tông môn bồi dưỡng. Trong mắt cô bé váy hồng đã đọc qua vạn quyển sách, ngay cả nghĩa khí giang hồ mà hắn sùng bái cũng chỉ là ngây thơ tùy hứng mà thôi.

Có điều chung sống lâu như vậy, thằng bé áo xanh đã mài đi rất nhiều góc cạnh, cộng thêm bản tính không xấu, Trần Bình An cũng xem như yên tâm về hắn, chỉ dặn dò hắn không được ăn hiếp cô bé váy hồng. Thằng bé áo xanh vỗ ngực nói, đại lão gia như hắn ăn hiếp một con nhóc thì còn mặt mũi gì?

Mọi chuyện đã chuẩn bị xong.

Ngụy Bách lén chỉ vào tầng hai trong nhà, cười hỏi:

- Xong rồi à? Có cần từ biệt lão tiền bối một tiếng không?

Trần Bình An gật đầu, xoay người đi gõ cửa phòng:

- Đi đây.

Ông lão ngồi xếp bằng trong phòng, lời nói mang theo sự bực bội:

- Không suy nghĩ thêm một chút sao?

Trần Bình An lắc đầu nói:

- Không thể trì hoãn, phải lập tức lên đường.

Ông lão hừ lạnh nói:

- Đồ chết nhát!

Trần Bình An bất lực, quay đầu nói với Ngụy Bách:

- Chúng ta đi thôi.

Nguyễn Tú đứng ở bên cạnh lan can, khẽ vẫy tay.

Trần Bình An vẫn mang giày cỏ quen thuộc nhất, ôm thanh trường kiếm mới đúc được vải bông bọc kín, bên hông cột hồ lô nuôi kiếm màu đỏ thẫm, đeo một thanh kiếm gỗ hòe. Hắn muốn nói gì đó với Nguyễn Tú, nhưng lại cảm thấy thừa thãi, bèn gãi đầu nhẹ giọng nói:

- Nguyễn cô nương, bảo trọng.

Lông mi Nguyễn Tú khẽ run lên, mỉm cười gật đầu.

Trần Bình An dặn dò hai đứa trẻ:

- Sau này hãy ở núi Lạc Phách chăm chỉ tu hành, nếu gặp chuyện thì cũng đừng nên kích động. Ngọn núi gì đó, ngoại trừ chúng ta mua tốn tiền thì cũng không chi tiêu gì, không cần đau lòng. Ta đã nói với Ngụy sơn thần, nếu không được thì hãy vận dụng thần thông di dời lầu trúc đến núi Phi Vân, các ngươi trốn trong đó sẽ không có việc gì. Hơn nữa lão tiền bối sẽ giúp coi chừng lầu trúc, vì vậy các ngươi không cần quá lo lắng.

Trần Bình An nói dông dài như vậy, lần đầu tiên thằng bé áo xanh lại không ghét nổi.

Cô bé váy hồng nắm chặt tay áo lão gia nhà mình, nước mắt lã chã, lưu luyến không rời.

Trần Bình An quay đầu nhìn. Chuyến này đi quá vội vàng, không thể trở về nhà tổ ở ngõ Nê Bình, thậm chí ngay cả mộ của cha mẹ đều không viếng được. Nếu nói trong lòng không nuối tiếc thì là giả, nhưng không có cách nào, hắn vẫn biết phân biệt nặng nhẹ.

Lần này mình xuôi nam tặng kiếm, xem như là ba người lão Dương, Nguyễn Cung và Ngụy Bách cùng nhau bố cục. Trong đó lão Dương là vì người nhỏ hương khói màu vàng, làm một vụ mua bán với Trần Bình An, hoặc nói chuẩn xác là với Tề tiên sinh, phải giúp Trần Bình An rời khỏi mảnh đất thị phi. Còn về nguyên nhân trong đó, thế nào là “thị phi”, bởi vì trước đó Lý Hi Thánh đã nói “nơi đây không thích hợp ở lâu”, Trần Bình An hoàn toàn tin vào chuyện này.

Ngụy Bách đưa tay ấn vai Trần Bình An:

- Có thể sẽ hơi choáng đầu.

Trần Bình An cười nói:

- Được rồi.

Trước đó mỗi ngày hắn đều đi một vòng qua cửa âm phủ, chịu khổ đã là chuyện thường như cơm bữa. Vừa nghĩ tới hôm nay, ngày mai và sau này không cần luyện quyền nữa, có một sự vui mừng thường tình của con người, nhưng phần nhiều vẫn là trong lòng trống trải.

Trần Bình An nhìn Nguyễn Tú và hai đứa trẻ:

- Đi đây!

Bóng dáng của Ngụy Bách và Trần Bình An đột nhiên biến mất, không một tiếng động, thậm chí ngay cả một cơn gió mát cũng không xuất hiện trong hành lang dưới mái hiên.

Bên cạnh lan can, cô bé váy hồng nhẹ giọng nói:

- Nguyễn tỷ tỷ, lão gia nhà tôi nhất định sẽ nhớ chị.

Thằng bé áo xanh ném một viên đá mật rắn bình thường vào miệng nhai, trịnh trọng nói hưu nói vượn:

- Đúng vậy, mỗi ngày lão gia nằm mơ đều gọi tên Tú Tú cô nương, xấu hổ chết được.

Nguyễn Tú đương nhiên không xem là thật, nhưng vẫn cười vui vẻ.

Ngụy Bách và Trần Bình An xuất hiện ở một khu rừng yên tĩnh dưới chân núi Ngô Đồng. Ngụy Bách bảo Trần Bình An chờ một lát, hắn rời đi rồi nhanh chóng trở lại, mang theo một hộp kiếm gỗ hòe kỳ lạ. Đó là một chiếc hộp theo kiểu song kiếm, có thể đồng thời cắm hai thanh kiếm. Hắn bảo Trần Bình An bỏ trường kiếm nơi ngực và kiếm gỗ hòe sau lưng vào trong đó.

Thế là Trần Bình An đã biến thành du hiệp lưng đeo song kiếm, bên hông giắt một bầu rượu, quả thật có mấy phần phong thái giang hồ.

Ngụy Bách vòng quanh Trần Bình An một vòng, cười nói:

- Ấy, thật sự rất đẹp.

Trần Bình An nhếch miệng cười, đi theo Ngụy Bách lên núi.

Bởi vì ba mươi quyền “Thần Nhân Lôi Cổ Thức” đã biến thành ba mươi mốt quyền, một quyền dư ra kia đã khiến quyền ý của Trần Bình An dần dần biến thành hướng nội trầm ổn.

Ngụy Bách vẫn mặc một bộ áo trắng tay rộng, Trần Bình An đeo kiếm giắt hồ lô. Một là thần tiên phóng khoáng, một là thiếu niên hào hiệp.

Trần Bình An nhẫn nại, cuối cùng vẫn không nhịn được hỏi:

- Ngụy Bách, trấn nhỏ có phải rất nguy hiểm không?

Ngụy Bách gật đầu nói:

- Thử nghĩ xem, rất nhiều giao long đồng thời tràn vào một cái ao nhỏ, đương nhiên chỉ cần lắc đầu vẫy đuôi một cái cũng sẽ gây nên sóng lớn ngập trời. Một cơn sóng ập xuống có thể khiến luyện khí sĩ năm cảnh giới trung tan xương nát thịt. Ngươi thì sao, mặc dù không phải là nhân vật mà một số lão đại tập trung quan sát, nhưng chỉ cần nằm trong ván cờ này, cho dù là một quân cờ không nổi bật, sống chết vẫn sẽ không do mình. Vì vậy lão Dương bảo ngươi lập tức rời khỏi quận Long Tuyền là đúng đắn, ngươi có thể nghĩ thông suốt không phản đối là rất tốt.

Trần Bình An cười nói:

- Ta vốn định đi ra ngoài một chuyến, vừa lúc mượn cơ hội này rèn luyện võ đạo, tranh thủ dựa vào chính mình tìm được thời cơ đột phá cảnh giới.

Ngụy Bách tò mò hỏi:

- Lão tiền bối trong lầu trúc còn bực bội, có phải ngươi đã từ chối chuyện gì không?

Trần Bình An không muốn nói kỹ, dù sao cũng là chuyện riêng tư của ông lão. Nhưng trong thời gian này Ngụy Bách đã bôn ba vất vả, cộng thêm sự thẳng thắn của hắn và quan hệ với A Lương, cho nên Trần Bình An cũng cố gắng chọn một vài chuyện, nhẹ giọng nói:

- Ta chỉ biết có một thần tiên Đạo giáo rất lợi hại đã đến trấn nhỏ. Lão tiền bối nói muốn tặng cho ta một cơ duyên lớn, đứng ngoài quan sát ông ấy đối chiến với thần tiên kia, lĩnh ngộ chân lý quyền ý, không chừng có thể một hơi bước vào cảnh giới thứ tư, hơn nữa còn có thể gây dựng cơ sở cảnh giới thứ tư vững chắc nhất.

- Ta hỏi lão tiền bối có mấy phần thắng. Ông ấy thẳng thắn nói còn không được mười phần chết chín, chắc chắn sẽ bại, bởi vì hôm nay ông ấy còn chưa trở lại đỉnh cao võ đạo, cho dù trở lại thì cũng không có phần thắng.

- Khi đó ta lấy làm lạ, nếu đã biết thua vì sao còn đánh trận này? Lão tiền bối nói đời này ông ấy có một nguyện vọng lớn nhất, đó là tìm một vị đạo nhân được xưng đánh nhau giỏi nhất để đánh một trận. Vị khách không mời kia có quan hệ rất gần với đạo nhân được xưng là “vô địch thật sự”, cho nên trước tiên đánh một trận xem thử cân lượng của mình, để biết chênh lệch giữa hai bên rốt cuộc lớn đến đâu. Còn như tặng cơ duyên giúp ta bước vào cảnh giới thứ tư, cũng chỉ là tiện thể mà thôi.

- Ta không muốn trận chiến này gây nên sóng gió quá lớn, uổng phí công sức của ngươi, lão Dương và Nguyễn sư phụ, càng không muốn... không muốn Tề tiên sinh thất vọng. Cho nên ta đã nói thẳng suy nghĩ của mình với lão tiền bối. Ông ấy tức giận thì tức giận, nhưng cũng không đánh ta, chỉ mắng lá gan của ta còn nhỏ hơn hạt gạo.

- Ông ấy thì mắng còn ta thì khuyên, bảo ông ấy dù thế nào cũng nên chờ trở lại đỉnh cao võ đạo rồi đánh nhau cũng không muộn, nếu không sẽ không thỏa chí. Lão tiền bối cũng nghe lọt tai, mặc dù ngoài miệng không nói, nhưng trong lòng có lẽ cũng cảm thấy nếu không thể toàn lực xuất quyền mới là nuối tiếc thật sự. Cho nên cuối cùng đã từ bỏ ý định đánh nhau, có điều cũng không tỏ ra vui vẻ với ta. Lúc trước ở lầu trúc ngươi cũng nghe được rồi, ông ấy còn đang nổi nóng.

Trần Bình An đột nhiên hiểu ngầm cười một tiếng:

- Thực ra lão tiền bối giống như đứa trẻ to xác vậy.

Ngụy Bách lau mồ hôi lạnh trên trán, lần này nếu đánh nhau thật thì tất cả sẽ đi đời. May mà Trần Bình An không h.am muốn thời cơ cảnh giới thứ tư, nếu không Ngụy Bách dùng mông để nghĩ cũng biết kết cục thế nào. Ông lão chết không hối tiếc, động tiên Ly Châu đất rung núi chuyển, lộ ra rất nhiều bí mật không thể cho người khác biết. Sau đó là một trận đục nước béo cò gió tanh mưa máu, Trần Bình An là người “chứng kiến trực tiếp” tuyệt đối không có kết cục tốt.

Về phần Ngụy Bách hắn, Thôi Sàm, Nguyễn Cung, Tạ Thực, Tào Hi, Hứa Nhược, Trình Thủy Đông... đã định sẵn không một ai chạy thoát được, tất cả sẽ bị cuốn vào trong đó. Cũng giống như Trần Bình An trước mắt, sống chết không thể do mình khống chế, hoàn toàn phải xem ý trời và vận may.

Còn hơn ba mươi ngọn núi, cuối cùng cũng không biết còn lại mấy ngọn. Nhưng cây to hứng gió, núi Phi Vân chỉ thiếu chút nữa đã thành Bắc Nhạc Đại Ly, chắc chắn sẽ sụp đổ hoàn toàn. Tiên nhân chân chính có thần thông dời núi lấp biển, cũng không phải chỉ là từ ngữ dùng để tán dương.

Ngụy Bách nghĩ lại còn sợ, bỗng nhiên dừng bước, vỗ mạnh vào vai Trần Bình An:

- Trần Bình An, sớm biết như vậy thì không nên nhận tiền dược liệu của ngươi rồi.

Trần Bình An ngẩn người, lập tức tươi cười nói:

- Bây giờ trả lại cho ta còn kịp.

Ngụy Bách giả vờ lật ống tay áo. Trần Bình An lại yên lặng chờ hắn lấy tiền, không hề có ý từ chối.

Ngụy Bách vừa bực vừa buồn cười nói:

- Trần Bình An, như vậy thì mất mặt lắm.

Trần Bình An cười ha hả, vỗ vỗ bầu rượu bên hông:

- Có cái này là đủ rồi.

Ngụy Bách ôm vai Trần Bình An, cứ như vậy lên núi:

- Ta đã nói rồi, Trần Bình An không bao giờ keo kiệt hẹp hòi với bằng hữu.

Trần Bình An kìm nén cả buổi, chỉ thốt ra hai chữ “cảm ơn” khô khốc.

- Giữa bằng hữu nhắc đến từ “cảm ơn” rất tổn thương tình cảm, giống như giữa nam nữ nhắc đến chữ “tiền” vậy.

Trần Bình An bỗng nhiên tỉnh ngộ, cảm thấy phải nhớ kỹ đạo lý này, lát nữa sẽ khắc vào thẻ trúc. Sau này đến núi Đảo Huyền gặp Ninh cô nương, nhất định không được nhắc tới tiền bạc gì đó. Đây gọi là học đi đôi với hành.

Hôm nay Ngụy Bách là nhân vật hiển hách mà mọi người đều biết, cộng thêm thần tiên trên núi tay nắm quyền hành không mấy người dễ nói chuyện như hắn, cho nên quan hệ rất tốt, trên đường lên núi không ngừng có người chào hỏi. Ngụy Bách cũng không dừng bước, nhưng đều cười xã giao trêu đùa mấy câu, đổi lấy tiếng cười vui vẻ.

Trong đó có một yêu quái hoang dã, công lực nịnh nọt không thua gì thằng bé áo xanh, nhất quyết muốn dẫn đường cho Ngụy đại sơn thần, kết quả bị Ngụy Bách cười mắng đá ra xa. Tu sĩ hoang dã kia không hế tức giận, ngược lại còn lấy làm kiêu ngạo, nhìn bóng lưng tiêu sái của sơn thần áo trắng, vẻ mặt vui mừng.

Nhưng lúc gần tới bến thuyền trên đỉnh núi Ngô Đồng, Ngụy Bách lại nhẹ giọng cười nói:

- Trần Bình An, thái độ ôn hòa nhìn như rất chân thành này thực ra đều là giả. Có thể không từ chối, nhưng đừng xem là thật. Nếu Ngụy Bách ta vẫn là thổ địa núi Kỳ Đôn, muốn nói với bọn họ một câu cũng rất khó. Đương nhiên có thể ôn hòa như vậy vẫn là chuyện tốt.

Trần Bình An yên lặng ghi nhớ trong lòng.

Khu vực ven rìa bến thuyền núi Ngô Đồng có một đài cao vừa mới xây xong, làm bằng ngọc thạch trắng tinh cùng một màu. Lúc này có mấy chục luyện khí sĩ ăn mặc khác nhau đang tụ tập. Còn có một số người già, phụ nữ và trẻ con mặc trang phục tươi sáng, hẳn là thế lực tiên gia sau khi mua núi tới đây tham quan, hôm nay muốn quay về phủ.

Hai nhóm người nhìn thấy Ngụy Bách và Trần Bình An, vẫn chủ động tiến lên chào hỏi. Ngụy Bách thuộc lòng tên họ và gia tộc của mỗi người, đối nhân xử thế rất cẩn thận, khiến người ta giống như tắm trong gió xuân.

Trần Bình An vẫn không nói chuyện, chỉ quan sát tất cả, trong lòng cảm thấy hâm mộ và khâm phục. Nhiệt tình chào hỏi và trò chuyện hợp ý như vậy, không thể nào chỉ vì Ngụy Bách là “sơn thần Bắc Nhạc” giống như hắn giải thích được.

Về chuyện Trần Bình An xuôi nam đi xa, Ngụy Bách dùng giọng điệu hời hợt tóm tắt lại. Nói rằng Trần Bình An có một người thân ở phía nam, thuận tiện đi thăm mấy bằng hữu, chẳng hạn như Hạ Tiểu Lương của Thần Cáo tông, còn có Lưu Bá Kiều của vườn Phong Lôi.

Trần Bình An nghe được đầu đổ mồ hôi lạnh, chuyện này hơi quá đà rồi. Thăm viếng người thân là một lý do chính đáng, nhưng tùy tiện bắt quàng với đạo cô và kiếm tu kia, hắn cảm thấy rất ngại ngùng. Có điều Ngụy Bách đã ba hoa khoác lác như vậy, hắn cũng không tiện phản bác, thiếu chút nữa đã kìm nén đến mức nội thương.

Người nói vô ý, người nghe có lòng. Hạ Tiểu Lương là ngọc nữ của đạo thống một châu, có một chút tình hương hỏa với nàng chính là phúc duyên rất lớn. Trên núi dưới núi có ai dám không nể mặt bằng hữu của Thần Cáo tông? Huống hồ còn có một Lưu Bá Kiều của vườn Phong Lôi. Cho nên những nhân vật vốn không thể xem thường ở vương triều quê hương, lại càng nhiệt tình với thiếu niên đeo kiếm dung mạo bình thường. Thậm chí còn có người chủ động đưa danh thiếp chế tạo hoa mỹ, khiến Trần Bình An xấu hổ đến mức chỉ muốn tìm một cái lỗ để chui xuống.

Ngụy Bách cũng hi vọng sự tình phát triển như vậy, cười một cách bí hiểm.

Đột nhiên có người hô lớn:

- Thuyền cá côn tới rồi.

Trần Bình An nhìn theo ánh mắt mọi người, trông thấy một con vật khổng lồ xuyên qua biển mây, chậm rãi lướt xuống núi Ngô Đồng. Hắn kinh ngạc đến há hốc mồm, không ngờ cái thứ to lớn có vây cá kia lại là vật sống.

Thuyền cá côn hạ xuống, gây cho Trần Bình An một cảm giác áp bức to lớn, khiến hắn không nhịn được cảm khái: “Không hổ là thuyền để thần tiên ngồi, quả nhiên không tầm thường, khí thế thật kinh người.”

Một chiếc thuyền cá côn có thể vượt châu du ngoạn ngàn vạn dặm, hơn nữa “ngàn vạn dặm” này cũng không phải chỉ là ước lượng. Trước khi xây xong bến thuyền mới ở núi Ngô Đồng quận Long Tuyền này, cả phương bắc Đông Bảo Bình Châu cũng không có tư cách để thuyền cá côn hạ xuống. Chỉ có nước Nam Giản và thành Lão Long là có bến thuyền.

Một số vương triều quốc lực hùng hậu đương nhiên cũng có bến thuyền chở luyện khí sĩ đi xa bốn phương, nhưng phần lớn “thuyền” đều có kích thước khá nhỏ, hành khách lên thuyền có hạn, lượng hàng hóa kém xa loại thuyền cá côn đặc biệt của Bắc Câu Lô Châu này. Thuyền cá côn chở khách chỉ là lợi tức nhỏ, chủ yếu vẫn là buôn bán thiên tài địa bảo và chim quý thú lạ từ các nơi thu thập được.

Thuyền cá côn cũng chia làm ba bậc. Thuyền cấp một, sống lưng cá côn có thể lớn ngang một quận thành Đại Ly, được rất nhiều lưu phái luyện khí sĩ bao gồm cơ quan sư Mặc gia chuyên tâm chế tạo, có núi có nước, có phủ đệ lầu cao, có đường xá chợ búa... Hàng ngàn hàng vạn luyện khí sĩ có thể quanh năm sinh sống trên đó mà không cảm thấy bất tiện.

Ngụy Bách nhẹ giọng cười nói:

- Cá côn tính tình dễ bảo, sau khi được luyện khí sĩ chuyên môn huấn luyện, cho dù bị công kích trọng thương cũng có thể chịu đựng không lao xuống. Cho nên thuyền cá côn vững chắc an toàn hơn nhiều thuyền cỡ lớn khác. Một số rùa núi, cá voi cũng là lựa chọn hàng đầu để làm thuyền, nhưng một là số lượng thưa thớt, hai là tính tình hơi khó bảo. Trong lịch sử cũng từng có thảm kịch rùa núi tự tiện lặn xuống đáy biển.

Trần Bình An vẫn há hốc mồm không khép lại được.

Trên sống lưng cá côn không chỉ bằng phẳng rộng rãi, còn có một vòng lan can, từng ngôi lầu cao xây dựng sát nhau. Chiếc thuyền cá côn gần như chiếm hơn nửa bến thuyền này cũng không dán sát mặt đất, mà là lơ lửng giữa không trung cách mặt đất mấy trượng, vây cá hơi lắc lư làm nổi lên từng cơn gió núi, bụi đất tung bay. May mà đài cao lên thuyền vừa lúc nằm giữa vây cá, không đến mức bị một cơn gió lớn thổi xuống chân núi.

Sau khi thuyền cá côn hoàn toàn dừng lại, từ chỗ hở nơi lan can hạ xuống một cầu thang rộng như ngõ Đào Diệp, đáy thang vừa lúc cắm vào một cơ quan lõm xuống ở đài cao, khiến cho cầu thang treo giữa không trung này có cảm giác vững như bàn thạch.

Trên cầu thang có một nhóm người đi xuống. Ông lão áo gấm dẫn đầu trò chuyện với người chủ sự bến thuyền núi Ngô Đồng một phen, sau đó dùng ngôn ngữ thông dụng Đông Bảo Bình cười nói với nhóm người Ngụy Bách:

- Chư vị, sau khi các người lên thuyền, hàng hóa của Bao Phục Trai núi Ngưu Giác sẽ được vận chuyển qua hai cầu thang bên kia thuyền cá côn, tốn nửa canh giờ. Nếu làm chậm trễ lỡ việc, không thể khởi hành đúng giờ, núi Đả Tiếu chúng ta là một môn phái lâu đời sừng sững ngàn năm ở Bắc Câu Lô Châu, sẽ trả lại tất cả chi phí đi thuyền cho các vị.

Nói xong những lời này, ông lão áo gấm nhìn về Ngụy Bách:

- Có phải là Ngụy đại sơn thần?

Ngụy Bách cười híp mắt nói:

- Không dám, không dám.

Ông lão áo gấm thoải mái cười lớn, ôm quyền nói:

- Thuyền cá côn một năm qua lại ba châu một lần, chỉ có thể chúc mừng Ngụy đại sơn thần trước. Lần sau nếu không thể đến chúc mừng đúng lúc, nhất định sẽ chuẩn bị lễ mọn đem tặng, hi vọng Ngụy đại sơn thần đừng từ chối.

Hai tay Ngụy Bách lồng trong tay áo, tươi cười nói:

- Không từ chối, không từ chối. Nhưng nếu phát hiện lễ vật quá nhẹ, lần sau ta sẽ tới đây khóc lóc om sòm, khiến các người không thể khởi hành đúng lúc.

Ông lão áo gấm cười ha hả:

- Không nhẹ. Thăm núi, thăm núi, một ngọn núi lớn như vậy há có thể không để ý. Lui một vạn bước mà nói, nếu môn phái ra tay hẹp hòi, lão phu cũng sẽ tự mình thêm vào.

Ngụy Bách mỉm cười gật đầu:

- Như vậy đương nhiên là tốt.

Sau đó hắn vỗ vai Trần Bình An:

- Bằng hữu thân nhất của ta tên là Trần Bình An, là địa chủ ở nơi này. Hắn xuống thuyền ở nước Nam Giản, mong thuyền chủ giúp đỡ chiếu cố. Tất cả chi phí của hắn trên chiếc thuyền cá côn này đều tính cho Ngụy Bách ta, lần sau ta sẽ trả tiền cho các người.

Ông lão áo gấm vung tay lên:

- Trả tiền cái gì, cứ giao cho ta đi.

Ngụy Bách cười híp mắt nói:

- Khách sáo như vậy à?

Ông lão áo gấm vẫn cười lớn, cảnh tượng này thật khiến người khác hâm mộ.

Trước khi theo mọi người lên thuyền, Trần Bình An đứng ở đầu cầu thang, xoay người ôm quyền thi lễ với Ngụy Bách, không nói gì.

Ngụy Bách cũng ôm quyền, hơi khom lưng. Tất cả đều không cần phải nói.

Ông lão áo gấm phía xa đang thương nghị công việc với người khác, khi cảnh tượng này rơi vào mắt, trong lòng đã có tính toán.

Trần Bình An một mình chậm rãi đi trên bậc thang, lưng đeo song kiếm “Hàng Yêu” và “Trừ Ma”, bên hông cột hồ lô nuôi kiếm, “Mùng Một” và “Mười Lăm” đều chứa ở trong đó.

Hôm nay bên trong “Mười Lăm” lại chứa ấn chữ “Tĩnh” và một đôi ấn Sơn Thủy do Tề tiên sinh tặng, còn có “Hám Sơn Phổ” tạm thời bảo quản giúp Cố Xán. Mấy quyển điển tịch Nho gia do Văn Thánh lão tú tài tặng, bùa chú sách đạo và ống trúc bút lông do Lý Hi Thánh tặng cũng chứa trong đó. Trên bút lông có khắc “phong tuyết tiểu trùy” và “hạ bút hữu thần”.

Ngoại trừ sách và bút lông, còn có rất nhiều giấy bùa trống không mà Lý Hi Thánh nhờ Thôi Tứ đưa tới, đại khái phân làm ba loại. Nhiều nhất là giấy vàng, thứ hai là giấy bùa có hoa văn Đạo gia, còn ít nhất là giấy bùa giống như trang sách ố vàng. Đương nhiên cũng không thể thiếu mấy phương thuốc do Lục Trầm lưu lại.

Còn có một chồng lớn địa đồ lãnh thổ các nước Đông Bảo Bình Châu do Ngụy Bách tặng, xem như là quà tặng kèm khi Trần Bình An dùng đá mật rắn trả tiền dược liệu. Cùng với mấy trăm “đồng tiền” bằng ngọc, do Trần Bình An dùng đá mật rắn bình thường đổi với thằng bé áo xanh. Những tiền tệ này dân chúng quê mùa dưới núi chắc chắn không thể thấy được, vốn là tiền mà thần tiên trên núi dùng để buôn bán. Đương nhiên không có giá trị liên thành như tiền đồng kim tinh, nhưng đứng trước tiền ngọc chỉ nắm trong túi luyện khí sĩ này, cái gọi là vàng thật bạc trắng của dân chúng không đáng nhắc tới.

Những đồ vật linh tinh khác như một số thẻ trúc nhỏ chưa khắc chữ, dao khắc nhỏ, một túi gạo trắng và nồi niêu nấu cơm, một bó lưỡi câu, một con dao chẻ củi mở núi mới mua, quần áo để thay đi giặt, hai đôi giày cỏ mới đan... cũng đều mang theo. Đương nhiên còn có bạc vụn và vàng lá. Đi ra bên ngoài, một đồng tiền cũng làm khó anh hùng hán. Trong chuyến đi xa đến Đại Tùy, Trần Bình An đã cảm nhận được rõ ràng đạo lý này.

Trần Bình An đi được một nửa, lại không nhịn được quay đầu nhìn, trông thấy sơn thần áo trắng vẫn đứng tại chỗ mỉm cười vẫy tay. Hắn cũng vẫy tay từ biệt, tiếp tục đi lên phía trên, lấy hồ lô đỏ thẫm xuống yên lặng uống một hớp rượu mạnh.

Thiếu niên giày cỏ rất mong lần sau gặp lại, bằng hữu và sông núi ở cố hương sẽ không việc gì, đều bình bình an an.