Bản đồ mối quan hệ của Đường Kính Tông Lý Đam, Đường Văn Tông Lý Ngang, Đường Vũ Tông Lý Viêm, Đường Tuyên Tông Lý Thầm. (Cái này chắc trong sách xuất bản có thôi, nên mình không có ảnh nha, thực ra mấy phần này mình có làm đan xen chú thích dẫn nguồn đọc trong các chương cho mọi người rồi đó)
Đường Kính Tông Lý Đam, (22 tháng 7, 809 – 826) Hoàng đế thứ mười ba của nhà Đường (trị vì 2 năm 824-826), con trai cả của Đường Mục Tông Lý Hằng, mẹ ông là Cung Hi Hoàng hậu Vương thị. Ông lên ngôi năm 16 tuổi, trong thời gian trị vì, ông nhã nhặn với triều thần, ham vui. Mải mê chơi mã cầu và đánh cáo đêm, không để ý chính trị. Cho phép hoạn quan Vương Thủ Trừng cấu kết với Tể tướng Lý Phùng Cát, bài xích dị kỳ, bại hoại kỷ cương, dẫn đến bạo loạn. Bảo Lịch năm thứ 2 (năm 826), bị hoạn quan Lưu Khắc Minh giết chết, khi đó mới tròn 17 tuổi, thụy hiệu ‘Duệ Vũ Chiêu Mẫn Hiếu hoàng đế’, miếu hiệu Kính Tông, an táng tại Trang lăng.
Đường Văn Tông Lý Ngang (20 tháng 11 năm 809 – 10 tháng 2 năm 840), trước đây được gọi là Lý Hàm, hoàng đế thứ mười bốn của nhà Đường (trừ Võ Tắc Thiên và Đường Thương Đế (1), trị vì từ năm 826 đến năm 840), con trai thứ hai của Đường Mục Tông Lý Hằng, mẹ là Trinh Hiến Hoàng hậu Tiêu thị. Lý Ngang là một người cung kính cần kiệm nho nhã, tinh thông đàn sách. Vào năm Trường Khánh thứ nhất (năm 821), ông được phong làm Giang vương. Tháng mười hai năm Bảo Lịch thứ hai (năm 826), ông lên ngôi Hoàng đế, mới mười tám tuổi. Những năm đầu trị vì, ông đã khá siêng năng quản lý, phóng thích hơn 3.000 cung nữ, thả năm phường khuyển ưng, giảm bớt người thừa, trọng dụng sủng thần Lý Huấn, đám người Trịnh Chú, phát động ‘Sự biến Cam Lộ’, ý đồ tiêu diệt thế lực hoạn quan, sau sự bại bị giam lỏng. Khai Thành năm thứ năm (năm 840) Lý Ngang hậm hực mà chết, hưởng thọ ba mươi mốt tuổi, thụy hiệu ‘Nguyên Thánh Chiêu Hiến Hiếu hoàng đế’, miếu hiệu Văn Tông, an táng tại Chương lăng.
[Chú thích: (1) Đường Thương Đế, còn gọi là Đường Thiếu Đế, tên thật là Lý Trọng Mậu, là một vị hoàng đế của nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc, trị vì trong một thời gian ngắn trong năm 710. Nguồn: Wikipedia ]
Đường Vũ Tông Lý Viêm (1 tháng 7, 814 – 22 tháng 4, 846), trước đây gọi là Lý Triền, hoàng đế thứ 15 của nhà Đường (trị vì từ năm 840 đến 846), con trai thứ năm của Đường Mục Tông Lý Hằng, cùng Đường Kính Tông Lý Đam và Đường Văn Tông Lý Ngang là anh em cùng cha khác mẹ, mẹ là Tuyên Ý Hoàng hậu Vi thị. Tính tình kiên nghị, hùng dũng nhiều mưu gan dạ dứt khoát, được phong Dĩnh vương. Khai Thành năm thứ năm (năm 840), Đường Văn Tông bệnh nặng, hoạn quan đứng đầu Cừu Sĩ Lương cùng Ngư Hoằng Chí giả mạo chỉ dụ phế truất Hoàng thái tử Lý Thành Mĩ, lập Lý Triền lên làm Hoàng thái đệ. Sau khi Đường Văn Tông qua đời, Lý Triền lên ngôi, niên hiệu Hội Xương. Đường Vũ Tông tín ngưỡng Đạo giáo, ăn đan dược trường sinh. Hội Xương năm thứ sáu (năm 846), băng hà tại cung Đại Minh, hưởng thọ ba mươi hai tuổi, thụy hiệu ‘Chí Đạo Chiêu Túc Hiếu hoàng đế’, miếu hiệu Vũ Tông, an táng tại Đoan lăng.
An vương Lý Dung (813 – 12 tháng 2, 840), phong An vương, là con trai thứ tám cũng là con trai út của Đường Mục Tông, văn bia của ông ghi là con trai thứ 4. Năm sinh của Lý Dung không rõ.
Đường Tuyên Tông Lý Thầm (27 tháng 7, 810 – 7 tháng 9, 859), tên đầu tiên là Lý Di, vị hoàng đế thứ 16 của nhà Đường (trị vì 22 tháng 4 năm 846 – ngày 7 hoặc 10 tháng 9 năm 859), con trai thứ mười ba của Đường Hiến Tông Lý Thuần, em cùng cha khác mẹ với Đường Mục Tông Lý Hằng. Lý Thầm vào năm Trường Khánh đầu tiên (năm 821) được phong làm Quang vương. Hội Xương năm thứ sáu (năm 846), Đường Vũ Tông Lý Viêm chết, Lý Thầm được hoạn quan Mã Nguyên Chí ủng hộ lập, đăng cơ hoàng đế. Lý Thầm chăm chỉ chính sự, cần cù lo liệu. Lúc tại vị, chỉnh đốn lại chính trị, cũng hạn chế tôn thất và hoạn quan, đem những đại thần ngoại trừ Trịnh Chú, Lý Huấn đã chết do ‘Sự biến Cam Lộ’ đều được giải oan. Khi ông nắm quyền, đất nước tương đối ổn định và thịnh vượng, lịch sử gọi thời kỳ này là “thời kỳ đại trung”. Cho nên khi nhà Đường sụp đổ, người đời vẫn cảm thán không ngớt, và gọi Lý Thầm là “Tiểu Thái Tông”. Vào năm Đại Trung thứ 13, Lý Thầm chết ở cung Đàm Ninh sau khi bị trúng độc do uống thuốc trường sinh, hưởng thọ năm mươi tuổi, trị vì được mười ba năm. Thụy hiều là ‘Thánh Vũ Hiến Văn Hiếu hoàng đế’ (Biên tập viết ngắn vậy chứ thụy hiệu của ông Lam tra Wikipedia dài lắm: Nguyên Thánh Chí Minh Thành Vũ Hiến Văn Duệ Trí Chương Nhân Thần Thông Ý Đạo Đại Hiếu hoàng đế), miếu hiệu Tuyên Tông, an táng tại Trinh lăng.
Công chú Thái Hòa (Định An công chúa) Con gái thứ mười của Đường Hiến Tông, không rõ mẹ của bà. Bà được đặt tên đầu tiên là “Công chúa Thái Hòa”, và được phong làm “Công chúa Định An”. Bà là người thứ ba, cũng là vị công chúa Đại Đường cuối cùng hòa thân với Hồi Hột (Hồi Cốt). Năm Trường Khánh đầu tiên (năm 821), Đường Mục Tông phong đặt tên cho em gái mình là công chúa Thái Hòa, kết hôn với Khả hãn Hồi Hột. Năm Hội Xương thứ ba (năm 843) Đại Đường chào đón công chúa Thái Hòa quay về Trường An, đổi phong vị thành Trưởng công chúa Định An, dưỡng lão ở kinh đô.