Khước Lục

Chương 21




Editor: HeLiX 

Đại học có H rất nhiều cây, đập vào mắt đâu đâu cũng là rừng.

Loại cây cũng rất phong phú đa dạng, cây mận lá đỏ, quế bốn mùa, cây thông rủ, dương ngọc lan, v..v…

Mùa xuân đâm chồi nảy lộc, mùa thu thơm mát, dạo chơi trong sân trường cả bốn mùa đều gặp cảnh đẹp.

Trâu Tượng nằm viện hơn một tuần lễ, quay về trường ngửi thấy mùi hoa quế bay thoang thoảng lại nhớ lại vết thương của mình.

Cái đêm mà ác lang xuất hiện, trong không khí chính là tràn ngập mùi hương thanh khiết này.

Trăng thu sáng ngời bầu trời đêm, chiếu sáng rõ một bóng dáng thon dài phía trước.

Nếu như Trâu Tượng không phải vì thế mà bị thương, chắc chắn cậu sẽ rất vui sướng khi tán dóc cùng người khác về cảnh tượng đẹp đẽ này.

Kẻ ngáng đường cậu, Diệp Kính, dáng dấp cực kỳ xinh đẹp.

Từ trước đến giờ, Trâu Tượng chỉ mới gặp cậu ta là nam sinh đầu tiên có thể dùng hai từ “xinh đẹp” để miêu tả, mà không có lộ vẻ nương khí chút nào. (*)

(*)nương khí: dùng với nghĩa châm chọc, nói về đàn ông yếu đuối nhu nhược giống phụ nữ, hoặc lòng dạ hẹp hòi, nhiều tính toán.

Ngày trước lúc cậu chế nhạo một nam sinh khác, thì từ “xinh đẹp” này lại mang nghĩa rất xấu.

Nhưng khi dùng từ này để miêu tả Diệp Kính thì đó là Trâu Tượng đang khen ngợi từ tận đáy lòng, đẳng cấp của Diệp Kính không thể thêu dệt xằng bậy được.

Trâu Tượng là người mở lời chào hỏi trước. Hoặc có thể nói, từ rất lâu trước đây cậu đã muốn nói ra câu này: “Diệp Kính, trùng hợp thật.”

Đèn đường mờ ảo xuyên qua cành lá rậm rạp của cây quế hoa, bóng Diệp Kính bị kéo dài dưới tàng cây. Cậu nhìn Trâu Tượng chằm chằm, trên mặt ẩn chứa màu đen. “Chữ trên bảng là cậu viết.” Lời nói ra chính là một câu khẳng định. 

Trâu Tượng nhếch mày hiếu kỳ: “Tại sao cậu lại cho rằng đó là mình?”

Hôm đó Trâu Tượng đến lớp sớm.

Cửa lớp đã mở nhưng bên trong không có ai.

Cậu nhìn chỗ ngồi dựa vào cửa sổ ở hàng cuối cùng. Từ nhỏ cậu đã bắt đầu học hội họa, trực giác mỹ thuật rất nhạy bén, chỉ nhìn chỗ ngồi trống trơn đó cũng có thể vẽ phác họa hình dáng của Diệp Kiều Lục.

Trâu Tượng cười cười, nổi lên ý định xấu xa.

Cậu dùng tay trái vẽ mấy chữ lên bảng đen, không người nào đó nhìn thấy. Khi bạn cùng lớp tra hỏi cậu chuyện này, biểu hiện của cậu cũng không hề sơ hở. Mà giờ đã qua hơn nửa tháng, cậu cũng đã quên khuấy mất chuyện này.

Diệp Kính im lặng, cậu không đích thân thấy chữ viết trên bảng thế nhưng lại có một bạn học chụp hình lại được.

Trong lúc vô tình Diệp Kính trông thấy hình ảnh đó, mỗi người khi viết chữ vẽ tranh đều có một đặc điểm riêng, nét chữ của Trâu Tượng lúc kéo xuống nét nghiêng, đoạn đuôi sẽ hất lên trên. Cho dù là cậu ta có đổi sang viết bằng tay trái thì thói quen cũng sẽ không thay đổi.

Trâu Tượng thấy Diệp Kính cũng không định trả lời vấn đề này, nhún vai một cái, “Chỉ là đùa giỡn chút xíu không ảnh hưởng đến toàn cục.”

Cậu không cho rằng mấy chữ này có thể làm Diệp Kiều Lục tổn thương. Sự thật đã chứng minh, điểm chú ý của cô đã lệch hẳn về phía chân trời.

Diệp Kính không thèm nói gì nữa, tiến lên vung nắm đấm.

Trâu Tượng kinh hãi, giật lùi về phía sau hai bước, vừa tránh được nắm đấm bên tay phải của Diệp Kính nhưng bụng lại bị đá một cước. Cậu không thể không hoàn hồn mà tự phòng ngự.

Sở dĩ Trâu Tượng hình dung Diệp Kính thành sói dữ là bởi vì thế tấn công của Diệp Kính rất ác liệt.D@Đ#L$Q%Đ^^

Trâu Tượng đi theo con đường nghệ thuật văn nhã nên đương nhiên không đỡ được. Ngay cả đạo lý đánh người không đánh mặt này mà Diệp Kính cũng không hiểu, đánh cho gương mặt của Trâu Tượng sưng lên thành mấy màu.

Trâu Tượng viện một cái cớ sứt sẹo chẳng ma nào thèm tin là gặp sói dữ để giải thích cho thương tích của mình.

Lúc nằm trong viện, cậu buồn chán đến mức phác họa ra hình dáng mạnh mẽ sắc bén của Diệp Kính, lại vẽ một nữ sinh với khuôn mặt tròn đầy phía sau lưng Diệp Kính.

Ở trong lớp lan truyền chuyện của Diệp Kính và Diệp Kiều Lục.

Một bạn học đến thăm bệnh nói, Diệp Kiều Lục kiên trì theo đuổi Diệp Kính, hơn nữa đã thành công.

Trâu Tượng nghe thấy thế bèn nhìn về phía bên ngoài cửa sổ phòng bệnh.

Sở dĩ Diệp Kiều Lục thành công là bởi vì Diệp Kính không hề cự tuyệt. Từ cuộc thi vẽ phác họa hôm đó Trâu Tượng đã biết rõ quan hệ giữa hai người bọn họ không hề đơn giản.

Mà Diệp Kính trả thù vì dòng chữ viết trên bảng cũng càng thể hiện rõ là Diệp Kính có tình ý.

Sau khi bạn bè ra về, Trâu Tượng nhớ lại hoàn cảnh lúc lần đầu tiên mình gặp Diệp Kính.

Đó là lúc nhập học năm nhất.

Diệp Kính là đại diện cho tân sinh viên khoa kiến trúc.

Phòng diễn thuyết lớn như vậy, cậu ta chỉ mặc quần áo giản dị hàng ngày với chất lượng cao cấp, đứng trên bục diễn thuyết, ngữ điệu thong thả, hờ hững nói về cảm tưởng mới nhập học của bản thân.

Cậu ta chính thức trở thành tiêu điểm của toàn trường. Diện mạo xuất sắc, vóc dáng cao to, lạnh lùng bình tĩnh, khí chất nổi trội.

Không biết tại sao Trâu Tượng lại nghe ra được Diệp Kính cũng không nhiệt tình lắm đối với ngành kiến trúc.

Bài diễn thuyết kia chẳng qua cũng chỉ là một tờ phác thảo.

Tư tưởng của Diệp Kính vượt ra ngoài bài diễn thuyết, từ trong lời nói của cậu như có như không hiện lên đầy khát vọng.

Trâu Tượng cười nhạo cái tên học sinh giỏi đạo đức giả này, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng chính vì bài diễn thuyết của Diệp Kính mà Trâu Tượng thấy hứng thú với ngành kiến trúc.

Diệp Kính nói: “Lấy tư tưởng vượt trội để áp dụng vào kiến trúc.”

Lúc đó Trâu Tượng là sinh viên mỹ thuật.

Loại kiến trúc này giản lược đồ vật và hiện tượng đơn giản vào không gian nghệ thuật của bản thân, đã vượt qua ranh giới cộng sinh với loại hội họa đơn thuần.

Kiến trúc bao hàm nhiều lý trí, nhiều kỹ thuật hơn so với mỹ thuật.

Trong nháy mắt đó, Trâu Tượng bắt đầu nảy ra ý tưởng chuyển đến học kiến trúc. Cậu dạo chơi trong ngành mỹ thuật đã nhiều năm rồi, nhưng chưa từng trải nghiệm qua loại lĩnh vực cân đối, tương hỗ nhau giữa tưởng tượng và thực tế.

Diệp Kính diễn thuyết xong, cúi chào lễ phép rồi rời đi.

Các bạn học bên dưới vỗ tay nhiệt liệt.

Mấy bạn nữ ngồi ở dãy phía trước Trâu Tượng hét lên, “Diệp Kính khoa Kiến trúc đẹp trai quaaaaaá!”

Trâu Tượng nhìn một bên mặt của Diệp Kính lúc đi ra ngoài, cậu vỗ vỗ ba cái, trên khuôn mặt anh tuấn nở ra một nụ cười hào phóng, “Diệp Kính.”

--

Học sinh khoa Kiến trúc, ngoài giờ học ngoại khóa tự do thì đều có lớp học chuyên ngành và lớp học mỹ thuật. Đến tận đêm khuya, đứng trên nóc tòa nhà viện Kiến trúc nhìn xuống cũng thấy vài phòng học đèn đóm sáng choang.

Từ năm nhất đến năm ba, luôn có sinh viên vẽ đồ án. Sinh viên năm thứ tư chuyển sang vẽ bản đồ bằng máy tính, còn năm thứ năm là đi thực tập ngoại cảnh.

Theo bố trí giảng dạy của khoa Kiến trúc, học kỳ đầu tiên chủ yếu học dùng tay vẽ tranh. Đây là phương pháp nắm giữ được cảm hứng nhanh nhất.

Bảng vẽ, bút kim, thước chữ T, thước tỷ lệ, là tiêu biểu của sinh viên khoa Kiến trúc.

Năm thứ hai khoa Kiến trúc của đại học H, mỗi học kỳ có hai bài tập lớn về thiết kế kiến trúc, trước mỗi bài tập lớn lại có một bài tập nhỏ để hướng dẫn.

Bài tập nhỏ của tháng 10, là thiết kế biệt thự.

Gần tới ngày nộp đồ án, Diệp Kiều Lục đã hoàn thành xong một môn học tự chọn, đang quay về lớp chuyên ngành.D@Đ#L$Q%Đ^^

Trong lớp đã có lác đác học sinh đi vào, cất lời chào hỏi lẫn nhau rồi lại vùi đầu vào vẽ bản đồ.

Ngô Thiên Dã mang theo dàn âm thanh, loa bass để ở trên bục giảng, hai loa nhỏ bày chếch ở hai góc đối diện. Vừa nghe nhạc vừa sáng tác, hỗ trợ lẫn nhau.

Vẽ được vài nét cậu ta đã lắc lắc mông rồi khoa tay múa chân theo tiếng nhạc.

Mãi rồi các bạn học cũng luyện thành thói quen.

Sinh viên khoa Kiến trúc học, sự đoàn kết trong lớp tương đối mạnh. Phòng học chuyên ngành cũng như một ký túc xá thứ hai, các bạn học đều vẽ thiết kế ở đây, lúc nghỉ ngơi thì nói chuyện phiếm. Nếu lỡ như mải tán dóc đến 1-2h sáng cũng cùng nhau gọi đồ ăn bên ngoài đến lấp đầy bụng.

Dàn âm thanh là của Ngô Thiên Dã, những ca khúc được chọn cũng là những bài mà cậu ta thích nên căn bản đều là Việt ngữ.

Canh Ngọc cũng ngâm nga mấy câu hát theo.

Mạch suy nghĩ bị cắt đứt, cô nhìn xung quanh lớp học, ánh mắt dừng lại rất lâu trên người Diệp Kính.

Trước kia, buổi tối Diệp Kính đều không có ở đây, ngược lại gần đây lại thường xuyên xuất hiện. Có trai đẹp cùng thức đêm cho nên thức đêm cũng có niềm vui thú.

Ngô Thiên Dã lắc hông ở chỗ ngồi, cậu ta không thỏa mãn nên đứng lên làm mấy động tác khiêu vũ truyền thống mà đi về hàng ghế sau lưng.

Ngô Thiên Dã là bạn cùng phòng với Trâu Tượng, quan hệ của hai người không tệ, cậu ta xoay đến bên cạnh Trâu Tượng, nói bắt chước theo giọng nữ ca sỹ đang hát, “Cậu vu khống mình nghiện hôn môi.”

Trâu Tượng nghe không hiểu Việt ngữ, cậu nhìn Ngô Thiên Dã một cái rồi cúi đầu.

Ngô Thiên Dã lại quay sang Diệp Kiều Lục, “Cậu nghiện ghen tuông.”

Cô không hề bị ảnh hưởng, đang tập trung tinh thần vẽ đồ án.

Ngô Thiên Dã say mê trong âm nhạc, xoay vòng vòng ngoài hành lang.

Canh Ngọc nghe thấy giọng nói của cậu ta tiến đến ngày càng gần, bỗng nhiên cũng hát theo, “Mời cậu lăn đi, cút ra ngoài.”

Ngô Thiên Dã dừng lại, hát tiếp: “Cậu thích lăn, không xứng làm người, trèo ra ngoài đi.”

Hai người mắng nhau mấy câu, Ngô Thiên Dã không đấu lại giọng âm vực cao của Canh Ngọc, quay lại phía bên cạnh Trâu Tượng, giọng nói mang theo oán giận: “Mời cậu lăn đi, cút ra ngoài.”

Trâu Tượng ném bút kim xuống.

Cậu là sinh viên Mỹ thuật nên cũng quen mắt với các thể loại không bình thường.

Năm thứ nhất ở lớp cậu, từ thầy giáo cho đến học sinh đều không có ai bình thường. Thầy giáo Thư pháp lại càng đạt đến cảnh giới phi phàm, mỗi lần đến giờ dạy đều cầm chữ mình viết theo lối chữ thảo đến treo lên rồi đi luôn. Đại ý là sinh viên cứ thế bắt chước theo là được.

Suốt cả một năm học Thư pháp, Trâu Tượng chỉ gặp thầy giáo được ba lần.

Khoa Kiến trúc là khoa Vật lý – Kỹ thuật, lúc Trâu Tượng mới đến chỉ cảm thấy bầu không khí hoàn toàn bình thường. Sau này mới biết bọn họ đều bị bệnh thần kinh.

Nếu so sánh thì Diệp Kiều Lục ở bàn bên cạnh nằm trong khu vực bình thường.

Cậu quay đầu hỏi Diệp Kiều Lục: “Đang hát cái gì vậy?”

Diệp Kiều Lục không nghe thấy, cô đang mải suy nghĩ về vị trí đặt cầu thang trong biệt thự.

Trâu Tượng cầm cục tẩy ném lên bàn của cô.

Cô giật mình, ngẩng đầu lên. Có vài sợ tóc nhỏ quét qua trán cô, nhẹ bay một chút rồi lại nằm im.

Trâu Tượng bắt được khoảnh khắc trong nháy mắt đó, trong đầu bắt đầu phác họa. Cậu lại tư duy theo quán tính hỏi lại câu hỏi ban nãy: “Đang hát cái gì vậy?”D@Đ#L$Q%Đ^^

Diệp Kiều Lục tập trung nghe Ngô Thiên Dã hát, đang định giải thích.

Diệp Kính đã đi đến từ lúc nào, lạnh lùng lên tiếng, “Cậu ấy đuổi cậu cút ra ngoài.”

Diệp Kiều Lục gật đầu, “Đúng như Diệp Kính nói.”

Trâu Tượng nhìn một nam một nữ trước mặt rồi cười cười. Cậu xóa đi hình ảnh ban nãy của Diệp Kiều Lục, dừng hình, bắt lấy hình ảnh của Diệp Kính.

Đối với kẻ tự kỷ như Trâu Tượng, thì tướng mạo mà cậu thưởng thức nhất hiện nay, chính là Diệp Kính.

Bỗng nhiên ngoài cửa thấy có sấm chớp.

Diệp Kiều Lục kinh ngạc, “Sắp mưa rồi?”

Ngoài cửa sổ tối đen, không có trăng.

Diệp Kính cầm quyển sách đang xem đặt lên bàn vẽ của Diệp Kiều Lục rồi xoay người trở lại chỗ ngồi.

Cậu không nói tiếng nào, nhưng Diệp Kiều Lục hiểu, cậu đang muốn nói cho cô biết rằng cậu muốn đi về.

Trừ lúc ăn cơm thì thời gian còn lại cô đều cố ý tách khỏi cậu

Diệp Kính thuê nhà ở bên ngoài, các bạn học đều biết cả.

Nhìn qua bàn học và giường của Diệp Kính trống không, rồi nhìn lại mớ đồ đạc lộn xộn càng ngày càng nhiều của mình, các bạn cùng phòng đều cảm thấy cái khoảng trống kia thật lãng phí. Thế nhưng nghĩ gì thì nghĩ, chẳng ai dám chất đống đồ đạc của mình vào chỗ của Diệp Kính.

Người trong lớp cũng biết Diệp Kiều Lục bị sắp xếp đến ký túc xá nữ của học viện khác, nhưng bởi vì không cùng tòa nhà nên rốt cuộc cô có ở đó hay không thì mọi người cũng không rõ.

Sau khi Diệp Kính đi được 15 phút, Diệp Kiều Lục chuẩn bị thu dọn đồ đạc.

Trâu Tượng giơ cổ tay nhìn đồng hồ, 11h36phút. Cậu tiến sát đến bên cạnh cô, “Muộn lắm rồi, để mình đưa cậu về.”

Diệp Kiều Lục đặt quyển sách của Diệp Kính vào ngăn kéo rồi khóa lại. “Không cần, tự mình đi về được.” Con đường ở cửa sau Đại học H đi đến Kiến Lâm Tắc Duyệt buổi tối rất yên tĩnh ít người qua lại, nhưng đèn đường lại rất sáng nên cô cũng không hề sợ hãi.

Hơn nữa, cô không thể để cho các bạn học phát hiện rằng cô ở cùng nhà với Diệp Kính.

Xương Diễm Thu thấy Trâu Tượng cứ liên tục tiếp cận Diệp Kiều Lục nhưng tất cả đều kết thúc bằng thất bại. Cho nên cô đồng cảm với Trâu Tượng, đi qua vỗ vỗ lên bàn vẽ của cậu, nói: “Mình và Canh Ngọc đi ăn khuya, cậu có tới làm hộ hoa sứ giả hay không?”

Trâu Tượng quay sang cười với Xương Diễm Thu: “Vinh hạnh của mình.”