Thiếu niên quá sợ hãi rồi nhưng lại càng không dám rẽ trái dù đó là lối về gần nhất. Anh cắm đầu chạy thẳng không suy nghĩ. Nhưng chạy đến đâu con ma kia cũng chỉ đúng đường về nhà.
Chạy vòng quanh khu phố mấy vòng thiếu niên phát hiện ra dù anh có chạy đi đâu thì cũng không thể thoát được. Chạy đến ngã tư đường thiếu niên tuyệt vọng rồi, trong đầu anh lại quanh quẩn giọng nói ấy vô cảm ấy “rẽ trái”.
“Bố không về nhà nữa”
Thiếu niên đứng bên lề đường hét to khiến mọi người quanh đấy ngạc nhiên nhìn lại. Thấy anh ăn mặc lôi thôi, đầu tóc thì bù xù mọi người xa lạ tưởng anh mới trốn trại ra. Một bà cô gần nhà nhận ra thấy vậy lôi điện thoại cục gạch ra ấn số gọi: “Tôi thấy thằng bé rồi … nó đang ở phố Y … ra nhanh đi nó đang gào thét kêu không muốn về nhà nữa kìa”
Thiếu niên lúc này chán nản, anh ngồi bệt xuống vỉa hè. Vâng chạy một hơi mấy vòng quanh khu phố khiến toàn thân thoát lực. Lúc này trong đầu thiếu niên vang lên giọng nói vẫn không có cảm xúc gì hết “Muốn đi đâu?”
Thiếu niên chán nản lải nhải: “Đậu. Oan hồn nơi đâu thì về nơi đấy đi. Bám theo ca làm gì, nhà ca nghèo, ca éo có tiền phúng viếng đâu.”
Một tiếng nói lạnh lùng vang lên: “Muốn đi đâu?”
“Ha~ha … đổi giọng rồi à. Có dễ nghe hơn một chút thì cũng đừng hòng moi thông tin. Ca thích đi đâu thì ca đi …”
Lúc này một thân ảnh đang run run phía sau thiếu niên, đây là một thiếu phụ nhìn còn rất trẻ đang nhìn chọc chọc vào thiếu niên ánh mắt hừng hực như muốn đập anh một trận. Nghĩ là làm, thiếu phụ cầm cái đòn gánh to băng bắp tay người trưởng thành vung lên đập xuống lưng của thanh niên. Vừa đánh vừa gào lên: “Thằng khốn, thằng bất hiếu, thằng bố mầy …”
Thanh niên dính một đòn, hai đòn rồi mới tỉnh ra ôm đầu gào lên: “Ối mẹ …Aaa… Ối mẹ ơi …Aa… Con sai rồi …Aaa… con sai rồi…”
Thiếu niên sau một trận đòn nhừ xương đã bị mẹ lôi về nhà dù anh không muốn. Lúc này đây anh chỉ muốn gào to lên “CON KHÔNG MUỐN VỀ NHÀ” nhưng nếu anh dám nói ra thì kiểu gì anh cũng được ăn thêm một trận nữa nên dù anh có muốn khóc thì anh cũng chỉ có thể khóc thầm. Mà mỗi lần thiếu niên thầm nghĩ thì cái giọng đáng ghét kia lại vang lên “Muốn đi đâu?” như trêu tức anh.
Về đến căn nhà nhỏ cũ kỹ trong con ngõ nhỏ. Thiếu phụ ném thiếu niên vào trong nhà rồi đóng cửa lại. Thiếu phụ mắt đỏ rực nhìn vào thiếu niên gằn giọng:
“Ngọc Bách”
“Dạ” – thiếu niên nhu nhu nhược nhược trả lời
“Tối qua mày đi đâu?”
“Dạ, chiều hôm qua con đi hóng gió … ”
Nghe được nửa câu thiếu phụ mặt tràn đầy gân xanh vớ lấy cây chổi quét nhà vụt ngang hông thiếu niên và quát: “Hóng gió. Mày có biết mẹ mày lội mưa gió đi tìm mày không. Mẹ mày còn xém chút bị sét đánh chết trên cầu. Mày muốn làm mẹ mày chết lắm hả”
“A … Đau … Mẹ ơi … con sai rồi”
Thêm vài cán chổi nữa thiếu phụ mới nghừng tay lại. Chậm rãi hít một hơi thật dài nhìn thiếu niên đầu tóc thì bù xù, quần áo thì lem nhem đang ôm lấy đầu co lại một đống trước mặt. Chán nản thiếu phụ thở dài một hơi rồi nói:
“Được rồi. Đi tắm đi. Tắm nhanh xong ra đây nói chuyện”
Như được ân xá, thiếu niên Ngọc Bách chạy vào phòng mình. Thiếu phụ nhìn chán nản lắc đầu quay người đi ra ngoài. Bên ngoài mấy vị hàng xóm gần nhà đang xì xào bàn tán. Bà sáu nói: “Nghe nói hôm qua thằng Bách nó đánh nhau rồi lên phường ngồi một đêm a”. Bà tám nói: “ Thanh niên bây giờ thật không thể trông mặt mà đoán được, thật ghê gớm”.
Thiếu phụ đi ra nhìn thấy cảnh túm năm tụm ba xì xào cũng biết mấy bà hàng xóm này lại được một phen chém gió rồi. “Thằng con này … nó trở về là được rồi” Thiếu phụ nghĩ đến thiếu niên con trai mình có chút bực mình, có chút xấu hổ, có chút thả lỏng. Không nói lý với mấy bà tám cạnh nhà, thiếu phụ xoay người đi ra chợ mua chút đồ ăn sáng.
Thế quái nào mà sáng ngủ dậy chèn chương mới, mở ra xem lại thì thấy chương mới bị hỏng. Số nhọ mà.