Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 57: Hậu tích bạc phát




Quyển I: Nó là Hoàng Anh Kiệt

Chương 57: Hậu tích bạc phát

Một vụ thu hoạch mới lại tới ở làng Hồng Bàng, mọi người nô nức gặt lúa, tuốt lúa, phơi thóc, rồi chuẩn bị xát gạo để đem bán. Năm nay, làng Hồng Bàng thực sự quá bội thu, bất chấp phải nhường cho Kiệt một phần ruộng để cậu ta thử nghiệm các phương án trồng lúa. Tính sơ sơ, thì sản lượng gạo của vụ chiêm năm nay ít nhất phải gấp đôi vụ lúa chiêm năm trước, và gấp rưỡi vụ lúa mùa ngay trước đó.

Sản lượng tăng, bà con nông dân ai cũng mừng, nhưng những người phụ trách mảng buôn bán lại lo ngày lo đêm, bận bịu túi bụi. Biết được sản lượng gạo của dân Hồng Bàng rất nhiều, đủ để cung cấp cho 3/5 tổng tiêu thụ gạo ở huyện thị, các phe phái, nhất là phe của Từ Văn Đồng- những kẻ làm nghề gạo liền ra tay ép giá. Một mặt, chúng phân tích những khó khăn gặp phải khi phải vận chuyển gạo từ làng Hồng Bàng đi: đường bộ thì 3 làng kia căm làng Hồng Bàng nên sợ rằng họ gây khó dễ, đường biển thì gió máy biết đâu mà lần. Hai là với số lượng gạo thu hoạch lần này rất lớn, giảm giá chút nữa thì vẫn còn lãi.

- Vậy các ông nghĩ rằng giá bao nhiêu là hợp lý.- Đào Văn Xuân nhíu mày.

- Nếu được giảm xuống 2% nữa, thì chúng tôi nghĩ các ông bán được bao nhiêu gạo, chúng tôi sẽ mua bấy nhiêu.- Từ Văn Đồng tươi cười đáp

Rõ ràng đây là ép giá. Quả thực nếu tính ra thì bán giá gạo như vậy vẫn sẽ có lãi, nhưng mà khoản tiền đó là thấp hơn những gì họ dự tính. Nếu như làng Hồng Bàng chỉ làm như trước đây mà thu được lãi thế thì cũng mừng rồi, không đòi hỏi gì hơn, song giờ họ không chỉ làm nông, mà còn phát triển nông học, thành ra khoản chi tiêu sẽ không ít. Vì thế, Bá hộ Đào- Đào Văn Xuân tiếp tục cò kè mặc cả, hòng đẩy giá lên cao bằng lần trước, hoặc may ra thì lên thêm tí nữa chăng. Nhìn cảnh này, Kiệt nghĩ tới câu được mùa mất giá trong thời của cậu.

- Theo cháu ta nên làm gì đây?- Đỗ Bá Xuyên nhân lúc nghỉ ngơi liền đi tìm Kiệt để hỏi kế.

- Tình hình này hãy tiếp tục nhượng bộ, chúng ta chưa thể lập tức có hành động gì ngay. Cháu có vài mánh, nhưng cũng cần chút thời gian đã. Hãy bảo họ rằng ta phải về bàn với dân làng.

Đỗ Bá Xuyên gật gù rồi quay lại chỗ hội họp, yêu cầu mà ông đưa ra được chấp thuận, nhưng những đối tác cũng đề nghị cho phép họ cùng về làng để tiện việc tham khảo giá. Đỗ Bá Xuyên nghe qua là biết bọn này định cử người về làng Hồng Bàng để chia rẽ mua chuộc từng bộ phận dân cư, chia để trị đây mà. Chỉ cần đảm bảo một bộ phận dân Hồng Bàng bán gạo với giá chúng chỉ định, thì chúng sẽ có một lượng gạo lớn tuồn vào thị trường đủ lâu để chúng giữ giá gạo ở mức chúng muốn, và thậm chí chúng có thể đe dọa giảm giá gạo nữa. Lúc này, người nông dân hoặc phải bán theo giá bọn nó đưa ra, thậm chí phải cảm ơn rối rít khi vẫn được cái giá chết đói đó, hoặc phải bỏ thêm tiền để làm bảo quản thóc gạo: xây nhà kho, chống chuột, chống ẩm,... Với lượng thóc gạo lớn do được mùa, việc này sẽ làm các hộ nông nghiệp nhỏ chùn bước. Trước đây, Đỗ Bá Xuyên cũng đã từng làm điều này, nên ông ta đoán ra hết tiền căn hậu quả luôn. Quả là nhân quả tuần hoàn.

Chiêu này quả thực không có biện pháp kháng cự, thóc gạo là của riêng các nhà, nên họ đều có quyền bán tự do, dù có đứng ra tuyên truyền giải thích cũng rất khó để họ nghe. Bán một ít lấy tiền mua cái này cái kia thôi mà, có lẽ họ sẽ nói thế. Nhưng với một nhà thì đó là một tí, hàng chục hàng trăm hộ thì là đủ rồi. Càng nghĩ, Đỗ Bá Xuyên càng lo sợ, và ông ta vội cùng Đào Văn Xuân tìm Kiệt để bàn bạc thêm cách ứng phó.

- Hay là mình dùng tiền mua phần lớn gạo dư của dân làng!- Bá hộ Đào Văn Xuân cùng quẫn quá nói liều.

- Điên à, tiền bao nhiêu cho đủ, mà mua rồi ông định để thế nào? Bọn nó mà thù mình thì nó cản mình bán số gạo ấy, lúc ấy có muốn cũng không được. Thế rồi gạo đó thành gạo cũ, gạo mốc. Ông sạt nghiệp rồi bọn nó lại quay lại thôi.- Đỗ Bá Xuyên can

- Chó đẻ thật đó. Kiệt, cháu có cách nào không?

- Dễ thôi, 3 nhà chúng ta có tổng sản lượng gạo có thể bán ra là vào khoảng 1/3 số gạo toàn làng có thể bán đúng không?

- Ừ.

- Nếu thiếu số gạo này thì sau bao lâu gạo sẽ lên giá lại.

- Khó mà nói trước được, nhưng ta cũng khó chờ được tới lúc ép chúng, bởi vì...

- Hãy nấu ít bia thôi!- Kiệt đột nhiên nói.

- Bia, bia là gì?

- Thức uống có cồn giống như rượu, nhưng nhẹ hơn, và có thể dùng như nước giải khát.

- Cháu biết nấu hả?

- Còn nhớ những thứ cháu nhờ mua lúc trước chứ! Có một thứ gọi là hoa bia, nó dùng để biến hèm rượu thành bia. Và bia thì sẽ để được lâu đấy. Ngoài ra, ta cũng không sợ phạm lệnh nấu rượu lậu.

- Nếu vậy, ta sẽ bán bia thay vì bán gạo hả?- Đào Văn Xuân gãi đầu chưa hiểu lắm

- Đúng thế! Họ có thể lũng đoạn thị trường gạo, nhưng ta sẽ bán bia. Bia là thứ mới, ta sẽ chiếm ưu thế.- Đỗ Bá Xuyên hiểu ngay ra vấn đề. Do thời gian ủ lâu và không bị hỏng, đồng thời cũng phải tiêu thụ gạo, nguy cơ gạo cũ, mốc, hỏng không còn nữa. Khi này, lượng gạo bán ra cũng thiếu đi một phần, góp phần đẩy giá gạo lên. Đột nhiên, Đỗ Bá Xuyên nhớ tới một vấn đề- Nhưng 3 ngôi làng kia cũng có gạo bán mà. Làm thế chẳng hóa ra là giúp bọn nó chiếm lĩnh thị trường à.

- Cái này cháu nghĩ các bác khỏi lo, vì gạo mà 3 làng kia làm ra chắc chắn không thể nhiều như ta, vì thứ làm ta đạt năng suất cao ngoài máy bơm nước, còn có phân bón, phân công lao động HTX để tối đa hóa sức người sức của, đầu tư trí tuệ,...

- Trong trường hợp chúng ta dùng lúa gạo của mình để nấu bia, vậy thì có thể mua bớt lúa gạo của mọi người phải không?- Bá hộ Đào đề nghị

- Ông định ghìm hàng hả, không đấu lại đâu! Hơn nữa đâu phải đem hết lúa gạo ra mà làm đâu.

- Thực ra ý kiến của bác Xuân cũng có lý, nếu ta làm điều đó, một mặt ta khống chế được lượng lúa gạo bán ra, giờ giá lúa gạo mà bọn chúng áp đặt đang rẻ thì ta lợi dụng lúc này để mua, khi giá cao hơn do thiếu gạo, ta có thể bán ra. Nhưng phải đảm bảo rằng dân làng ta có đủ gạo ăn, với cả cũng nên chuẩn bị một vụ khoai lang, sắn hoặc một vụ rau củ để ăn kèm, phòng khi có người mờ mắt vì tiền. Ngoài ra, việc ta mua lúa để ép giá, cũng là một chiêu chúng đã ngờ tới, thậm chí cháu e là chúng còn gắng giúp ta ấy chứ.

- Chúng bị ngu hả?

- Bác quên điều bác Xuyên nói ư, nếu bác mua gạo năm nay để găm hàng, họ sẽ dùng mọi cách để đẩy giá gạo xuống, dù lỗ năm nay cũng được. Nhưng họ mất tiền thì còn chịu được, chứ bác cháu ta thì không. Nhưng xoay lại vấn đề, nếu ta không mất tiền, có lãi, mà họ vẫn mất tiền thì sao!

- Thì phải thỏa hiệp là cái chắc!

- Đúng vậy, biến gạo thành bia là cách tốt nhất lúc này. Ngoài ra, quán ăn cũng là chỗ để ta tiêu thụ những thứ mà làng ta làm ra: cá thính, cá muối chua, chả cá viên, đậu, lạc.... Nhưng thứ đó khá hợp túi tiền người dân, bán cho họ là rất chắc ăn.

- Vậy ta lấy tiền đâu trả mặt bằng với cả tiền thuê người.

- Ta sẽ trả bằng gạo. Ta không bán gạo, nhưng đâu ai cấm trả công bằng gạo chứ.

Ý tưởng trả lương bằng gạo vừa đưa ra, hai vị trưởng họ đã ngầm hiểu điều cậu nhóc này định làm. Một khi kiểu trả lương này ra đời, thị trường gạo ở huyện thị Sơn Hải đừng hòng chịu chi phối của bọn Từ Văn Đồng.

Sau khi về tới làng, thấy cánh buôn gạo ra tay hành động, ép giá xuống và thuyết phục người dân, ba người lập tức dùng hết khả năng để khuyên họ đồng lòng giữ giá. Nhưng rồi chỉ một thời gian sau là có người bán lậu cho cánh lái gạo, và nhiều người khác làm theo. Lúc này, như kế hoạch đã bàn sẵn, ba họ Hoàng, Đào và Đỗ chuyển sang giai đoạn hai là đi gom gạo. Họ trả giá cao hơn một tí ti để bà con bán cho mình. Hành động này khiến những kẻ mua thóc gạo cười hể hả, vì làm đấu tiền bạc với bọn họ là chỉ có đi vào đường lụn bại.

Thấy được sự chủ quan của đối phương, ba nhà tiến hành làm bia. Cách làm bia thì do chưa có nhiều kinh nghiệm nên chia làm nhiều đợt thử nghiệm. Gạo năm nay nhiều mà, lo gì.

Ngâm ủ hạt: Giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất bia, trong đó hạt ngũ cốc cần mạch nha hóa được ngâm trong nước ấm để kích thích nảy mầm nhằm chiết ra mạch nha. Việc ngâm ủ cần phải đủ thời gian và nhiệt độ ổn định để các enzym có khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường có khả năng lên men.

Rảy nước: Nước được lọc qua khối hạt ngâm ủ để hòa tan đường. Chất lỏng sẫm màu, chứa nhiều đường được gọi là hèm bia.

Luộc: Hèm bia được luộc sôi cùng với các thành phần khác còn lại (ngoại trừ men bia), để loại bỏ bớt nước thừa và giết chết các loại vi khuẩn. Hoa bia (nguyên hay viên nhỏ) được thêm vào

Lên men: Men bia được thêm vào (hoặc rắc vào) và hỗn hợp được để cho lên men. Sau khi quá trình lên men sơ cấp, người ta có thể cho lên men thứ cấp, điều này cho phép men bia và các chất khác hoạt động lâu hơn.

Bổ sung CO2: Từ thời điểm này, bia chứa cồn, nhưng chưa có nhiều cacbon điôxít, nên để có thêm CO2, thì Kiệt cho bổ sung "đường mồi" hoặc một lượng nhỏ hèm bia vừa mới lên men ("kräusen") vào đường ống dẫn cuối cùng, tạo ra sự lên men ngắn gọi là "bình ổn thùng" hay "bình ổn chai".

Khi đã kiếm được công thức chuẩn rồi, Kiệt cho làm công nghiệp để hàng trăm thùng bia được làm ra từ từ. Thời gian ủ là khoảng 1 tháng cho bia bình dân đến khoảng 3 tháng nếu là bia hạng sang.

Trong thời gian bia được ủ, làng Hồng Bàng cũng mở luôn quán ăn trên huyện thị, đảm nhiệm công việc kinh doanh là bố mẹ Kiệt, với sự trợ giúp tức Đỗ Bá Tuần. Quán ăn khai trương, nhiều món ăn mà làng Hồng Bàng tung ra có điểm mới lạ, độc đáo, nhưng chưa thực sự hút khách lắm, do yếu tố khách quen và việc những món họ đưa ra thì những quán ăn khác có thể mua từ 3 ngôi làng lân cận làng Hồng Bàng được.

Nhưng, khi mùa hè tới, bia ra mắt thì không còn gì để chống đỡ được nữa. Không cần đá, chỉ cần đào một cái hố sâu bên dưới để tạo buồng mát, hoặc là thả thùng bia xuống giếng nước sạch để làm mát, rồi đem lên bán từng cốc lớn. Giá cả vừa phải, uống đã khát, lại không bị thu thuế rượu, công việc ăn nên làm ra vô cùng. Không chỉ bán cho dân huyện thị Sơn Hải, bia cũng dần dần tìm tới các làng phía bắc huyện Sơn Hải, rồi đi sang huyện Thanh Sơn. Với tính giải khát cao, độ cồn không quá mạnh, giá bình dân, hợp để ăn cơm, bia chinh phục được một lượng tín đồ lớn trong thời gian ngắn. Tới lúc này, thông tin bia được làm từ hạt thóc hạt gạo mới lan nhanh đi, khiến giá gạo dù có muốn cũng không thể giữ được ở mức thấp.

Theo Từ Văn Đồng nhận định: “Làng Hồng Bàng là nơi sản xuất nhiều gạo nhất, nay họ lại dùng gạo để nấu bia- mà bia lời lãi cao, chưa có thứ thuế nào áp vào, thì làm sao gì mà họ chẳng đem hết gạo đổ vào đó. Một khi gạo ở làng Hồng Bàng đổ hết vào việc nấu bia, chả mấy mà gạo ở đây sẽ lại phải quay về nhập từ huyện Thanh Sơn. Gạo cũ và giá thành cao là cách làm ăn không có lãi.”

- Vậy thì cùng tiêu hao, dù thế nào đi nữa, bia thì có thể nhịn gạo thì không. Dù là gạo cũ, nhưng thiếu thì vẫn phải mua thôi.

Lời chưa nói dứt, thì quán ăn Hồng Bàng ra tuyên bố thuê nhân công: phục vụ quán, vận chuyển bia, thuê thuyền chở bia,... và tất cả trả công bằng gạo. Ngoài ra, quán cũng đề nghị làm đại lý trung gian đưa hàng vào trợ, thầu công nhân và mỗi lái khách hàng,... tất cả cũng trả lương bằng tiền và một phần gạo. Ví dụ như khi làm đại lý, một tàu cá đi vào bán cá qua đại lý Hồng Bàng, sẽ nhận lượng một phần tiền và một phần gạo. Tiền chủ tàu cầm, gạo trả cho thủy thủ nếu thủy thủ muốn, không thì tiếp tục chia cho công nhân khuân vác, vận chuyển. Cách làm này khiến gạo của dân Hồng Bàng có thể tiếp tục chảy ra, và như thế thì đừng hòng bán gạo cũ giá cao nữa.

Lúc này, phe Từ Văn Đồng cuống cuồng quay lại làng Hồng Bàng, tìm cách đàm phán. Tại làng, họ thấy người dân đang trồng khoai trồng sắn để ăn kèm cơm, và đám này khiếp vía liền. Hành động này dường như cho thấy dân Hồng Bàng cũng bị lợi nhuận từ bia làm mờ mắt, và quyết tâm ăn độn để làm bia rồi.

Sợ quá, họ nhảy vào bàn bạc, và ngạc nhiên thay, giá gạo mà làng Hồng Bàng yêu cầu chỉ là giá gạo như lần đầu họ bán cho phe Từ Văn Đồng, khi mà liên minh 4 ngôi làng vẫn còn. Đây là điều làm những thương lái gạo cảm thấy khó hiểu, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, điều này cũng không hại gì, nên họ đồng ý.



Hậu tích bạc phát: dịch sát nghĩa từng từ là: để dành- tích lũy thật nhiều, khi tung ra thì từ từ. Ý của câu này là càng chuẩn bị đầy đủ, thì khi làm việc mới có thể đạt hiệu quả tốt.