Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 379: 379: Thủy Chiến 3





Quyển IV: Chiêm- Giao đại chiến
C 58: Thủy chiến (3)
- Ha ha ha, Lý Vĩnh Khuê, Ebisu, hai người đánh một trận ra trò rồi!- Lữ Liêm ra tận bến cảng chào đón đám người Lý Vĩnh Khuê, Ebisu để mừng chiến công vừa rồi.

Theo báo cáo và từ những gì tận mắt nhìn, quân Chiêm mất 10 thuyền chiến là ít.
- Xin cảm tạ tổng trấn.

Các anh em, Tổng trấn ban thưởng hậu hĩnh cho người tử trận, thương binh!- Lý Vĩnh Khuê thấy Lữ Liêm cười khoái chí, đầu tiên cũng cười, nhưng trong khoảng khắc, Lý Vĩnh Khuê lại tới gần Lữ Liêm, rồi đột ngột hô to như thế, sau đó nhỏ vào tai Lữ Liêm mấy câu.
Lý Vĩnh Khuê đã tính qua, quân địch mất 10 thuyền, quân Hoài Nhân cũng mất 7 thuyền, vô số người bị chết, bị thương, phải đi lấy xác, mai táng, chữa trị.

Nếu lúc này Lữ Liêm định tổ chức tiệc mừng thì không hợp.

Lúc này còn phải đi thăm hỏi binh sĩ, động viên người nhà tử sĩ.

- Trận này mới là trận đầu.

Địch còn nhiều thuyền chiến, không vì một thất bại này mà từ bỏ chiến tranh với ta.

Ta cần phải chuẩn bị tinh thần chiến đấu lâu dài.
Lữ Liêm ban đầu không quá vui vẻ làm theo, nhưng dần dần khi đọc qua báo cáo về thương vong, y không khỏi toát mồ hôi hột.

Thực tế quân Hoài Nhân bị chết nhiều người hơn, đặc biệt là 7 thuyền chiến được lệnh chặn địch để hòng kéo dài thời gian cho thuyền vào trong đầm kịp, dụ địch đuổi theo.

Trên các thuyền này, các binh sĩ tài giỏi nhất đã hi sinh.

Mất đi những người lính dạn dày kinh nghiệm như vậy, là tổn thất cực lợn, không biết tới lúc nào mới có thể bù đắp lại được.

Chưa kể số lượng thương binh trên các thuyền nữa chứ.

- Sẽ tiêu tốn rất nhiều thuốc men, cứ thế này chỉ vài trận nữa là ta hết sạch kho thuốc dự trữ.- Trương Văn So cau mày đầy lo lắng
- Tại sao lại có thể thiếu thuốc, không lẽ không thể bổ sung thêm sao?
- Hiện tại mua thuốc men rất khó khăn.

Nguồn thuốc men cho chiến tranh ta không có sẵn, mua chủ yếu từ các thương nhân, nhưng trước khi chiến tranh nổ ra, họ đã liên tục tăng giá, chúng ta không đủ tiền mua nhiều hơn.

Hiện tại muốn mua thì càng khó.- Trương Văn So giải thích, không phải lão không cố mà lực bất tòng tâm.
- Thế có thể hỏi mua từ phía bắc không?
- Phía bắc trữ hàng còn ác hơn ta, họ trải qua biến loạn Nam Bàn, biết rõ việc chuẩn bị vật tư chiến tranh, nên chi mạnh tay và trữ hàng số lượng lớn.
- Cũng cứ phải hỏi thăm, dù sao, chúng ta trụ được lâu hơn thì họ cũng có lợi ích.
- Không chỉ thuốc men, các loại vũ khí, lương thảo,....!cũng nên mua thêm.

Chiến tranh là tiêu hao lớn, không thể chủ quan.
- Để ta cố gắng.
Lý Vĩnh Khuê lo xa, nhưng chưa đợi tới lúc mối lo xa hiện hữu, đã có họa gần.

Bất chấp việc bị hạ 10 thuyền đêm trước, chỉ chưa đầy hai ngày sau, thủy quân Chiêm lại kéo tới, khiêu chiến bên ngoài.

Lý Vĩnh Khuê và Ebisu phải ra đối chiến tiếp như lần trước.

Lần này, hai bên vẫn chỉ cố gắng tấn công lẫn nhau trên biển, đi vòng vòng quanh nhau.

Lý Vĩnh Khuê tuyệt không dám dở lại trò dụ dịch vào trong đầm như lần trước.
Lần đó đối phương đợi họ vào trong để đuổi sát theo sau, lần này chúng không ngu mà phạm sai lầm tương tự.

Chúng nhất định toàn lực đánh những thuyền còn ở phía sau, trong khi các thuyền khác đang vào đầm không kịp quay lại thì là họ tự giảm bớt lực chiến.

Khi ấy, những thuyền đoạn hậu gặp nguy cơ bị bao vây và toàn diệt.


Tuy vậy, việc chiến đấu trực diện cũng rất không khả quan.

Tối hôm kia, khi cùng thảo luận về cuộc chiến trong tương lai gần, Lý Vĩnh Khuê đã nói về tình huống này, và Ebisu tỏ ra rất lo lắng:
- Cứ thế này cũng không được, quân ta ít hơn địch, luôn bị địch vây quanh, bị tấn công từ hai hướng.

Ta bắn địch một mũi tên, địch bắn được 2 mũi tên đáp trả, thương vong của ta sẽ luôn cao hơn địch.

Một khi thương vong đạt tới mức độ nhất định, quân tâm sẽ tan vỡ.
- Cái đó không cần nói là ta cũng biết.

- Lý Vĩnh Khuê nhún vai
- Vậy có ý tưởng gì rồi sao?
- Ta cho rằng vẫn có thể làm một đòn cũ.

- Là sao? Dụ địch vào trong đầm lần nữa ư? Chẳng phải chính ông vừa nói là...
- Quân địch đúng là đông, mạnh hơn quân ta, đánh lâu dài, quân ta nhất định thua, nhưng đánh lâu dài với địch cũng không có lợi.

Hiện tại nhất định Tân Bình, Thuận Hóa đang chuẩn bị quân đội để tiến đánh quân Chiêm, rồi phía bắc cũng sẽ điều quân xuống.

Còn dây dưa lâu với ta, chúng càng gặp nhiều bất lợi, và nếu viện binh tới mà chúng chưa chiếm được đầm Thị Lị Bị Nại và thành Đại Định làm chỗ đóng quân, thì sẽ bị đánh lui, cút về đất của chúng để chờ quân ta đánh vào.

Chiến tranh ở đâu là tàn phá ở đấy.

Cho nên việc tiến quân vào đầm Thị Lị Bị Nại để tiêu diệt chúng ta, tiến chiến thành Đại Định rồi dùng đây làm căn cứ kháng cự với viện quân là điều chúng phải làm.

- Lại dụ địch, giả yếu thế ư?
- Đúng, nhưng phải sau một hai trận nữa.


Quân ta thực sự ít hơn địch, tổn thất cứ thế tăng, thực lực dần yếu đi sau mỗi trận đầu trực diện với địch, chúng sẽ không quá nghi ngờ nếu quân ta sau 2 tới 3 trận chiến nữa bị suy yếu.
- Nhưng nếu quân ta bị suy yếu đi thật thì có mà toi.
- Có nên phải giả vờ cho khéo.

Còn nhớ chiêu ông làm để khiến địch không biết thủy quân được chia ra không.
- Ý kiến hay.
Ý tưởng của Lý Vĩnh Khuê là thêm dần tân binh lên các thuyền chiến, đưa dần các lão binh ở lại.

Như thế chẳng cần chịu tổn thất, chiến lực cũng đại giảm.

Trận chiến đang diễn ra cũng là như vậy.

Hai bên quần thảo tận nửa ngày, các tân binh dần chịu không nổi, làm ảnh hưởng tới các cựu binh.

Dẫu vậy, cuộc chiến cũng sớm kết thúc, vì quân Chiêm không có chỗ dừng chân, buộc phải rút về sớm, nếu đợi khi trời tối thu quân, rất có thể sẽ có chuyện.

Không như thời hiện đại có hải đăng, đèn sáng để soi sáng, đi biển đên vô cùng nguy hiểm khi không nhìn được xa, nếu chẳng may không xác định đúng hướng, để đi vào bờ quá gần rồi mắc cạn, hoặc nơi có đá ngầm thì hỏng thuyền là cái chắc.

Còn neo thuyền xuyên đêm cũng không được, việc dự báo thời tiết còn khó khăn, ai dám nói không có gió bão bất ngờ khiến thuyền hỏng.

- Thuyền địch công kích yếu đi rất nhiều!- Khi các tướng lĩnh Chiêm Thành lần lượt báo cáo về tình hình chiến đấu hôm nay xong, chủ tướng Civanadana cảm thấy kẻ địch có vẻ đã suy yếu hơn lần tấn công trước.

- Cũng không bất ngờ, tuy lần trước ta trúng kế địch, mất 10 thuyền, nhưng địch cũng mất tới 7 thuyền- bị đánh đắm hoàn toàn, chưa kể các thương vong trên các thuyền khác.
- Vậy nếu đánh thêm vài trận nữa, có thể thực hiện tấn công trực diện không?- Civanadana vẫn muốn phục thù trận thua lần trước
- Tướng quân, tôi e là chúng đang dụ địch, muốn khiến quân ta lại rơi vào cái bẫy lần trước.

Quân ta tuyệt đối không nên sơ xuất tiến vào lần nữa.

Chưa kể đã có kế hoạch rõ ràng, quân ta không phải vội vã.
- Mi nói không sai.


- Civanadana bị cấp dưới can ngăn cũng có chút không vui, nhưng ngẫm lại mất đi 10 chiến thuyền, thất bại không nhỏ này khiến y bị khiển trách một phen, nếu không phải là hoàng tử một nước thì y đã phải trừng trị rồi.
Hôm sau, không cần thời gian nghỉ ngơi, quân Chiêm lại kéo tới khiêu chiến.

Gió nồm nam thổi mạnh, quân Chiêm cứ sáng đi tối về.

Lý Vĩnh Khuê và Ebisu lại ra nghênh chiến.

Theo kế thay dần tân quân vào, thành tích chiến đấu của thủy quân Hoài Nhân tiếp tục hạ xuống, lần này, quân Chiêm ép quân Hoài Nhân tưởng như vỡ trận, thủy quân Hoài Nhân do Ebisu chỉ huy phải dùng hỏa khí tấn công dồn dập mới đẩy lùi được kẻ địch.

Cuối cùng, Lý Vĩnh Khuê giờ trò, cho quân rút hết vào trong đầm Thị lị Bị Nại.

Quả nhiên quân Chiêm không dám vào vì sợ bị phục kích, mà chờ lâu bên ngoài cũng không tiện, phải rút ra xa.

Một hồi sau, quân Hoài Nhân chỉnh đốn xong lại ra chiến tiếp.
Lý Vĩnh Khuê đang cố tình khiêu khích quân Chiêm tấn công, cho chúng thấy thực chất là mình đang cố dọa, chứ bản thân cũng yếu lắm, phải lui vào trong dầm chỉnh đốn lực lượng, trấn an binh sĩ,...!Đây chính là treo miếng mỡ gần miệng mèo để dụ nó tới đớp mà.
Nhưng Civanadana không hề tấn công, chỉ cho quân dàn hàng chờ đợi.

Lý Vĩnh Khuê lúc này cũng hoang mang không biết là có chuyện gì, nhưng trót diễn, phải diễn cho trót.

Hai ngày sau, Lý Vĩnh Khuê cũng biết đối phương định làm gì.
Các thuyền chở lính đánh thuê mà người Chiêm thuê đã tấn công dọc các bờ biển của Hoài Nhân, đánh phá, cướp bóc khắp nơi.

Tuy rằng những vụ cướp bóc đã bị chặn đứng bởi họ sớm dự phòng, cho binh sĩ sẵn sàng, đồng thời mời thêm quân tinh nhuệ ở Tây Bình qua hỗ trợ.

Tinh binh Tây Bình của đám Triều Trường Khanh chiến đấu dũng cảm, mạnh mẽ, lại rất cơ động.

Hôm nay vừa phải chiến đấu ở phía bắc Phù Ly, mai đã có thể chạy tới một làng ở phía nam Phù Ly để ứng cứu.
Chỉ có điều, bọn cướp bị đánh lui, nhưng có vấn đề nguy hiểm hơn nảy sinh.

Vừa cướp bóc, lũ cướp vừa tuyên bố thủy quân Hoài Nhân bị khóa cứng ở đầm Thị Lị Bị Nại, không thể tới mà ứng cứu, nếu khôn hồn thì sớm đầu hàng, đợi tới khi chúng tổng tấn công thì đừng có trách.

Lời đe dọa làm các quan viên sợ hãi, không ngừng xin thủy quân xuất chiến, thủy quân không xuất chiến, người dân lo sợ, có thể hàng giặc..