Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 177: 177: Bàn Cờ Nam Bàn 1





- Này Minh, có chuyện rồi!- Bất Thắng, cậu võ sư từng cùng Minh đại náo Phố Đêm, rồi lại lên Trấn Nam Bàn cùng Minh.
Cậu ta được Minh thuê đi cùng để tiện việc tập luyện võ nghệ cùng, cũng là để bố mẹ an tâm, không sợ có chuyện gì hết.
Khi đã ở trên này, do nhiều việc, Minh và Bất Thắng cũng ít tiếp xúc dần, việc luyện võ tuy chưa tới mức trễ nải, song cũng không liên miên như lúc đầu, Minh đề nghị Bất Thắng thử đi thăm thú dân tình, xem nhân tình thế thái.


Do Đạo Phật cũng nói việc nhập thế tu hành, Bất Thắng đồng ý, nên ngoại trừ những ngày tập đối kháng đã hẹn trước với Minh, Bất Thắng còn lại đi khắp các làng mà cậu có thể đi.
Dân Nam Bàn biết Bất Thắng là bạn Minh, không ai gây khó dễ gì.
Bất Thắng đi khắp nơi, tuy có tiền Minh cho, nhưng luôn tiết kiệm tối đa.
Cậu ta tự dùng sức lao động của bản thân để đổi lấy cái ăn, hoặc cũng có khi lại đi truyền dạy đạo Phật cho dân trên này và khất thực, nhưng chủ yếu là vế đầu, vì đạo Phật trên đây không thịnh lắm.


Trong quá trình lao động để kiếm ăn, Bất Thắng đã thấy những điều mà Vương Vĩnh làm với người dân Nam Bàn.
Bất Thắng đã ở cùng Minh khá lâu, kế hoạch phát triển Trấn Nam Bàn của Minh thế nào Bất Thắng cũng đã nghe qua.
Và chắc chắn kế hoạch đó không có diễn ra như vậy.
Bất Thắng cố gắng dò hỏi, thu thập thêm thông tin, đợi đến khi hiểu rõ mọi hành động mà Vương Vĩnh đề ra: kích thích trồng mía vô tội vạ, phân phối không đồng đều để ép người ta phải đút lót, mua gian bán lận, chấm công vô tội vạ,...
nói chung phá sạch kế sách của Minh.
Quá trình này, Bất Thắng cũng tự thân trải nghiệm một chút khi cùng đi làm với dân Nam Bàn, trải nghiệm những lần đi mở ruộng mía mới, thậm chí trồng mía trên phần ruộng trước kia dùng để trồng lúa,...


- Khốn kiếp!- Minh đấm mạnh tay xuống bàn, nghe cái rầm.
Từ dữ kiện Bất Thắng thu thập, Minh tính toán chút xíu là thấy được hậu quả của những điều này.


Cây mía đem lại lợi nhuận rất cao, rượu mía hay đường mía là thứ được ưu chuộng, nên ưu thế so với trồng lúa là rõ ràng.
Nhưng lương thực là thứ căn bản, cơm gạo không đủ, không thể ăn đường uống rượu mà chống đói.


- Cậu có thấy Dương Ánh Hồng ở đó không, hoặc người của cô ta, hay chỉ toàn là người của Vương Vĩnh?

- Tôi không thấy người của Dương Ánh Hồng, nhưng hai người họ là vợ chồng, cậu nên chuẩn bị cho tình hình xấu nhất.



- Tưởng người xuất gia các cậu không nghi oan người khác.


- Tôi hiện không còn là người xuất gia nữa rồi.
Thứ hai, chuyện này tôi không nghi hay bảo cậu đối phó Dương Ánh Hồng, tôi chỉ đề nghị chuẩn bị tường hợp xấu nhất thôi.


- Bắt đầu biết ăn nói hơn rồi đấy chứ hả!- Minh vỗ vai người bạn tập võ cùng.- Lát ra tập võ cùng tôi chút, giải tỏa bớt căng thẳng đã.


- Ừ!

Hai người lao vào đấu đối kháng, cuộc đấu thực chất là một lần giải tỏa những tâm trạng tiêu cực của Minh trước những tin xấu mà Bất Thắng mang về.
Minh ra tay đòn nào cũng mạnh, dứt khoát, cơn giận ban cho cậu ta một sức mạnh hơn bình thường, tuy vậy cũng không chuẩn xác do tâm tình bị ảnh hưởng, nên Bất Thắng hóa giải dễ dàng hơn hẳn.
Đã vậy, trong cơn nóng giận, mất bình tĩnh, Minh không làm chủ được cơ thể, hô hấp dần không đều, không giữ được sức, chỉ một lúc là đuối.


- Hự!- Bất Thắng nhằm chuẩn mà phản công, chế ngự Minh ngay lập tức.


- Tâm cậu bất ổn quá, hỏa khí quá thịnh, cuối cùng đốt cháy khí huyết, hại mình rồi!

- Cảm ơn!- Minh gật đầu nhận sai.


- Tôi cũng biết nói thế này là giáo điều, nhưng cậu phải tĩnh tâm lại.


- Tôi biết!- Minh đáp, cười mà như mếu.

Lúc này, Minh đang nghĩ tới một vài câu chuyện cậu từng đọc trong sách sử, về những người dâng hiến kế sách giúp vua cứu nước.
Sách lược của họ nào có sai, nhưng rồi vì động chạm tới quyền lợi của giới cầm quyền mà hoặc bị bẻ cong, hoặc bị phế sạch.
Những điều Minh làm ở cái Trấn Nam Bình này tâm huyết cả đấy chứ, bởi cậu đã mất công suy tính làm sao mà kế hoạch lập ra vừa phải mang lợi ích cho các bên tham gia cả ngắn hạn lẫn dài hạn, lại phần nào mang cả đạo nghĩa, giúp họ từng bước tiến về phía văn minh.
Chỉ có tuân thủ nghiêm ngặt, kế hoạch mới diễn ra thuận lợi, còn như tham lợi trước mắt, hậu quả gây ra sẽ khiến Nam Bàn trở nên khổ sở hơn cả trước khi áp dụng kế hoạch làm giàu này.


Tất nhiên Minh cũng có sự đề phòng, cậu luôn kiểm tra tình hình các buôn làng thông qua đám học trò, nhưng xem ra chúng nó hoặc cũng không biết, hoặc đã biết báo cáo láo khiến Minh không nắm rõ tình hình thực tế.


- Vậy giờ cậu định làm gì?

- Tôi muốn gặp Dương Ánh Hồng.
Cậu chẳng phải nói rồi sao, đừng nghĩ xấu cho người khác!- Minh đáp lại, rồi lên đường đi gặp Dương Ánh Hồng.


………………….


Thấy Minh đột nhiên tới tìm mình, Dương Ánh Hồng cảm thấy có lẽ việc cô làm sai kế hoạch của Minh đã bại lộ.
Điều này Hồng đã nghĩ tới từ lâu, cũng thấy hồi hộp một thời gian, mãi rồi thấy Minh không tới thì cô cũng dần lãng quên, và nghĩ rằng bản thân đã đủ sức đối chọi cảm giác sợ hãi khi Minh biết chuyện.
Nhưng giờ đây, khi nghĩ tới việc Minh tới vấn tội, tim cô đập bình bịch.


- Cậu tới rồi à!- Dương Ánh Hồng mời Minh ra bàn uống trà, nhưng vừa nói câu mở đầu là thấy mình ngu thấy mẹ.
Nói thế khác gì nhận tội đâu, rằng ừ tôi biết mình làm sai rồi, và giờ cậu tới để hỏi tội hả.


- Ha!- Minh cười mỉm, khóe miệng nhếch lên chút, rồi gật gật đầu vài cái.
Vậy là đã rõ, tình huống xấu nhất đã xảy ra, Dương Ánh Hồng đã tiếp tay, thậm chí có thể làm tham gia việc phá hoại kế hoạch của Minh.



- Tôi xin lỗi, tôi làm vậy là vì…

- Thôi được rồi, có lẽ là vì gia đình, ai mà chả có lý do.- Minh thở dài đầy thất vọng- Giờ đây, ta coi như không liên quan gì tới nhau nữa rồi.


- Cậu không hiểu rồi, cha tôi không thể sống trên này, đây là nơi rừng thiêng nước độc…

- Tôi hiểu, tôi hiểu!- Minh giờ tay lên ngăn Hồng tiếp tục trình bày.
Tửu phùng tri kỉ thiên bôi thiểu, thoại bất đầu cơ bán cú đa- uống rượu gặp bạn hiền ngàn chén vẫn ít, nói không hợp ý nửa lời là nhiều.
Minh nhớ rằng bản thân đã nói rất rõ lợi ích của việc trồng mía có kiểm soát: nguồn lợi cao và dài hạn, làm được ba bốn năm là lãi to, với nguồn lợi vẫn còn đó, chắc chắn sẽ làm người muốn mua chức quan này nhiều lên, họ sẽ trả giá cao, vậy là lợi đơn lợi kép.
Nhưng không, họ chỉ thích ăn xổi, thậm chí làm tràn kiếm một món lớn, rồi tới khi nguồn lợi hóa thành hại thì cũng đã bán trao tay xong, kiếm một món lớn rồi chuồn, hậu quả mặc kẻ khác gánh vác.
Cách làm này thì khôn lỏi đấy, nhưng tự hỏi làm được bao lần, và liệu có ai muốn hợp tác cùng nữa chứ.
Kẻ đã nghĩ ngắn như vậy, hiển nhiên không hợp làm đồng bạn rồi.


- Cậu định làm gì chứ hả Minh?

- Tôi sẽ nói cho đám học trò hiểu hậu quả, kêu chúng cố gắng tuyên truyền vận động người dân trong làng chúng hãy cẩn trọng hơn.- Minh nhún vai,- Đó là điều duy nhất tôi có thể làm được.


Hồng thở dài, đáng lý cô nên ngăn Minh ngay, van nài cậu đừng làm điều đó, hoặc báo cho chồng mình tìm cách ngăn chặn.
Nhưng cô không làm được, cô biết bản thân là người mắc lỗi lớn với Minh khi phản bội sự tin tưởng của cậu ta.


Minh quay về Học Phủ thì dốc sức tuyên truyền về việc phải ngăn chặn việc bỏ lúa trồng mía vô tội vạ cho đám học trò.
Uy tín của Minh cộng thêm việc bản thân cậu ta là người đưa ra sáng kiến này từ đầu, khiến dân ở Trấn Nam Bàn xôn xao.
Minh bảo các học trò cùng làm toán, các con số không biết nói dối: họ cùng tính lượng lương thực cần tiêu thụ, lượng lương thực sẽ làm ra, tính xem thừa thiếu bao nhiêu, sao đó lại tính giá trị tiền kiếm được số mía bán ra cùng sản phẩm của nó như rượu mía và đường, rồi tính gía gạo khi mua từ nơi khác, chưa kể tới việc tăng giá của thương nhân khi phát hiện ra Trấn Nam Bàn thiếu gạo.
Con số tính ra được cho thấy, càng mở rộng việc trồng mía và dừng trồng lúa, lợi nhuận thu được càng giảm.
Các thủ lĩnh phe phái lớn cũng không ngu, họ thấy Minh nói có lý, cũng dừng tay lại, không mù quáng mở rộng việc trồng mía và bắt đầu ổn định lại việc trồng lúa, làm nông nghiệp ổn định

Biết việc, Vương Vĩnh nhảy dựng lên, miếng mồi ngon thế này mà bỏ lỡ thì chết.
Hắn vội cuống cuồng tìm cách, thậm chí còn tìm cả Minh, đề nghị cậu ta thay đổi cách nói, và khi bị từ chối thì chửi bới, kêu Minh là đạp đổ chén cơm của họ.
Minh gạt phắt ngay, cậu nói rằng mình đã nói rõ mọi việc trong lần trước, họ Dương và Vương Vĩnh phá bỏ kế hoạch trước, cậu ta chưa bắt đền là may cho họ, ở đấy mà còn to mồm đòi hỏi nọ kia.
Minh nói rồi, hạ lệnh tiễn khách và cũng tuyên bố không gặp cha con nhà họ Dương cùng Vương Vĩnh nữa.



Vương Vĩnh thất bại quay về, cảm giác đất trời như sụp đổ.
Giờ đây, không chỉ mất đi nguồn lợi mía đường, rượu mía và quyền lực phân phối cây giống để được đám thủ lĩnh Nam Bàn cung phụng, hắn còn bị họ coi như một tên xấu xa, tuyệt giao, thậm chí hắn còn nghe họ đang hè nhau tìm cách lật hắn, hoặc cho người tới giết hắn cho hả giận.


May cho Vương Vĩnh, hắn là một kẻ có tác dụng đối với 3 người: Lương Khánh Thành, Khương Thụy, Hồng Thần Vũ.
Họ cần hắn làm kẻ phản diện phá nát Trấn Nam Bàn, để sau này tiện cho họ có cớ mà lên đây, rồi sẽ lấy cái đầu hắn mà ổn định lòng dân.
Kế hoạch trợ giúp hắn đã diễn ra từ lâu, nên giờ khi hắn cần, mọi thứ diễn ra trơn tru ngay.


Đầu tiên là Lương Khánh Thành, ông ta vận dụng địa vị của mình, thu thập một lượng lớn lương thực lại, rồi đi gặp gỡ Phú Tăng An- vị quan có mối liên hệ trực tiếp nhất với làng Hồng Bàng.
Lương Khánh Thành đề nghị một cuộc làm ăn, trong đó làng Hồng Bàng cử kỹ sư nông nghiệp tới Thuận Hóa để giúp họ có kỹ thuật nông nghiệp ổn định.
Đổi lại, Thuận Hóa sẽ có thể giao dịch một sản lượng gạo lớn với giá rẻ cho làng Hồng Bàng, miễn làng Hồng Bàng có thể mua.


Làng Hồng Bàng đã có khả năng mua gạo giá rẻ, chỉ cần thị trường tiêu thụ và nguồn hàng để trao đổi kiếm lời, ngược lại dân Nam Bàn vì nỗi lo thiếu gạo nên không thể tập trung trồng mía, đây chả phải cơ hội bù trừ hay sao.
Đan Quốc Hùng- “người cháu họ” của Tống Đan Thần liền đứng ra làm trung gian cho hai bên.


Ban đầu Vương Vĩnh vùng vằng lắm, hắn còn giận Minh vụ phá hắn.
Đan Quốc Hùng liền khuyên, giữa mặt mũi cùng lời lãi, cái nào hơn nào.
Với cả làm ăn với làng Hồng Bàng, thì khỏi sợ bị thằng Minh nó phá.
Tính toán một hồi, Vương Vĩnh cam chịu, gặp gỡ Hoàng Văn Định, bố của Minh để bàn việc mua bán gạo đổi lại họ sẽ bán đường và rượu, như thế thì hai bên cùng có lợi.


Có lượng lớn gạo giá rẻ trong tay, Vương Vĩnh quay lại đàm phán với những thủ lĩnh ở Nam Bàn, thuyết phục họ tiếp tục quay lại việc trồng mía.
Nhìn kho lương đầy ắp, giá cả rẻ, các thủ lĩnh người Thượng tính toán một hồi, cũng nhận lại hợp đồng, tiếp tục trồng mía, bán mía thô, đường mía, rượu như cũ.





.