Hỗn Tại Tam Quốc Làm Quân Phiệt

Chương 290: Loạn lạc kinh hoàng (3)




Mà chủ tướng quân Lương châu là Đổng Ngoạn chỉ là một đội trưởng thân binh làm sao có thể sánh nổi với Trương Liêu?

Trương Liêu rất nhanh chóng phát hiện được quân Lương châu rất hỗn loạn đều tự tác chiến căn bản các binh chủng hoàn toàn không phối hợp với nhau. Mẫn Cống có thể bảo vệ được của chính của cấm cung khá lâu không phải vì quân Hà Nam quá tinh nhuệ mà vì quân Lương châu thiếu đi sự chỉ huy hữu hiệu. Nếu như thay bằng một viên tướng có kinh nghiệm chiến trận thì chỉ sợ không đến nửa canh giờ quân Lương châu đã tiến vào trong cấm cung rồi.

Sau khi phát hiện được nhược điểm của quân Lương châu Trương Liêu mới bắt đầu điều binh khiển tướng. Đầu tiên chia cắt đám kỵ binh của loạn quân Lương châu sau đó dùng trọng giáp bộ binh hình thành vòng vây cuối cùng dùng cung thủ bắn chết. Chưa đến nửa canh giờ trước cửa chính của cấm cung sáu ngàn loạn quân Lương châu đã bị quân Tịnh châu tiêu diệt hoàn toàn.

Mặc dù Trương Liêu kịp thời kéo đến bảo vệ cấm cung nhưng vẫn không thể nào giữ được kinh thành phồn hoa gần hai vạn loạn quân Lương châu như một đám châu chấu làm loạn trong thành Lạc Dương, gặp người giết người, nhìn thấy đàn bà xinh đẹp và tài sản giá trị liền cướp lấy, thấy nhà cửa liền đốt cháy.

Nhưng sự may mắn của hai vạn loạn quân Lương châu cũng chỉ đến vậy, thành Lạc Dương bốc cháy đùng đùng sẽ rất nhanh tô điểm cho phút cuối đời của bọn họ vì Viên Thiệu cùng mười tám lộ liên quân Quang đông đã dẫn khinh kỵ binh tiên phong kéo đến vây chặt xung quanh thành Lạc Dương.

Sự thật đã chứng minh sự tính toán của Lý Nho là chính xác. Quay lại Lạc Dương chém giết báo thù chỉ là tự tìm đường chết.

Quận Hà Nội.

Trung quân đại trướng của Quách Dĩ.

Nghe thân binh của Lý Nho báo cáo xong Quách Dĩ cả kinh đứng bật dậy ấp úng nói: " Ngươi nói cái gì? Chúa công người người … người đã bị hại rồi sao?"

Tên thân binh ảm đạm gật đầu.

Quách Dĩ vội hỏi: " Quân sư đâu? Quân sư hiện nay ở đâu?"

Thân binh đáp: " Quân sư đã đi đến Hàm cốc quan trước rồi."

" Hai vạn đại quân đóng ở cửa đông Lạc Dương và ba ngàn thiết kỵ tinh nhuệ của chúa công đâu rồi?"

" Đều quay lại tấn công Lạc Dương rồi."

" A? Quay lại tấn công Lạc Dương à!" Quách Dĩ ấp úng nói: " Tại sao quân sư không ngăn cản bọn họ?"

Thân binh nói: " Đổng Ngoạn hoàn toàn không nghe lời khuyên của quân sư một mực đi tấn công Lạc Dương."

" Ai…" Quách Dĩ thở dài một tiếng buồn rầu nói: " Hai vạn đại quân đã xong cả rồi."

Quách Dĩ vừa dứt lời hai tên đại tướng dưới trướng vội hỏi: " Tướng quân chúng ta phải làm thế nào bây giờ?"

" Làm sao bây giờ à? Còn có thể làm thế nào nữa!" Quách Dĩ đột nhiên nhếch môi cười lạnh độc ác nói: " Báo cho các anh em thả sức đi đốt, giết, cướp bóc, thiêu hủy tất cả nhà cửa trừ đàn bà trẻ còn lại không phân biệt nam phụ lão ấu giết sạch cho ta, tất cả vàng bạc của cải cướp đoạt bằng hết! Quân Lương châu chúng ta không chiếm được thì cũng đừng hòng để lại cho quân Quan Đông."

" Tuân lệnh!"

Hai viên đại tướng nhận lệnh dẫn quân đi.

Tháng bảy năm Kiến An thứ nhất, thời Hán Hiến Đế. Cùng với việc Đổng Trác bị giết, mười vạn đại quân Lương châu trấn giữ các quận vùng Ti Đãi đã lâm vào tình trạng " Quần long vô thủ ", tình hình hết sức hỗn loạn. Tình hình hỗn loạn đó cuối cùng biến thành tai họa binh đao nổi tiếng trong lịch sử. Trong đợt tai họa này hơn mười vạn nhà cửa bị thiêu hủy khiến trăm vạn dân chúng không còn nhà cửa. Bạn đang xem truyện được sao chép tại: TruyenFull.vn chấm c.o.m

Bốn quận thuộc Ti Đãi bị loạn quân Lương châu cướp bóc sạch sẽ. Mười tám lộ liên quân Quan Đông cuối cùng mặc dù đánh vào đến Lạc Dương nhưng còn lại cho bọn họ chỉ là một tòa thành. Lạc Dương đã trở nên hoang tàn và hơn hai trăm vạn dân không nhà cửa không lương thực đang cần được cứu trợ.

Vừa mới trải qua một đợt tai ương lớn triều đình nhà Hán hoàn toàn không đủ sức để cứu cho hai trăm vạn nạn dân kia chỉ đành để mặc cho họ tự sinh tự diệt, chỉ sau mấy tháng mỗi ngày đều có hơn ngàn dân chúng chết đói sau đó lại dẫn đến dịch bệnh lan tràn cho đến tháng giêng năm Kiến An thứ hai cảnh tượng thảm thiết của bốn quận vùng Ti Đãi chỉ có thể được miêu tả " Xương trắng đầy đồng ngàn dặm không có tiếng gà gáy".

Kinh đô Lạc Dương vốn phồn thịnh một thời không còn nữa dân cư trong thành từ mười vạn người giờ còn không đến ba vạn. Sau này Lưu Bị muốn tìm một ít dân phu tới sửa chữa hoàng cung nhưng cũng không tìm đủ có thể thấy được tai nạn năm Kiến An thứ nhất thê thảm như thế nào.

Lạc Dương

Dưới sự tấn công mạnh mẽ của mười tám lộ liên quân Quan Đông, hai vạn loạn quân Lương châu trong thành nhanh chóng bị tiêu diệt. Sau khi tấn công tiêu diệt loạn quân Lương châu, một mặt Viên Thiệu ra lệnh cho các đạo quân Quan Đông dập tắt hoả hoạn trong thành, một mặt hắn dẫn đầu mười tám chư hầu tới điện Đức Dương kiến giá. Bây giờ điều Viên Thiệu lo lắng nhất là không biết Thiên Tử có còn ở trong cung hay không?

Trung lang tướng Lưu Bị giục ngựa trà trộn trong đó, hắn quay nhìn tả hữu hai bên, chỉ thấy tinh kỳ của các lộ chư hầu tràn đầy đường phố, bay phần phật, gần như làm tắc nghẽn cả ngã tư. Nhìn thấy cảnh này, tâm trạng Lưu Bị đột nhiên phấn chấn, hắn khẽ nhếch mép cười một nụ cười quỷ dị "Cơ hội rốt cuộc đã tới".

Trong tiếng ngựa hí, tiếng người ồn ào, các lộ chư hầu trùng trùng điệp điệp tiến tới ngoài cung cấm. Một viên tuyệt thế mãnh tướng từ trong cửa cung giục ngựa tiến ra. Mọi người vội nhìn thì ra đó là Lữ Bố hiển thị thần oai ở Hổ Lao quan lần trước. Lữ Bố nghìm cương chiến mã, hoành kích, phía sau hắn Trương Liêu, Thành Liêm, Tống Hiến ba viên kiện tướng xếp thành hàng chữ nhất, phía sau ba viên kiện tướng tinh kỳ, cờ quạt như mây, mấy ngàn tinh binh Tịnh Châu đang lập đội hình nghiêm chỉnh chờ đợi.

Các chư hầu Quan Đông vội vàng ghìm cương ngựa dừng lại, Viên Thiệu ngồi trên lưng ngựa, trầm giọng quát: " Lữ Bố, ngươi định làm gì?"

Lữ Bố hừ lên một tiếng, hoàn toàn không thèm để ý tới Viên Thiệu. Viên Thiệu đang định nổi giận thì quân Tịnh Châu giạt ra hai bên để lộ một lối đi ở giữa. Vương Doãn cầm đầu các đại thần trong triều bước ra, đứng trước cửa cung nhìn các lộ chư hầu nói: " Hoàng thượng có chỉ, các vị đại nhân vào cung kiến giá. Giáp sĩ đi cùng không được vào cung".

Viên Thiệu chờ khi các lộ chư hầu xuống ngựa hết hắn cũng vội vàng xuống ngựa, quỳ xuống mặt đất, cung kính đáp: " Thần lĩnh chỉ tạ ơn ".

Sau khi hô ba lần thánh thượng vạn tuế, tạ hồng ân của hoàng thượng, Viên Thiệu đứng dậy, hắn quay người dặn dò mưu sĩ tâm phúc giám sát nghiêm ngặt hành động của binh lính Tịnh Châu. Nếu chúng có bất kỳ hành động nhỏ nào, lấp tức chỉ huy binh lính tấn công vào cung cấm. Sau khi dặn dò xong mọi người mới tụ tập lại đợi Vương Doãn dẫn đường thẳng tới điện Đức Dương gặp Thiên Tử.

Sau khi tới điện Đức Dương, Viên Thiệu và các chư hầu lại quỳ xuống, khấu đầu chín lần, ba lần hô vạn tuế.

" Bệ hạ! Bệ hạ ơi …".

Sau khi các lộ chư hầu hành lễ vừa mới đứng lên. Trên đại điện lập tức vang lên một tiếng khóc xé lòng. Văn võ bá quan vội quay đầu nhìn thì thấy từ giữa mười tám lộ chư hầu một người vội vàng chạy ra, tiến lên mấy bước rồi quỳ rạp xuống. Hơn nữa người đó còn dập dầu thình thịch xuống đất.

" Thần hộ giá tới muộn làm bệ hạ sợ hãi. Thần tội đáng muôn chết. Tội đáng muôn chết …".

Mười tám lộ chư hầu vội chăm chú nhìn, thì ra đó là Trung lang tướng Lưu Bị người đã đi theo Từ Châu Thứ sử Đào Khiêm tới đây thảo phát Đổng Trác, cần vương. Vốn Lưu Bị không đủ tư cách diện kiến Thánh thượng nhưng không biết sao hắn ta có thể trà trộn vào đây? Lúc này Lưu Bị đang khóc lóc thảm thiết, dáng vẻ vô cùng thống khổ, trên trán hắn máu chảy toé ra.

Nhìn tình cảnh này người nghe hay nhìn thấy cũng phải thương tâm rơi lệ.

Ngồi sau bức rèm chấp chính, Hà thái hậu nghe thấy Lưu Bị khóc lóc như vậy, bà ta lập tức nhớ lại thời điểm khi Tiên đế băng hà. Hoàng Đế mới tức vị gặp muôn vàn đắng cay, cũng không khỏi cảm thấy đau buồn, bi ai, bà ta bật khóc sau rèm. Sau khi Thái hậu bật khóc, các hoạn quan hầu hạ trong Kim điện sao dám chậm trễ cũng khóc lóc theo. Rất nhiều đại thần cũng cảm động rơi lệ, sụt sùi khóc.

Ngay lập tức trên Kim điện xuất hiện một cảnh tượng than khóc ai oán.

Rồi ngay sau đó có một thái giám bước ra từ sau rèm nói: " Thái hậu có chỉ, đại nhân hãy đứng dậy nói".

Lưu Bị không dám chậm trễ hắn vội vã dùng ống tay áo lau nước mắt rồi dùng gối lê bước lên trước.

Viên Thiệu thấy Thái Hậu chẳng nhòm ngó gì tới minh chủ chư hầu Quan Đông là hắn, lại gia tăng ân sủng với một Trung lang tướng nhỏ nhoi, trong lòng không khỏi tức giận. Hắn khẽ hừ nhẹ một tiếng. Tiếng hừ nhẹ buồn bực này cũng làm Vương Doãn chú ý. Vương Doãn vốn là người giỏi dùng các trò thủ đoạn, mánh khoé thấy sắc mặt Viên Thiệu hơi giận dữ như thế trong lòng ông ta liền khẽ chấn động.

Lưu Bị quỳ gối dưới Kim điện, đầu hắn cúi dạp xuống đất, mổng chổng lên, cung kính nói: " Từ Châu Trung lang tướng Lưu Bị cung thỉnh Bệ hạ, Thái hậu thánh cung mạnh khoẻ".

Từ sau rèm vang lên một giọng nói quyến rũ: " Ái khanh bình thân".

" Tạ ơn bệ hạ, tạ ơn Thái hậu".

Lưu Bị lại một lần nữa dập đầu tạ ơn rồi đứng dậy.

Từ sau rèm Hà Thái hậu lên tiếng hỏi: " Ái khanh họ Lưu, có phải là dòng dõi Hoàng Thất không?"

Không thể trách Hà Thái hậu hỏi như vậy lúc này Đại Hán suy vong, không ổn định. Dù triều đình văn võ bá quan đông đảo nhưng không có ai có thể đảm nhiệm trọng trách. Bây giờ mười tám lộ quân Quan Đông cần vương thảo phạt quốc tặc Đổng Trác, dùng chiêu bài trợ giúp nhà Đại Hán nhưng kỳ thực tình hình bên trong rất tế nhị.

Hà Thái hậu nghĩ bản thân mình là cô nhi quả phụ, đau khổ không nơi nương tựa cũng là chuyện hợp tình hợp lý khi bà ta muốn tìm thấy chỗ dựa từ trong đám mười tám lộ quân Quan Đông.

Thế nhưng điều Hà Thái hậu hỏi làm Lưu Bị vô cùng vui mừng. Không biết người này làm cách nào biết được gia thế của Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng, hắn một mực nhận mình là dòng dõi Hán thất. Thế nhưng hào kiệt các nơi không chịu phục tùng hắn, căn bản không để cái mác " Dòng dõi Hán thất" của hắn vào mắt.

Dù Lưu Bị có tức giận nhưng hắn không thể làm gì khác.

Bởi vì thân phận của hắn không được triều đình thừa nhận. Khi Hà Thái hậu hỏi như thế giống như một đặc ân to lớn từ trên trời rơi xuống, muốn chính thức công nhận " Dòng dõi Hán thất" của Lưu Bị.

Tuy rằng trong lòng Lưu Bị tươi như hoa nở nhưng hắn vẫn làm ra vẻ mặt đau khổ, hắn cung kính đáp: " Hồi bẩm Thái hậu, thần vốn là dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, tổ phụ Lưu Hoằng từng làm huyện lệnh Phạm huyện Đông quận".

Hà Thái hậu nghe vậy vui mừng nói: " Người đâu, hãy tới phòng gia phả hoàng thất, tra ra phả hệ của Lưu Bị đại nhân".

" Tuân chỉ".

Hai tên hoạn quan lĩnh chỉ rời đi, chỉ trong chốc lát có hơn mười tên hoạn quan mang tới mấy cái rương đựng gia phả Đế thất sau đó chúng tra cứu ngay trên điện. Tất cả văn võ bá quan cùng mười tám lộ chư hầu đứng như những kẻ khờ tới nửa ngày tới giữa trưa. Loay hoay nửa ngày, mồ hôi đầm đìa lũ hoạn quan mới tra ra phả hệ của Lưu Bị.

Hiếu Cảnh Hoàng đế sinh ra mười bốn Hoàng tử.

Hoàng tử thứ bảy là Trung Sơn Tĩnh Vương Lưu Thắng. Thắng sinh ra Thành Đình Hầu Lưu Trinh. Trinh sinh ra Phái Hầu Lưu Ngang. Ngang sinh ra Chương Hầu Lưu Lộc. Lộc sinh ra Thuỷ Hầu Lưu Luyến. Luyến sinh ra Khâm Dương Hầu Lưu Anh. Anh sinh ra An Quốc Hầu Lưu Kiến. Kiến sinh ra Nghiễm Lăng Hầu Lưu Ai. Ai sinh ra Giao Thuỷ Hầu Lưu Hiến. Hiến sinh ra Tổ Ấp Hầu Lưu Thư. Thư sinh ra Kỳ Dương Hầu Lưu Tất.