Hòe An Khách Điếm Quái Sự Đàm

Chương 1: Áo Cưới 1




*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.



[Quán trọ có vấn đề]
Quản Trọng Lục đã làm chân chạy vặt ở quán trọ Hòe An được ba tháng.

Quán trọ Hòe An tọa lạc gần ngay bến tàu Biện Hà, ban ngày có vô số người buôn kẻ bán, người đi đường và du khách qua lại tấp nập, theo lẽ thường hẳn nên làm ăn thịnh vượng, tiền vào như nước.

Nhưng hết lần này đến lần khác, Thần Tài giống như thù dai nơi đây, đi tới đi lui cả con đường nhưng lại không chịu vào cửa căn trọ này.

Rõ ràng quán ăn và tửu lầu hai bên làm ăn phát đạt đến nỗi vào giờ cơm còn phải xếp hàng dài mà ở tiền sảnh lữ xá lớn như Hòe An lại như cũ không đầy kín người, hai mươi tư gian phòng khách cũng hiếm khi kín chỗ.

Tuy làm ăn không quá hưng thịnh nhưng cũng chẳng phải quá tệ, không chóng thì chầy cũng có những lúc cao điểm như vào giờ ăn trưa hay là giờ điểm tâm.

Quán trọ Hòe An giống như loài cỏ dại nào đó không cần tưới nước cũng có thể sống, nó tồn tại một cách âm thầm, nghiễm nhiên trở thành một bộ phận của vùng Biện Hà này.

Không ai trong số những cư dân xung quanh có thể nói rốt cuộc tiệm này đã khai trương từ khi nào.

Cho dù là ông lão bảy tám chục tuổi, từ khi bắt đầu hiểu chuyện cũng đã có kí ức về quán trọ treo tấm biển bạc màu bất biến theo năm tháng này, nó an tĩnh mà lặng lẽ đứng ở vị trí cố định đó.

Vào thời điểm buôn bán không bận rộn, mọi người cũng tự nhiên nhàn nhã theo.

Nhưng kì quái là mức lương mà quán trọ Hòe An trả cho tất cả người làm, từ đầu bếp sư phụ cho đến những người chạy việc ở hành lang, tất cả đều cao gấp đôi những nơi khác.

Quản Trọng Lục lúc đầu còn tự hỏi, làm sao lại có ông chủ nào hào phóng đến thế, dựa vào số lượng khách ra vào như mọi ngày mà trả lương cao vậy là điều không thể.

Về sau gã mới được một tên hầu bàn khác tên Chu Ất nói cho hay, hóa ra thu nhập chủ yếu của quán là đến từ công việc kinh doanh khác của chưởng quầy — nhận làm nha lang(1) cho người ta.

(1) Nha lang (牙郎): dùng để gọi người môi giới lúc xưa.

Cái gọi là nha lang chính là người quan trọng phụ trách làm trung gian, bắc cầu giữa người mua và người bán.

Ví dụ như một tên phú thương mới đến, muốn thuê người làm đáng tin nhưng trời xa đất lạ không biết thuê thế nào, sẽ thuê nha nhân để giúp chính mình tìm được người làm thích hợp.

Nếu cố chủ đồng ý thuê người, nha nhân ngay lập tức có thể nhận được một khoản nhỏ từ tiền thuê.

Ngoài làm môi giới tìm giúp việc, cũng có nha nhân phụ trách hỗ trợ đặt mua đồng ruộng, chọn mua hàng hóa, sang tên cửa hiệu, phác thảo khế ước vân vân...!
Nha nhân trong thành không ít, mỗi người đều có sở trưởng riêng.

Nhưng rốt cuộc chưởng quầy giúp mua bán loại gì thì tựa hồ như cũng không ai hiểu rõ, chỉ biết hình như là hỗ trợ giới thiệu thợ thủ công thích hợp với yêu cầu của khách, cho người trong tay đầy bạc.


Chạy bàn ba tháng, Trọng Lục luôn cảm thấy, người của quán trọ này từ trên xuống dưới đều có vấn đề.

Chạy bàn cùng gã có Chu Ất, so với gã thì tuổi nhỏ hơn, nhìn cũng chỉ mười tám mười chín, ban ngày thường thích nói thích cười, tính tình cũng siêng năng dễ chịu.

Chỉ là vừa đến đêm...!tình hình hơi khác một chút...!
Chu Ất buổi tối đôi khi sẽ nói mớ.

Nói mớ thì không có gì lạ, chỉ là nội dung mà nó nói thật khiến cho người khác sợ hãi.

Trọng Lục lần đầu tiên nghe được Chu Ất nói mớ là khi gã mới bắt đầu làm chạy bàn ở quán trọ Hòe An được ba ngày.

Gã và Chu Ất cùng dùng chung một gian phòng nhỏ ở hậu viện, hai cái giường bị ngăn bởi một bàn cơm ở giữa, cho nên lúc nằm trên giường, nhìn thoáng qua sẽ không thấy rõ người nằm giường đối diện.

Lúc ấy Trọng Lục bận rộn cả một ngày, đầu dính gối đã lập tức ngủ rồi, nửa đêm bỗng nhiên lại bị một tràng tiếng nói chuyện liên miên kéo ra khỏi giấc ngủ.

"Đừng mở mắt, ngàn vạn lần chớ mở mắt."
Quản Trọng Lục giật mình, tỉnh giấc.

Vừa mở mắt đã nghe thấy Chu Ất nói, "Ngươi xem, ta đã bảo ngươi đừng mở mắt mà."
Trọng Lục thử hỏi một câu, "Tiểu Chu?"
"Suỵt! Đừng nói chuyện! Sẽ bị phát hiện đấy!"
Trọng Lục cả người bối rối, bò dậy khỏi chăn, nhìn xung quanh.

Trong phòng yên tĩnh, tiếng gió liu riu như nói nhỏ, nhánh cây ngoài cửa sổ đong đưa, in bóng lên lớp giấy dán(2).

"Tiểu Chu? Ngươi nói cái gì vậy?"
"AAAAA, ngàn vạn ngàn vạn ngàn vạn ngàn vạn ngàn vạn lần đừng có nhìn dưới gầm giườ[email protected]#¥%¥..."
Giọng Chu Ất rất nhỏ, nhưng tốc độ nói lại rất nhanh, gần như sắp bị loạn thần kinh, câu nói kế tiếp tất cả đều mơ hồ thành một đoàn.

Trọng Lục cảm thấy cơn ớn lạnh từ sống lưng lan dọc hết toàn thân, rùng mình một trận.

Dưới giường có cái gì?
Gã đông cứng tại chỗ, đầu óc mơ màng, bị dọa sợ nên giọng nói run rẩy, "Chu Ất! Tiểu tử, ngươi muốn nói cái gì vậy! Cái gì dưới giường!"
"Ngươi không biết sao? Quán trọ này, đã vào thì không thể đi ra."
Nói xong câu này, Chu Ất trở mình, bắt đầu ngáy.

Trọng Lục sửng sốt trong chốc lát mới cơ hồ ý thức được tên tiểu tử thối này đang nói mớ.

Gã nhẹ nhàng thở phào, rồi chung quy lại lo lắng rằng đó không chỉ đơn giản là nói mớ, giằng co nửa đêm không ngủ.

Ba ngày hai lần nói mớ còn chưa đủ, thỉnh thoảng Chu Ất lại còn mộng du.

Có một lần Trọng Lực nửa đêm mắc tiểu nên tỉnh giấc, vừa mở mắt đã bị dọa đến mức thiếu chút nữa trực tiếp tiểu ở trên giường đất(3).

Chu Ất ngồi xổm bên giường của nó, hai mắt mở thật to, trên mặt nở nụ cười quái đản, nhìn gã chằm chằm.

"Tiểu Chu...!Ngươi mẹ nó lại phát điên cái gì!" Trọng Lục ôm chăn rụt về phía sau.

Chu Ất nhìn gã, trong miệng liên tiếp lầm bầm những âm thanh quái lạ không có ý nghĩa, sau đó bỗng nhiên nói, "Hồ Vận Thông, mười hai.

Trương Nhị Nương, ba mươi mốt.

Tiền Hỉ, ba."
Nói xong, nó dùng động tác cứng đờ để đứng lên, xoay người bò về giường mình, đắp chăn lên rồi khò khè ngủ.

Ba cái tên mà Chu Ất nói, Trọng Lục đều biết, đó là người từ vài hộ sống với buôn bán ở gần quán trọ.

Vì vậy, ba ngày sau, khi tin Tiền Hỉ bị xe ngựa chạy nhanh trên đường tông chết truyền tới tai, trong lòng Trọng Lục lộp bộp một tiếng.

Ông chủ tiệm gạo Hồ Vận Thông đột nhiên ngã xuống đất chết bất đắc kỳ tử, cũng là vừa tròn mười hai ngày sau.

Một tháng sau, người đưa rượu cho quán là Trương Nhị Nương mãi không đến, ngược lại một tiểu nhị khác tới.

Hắn ta nói cho Trọng Lục hay rằng Trương Nhị Nương bị phong hàn, vừa mới qua đời.

Là trùng hợp sao?
Trọng Lục cũng đã từng bóng gió hỏi Chu Ất nhưng Chu Ất luôn gãi đầu, ngượng ngùng nói với gã rằng mình căn bản không nhớ gì cả.

Bây giờ Trọng Lục đi ngủ sẽ lấy bông gòn nhét tai, có thể không thức đêm thì tuyệt đối không thức đêm, bởi vì gã luôn sợ, sợ rằng một ngày nào đó sẽ nghe thấy tên mình từ miệng Chu Ất.

Liêu sư phó phụ trách trong bếp ở phía sau cũng là một người quái đản.

Vị Liêu sư phó này người cao gầy tựa như cây trúc, lầm lì, ít lời, không thích nói chuyện, trong tay luôn cầm một ấm tử sa(4) tinh xảo rồi bình thản mà nhấp hai ngụm trà đặc từ miệng ấm.

Ngoài tài nghệ nấu nướng lợi hại, hắn cũng mang một khí thế không giận nhưng dọa người chớ đến gần, một đám thủ hạ làm công của hắn đều được huấn luyện cho chân tay nhanh nhẹn, đầu óc linh hoạt, rất có tầm nhìn.


Đôi khi đại đường có vị khách say rượu gây náo loạn, Liêu sư phó sẽ cầm ấm trà từ sau bếp đi ra, bên hông dắt một con dao phay, không nói chuyện cũng không động thủ, chỉ đứng đó nhìn người gây chuyện.

Tám chín phần mười, đám nháo loạn sẽ tự giác thối lui.

Trọng Lục đã từng nghe khách quen nói qua, Liêu sư phó này lúc trẻ là đao phủ, trên tay đã đoạt không biết bao nhiêu mạng người.

Tuy không biết lời đồn là thật hay giả nhưng sát khí trên người Liêu sư phó mà người khác không có là thật.

Trọng Lục có chút sợ Liêu sư phó.

Không chỉ Trọng Lục, có khi là cả ông chủ cũng sợ Liêu sư phó.

Hơn nữa, Trọng Lục để ý rằng hình như đến bây giờ, Liêu sư phó chưa bao giờ cho thêm lá trà hay là thêm nước vào ấm...!
Ấm trà nhỏ như vậy, được cầm trong tay suốt ngày, chỉ cần mấy ngụm đã uống sạch sẽ.

Nhưng Liêu sư phó lại chưa bao giờ châm nước thêm.

Cũng có lẽ là lúc gã không chú ý thì châm, nhưng vào lập xuân(5) lần trước, toàn bộ người trong quán cùng nhau ăn bánh xuân, suốt một canh giờ Liêu sư phó không đi thêm nước nhưng vẫn luôn duy trì lặp lại động tác kề môi bên miệng ấm để nhấp trà.

(5) Tiết lập xuân là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 2 khi kết thúc tiết đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19 tháng 2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết vũ thủy bắt đầu.

Là một trong hai mươi tư khí tiết theo lịch TQ, VN, NB, TT.

Ví dụ: Lập xuân 2022 rơi vào ngày 4 tháng 2.

Trong ấm đó là trà thật sao? Vì sao mà giống như mãi mãi vẫn uống không hết?
Lòng hiếu kì của Trọng Lục dâng lên, luôn muốn tranh thủ để xem thử bên trong ấm trà một lần.

Nhưng là hết lần này tới lần khác Liêu sư phó đều cầm ấm trà không rời tay, không cho gã có cơ hội.

Một trong những người làm có Tiểu Thuấn, là một thiếu niên có phần hướng nội tuy rằng làm việc rất cần mẫn, nhưng cho dù đánh tám gậy tre cũng không thể ra được cái rắm gì sầu được như thế.

Nhưng Tiểu Thuấn còn có một thói quen cổ quái nữa đó là lúc ăn cơm luôn chia ra phân nửa đặt bên cạnh, nói là để cho bằng hữu của y ăn.

Vấn đề là chưa ai thấy qua "bằng hữu" của Tiểu Thuấn.

Mà càng thêm quỷ dị là, phân nửa đồ ăn kia, luôn biến mất vào lúc hết giờ cơm.

Lúc đầu Trọng Lục tưởng Tiểu Thuấn ăn, nhưng có một lần, Tiểu Thuấn vừa gạt thức ăn ra hai nửa xong liền bị Liêu sư phó kêu đi giúp Thái Diếu dọn đồ ăn, những người khác cũng bận việc của mỗi người, trên bàn cơm chỉ có đúng một mình Trọng Lục.

Trọng Lục làm rớt đũa, cúi đầu nhặt đũa, đến khi ngẩng đầu lên, chỗ cơm được Tiểu Thuấn trút ra một nửa đã không còn một mảnh.

Trọng Lực chắc chắn rằng trước khi gã nhặt đũa, chỗ cơm đó vẫn còn nguyên, trong đại đường cũng chỉ có một mình gã, vậy cơm đi đâu?
Sau đó lại trải qua nhiều lần quan sát cẩn thận, Trọng Lục để ý rằng, chỉ cần có người nhìn vào nửa chén cơm kia thì cơm sẽ không biến mất nhưng chỉ trong nháy mắt không ai để ý, nó liền sẽ bốc hơi vào không khí ngay lập tức.

Vì thế Trọng Lục hạ quyết tâm, vào một lần đóng cửa cùng nhau ăn cơm tối, mắt nhìn chằm chăm vào chén cơm đêm đó.

Nhưng đến khi kết thúc giờ cơm tối, chưởng quầy đột nhiên kêu gã đi ra sau quầy lấy bầu rượu đem ra, gã đành phải làm theo.

Gã dần dần ý thức được, trong lòng tất cả mọi người đều hiểu rõ mà không nói ra, luôn chuyển tầm mắt khỏi nơi nào đó, phảng phất cố ý muốn cho cơm tối đó biến mất vậy.

Trọng Lục đã từng thử dò hỏi Tiểu Thuấn nhưng Tiểu Thuấn cái gì cũng không nói, chỉ cúi đầu tiếp tục làm việc, Trọng Lục đành lại phải đi hỏi thăm Chu Ất.

"Ai cũng chưa từng thấy qua bằng hữu của hắn, nhưng mà Lục ca...!Tốt nhất vẫn là cho cơm tối hôm đó xuôi buồm thuận gió biến mất..." Chu Ất hạ giọng, ánh mắt mang theo tia khẩn trương, "Nếu như qua giờ cơm mà nó vẫn không được ăn, sẽ gây ra chuyện ồn ào."
Chu Ất lúc nói chuyện này còn mang giọng điệu sợ hãi, làm Trọng Lục nổi da gà toàn thân.

"Ồn ào...!Chuyện như thế nào?"
"Ngươi không muốn biết đâu..." Chu Ất giấu kín như bưng.

Nhưng quái gở nhất lại là chưởng quầy.

Ông chủ quán trọ họ Chúc nhưng Trọng Lục đến bây giờ vẫn còn chưa biết tên đầy đủ của y là gì, bởi vì tất cả mọi người đều gọi y là Chúc chưởng quầy hoặc "Lão Chúc".

Thật ra chưởng quầy một chút cũng không "lão", nhìn qua cũng chỉ hơn hai mươi tuổi, con người ngọc thụ lâm phong, da trắng mặt đẹp.

Nếu trong thành tốt chức cái gọi là "Đại hội ông chủ giống Phan An(6) nhất", Chúc chưởng quầy tuyệt đối sẽ đứng đầu.

(6) Phan Nhạc (潘岳), tự là An Nhân, đời sau hay gọi là Phan An (潘安), người Trung Mưu, Huỳnh Dương.

Ông nổi tiếng là một nhà văn thời Tây Tấn và là một đại mỹ nam.

Đáng tiếc thay, vị Chúc chưởng quầy này tuy sinh ra có một lớp vỏ thật đẹp nhưng bên trong tham tiền, có thói ở sạch, lòng dạ nhỏ nhen lại còn hết sức không hiểu phong tình.

Trọng Lục tận mắt nhìn thấy một vị quả phụ phu nhân dáng đẹp thướt tha, có của ăn của để nhìn chưởng quầy như muốn đem toàn bộ làn sóng thu của Biện Hà trao cho y, trước khi đi còn cố tình "đánh rơi" chiếc khăn tay trên bàn tính của y, bên trên thậm chí còn viết cả tên và địa chỉ của mình, kết quả chưởng quầy không chút do dự đem ném chiếc khăn tay vào trong cái rương "Vật đánh rơi mời nhận lại" rách nát không ai hỏi thăm trong góc.

Làm một chân chạy bàn của lữ quán, quan trọng nhất là thông hiểu các loại tin tức lớn nhỏ trong phạm vi mấy con phố lớn, người biết thông tin càng nhiều thì khi khách từ đường xa đến dò la tin tức, hầu bàn mới có thể mượn cơ hội này kiếm được không ít bạc thưởng.


Trọng Lục đến thành Thiên Lương nay đã được ba tháng, đã hỏi thăm lai lịch của toàn bộ các hộ, thương hộ ở Biên Hà xong hết rồi, duy chỉ những người xung quanh gã lại có quá nhiều bí mật, gã không hỏi ra được.

Mà đứng đầu sóng ngọn gió chính là chưởng quầy.

Chưởng quầy mỗi ngày thức dậy đều là rất muộn, ngồi ở đại đường xem sổ sách, thỉnh thoảng cũng giúp chiêu đãi khách một chút.

Nhưng đại đa số thời điểm, chưởng quầy đều là thần long thấy đầu không thấy đuôi, cũng không biết y mỗi ngày làm những gì.

Đôi khi có khách tới tìm trực tiếp y, những vị khách này điểm tương đồng cũng không nhiều, có người nhà cao cửa rộng, thậm chí là thân tín của quan chức quý tộc, lại cũng có những người nông dân mặc vải lanh thô kệch.

Chưởng quầy gặp họ, sẽ đưa bọn họ đến nhã gian trên lầu hai, bảo Trọng Lục hoặc Chu Ất đem trà bánh lên, một buổi trò chuyện sẽ thường kéo khoảng một hai canh giờ.

Những vị khách đó sau đều trọ lại lữ quán ít nhất một đêm, cũng có khi là mấy ngày.

Trọng Lục nghi ngờ rằng những người khách này liên quan đến việc làm "nha nhân" của chưởng quầy, vấn đề là gã từ trước đến nay chưa từng thấy những thợ thủ công mà chưởng quầy giới thiệu ra vào quán.

Càng kì quái hơn là, không ai biết lai lịch của chưởng quầy.

Không ai biết y có phải là người địa phương hay không, đã tiếp quản lữ quán này từ bao giờ.

Trọng Lục đã hỏi thăm qua những ông lão thích tụ tập cùng nhau chơi cờ, nghe được tin tức khiến gã ngạc nhiên.

"Cái gì? Người làm công ở chỗ đấy?" Một cụ ông họ Thôi trợn trừng đôi mắt vốn không quá to của mình tới cực hạn,"Tiểu tử, lá gan ngươi cũng lớn quá."
"Được rồi lão Thôi, đừng nói nhảm nữa kẻo dọa sợ tiểu tử." Một cụ ông khác họ Bạch vừa nói vừa dời tầm mắt khỏi bàn cờ, liếc nhìn Trọng Lục, "Đừng nghe hắn."
"Sao lại là ta nói lung tung.

Ngươi nói xem, ngươi chuyển đến Biện Hà khi nào?" Thôi lão trượng thấy độ tin cậy của mình bị nghi ngờ thì hết sức bất mãn.

Bạch đại gia không hé răng trừng lão.

Thôi đại gia ngược lại nói với Trọng Lục, "Ta nói cho ngươi vậy.

Ba mươi năm trước ta chuyển đến, còn lão Bạch này là mười sáu năm trước cùng cả nhà chuyển đến, từ khi chúng ta tới đến nay, chưởng quầy của lữ quán các người đều là cùng một người, nhiều năm như vậy nhưng hắn một chút cũng không thay đổi."
Động tác nhai bánh Hồ(7) của Trọng Lục tạm dừng, chớp mắt một cái, sau đó xua tay, dùng loại thái độ "Người chớ chọc cười ta" cười giễu nói, "Không có khả năng, ông chủ của chúng ta cũng chỉ hơn hai mươi tuổi, thời điểm người chuyển tới ba mươi năm trước, y còn chưa chui ra từ bụng mẹ đâu."
"Nếu ta lừa ngươi, ta sẽ ăn sạch mấy quân cờ này!" Thôi đại gia thề thốt nói, "Ông chủ các ngươi, ta nghĩ chắc tám phần là phương sĩ luyện tà thuật gì mà trường sinh bất lão ấy.

Mấy phương sĩ đó thì có chỗ nào là sạch sẽ? Tiểu tử, tuổi ngươi còn trẻ, làm cái gì mà không được, cần gì phải vào rơi vào chỗ đấy, đáng tiếc, đáng tiếc quá..."
Cái nhìn của dân chúng đối với với phương thuật và phương sĩ như hai thái cực.

Một số xem phương sĩ song song với thần linh tiên quân, một số thì chửi rủa yêu pháp là tà thuật lừa đảo, còn một số ít người lại hết sức sợ hãi, tò mò.

Thôi đại gia hiển nhiên là loại người thứ hai.

Trọng Lục dở khóc dở cười, "Thôi trượng nhân, ta chỉ là kẻ hầu bàn, không phải đi Di Hồng Viện bén rẻ tiếng cười."
"Lão Thôi, ngươi chú ý cái miệng của ngươi đi.

Nếu bị vị thần tiên nào nghe thấy được, ngươi chết cũng không biết mình chết thế nào!" Bạch đại gia cảnh cáo nói.

Trọng Lục trong đầu cũng cân nhắc tin tức quá mức kì lạ kia, thuận miệng hỏi,"Vậy...!các vị ở chỗ này lâu như vậy, có biết người hầu bàn trước ta sao?"
Bạch đại gia nói,"Biết chứ, họ Bạch, là một tiểu tử rất ngay thẳng, cao hơn ngươi, mặt tròn.

Trước kia thường xuyên ra giúp đỡ chỗ cửa hàng của tiểu quả phụ họ Hoa kia, sau lại không biết thế nào đột nhiên không thấy tăm hơi, có lẽ là về quê? Dù sao trước đó một ngày còn cùng chúng ta hàn huyên vui vẻ nửa ngày, đi cũng không chào hỏi qua bọn ta."
"Hầu bàn của quán trọ bọn họ, trừ cái tên họ Chu, tất cả dều làm không lâu."Thôi đại gia lẩm bẩm một câu ám chỉ, ăn một quân cờ của Bạch đại gia.


(2) Cửa sổ thời xưa được bao bởi một lớp giấy làm màng, giấy được dùng là giấy mây, người xưa còn bôi dầu lên bề mặt giấy, giúp giấy dai hơn, ít bị rách hơn.

(3) Giường đất

(4) Ấm tử sa

(7) Bánh Hồ: dạng bánh mì dẹt/có rất nhiều bản thể..