Hoàng Tộc

Quyển 2 - Chương 454: Ung kinh phong vân (thượng)




Mấy ngày nay, tiếng nói phế trừ chế độ thái hậu buông rèm chấp chính, thực thi chế độ chính sự đường hiệp không ngừng vang trong triều đình. Quan viên trên dưới triều đình hợp nhau công kích, dâng tấu biểu minh nguyện vọng mãnh liệt cải cách.

Phong trào cải cách này dần lan đến dân gian. Đầu tiên là ba ngàn thái học sinh Ung Kinh đến diễu hành, yêu cầu phế trừ thái hậu buông rèm chấp chính, thực chi chế độ chính sự đường cộng thương. Tiếng hô cải cách này dần được mọi người thừa nhận, cùng với tiếng hô hào khác mãnh liệt không kém, về việc trừ vương khác- họ.

Khác với trên dưới triều đình và dân gian kêu gào cải cách nước lên thì thuyền lên, thái hậu và quân đội rất tĩnh lặng, không bày tỏ bất cứ thái độ gì, giống như không có chuyện gì xảy ra vậy.

Trong điện cực bắc hoàng cung, đế vương thiếu niên, Hoàng Phủ Điềm đang cùng hai ân sư của mình là Lễ bộ thượng thư Chu Kỳ Luân, cùng với đại học sĩ Từ Quân thương lượng tình hình trước mắt.

Mấy ngày nay tâm tình Hoàng Phủ Điềm nửa vui nửa buồn. Vui là triều đình trên dưới mãnh liệt yêu cầu trừ bỏ chế độ thái hậu buông rèm chấp chính, hồi phục chế độ chính sự đường hiệp thương. Trừ đi chế độ thái hậu chấp chính, ý nghĩa một bước quan trọng phế trừ quyền lực Thân gia.

Còn ưu là Hoàng Phủ Vô Tấn ngày càng mạnh. Thiên hạ cửu châu thì hắn đã khống chế lục châu, hơn nữa quan nội bắc bộ và lũng hữu nhất đái cũng bị quân Tây Lương của hắn khống chế. Nội ưu ngoại hoạn, điều này khiến Hoàng Phủ Điềm vô cùng lo lắng.

Thật rõ ràng, sau khi Hoàng Phủ Vô Tấn chiếm lĩnh Lạc Kinh, mục tiêu kế tiếp của hắn chính là Ung Kinh.

Từ Quân nhìn ra nỗi lo trong lòng Hoàng Phủ Điềm, cười an ủi bảo:

- Bệ hạ không cần quá lo lắng. Ung Kinh không phải là Lạc Kinh, Hoàng Phủ Chung danh bất chính, ngôn không thuận, nhân tâm tan vỡ, cho nên mới bại vong. Ung Kinh tụ tập đa phần hoàng tộc, có triều đình chính quy, nhân dân an cư lạc nghiệp, kẻ sĩ quy tập, chính Hoàng Phủ Vô Tấn cũng không thể đánh, chỉ có thể viện cớ bên ngoại thích soán nghịch, tấn công Ung Kinh. Điều này thuyết minh hắn cũng biết Ung Kinh là chính thống. Bệ hạ đừng lo nữa, Ung Kinh sẽ không xảy ra chiến tranh ngay đâu.

- Từ đại nhân nói đúng!

Chu Kỳ Luân ở một bên cũng góp lời:

- Hoàng Phủ Vô Tấn chiếm lĩnh Lạc Kinh, hắn không dám dễ dàng xưng đế mà dùng thân phận giám quốc nhiếp chính vương củng cố sự thống trị. Hắn dùng vũ lực đánh ngã Kinh, Tề, U, Dự, bốn châu, tiếp theo trọng điểm tất nhiên là củng cố địa bàn của mình, ổn định dân tâm, lôi kéo sĩ tử. Lại thêm Lạc Kinh lỗ thủng trăm bề, hắn cần thời gian chậm rãi hồi phục. Cho nên ít nhất trong vòng nửa năm hắn sẽ không tiến tây. Muốn đánh ngoại trước tiên phải an nội. Chúng ta cũng phải lợi dụng khoảng thời gian này an định, nhanh chóng ổn định lại tranh quyền nội bộ. Nếu không bình được nội ưu, ngoại loạn lại sinh thì chúng ta thật sự xong rồi. Ngược lại, nếu nội ưu bình ổn, mọi người cùng nhau đối ngoại, vậy kết cuộc rất có thể là mọi chuyện vững vàng, còn về tương lai, vậy xem coi ai là nhân đức, ai được nhân tâm, thì ai được thiên hạ.

Hai sư tôn dạy bảo khiến Hoàng Phủ Điềm rộng mở trong sáng. Khối đá trong lòng y dỡ xuống. Đích thật, đối ngoại phải trước an nội. Nếu không an nội thì làm sao nhất trí đối ngoại đây?

Lúc này y chợt nghĩ tới một chuyện, vội hỏi:

- Hai vị sư tôn, còn có một việc là trẫm nên làm sao ứng phó Thân quốc cữu đây? Hắn chính là người tích cực thúc đẩy chế độ chính sự đường. Phải chăng hắn cũng phản đối Thân gia mưu nghịch, có đúng vậy không?

- Hắn chẳng qua là dùng cờ đại nghĩa để mưu lợi riêng mà thôi!

Từ Quân cười lạnh:

- Hắn và thái hậu tranh quyền. Quyền thế của thái hậu quá lớn, bị ảnh hưởng quyền lợi làm hắn bất mãn trong lòng. Nếu chế độ hành chính sự đường thành lập, hắn là kẻ được lợi lớn nhất, triều đình đại quyền lại nằm trong tay hắn. Bệ hạ phải hiểu điều này, hắn rốt cuộc vẫn là họ Thân. Thần còn giữ câu nói kia, tranh đấu trong gia tộc không thể đánh đồng với tranh đấu xã tắc. Thái hậu tốt xấu là mẫu thân của bệ hạ, sẽ không dễ dàng phế trừ bệ hạ. Nhưng một khi Thân quốc cữu nắm giữ đại quyền quân chính, hắn sẽ phân quyền lực cho con trai, rồi lại truyền cho cháu mình, vậy thì sự kiện Dương Kiên soán vị chỉ sợ sẽ lại tái diễn, bệ hạ cần phải cảnh giác!

Câu nói của Từ Quân như là hồi chuông cảnh báo đánh tỉnh Hoàng Phủ Điềm. Quyền lực là độc dược, Thân quốc cữu nếm được độc dược thơm ngọt rồi sẽ chịu dễ dàng từ bỏ sao? Từ xưa đến này quyền thần tất có quyền tử, thái hậu là mẫu thân của mình, tuyệt không đáng sợ. Đáng sợ là Thân quốc cửu, Thân Tể, cái loại ngoại thích nắm đại quyền quân chính.

- Vậy trẫm nên làm sao đây chứ?

Trong lòng Hoàng Phủ Điềm tràn ngập mê mang. Y vốn mãnh liệt ủng hộ chế độ chính sự đường, nhưng bây giờ phát hiện chế độ đó là cạm bẫy to lớn. Bỗng chốc y không biết làm cái gì mới đúng.

Chu Kỳ Luân từ từ nói:

- Ta cảm thấy bệ hạ nên làm ba sự kiện.

Câu nói của Chu Kỳ Luân khiến Hoàng Phủ Điềm như kẻ sắp chết đuối bắt được khối gỗ, y vội nói:

- Xin thái phó dạy bảo, trẫm nên làm ba việc gì?

- Thứ nhất, bệ hạ phải nắm chặt thái hậu, thường xuyên đi thăm bà, phải bắt đầu bồi dưỡng tổ chức thành viên của mình, khiến thái hậu cố gắng đề bạt đại thần có lợi cho bệ hạ. Ta tin tưởng thái hậu cũng sẽ đồng ý làm như vậy. Thứ hai, bệ hạ phải lôi kéo hoàng tộc. Hoàng tộc mới là người ủng hộ chân chính cho bệ hạ, bọn họ có cùng ích lợi với bệ hạ. Theo thần biết thì phản đối khác họ làm vương chính là người trong hoàng tộc nói ra. Thứ ba, bệ hạ nhất định phải nắm quân quyền. Chỉ khi nắm được quân quyền mới giúp bệ hạ nắm giữ thực quyền trong tương lai.

Hoàng Phủ Điềm gật đầu. Hai điều trước dễ làm, nhưng điều thứ ba làm y hơi khó xử, nắm quân quyền đâu dễ dàng như vậy. Y thấy Chu Kỳ Luân mặt mỉm cười, lòng máy động, chẳng lẽ gã có cách hay?

- Không lẽ thái phó có cách nào sao?

Chu Kỳ Luân cười cười:

- Ta cảm thấy có một người có thể thử một lần.

Từ khi Lạc Kinh rút quân, Thiệu Cảnh Văn trở về Tấn Nam, quân đội U Châu cũng ngừng thẩm thấu vào quận Thượng Đảng. Thiệu Cảnh Văn ở Tấn Nam chỉnh đốn quân đội, đúng dịp mẫu thân bị bệnh, Thiệu Cảnh Văn vì tẫn hiếu với mẫu thân, hai ngày trước mới từ Tấn Châu quay về kinh thành. Phủ trạch của Thiệu Cảnh Văn ở tại Sùng Nhân phường, là một phủ trạch chỉ chiếm năm mẫu đất, là năm trước Thân quốc cữu đưa cho gã. Người nhà Thiệu Cảnh Văn không nhiều, gã không có thiếp, chỉ có thê tử và đôi con trai con gái. Gã ở ngoài làm quan, thê tử ở nhà phụng dưỡng lão mẫu, một nhà thoạt trông sống hạnh phúc ấm áp.