Hoàng Tộc

Quyển 2 - Chương 394: Tây Ninh chiến thắng (thượng)




Lý Duyên hiện tại có mấy lựa chọn một là lên phía bắc tụ hợp với Tần Hán Vũ, hai là có thể rút về Hà Nội quận, cùng chủ soái Dương Thịnh tụ hợp nhưng bất kể con đường nào hắn đều không thể lựa chọn phải do Dương Thịnh quyết định, nếu như hắn tự tiện thì chỉ có con đường chết, đây la quân quy nghiêm khắc.

Lần này bọn họ bị quân Tây Ninh đánh bại, lỗi rất lớn là vấn đề chỉ huy xảy ra vấn đề cho dù Lý Duyên và Tần Hán Vũ đều suất lĩnh hai quân đội nhưng bọn họ không có quyền chỉ huy, quyền chỉ huy là do đại nguyên soái Dương Thịnh, nên hành quân thế nào, qua sông thế nào đều là do Dương Thịnh định đoạt hắn ở Hà Nội điều khiển, hai chi quân đội như hai con diều nằm trong tay của hắn.

Lý Duyên cùng với Tần Hán Vũ sau khi tụ hợp cả hai người đều cho rằng nên tập trung binh lực tiến về phía Tây, trước hết đánh tan Thiệu Cảnh Văn, sau đó lại lên bắc tới Thái Nguyên.

Nhưng phương án của bọn họ bị Dương Thịnh bác bỏ, Dương Thịnh kiên trì cho rằng, Thái Nguyên thành trì chắc chắn nhân khẩu chiếm phần đông, lại là trung tâm của Tấn Châu, phải đoạt được Thái Nguyên trước, hắn mệnh cho Tần Hán Vũ mang binh mã nhanh chóng tiến lên phía bắc, nhưng hắn lại không cho hai quân đồng thời lên phía bắc.

Chiến lược này đúng là sai lầm, khiến cho bọn họ rơi vào tình cảnh toàn quân bị diệt, tạo cơ hội cho Thiệu Cảnh Văn Thiệu Cảnh Văn phục kích Lý Duyên binh bại, tổn thất gần bốn vạn quân.

Đang lúc Lý Duyên lo lắng thì từ phía nam chạy tới một gã kỵ binh đây nhất định là tin tức của Dương Thịnh, hắn ghé vào tường thành hô to:

- Đại soái có mệnh lệnh gì?

Kỵ binh báo tin ở phía dưới thành hô to:

- Đại soái mệnh cho tướng quân không được quấy nhiễu người dân nếu không...

- Nếu không cái gì?

- Nếu không sẽ bị tịch thu tài sản, giết cả nhà.

Binh lính báo tin nói xong quay đầu về phía nam chạy đi.

- Còn cái gì nữa?

Lý Duyên gấp đến độ phải hô to.

- Không có gì nữa, đại soái nói những lời này thôi ngay cả thư cũng không có.

Thanh âm của binh sĩ vang lên trong đêm tối.

- Khốn kiếp.

Lý Duyên hung hăng nện lên trên tường gạch, cả buổi mới buông ra một câu.

- Con mọt sách kia thì biết gì về quân sự.

Ở cách đó chừng sáu mươi dặm trong một cái thôn, Thiệu Cảnh Văn lúc này phảng phất đã phát hiện gần trăm chiếc thuyền nhỏ, đây chính là thuyền do thôn dân né tránh binh tai mà giấu kín, phát hiện này khiến cho Thiệu Cảnh Văn mừng rỡ, một trăm chiếc thuyền nhỏ đủ để dựng một chiếc cầu nổi rồi.

Mượn cảnh ban đêm yểm hộ mấy trăm quân Tây Ninh lục tục dựng cầu nổi lên, đem từng chiếc thuyền cột chặt sắt lại, cố định hai bên bờ sông, cuối cùng trải lên một tấm ván gỗ, chưa tới một canh giờ sau, một tòa cầu gỗ đơn giản đã xây dựng hoàn thành.

- Đại tướng quân cầu nổi đã xây dựng hoàn tất.s

Ở trong bóng đêm, Thiệu Cảnh Văn nhìn thấy một con đường tới Thấm Thủy, lúc này hắn lập tức hạ lệnh:

- Đại quân lập tức qua sông.

Đúng lúc này ở phía bên kia hơn mười lính gác Đông Ninh phát hiện ra cầu nổi bọn họ liên tục triển khai có ý đồ thiêu hủy, tuy nhiên đội binh lính Tây Ninh qua cầu đã hanh chóng bắn chết bảy tám cỗ thi thể khiến bọn họ hốt hoảng chạy trốn.

Hữu phó tướng Triệu Trấn đi tới bên cạnh Thiệu Cảnh Văn mà nói:

- Thiệu tướng quân nhìn lính gác triệt thoái về phía sau cho thấy chủ lực của Lý Duyên ở niơ này chúng ta có nên tập trung binh lực kịch chiến không?

Thiệu Cảnh Văn trầm tư trong chốc lát rồi nói:

- Lý Duyên tối đa chỉ có ba vạn quân mà chúng ta có tới tám vạn gần gấp ba lần hắn, hiện tại lính gác về bẩm báo đường phía nam chạy trốn đã bị chặt đứt dĩ nhiên hắn sẽ tụ hợp với Tần Hán Vũ chúng ta phải chặn con đường chạy trốn lên phía bắc của hắn.

- Hàn tướng quân.

Thiệu Cảnh Văn ra lệnh một tiếng, tả phó tướng Hàn Nghĩa chắp tay nói:

- Có mạt tướng.

- Ngươi suất lĩnh một vạn kỵ binh nhẹ nhàng tiến về phía Bắc, vòng qua đầu thị phía bắc, cắt đứt đường chạy trốn của Lý Duyên, bất luận tổn thất thảm trọng thế nào cũng phải ngăn cản bọn hắn lại.

- Mạt tướng tuân lệnh.

Một chi vạn người kỵ binh bắt đầu khởi động, gào thét tiến lên phía bắc, Thiệu Cảnh Văn lại nói với Triệu Trấn:

- Triệu tướn quân ngươi suất lĩnh đội quân thứ ba hỏa tốc xuôi về nam, quan nhập Hà Nội tập kích bất ngờ đội hậu cần của Dương Thịnh, nhưng Dương Thịnh thì thả hắn ra không được bắt hắn?

- Thiệu tướng quân sao vậy?

Triệu Trấn khó hiểu, Dương Thịnh là binh bộ thượng thư kiêm binh mã đại nguyên soái, bắt hắn ý nghĩa rất lớn

- Người ngu ngốc già nua này ở Lạc Kinh có lợi nhiều hơn có hại, đây là mệnh lệnh của Thân tướng quốc ngươi không cần hỏi nhiều.

- Ty chức minh bạch.

Triệu Trấn thi lễ phi thân lên ngựa mà hô to:

- Quân thứ ba lên ngựa theo ta.

Một vạn kỵ binh theo Triệu Trấn xuôi nam, Thiệu Cảnh Văn nhìn người bên cạnh đông nghịt, chỉ còn lại sáu van quân hắn dứt khoát hạ lệnh:

- Đem đồ quân nhu để ở bờ Tây, dỡ bỏ cầu nổi, sáu vạn đại quân cùng ta tiến lên phía bắc, san bằng Đoan Thị huyện.

Sáu vạn đại quân lập tức phát động từ từ tiến về phía bắc, đánh về tiểu huyện Đoan Thị, cuối tháng năm, Thiệu Cảnh Văn vượt sông qua Thấm Thủy, đánh bại ba vạn tàn quân của Lý Duyên, Lý Duyên phá vòng vây về phía bắc thất bại, bị bảy vạn quân vây đánh, tổn thất thảm trọng cuối cùng Lý Duyên đành phải đầu hàng Thiệu Cảnh Văn.

Dương Thịnh ở Hà Nội quận suất lĩnh sáu ngàn quân hậu cần bị một vạn kỵ binh của Triệu Trấn đánh lén thành công, quân hậu cần toàn bộ bị tiêu diệt, Dương Thịnh dưới sự hộ vệ của mười thân binh đã cướp được một chiếc thuyền nhỏ trốn thoát.

Tần Hán Vũ ở phía bắc một cây không làm nên non, mà Thái Nguyên đã bị quân Tây Ninh vượt lên trước chiếm lĩnh, Tần Hán Vũ đến bước đường cùng quân lương đoạt tuyệt hắn đành phải suất bộ đầu hàng đại tướng quân Thái Nguyên phủ.

Đến đây sau khi giằng co một tháng, chiến tranh Tấn Châu đã kết thúc, Tấn Châu bị quân Tây Ninh chiếm lĩnh, Hoàng Phủ Hằng phái ra mười lăm vạn quân đã bị tiêu diệt toàn bộ.

Cùng lúc đó ở Hà Bắc cũng truyền tới tin tức, hai mươi vạn đại quân của Tề vương Hoàng Phủ Chung ở Hà gian quận đã đánh bại mười vạn hộ vệ quân của Triệu vương, đại quân binh lâm dưới thành U Châu, thủ thành Trần mạc mở thành đầu hàng, Triệu vương giết chết thê nhi sau đó tự sát trở thành thân vương đoạt đích thất bại phải chết.