Hoàng Hậu Không Ngai

Chương 11










Để giải tỏa căng thẳng mà cuộc đấu khẩu giữa Dận Chân và Đông Triều khởi xướng, Đức phi đề nghị gia đình ra hồ sen thưởng thức mùi hoa. Khang Hy đồng ý. Dận Chân và Đông Triều cũng biết Đức phi nói khéo nên im lặng, cả hai bèn thôi, lẽo đẽo theo gia đình ra ngoài. Đến đó, họ gặp một nhóm người gồm ba vị A ca và một quý phi cũng đi dạo hồ sen. Nhóm người ấy vội thi lễ với Khang Hy. Triệu Giai Nghi hướng mắt đến từng người, nói với Đông Triều :



-Người mặc áo xám là Bát A ca, người mặc áo tím than là Cửu A ca, người còn lại là Thập A ca, còn quý phi kia là Lương phi nương nương.



Triệu Giai Nghi và Đông Triều lập tức thi lễ. Dận Chân, Dận Tường cúi đầu chào Lương phi. Lương phi mỉm cười, hành lễ với Khang Hy và nói lời xã giao với Đức phi. Đông Triều trông Dận Hề có một vết bầm trên mặt. Triệu Giai Nghi liền nói :



-Là do Thập phúc tấn đánh đấy.



Khang Hy cười, nói :



-Mấy bữa trước ta nghe lão Cửu ca cẩm phải hòa giải cho lão Thập và vợ hắn. Hắn nói mỗi lần hai vợ chồng nhà lão Thập cãi nhau, vang xa vạn dặm, gia nhân nháo nhào, đồ đạc trong nhà vỡ hết.



Dận Hề vội nói :



-Hoàng A mã, oan cho con quá ! Là do Minh Ngọc cách cách gây sự trước, nhi thần bị vạ.



Khang Hy nói :



-Thôi đi, phu thê phải có xô xát thì tình cảm mới thắm đượm được.



Dận Tự nói :



-Con cũng nói với Thập đệ như vậy.



Khang Hy chắp hai tay ra sau, nói :



-Nghe đáng sợ nhưng trẫm thấy gia đình lão Tứ gây gổ nhau mới là đáng sợ.



Dận Hề cười, hỏi Dận Tường :



-Thập tam ca, huynh có khổ sở khi hòa giải hai người không ?



Dận Tường nhe răng, lắc đầu. Triệu Giai Nghi nói :



-Thật ra mỗi lần Tứ ca và Tứ tẩu cãi nhau, chúng tôi đều chỉ đứng ngoài nhìn. Không chỉ là đáng sợ, chúng tôi rất thích nghe họ tranh luận về một vấn đề nào đó, tuy trái ý nhau nhưng ai cũng nói đúng, nhờ đó mà mở rộng tầm hiểu biết rất nhiều.



Khang Hy cảm thấy rất thú vị. Ông muốn thử xem điều Triệu Giai Nghi nói có thật không. Khang Hy chỉ ra hồ sen, hỏi :




-Lão Bát, con nghĩ hoa sen mang biểu tượng gì ?



Dận Tự nói :



-Nhi thần thấy đó là loại hoa thanh cao, dù sống trong bùn nhơ nhưng vẫn giữ mùi thơm của mình.



Khang Hy gật gù, khen ngợi. Liếc nhìn qua Đông Triều và Dận Chân, Khang Hy thấy hai người có gì đó không được thỏa mãn lắm. Khang Hy hỏi :



-Theo ngươi thì sao Dận Chân ?



Dận Chân nói :



-Khởi bẩm Hoàng A mã, nhi thần thấy hoa sen được nuôi dưỡng từ bùn, giống như dân sinh, gắn liền với lầy bùn luôn mang lại điều tốt đẹp như bông hoa sen thơm ngát kia vậy.



Sau đó Dận Chân lườm Dận Đường. Dận Đường biết Dận Chân muốn nhắc khéo mình rằng tiền mình mượn từ ngân khố là do dân đóng thuế, không nên lãng phí. Dận Đường lảng sang chỗ khác. Khang Hy hỏi Đông Triều :



-Theo ngươi thì sao ?



Đông Triều nói :



-Khởi bẩm Hoàng thượng, điều Tứ gia nói không sai nhưng hoa sen xét theo một khía cạnh khác thì không phải là một loại hoa tốt đẹp.



Khang Hy cười, hỏi :



-Vậy khía cạnh khác là thế nào ?



-Khởi bẩm Hoàng thượng, hoa sen không phải là sống nhờ bùn sao ? Mà bùn ngoài đại diện cho dân sinh còn là đại diện của bọn vô lại. Hoa sen sống nhờ bùn giống như một ngôi đền cao đẹp được bọn vô lại xây dựng từ máu xương của người dân mà cầu phúc cho chúng. Hoa sen chỉ là một biểu tượng để che đi sự nhơ nhớp của bùn.



Sau đó Đông Triều lườm Dận Đường. Dận Đường cũng hiểu ý Đông Triều muốn ám chỉ mình rằng cơ ngơi to đẹp của mình là do của tham ô mang lại. Dận Tự bèn đứng chắn cho hắn.



Dận Chân liếc nhìn Đông Triều. Đông Triều cũng nhìn lại. Rồi cả hai cùng nhìn hồ sen. Điều đó chứng tỏ chẳng ai thắng hay thua cả. Khang Hy ngẫm nghĩ hai ý kiến của Dận Chân và Đông Triều. Quả là thú vị như lời Dận Tường nói. Dận Chân và Đông Triều không ai sai, nếu đặt vào một khía cạnh riêng biệt thì rất chuẩn xác. Nhưng cái lạ là ý kiến của cả hai đều không dựa vào lời bình từ xưa đến nay. Khang Hy bật cười :



-Xem ra trẫm ngày nào cũng phải mời hai ngươi vào cung để mở mang tầm óc mới được.



Đức phi phát hoảng. Vốn muốn mời Khang Hy đến để Dận Trinh thể hiện mình, chứ không phải để lão Tứ kia cùng thê tử tạo ấn tượng với Khang Hy. Đức phi vội nói :



-Nữu Hỗ Lộc trắc phúc tấn, đằng kia có bông hoa sen rất đẹp.



Đông Triều theo hướng nhìn của Đức phi nhìn ra, nàng chẳng thấy bông hoa sen nào nở rộ mà đẹp cả. Chợt, nàng hiểu Đức phi muốn giảm ảnh hưởng của nàng và Dận Chân khỏi Khang Hy. Hay nhân cơ hội này tạo thiện cảm với bà ta. Đông Triều bèn nói :



-Vậy để thần hái cho nương nương.



Dận Chân nói :



-Việc này cứ để cung nhân làm.



Đông Triều mỉm cười :



-Đức phi là mẹ, cứ để muội làm.



Đức phi liền chỉ đại một đóa sen gần bờ hồ, nhờ Đông Triều hái. Đông Triều tới gần bờ hồ, vươn tay ra hái sen. Đức phi mon men lại gần. Chợt, Đức phi vỗ nhẹ vai Đông Triều, Đông Triều trông như bị trượt chân, rớt xuống hồ. Dận Chân, Dận Tường, Khang Hy cùng các A ca phát hoảng. Dận Chân liếc nhìn Đức phi có vẻ hài lòng dù bà ta liền quỳ xuống nhận lỗi. Chẳng lẽ Ngạch nương của chàng lại có thể đối xử với trắc phúc tấn của chàng như thế ? Khang Hy vội sai người vớt Đông Triều lên. Nhưng Đông Triều ngoi lên ngay, đầu nàng toàn là lá sen và sình bùn. Dận Chân thở phào. Nàng không lên bờ mà để nửa người ngập nước, nói :



-Thật tạ ơn Đức phi đã vô tình đưa con xuống đây. Nhờ vậy mà con phát hiện được cái này.



Khang Hy ngạc nhiên hỏi :



-Gì ?



Dận Chân thấy Đông Triều có vẻ đang giữ một vật gì đó nổi lên trong nước. Dận Chân liền xuống hồ sen, phụ nàng vớt lên. Mọi người bàng hoàng. Dận Chân và Đông Triều vừa vớt lên xác của một người thiếu nữ.



Xác chết vẫn chưa thối rữa nhưng vẫn rất kinh khiếp. Từ đầu tới thân đầy bùn sình, mắt vẫn chưa được vuốt, cổ có một nhát đâm rất sâu. Triệu Giai Nghi hoảng sợ bám chặt lấy tay Dận Tường.Dận Tường ôm nàng vào lòng, vỗ về. Khang Hy nói :



-Nghi nhi và Đức phi không quen với việc này, hãy đưa đi.



Dận Tường liền đưa Triệu Giai Nghi, Dận Trinh đưa Đức phi trở về cung của Đức phi. Đông Triều hét lên :



-Mau gọi cảnh sát !



-Hả ?



Đông Triều tự cốc đầu mình, gấp gáp quá nàng quên mất thời này chưa có cảnh sát. Đông Triều bèn nói :



-Hoàng thượng, chúng ta cần gọi Tổng quản đến nhận diện cô nương này.



Khang Hy sai Lý Đức Toàn tìm thái giám cai quản nội cung đến nhận mặt. Đông Triều rút khăn tay ra lau sình lầy trên mặt nạn nhân. Trên mặt nạn nhân có những vết bầm. Đông Triều tìm cách cạy miệng nạn nhân, thấy nạn nhân bị gãy mấy cái răng. Nàng đoán nạn nhân trước khi chết đã bị đánh đập rất nặng nề. Dận Tự đứng ngoài quan sát, nói :



-Đây không phải là cung nữ Uyển Nhi sao ?




Dận Đường hỏi :



-Bát ca, huynh biết nàng ta à ?



Dận Tự gật đầu :



-Khi xưa nàng ta là cung nữ hầu hạ cho Ngạch nương ta nhưng sau này không hiểu vì sao lại yêu cầu sang hầu chỗ khác, hình như là chỗ Trịnh Quý nhân thì phải.



Thái giám quản lý cung nữ được đưa đến. Gã xem xét mọi đặc điểm trên khuôn mặt rồi nói :



-Khởi bẩm Hoàng thượng, đây là cung nữ họ Trần, hầu ở chỗ Trịnh Quý nhân.



-Bát A ca nói không sai. – Đông Triều gật gù.



Đông Triều khám nghiệm tử thi, theo độ cứng và lạnh thì nạn nhân chết hồi đêm qua, bị một vật nhọn đâm vào cổ. Đông Triều say sưa với xác chết mà đấng mày râu, trừ Dận Chân phải rùng mình. Vụ án này vốn dĩ khá đơn giản ở thời hiện đại, chỉ cần kiểm tra dấu vân tay trên má nạn nhân và vết máu trên hung khí thì ra. Nhưng thời này đâu có mấy thứ đó. Đông Triều chống tay, tìm cách phá án. Khang Hy hỏi :



-Nha đầu, ngươi không sợ sao ?



Đông Triều nhìn Khang Hy với đôi mắt vô tư, lắc đầu. Dận Hề méo xệch miệng, hỏi :



-Tẩu không thấy kinh tởm à ?



Đông Triều nói :



-Cùng là người với nhau, có gì đâu mà kinh tởm.



Dận Tự trông Đông Triều vẫn không vuốt mắt cho nạn nhân, nheo mắt :



-Tẩu không thấy thương xót ư ?



Đông Triều đứng thẳng dậy, nhìn vào mắt Dận Tự, nói :



-Tôi thương khóc sẽ phí thời gian, chi bằng tìm cách giúp người ta giải oan.



Dận Chân biết « thê tử » đã đi quá đà, bèn nói vớt :



-Nha đầu này nói hay trốn ra khỏi nhà xem xử án nên mới thế đấy ạ. Mong Hoàng A mã tha tội.



Khang Hy gật đầu. Đông Triều xem xét thi thể rồi nhoẻn miệng cười. Nàng nói :



-Hoàng thượng, thần đã biết hung thủ là ai.



Khang Hy hỏi :



-Ai ?



Đông Triều nói :



-Thần nghĩ là cung phi nhập cung cách đây hai ba năm. Và thần có bằng chứng rõ ràng.



Dận Chân nói :



-Trịnh Quý nhân rất thích hợp với suy diễn này.



Dận Tự trừng mắt :



-Tứ ca, đừng nói bậy, dù sao Trịnh Quý nhân cũng là phi tử của Hoàng A mã.



Khang Hy hừ một tiếng, nói :



-Thiên tử phạm tội thì cũng xử như thứ dân, có nghi vấn thì cứ việc điều tra.



Đông Triều vốn đã quen điều tra án liên quan đến các cán bộ cấp cao hồi còn ở thời hiện đại nên không hề sợ hãi. Nàng được sự cho phép của Khang Hy, liền nói :



-Vậy Hoàng thượng hãy cho thần mượn ngự trù, thần sẽ điều tra mọi việc cho Hoàng thượng.



Đông Triều đi một lát, sau đã trở về với mười khay bánh bột. Khang Hy đoán ra ngay :



-Ngươi muốn so sánh dấu tay của các cung phi với vết bầm trên mặt của cung nữ này ?



Dận Tự trầm ngâm :



-E rằng hơi khó, bởi vì bàn tay cung phi nào cũng giống nhau.



Dận Chân lắc đầu :



-Nhưng thói quen và lực đánh thì khác nhau.




Đông Triều gật đầu. Dù hai người có sở thích trái ngược nhau nhưng suy nghĩ lại giống hệt nhau. Trùng hợp kỳ lạ vậy đấy. Đông Triều nói :



-Thần đã nặn bánh sao cho giống với mặt người nhất, sau đó quét một lớp mờ, coi như thời gian làm vết thâm phai đi rồi so sánh với vết đánh trên mặt của cung nữ.



Khang Hy nói :



-Lý Đức Toàn ! Đi gọi Trịnh Quý nhân đến đây !



Lý Đức Toàn vâng mệnh đi. Thoáng sau, ông ta đã quay về với một cung phi trông khoảng hai mươi mấy tuổi, trông rất xinh đẹp, hồng hào, theo sau cô ta là một nàng hầu. Dận Chân ghé tai nàng nói rằng đó là Trịnh Quý nhân. Đông Triều chống tay quan sát cô ta. Đột nhiên Đông Triều chạy tới kéo tay Trịnh Quý nhân. Trịnh Quý nhân giật tay lại, cố ý tát thật mạnh. Nhưng Đông Triều lại lấy cục bột thế chỗ cho má mình. Nàng ném cục bột có in dấu tay của Trịnh Quý nhân cho Dận Chân. Đến lúc này Đông Triều mới ra tay. Tuy mang thân một đứa bé 12 tuổi nhưng nàng vẫn có cách dùng sức mạnh để dúi mặt Trịnh Quý nhân vào xác chết, đặc biệt là vết đâm ngay cổ. Trịnh Quý nhân rùng mình, hét lên :



-Hoàng thượng ! Thiếp thật sự không còn cách nào khác là phải giết chết nó !



Đông Triều nói :



-Tiện nhân vô liêm sỉ ! Không biết trời cao đất dày ! Độc ác ! Tàn bạo !



Trịnh Quý nhân gục xuống, khóc nức nở. Thế này thì cần gì phải hỏi cung nữa. Đông Triều lấy dầu quét lên cục bột, trình lên cho Khang Hy xem. Hai dấu tay giống hệt nhau, cả về kích thước lẫn độ đậm. Mà cũng không cần chứng cứ này làm gì, chính thái độ của Trịnh Quý nhân đã tố cáo tội ác của cô ta rồi. Khang Hy nhìn thi thể nạn nhân rồi nhìn Trịnh Quý nhân :



-Đôi tay ta từng khen ngợi hết mực lại giết người sao ? Tại sao lại thế ?



Dận Đường cười khẩy :



-Tứ tẩu cao minh, có thể giải thích không ?



Đông Triều mở miệng toan nói điều gì đó, sau lại lắc đầu :



-Không biết. Nhưng dù là vì cớ gì cũng là một con người ích kỷ, hẹp hòi, coi mạng người như cỏ rác.



Dận Tự định nói gì đó như đỡ hộ cho Trịnh Quý nhân nhưng đã bị phủ lấp bởi những lời xỉa xói, trách cứ của Đông Triều. Cứ một câu nói, Đông Triều lại tiến thêm một bước, để ánh mắt của mình từ từ thâm nhập vào tim Trịnh Quý nhân. Trịnh Quý nhân vốn non nớt, lại hiếu thắng nên đã không chịu nổi. Nàng ta đã rút chiếc trâm cài đầu tự vẫn. Khang Hy nhắm mắt, không nhìn, cũng không gọi người đến cứu, chỉ than :



-Ác nhân ác báo.



Đông Triều lúc này quỳ xuống, nói :



-Xin Hoàng thượng hãy trừng phạt thần.



Khang Hy thở dài :



-Tội gì ?



-Tội đã bức tử phi tử của Hoàng thượng. Thần đáng chết, chỉ xin Hoàng thượng gia ân cho Tứ A ca và Nữu Hỗ Lộc gia. – Rồi Đông Triều dập đầu.



Khang Hy nói :



-Ta không phạt ngươi. Ngươi đã lập công lớn, ta sẽ thưởng cho ngươi.



Đông Triều nói :



-Thần đã mang lại nỗi đau cho Hoàng thượng, mặt mũi nào nhận thưởng chứ ?



Khang Hy nhíu mày :



-Xưa nay ta luôn thưởng phạt phân minh. – Rồi quay qua hỏi Dận Chân. – Trắc phúc tấn của ngươi là con của công thần Tứ phẩm Nữu Hỗ Lộc Lăng Trụ phải không ?



Dận Chân lễ phép nói :



-Vâng, Hoàng A mã.



Khang Hy nói :



-Như vậy trong phủ Tứ A ca, ngươi có chân đứng yếu nhất vì cả phúc tấn lẫn trắc phúc tấn của hắn đều xuất thân từ những gia tộc có thế lực. Lời nói của ngươi cần được trân trọng hơn. Ta sẽ phong cho ngươi làm Cách cách, hiệu là Nhược Hy, kể từ đây, tiếng nói của ngươi sẽ có trọng lượng hơn.



Đông Triều vô cùng bất ngờ nhưng cũng dập đầu cảm tạ. Dận Chân cũng quỳ xuống cảm tạ thánh ân. Trong lòng cả hai nơm nớp sợ hãi. Còn Bát gia đảng cảm thấy con người này cần kiêng dè. Một ngày trở về quá khứ, Đông Triều đã gây sự chú ý của phủ Tứ bối lạc. Một buổi nhập cung, Đông Triều đã gây sự chú ý của hoàng cung. Nàng sẽ sống thế nào đây ?