Hỏa Bạo Thiên Vương

Chương 601: Người này có thể kế thừa y bát của tôi!




̀i này có thể kế thừa y bát của tôi!

Lý Trác Ngộ mới nói câu đầu tiên “Tôi không thích đến Nam Đại” thì toàn trường đã vỗ tay rầm rầm đã khiến Đường Trọng càng thêm tôn trọng và cảm thấy hứng thú với ông ta. Điều này cũng làm cho hắn càng ngày càng mong chờ tương lai của Lý Ngọc.

Lý Trác Ngộ khoát tay áo, ý bảo không vỗ tay nữa.

- Tôi nói lời vừa nãy không phải là vì muốn tiếng vỗ tay của mọi người dành cho tôi.

Lý Trác Ngộ nói.

Vì thế mọi người lại cười to.

- Tôi là Lý Trác Ngộ. Tôi là người nghiên cứu tâm lý học.

Lý Trác Ngộ bắt đầu tự giới thiệu, hơn nữa cũng dạy học:

- Trước khi giảng bài, tôi muốn hỏi các bạn sinh viên ở đây một vấn đề. Trung Hoa chúng ta có một quyển sách dạy tâm lý học nổi tiếng và ra đời sớm nhất. Đó là gì?

- Tâm lý học trụ cột của thầy Trương Đào.

- Phương cùng tròn

- Có phải “nền móng tâm lý học” không?

Các sinh viên bảy miệng tám lưỡi trả lời. Lý Trác Ngộ chỉ mỉm cười nhìn mọi người, cũng không khẳng định hoặc chối bỏ bất kỳ đáp án nào.

- Sớm nhất.

Lý Trác Ngộ làm thủ thế hướng lên đỉnh:

- Cho nên mọi người phải đi trước nghĩ, nghĩ hết khả năng về phía trước.

Vấn đề này ngược lại lại không có ai trả lời.

Vì những đáp án mà bọn họ có thể nghĩ ra được thì đều bị người ta đoán được rồi. Hơn nữa Lý Trác Ngộ bảo mọi người tiếp tục đoán, hiển nhiên những đáp án này đều sai.

- Không có ai biết sao?

Lý Trác Ngộ cười hỏi:

- Nếu như vậy thì tôi sẽ thấy tiếc nuối đấy.

- Binh pháp Tôn Tử.

Đường Trọng nói.

Hắn không thể không đứng ra.

Nếu học viện tâm lý học Nam Đại không có ai trả lời được vấn đề này thì người mất mặt không chỉ có viện trưởng Tiêu Dục Hằng, học trò của viện trưởng là hắn cũng không được thoải mái.

Vấn đề này rất rộng, người bình thường sẽ không nghĩ đến đáp án này. Suy nghĩ của bọn họ đều cực hạn trong lĩnh vực tri thức chuyên nghiệp, chỉ sợ rất khó nhảy ra ngoài để tìm được đáp án.

- Đúng vậy, chính là binh pháp Tôn Tử.

Lý Trác Ngộ cười lớn, nói:

- Sinh viên nào trả lời vậy? Đứng lên cho tôi nhìn.

- Là Đường Trọng.

Có người lớn tiếng nói.

- Đường Trọng đứng dậy kia.

- Ngôi sao lớn đó.

Lý Trác Ngộ thấy mọi người phản ứng mãnh liệt như vậy thì vừa cười vừa nói:

- Xem ra bạn học này là danh nhân trong trường rồi. Mọi người đều biết cậu ta sao?

- Biết chứ.

Tất cả mọi người trong phòng đều trăm miẹng một lời quát.

Đường Trọng đứng lên, chắp tay với mọi người tỏ vẻ biết ơn.

Người giơ người, người nâng người. Người khác đã đối với mình như vậy, mình cũng nên tôn trọng người khác.

- Cậu là Đường Trọng?

Lý Trác Ngộ cười cười.

- Đúng vậy. Em là Đường Trọng.

Đường Trọng nói.

- Vì sao cậu thấy binh pháp Tôn Tử là tác phẩm tâm lý học cổ xưa nhất của nước ta?

Lý Trác Ngộ hỏi.

- Binh pháp Tôn Tử phát triển âm mưu học vô cùng tinh tế. Âm mưu học thật ra cũng có thể xem là tâm kế học, hoặc là nói là một bộ phận của tâm kế học. Tuy nhiên bộ phận này giảng giải chủ yếu về tâm kế học chiến tranh. Hơn nữa trong binh pháp Tôn Tử có một câu mà em rất thích. Không đánh mà thắng, dùng bính thế nào mà không chiến vẫn thắng được đối thủ? Công tâm làm đầu, tâm lý chiến vậy.

- Nói hay lắm, nói hay lắm.

Lý Trác Ngộ kích động quay người, viết trên bảng đen mấy chứ to “Kế không chiến mà thắng”, sau đó lớn tiếng nói:

- Hôm nay, đề mục mà tôi muốn giảng chính là cái này. Việt Vương Câu Tiễn nằm gai nếm mập, lợi dụng Ngô vương Hạp Lư tê liệt tâm lý rồi đột triển kỳ binh, một lần hành động đánh bại đối thủ. Thành Cát Tư Hãn lớn tiếng dọa người, lợi dụng sự cường đại về vũ lực của mình mà tạo thanh thế lớn làm tâm lý đối phương rung động, do đó đã giết chết hết nhuệ khí của quân lính. Chiến tranh I-rắc, quân Mỹ đã dùng máy bay thả hơn vạn quả boom, triển khai uy hiếp dư luận không gián đoạn, còn nhiều lần tung hình ảnh đả kích trên kênh tin tức, tiến hành khoe khoang binh khí công nghệ cao, uy hiếp về mặt tâm lý, làm ý chí chống cự của đối phương bị suy yếu.

Lý Trác Ngộ như bỏ qua Đường Trọng, thao thao bất tuyệt nói về quan điểm của mình.

Đường Trọng đáng thương cũng chỉ có thể đứng một chỗ, chấp nhận ánh mắt của mọi người. Hoa Minh và Lương Đào còn nháy mắt ra hiệu với hắn.

Đường Trọng cười cười, chuyên chú lắng nghe mỗi câu mỗi chữ của Lý Trác Ngộ.

- Trong lịch sử chiến tranh, chiến lược tâm lý học được vận dụng khắp nơi, cũng được xưng là “tác chiến kiểu thứ tư”. Ở trong chiến tranh hiện đại, tâm lý chiến càng đứng một chỗ với dư luận chiến, pháp luật chiến, được xưng là ba chiến thuật trọng yếu. Vịnh mới lộ ra nguy cơ, tổng thống Bush Mỹ đã sử dụng tâm lý chiến, trao quyền lệnh, chỉ thị công cụ dư luận cả nước, tổ chức tình báo, đơn vị nghiên cứu khoa học, chuyên gia tâm lý chiến và một số học giả Á Châu chúng ta để sắp xếp “kế hoạch đặc thù”. Đồng thời bộ quân sự Mỹ còn nhanh chóng thành lập “ủy ban phụ tá” chuyên phụ trách tâm lý chiến, với tư cách người lãnh đạo tâm lý chiến cao nhất của Vịnh.

- Quân Mỹ trước đây dùng tiếng dọa người, vì chiếm ưu thế về mặt tâm lý nên có lợi khi một hành động đánh thắng quân khác. Chính phủ nước Mỹ lợi dụng radio, TV, báo chí, tạp chí và các công cụ dư luận, nhiều lần đã tuyên truyền và cường điệu bốn hạng mục này, dẫn quan binh Mỹ tích cực vào trận chiến này. Sau khi hành động “sa mạc Phong Bạo” mở màn thì Mỹ lập tức tuyên bố “chiến đấu giải phóng Kuwait” đã khai hỏa, hiệu triệu toàn thể quan binh cố gắng phấn đấu thực hiện mục tiêu quang vinh. Hành động tiếp theo củ nước Mỹ chính là vận dụng kỹ thuật cao kết hợp với tâm lý chiến tiến hành công kích mãnh liệt địch nhân, đạt tới tầm nhìn một chiêu trí mạng. Nghiên cứu trước, lại phá hủy nhân tâm, do đó đã có được thắng lợi quân sự.

Lý Trác Ngộ nói nửa giờ, Đường Trọng cũng đứng nửa giờ.

Lý Trác Ngộ không để hắn ngồi, Đường Trọng cũng không chủ động ngồi xuống.

Bài giảng của Lý Trác Ngộ kết thúc, thấy Đường Trọng vẫn đứng đấy thì kinh ngạc nói:

- A, bạn Đường Trọng còn đứng đấy sao? Thật xin lỗi, thật xin lỗi, đây là sai lầm của tôi. Để tỏ lòng áy náy của mình, tôi mời cậu uống trà nhé? Bạn học Đường Trọng có thời gian không?

Xôn xao

Một số người trước đấy cười thầm Đường Trọng “không may”, “ngu dốt” đều trợn tròn mắt. Cảm tình của Lý Trác Ngộ đều ở đây.

- Cảm ơn thầy Lý. Đây là vinh hạnh của em.

Đường Trọng cao giọng trả lời.

Văn phòng viện trưởng.

Tiêu Dục Hằng và Lý Trác Ngộ ngồi cạnh nhau, Đường Trọng ngồi ở đối diện bọn họ.

Đường Trọng là học trò, cũng là vãn bối, chuyện nấu nước pha trà này đương nhiên là do hắn làm.

Lý Trác Ngộ nghiện thuốc lá nặng, Đường Trọng và Tiêu Dục Hằng không hút thuốc, một mình ông ta ngồi một chỗ đằng vân giá vũ.

Đường Trọng thành thục nấu nước pha trà, sau đó đặt chén trà trước mặt Tiêu Dục Hằng và Lý Trác Ngộ, nói:

- Thầy giáo, mời dùng trà.

- Chưa vội uống trà.

Lý Trác Ngộ đặt mẩu thuốc lá vào gạt tàn, nhìn Đường Trọng rồi hỏi:

- Đường Trọng, em tức giận à?

- Cảm ơn thầy đã tài bồi.

Đường Trọng cảm kích nói.

- A, em biết tôi cố ý cho em đứng nửa tiếng sao?

- Ai cũng ngồi, em lại đứng, đây là do thầy đã chiếu cố em.

Đường Trọng nói.

- Bọn nó không trả lời được thì chỉ xứng ngồi.

Lý Trác Ngộ lạnh giọng nói. Người đàn ông này trước tao nhã, sau lại cực đoan kiêu ngạo tự phụ.

- Cho nên em đứng đấy là khen thưởng em. Hạc giữa bầy gà, hạc nên đứng thẳng.

- Cảm ơn thầy giáo.

Đường Trọng chỉ có thể cảm ơn lần nữa.

- Vì sao em đoán đáp án là binh pháp Tôn Tử? Binh pháp Tôn Tử cũng không phải tác phẩm tâm lý học. Tôi có thể nói em đúng, cũng có thể nói là em sai.

- Em không biết câu trả lời của vấn đề này là gì nhưng em biết câu trả lời cho câu hỏi của thầy Lý là binh pháp Tôn Tử.

Đường Trọng nói.

- A?

Lý Trác Ngộ ánh mắt sáng ngời hỏi:

- Vì sao lại khẳng định như vậy?

- Em đã đọc qua quyển “nhân tâm nói” của thầy Lý, biết thầy vô cùng tôn sùng binh pháp Tôn Tử. Hơn nữa thầy lại đặc biệt đưa ra hai chữ “sớm nhất”. Như vậy không phải là binh pháp Tôn Tử đã xuất hiện hơn hai nghìn năm trước rồi sao? Còn có điểm thứ ba, em biết thầy cần một đáp án.

Lý Trác Ngộ nhìn Tiêu Dục Hằng, vừa cười vừa nói:

- Ai cũng nói thầy Lý và thầy Tiêu là bạn nhưng cũng là đối thủ. Nhưng trong mắt em thì bạn nhiều hơn là đối thủ. Hơn nữa, lý do thầy Lý chạy đến Nam Đại không phải khiến thầy Tiêu mất mặt nên thầy sẽ chọn một câu trả lời. Không phải binh pháp Tôn Tử thì cũng là những đáp án khác. Chỉ có điều đáp án của em gần với đáp án lý tưởng trong suy nghĩ của thầy thôi.

- Tốt. Em đã nói binh pháp Tôn Tử, vậy em đã xem qua quyển sách này chưa?

- Đã đọc qua mấy lần.

Đường Trọng nói.

- Em nghĩ thầy thích nhất cuốn nào?

- Thủy kế.

Đường Trọng nói.

- Lý do?

- Thủy kế giảng giải về tính toán, chính là đưa ra các điều kiện của bên địch và ta, tính ra khả năng thắng bại, cũng định ra kế hoạch tác chiến. Em biết thầy Lý là tổ trưởng của ủy ban cố vấn Trường Giang, giờ thầy làm những việc này đối ứng với Thủy kế. Như vậy, nhất định thầy Lý có nghiên cứu rất nhiều với Thủy kế. Cho dù là bất cứ thứ gì, nghiên cứu lâu rồi thì cảm tình cũng nhiều.

Lý Trác Ngộ nhìn Đường Trọng, mãi không nói gì.

Tiêu Dục Hằng cười ha hả, nhìn Lý Trác Ngộ rồi hỏi:

- Bạn học cũ, học trò này của tôi cũng không tệ lắm phải không?

- Rồng phượng trong loài người, kỳ tài tâm lý.

Lý Trác Ngộ vui vẻ ca ngợi:

- Lý Ngọc có thể làm học trò của tôi, người này có thể kế thừa y bát của tôi. Lão Tiêu, thương lượng chuyện này đi, giao học trò này cho tôi?

Tiêu Dục Hằng cười ha hả, nói:

- Tốt, lão Lý này, ông cũng quá đáng đấy. Đã lôi mất một nhân tài của Nam Đại tôi, giờ lại muốn cướp nốt học trò của tôi sao? Nhưng chuyện này nói với tôi cũng vô dụng thôi. Ông hỏi ý Đường Trọng đi. Nếu nó đồng ý thì tôi chắp tay đưa ông.

Tiêu Dục Hằng cũng biết Đường Trọng là kỳ tài tâm lý học nhưng chí hắn không ở đây, không thể toàn tâm vùi đầu nghiên cứu lĩnh vực tâm lý học được. Điều này làm ông vô cùng tiếc nuối.

Nghĩ thầm, nếu Lý Trác Ngộ có thể mang hắn đi, toàn tâm giáo dục, tiền đồ của hắn cũng là bất khả hạn lượng * đấy.

* không có giới hạn.

Mặc dù lúc đấy hắn đã thành học trò của Lý Trác Ngộ nhưng chỉ cần hắn được thành tích hơn người thì trong lòng ông cũng vui mừng thay cho Đường Trọng.

Ông thành tâm hi vọng Đường Trọng có thể trở thành học trò của Lý Trác Ngộ, toàn tâm toàn ý đi theo ông ta hoặc tập tâm lý học nhân tính.

- Thầy Lý đã nhận Lý Ngọc làm học trò rồi à?

Đường Trọng cảm kích nói:

- Em dùng trà thay rượu kính thầy Lý một ly. Kính xin về sau thầy Lý chiếu cố Lý Ngọc nhiều hơn.

- Ai...

Lý Trác Ngộ mặt mũi đầy thất vọng.

Đường Trọng chỉ kính cho Lý Ngọc mà không kính cho bản thân, đây chính là gián tiếp từ chối.