Hình Đồ

Chương 336: Cửu nguyên (1)




Mùa mưa ở phương bắc luôn muộn hơn mấy tháng so với phương nam.

Khi Giang Nam đã lất phất mưa bụi từ lâu thì mưa ở Bắc Cương vẫn chậm chạp không chịu tới. Thẳng đến cuối tháng bảy, mưa to rốt cục mới tới.

Mưa lớn, mưa như trút nước…

Liên tiếp hơn mười ngày, làm nước sông Hoàng Hà đầy ắp, rít gào cuồn cuộn chảy xuôi.

Khi mưa qua, một vòng cầu vồng bắc ngang phía chân trời…

Nhiệt độ không khí thay đổi, tựa hồ đang nói cho mọi người, trời đông đang từng bước tới gần!

Phù Tô đứng ở trên xe diêu, tay khum khum che nắng hướng ánh mắt về phương bắc. Y mặc một chiếc đại bào màu xanh đen, đầu cài truy kế, tóc buộc một sợi dây vàng, hai sợi buông xuống hai bên trán. Một tay kéo hàm thiếc và dây cương, một tay cầm bảo kiếm, ánh mắt sáng lấp lánh.

Phù Tô đã trải nghiệm gian nan vất vả năm năm ở Bắc Cương, đã không còn mang dáng dấp thư sinh như năm đó mới tới Bắc Cương nữa. Cằm có chút râu ngắn, khuôn mặt đen sạm, giống một chiến sĩ đã trải qua phong sương.

Gió từ mạn Hà Bắc kéo tới, thật mát mẻ làm lá cờ bay phần phật.

Tâm tình Phù Tô rất tối tăm. Mấy ngày nay y nghe được lời đồn, nói Hồ Hợi và Triệu Cao giết cha, hành thích vua. Lúc nhận được tin, Phù Tô hoảng sợ thật sự, thế nhưng đột nhiên, nghi trượng của Thủy Hoàng Đế từ Bình Nguyên Tân vượt qua Hoàng Hà, tiếp tục tuần thú phương bắc.

Toàn bộ lời đồn, tựa hồ thoáng cái tự sụp đổ.

Nhưng lúc phụ hoàng vượt qua Hoàng Hà, còn chưa từng lộ mặt, có người nói bị sinh bệnh…

Kỳ thực, vừa nghe được tin phụ hoàng bị giết, Phù Tô tuyệt không tin, nhưng sau khi xa trượng qua sông, lại khiến cho Doanh Phù Tô hoài nghi. Người khác không hiểu Thủy Hoàng Đế, nhưng Phù Tô hiểu. Cha mình bảo thủ, hơn nữa lại đa nghi. Việc này cũng không có nói sai, nhưng Thủy Hoàng Đế có khác một chút, đó chính là đã quyết định một chuyện nào đó tuyệt sẽ không đơn giản thay đổi. Trước đó ông ở huyện Trứ còn nói phải trở về Hàm Dương, cũng không được vài ngày, lại tự nuốt lời, tiếp tục tuần thú phương bắc. Ở trong mắt người bên cạnh có thể không coi là sự cố gì. Nhưng Phù Tô biết, đây không phải là tính cách của cha mình. Chẳng lẽ nói, phụ hoàng thực sự đã xảy ra chuyện gì? Mà nếu quả thật phụ hoàng đã xảy ra chuyện, vì sao thừa tướng Lý Tư phải nói dối? Lý Tư và phụ hoàng kề vai chiến đấu cả đời… Từ khi Lã Bất Vi còn nắm trong tay triều chính, Lý Tư và phụ hoàng đã trải qua bao nhiêu mưa gió. Hai người liên thủ, quét ngang sáu nước, tình cảm sâu nặng.

Nếu nói Lý Tư phản Tần?

Phù Tô chết cũng không tin tưởng.

Nhưng nếu như không phải… lẽ nào, phụ hoàng thực sự không có việc gì?

Nghĩ tới đây, Phù Tô cảm thấy tâm tình rất áp lực. Xa trượng của phụ hoàng đã đến Tấn Dương, thế nhưng sự nghi hoặc của Phù Tô càng ngày càng nặng.

- Đại công tử, nổi gió rồi!

Lý Thành ghìm ngựa lại, chiến mã dừng ở bên cạnh xe diêu. Nhẹ giọng nói:

- Ở đây gió mạnh, chúng ta trở về thôi, đừng để bị ốm.

Lý Thành thân phận hiện nay đã là Xá nhân, cũng là phụ tá đắc lực của Phù Tô.

Theo như lời của chính y thì đời này đều không có khả năng trở thành danh tướng như tổ phụ. Nhưng điều này cũng không gây trở ngại, y trở thành một phụ tá ưu tú. Lý Thành không chỉ học mỗi binh pháp, mà cái gì cũng học. Suy nghĩ của y rất mẫn tiệp, hơn nữa hiểu biết uyên bác, có thể nghĩ ra cách ứng đối trong nháy mắt. Xá nhân, không có bất cứ phẩm trật gì… thế nhưng Lý Thành lại làm rất thích thú, mỗi ngày đều rất vui vẻ.

Phù Tô rất tín nhiệm y! Bởi vậy Phù Tô đem Lý Thành từ Hòe Lý tới, tiến cử cho Mông Điềm.

Phù Tô quay đầu, đạm đạm cười:

- Thủ Thận, ngươi nói hơi quá rồi, chút gió ấy, lại có thể làm gì được ta? Gió mát thật tốt, đầu minh mẫn hơn, có một số việc có thể suy nghĩ rõ ràng…

A, Thượng tướng quân đã quay về chưa?

Thượng tướng quân tất nhiên là Mông Điềm. Hai năm lại đây, phía Đông Hồ nhiều lần khấu biên rục rịch. Không giống với trước đây, hành động khấu biên của Đông Hồ có trật tự hơn rất nhiều. Trước đây, người Đông Hồ khấu biên đều đốt giết cướp của, không việc ác nào không làm. Mỗi đợt qua đi, mọi chỗ đều là một mảnh phế tích. Nhưng hai năm nay, người Đông Hồ cải biến sách lược… Bọn họ chỉ cướp súc vật trâu bò dê, cũng không dễ dàng đại khai sát giới. Có thời gian, khi có tai kiếp, bọn họ còn có thể cho thương hộ một chút bồi thường thích hợp.

Đây cũng là lý do vì sao một số người ở phương bắc, không hề bài xích như trước. Có rất nhiều thương nhân gặp được vụ làm ăn lớn, còn chủ động liên hệ với người Hung Nô, buôn bán một số vật phẩm bị cấm. Mặc dù giết rất nhiều người, thế nhưng lũ cấm vẫn không ngừng. Đặc biệt đầu năm nay, người Đông Hồ ở vùng thượng du Duyên Thủy khai trương bán hàng, đã hấp dẫn rất nhiều thương nhân.

Phù Tô đã phái người hỏi thăm rõ ràng. Hai năm nay, người chủ trì các hoạt động khấu biên và mở bán hàng chính là Tả hiền vương của dân tộc Hung Nô năm xưa. Là con trai thứ của Đầu Mạn, Loan Đề A Lợi.

Năm đó dân tộc Hung Nô bại trận, sau khi con trai của Đầu Mạn chết, những người Hung Nô may mắn còn tồn tại liền chia thành hai bộ phận. Một bộ phận là trưởng tử của Đầu Mạn, Mạo Đốn, đã đi Lang Cư Tư sơn, rất nhanh đã đứng vững ở đây. Sau khi chiếm đoạt một số nước nhỏ, Mạo Đốn xây dựng nên Thiền Vu dựa vào dưới chân núi Yến Nhiên Sơn, gần với bờ sông An Hầu, lấy tên là Long thành, mở rộng ra bốn phía.

Mà một chi khác của người Hung Nô, phần lớn là những người năm đó chạy tới Hà Nam, không thể trở lại Hung Nô. Bọn họ theo Loan Đề A Lợi tìm nơi nương tựa ngay tại Đông Hồ, lúc đầu là mở tiểu trướng, từng bước phát triển, đến nay, Loan Đề A Lợi lại từng bước tuyển nhận một số con dân của Yến, Triệu không muốn sống dưới pháp luật của Đại Tần, trong đó không ít người là những quân sĩ tốt của Yến Triệu năm xưa. Sau khi có những người này, quân đội của Loan Đề A Lợi không ngừng lớn mạnh. Đông Hồ có Bát đại trướng, là những bộ tộc mạnh mẽ thế lực nhất, mà quân đội sở thuộc Loan Đề A Lợi, trong năm năm này cũng không kém Bát đại trướng này dù chỉ một chút. Thế nhưng Loan Đề A Lợi từ đầu đến cuối vẫn duy trì yên tĩnh.

Y hiểu rất rõ nỗi khổ của nội chiến, nên dưới sự chỉ điểm của mưu sĩ Yến Triệu, bắt đầu xem xét thời thế.

A Lợi dựa vào Đông Hồ, vì vậy y sẽ không trở mặt với Đông Hồ… chí ít hiện na tuyệt đối sẽ không trở mặt với người Đông Hồ. Cho nên, Loan Đề A Lợi chọn cách đi xuống phía Nam Hạ nhưng không phải cầm binh cầm mác như trước, mà cách khắc chế Nam Hạ chính là liên tục tiếp xúc với người Trung Nguyên. Để lấy được thiện cảm của người Trung Nguyên, A Lợi còn mời người chọn cho y một cái tên Trung Nguyên. Bộ lạc của y gần với nước Yến cũ, vì vậy lấy Yến làm họ, tên là Nô, tự là Thập Nhị Lang.

Lang thông, lang âm…

A Lợi tuyệt đối sẽ không quên mình có huyết mạch của người Hung Nô trong người. Rất nhiều người dân bản xứ thậm chí xưng hô thân thiết với y là Thập Nhị Lang, vì những hoạt động ở Nam Hạ, lại càng thêm vài phần lực lượng.

Mạo Đốn ở tận Yến Nhiên Sơn, trung gian có nước Nguyệt Thị, tạm thời không cần phí tâm. Trong khi đó Loan Đề A Lợi lại thành một mối họa lớn.

Mông Điềm đối với Yến Nô vô cùng cảnh giác.

Vì vậy, lúc Duyên Thủy khai trương vào tháng ba, Mông Điềm liền đến đó kiểm tra.

Hung Nô! Tâm tư muốn giết ta vẫn chưa chết!