Hệ Thống! Tôi Gánh Không Nổi Nữa Rồi

Chương 10: 10: Sống





Phù Ngọc đến trước thư phòng cha, gõ lên cửa gỗ hai cái, khi nghe thấy tiếng cha đồng ý thì bước vào.

Trần thượng thư đang ngồi trước bàn làm việc xem những bản trình bày về công trạng, kiến thức, chức vị, làm lâu năm hay mới làm của các quan lại đang tại vị trong triều, xem lại những khoa trường trúng nhiều kì hay ít kì, để bổ đi chỗ nhiều việc hay ít việc...
Phù Ngọc bước vào thấy cha đang viết tờ khải, không dám làm phiền đứng cạnh một góc trước bàn làm việc.

Cha anh thấy thì dừng tay, ngẩng đầu lên bảo con ngồi xuống ghế, hỏi han:
- Những tháng qua con đi thị sát, mọi việc vẫn ổn thỏa hết chứ.
- Thưa cha, trong quá trình làm việc có nhiều khó khăn xảy ra.

Mọi việc đi càng sâu càng rối, con đang cố gắng hết sức điều tra, không thể để có bất cứ sai sót nào.

Tội trạng của các quan lại nhiều vô kể, cấu kết âm mưu chồng chất lên nhau, đã khó lại càng thêm khó.

Con sẽ phải bẩm báo ngay chuyện này lên Thánh thượng.
- Sự việc lần này nghiêm trọng, lục bộ sẽ phải vào làm việc trong thời gian dài, đặc biệt là Hình bộ và Đô sát viện.

Nay con đã làm tốt nhiệm vụ của mình rồi, nhưng đợt chấn động này sẽ chỉ là khởi đầu, phía sau vẫn còn nguy hiểm trùng trùng.

Một ngày không bắt được kẻ chủ mưu thì ngày đó không yên lòng, con làm gì cũng phải hết sức cẩn thận.
- Vâng, thưa cha, con đã rõ rồi ạ.

Con xin phép ra ngoài ạ.
- Nghỉ ngơi ăn uống xong xuôi rồi hẵng lên triều, không thể để bộ dạng lếch thếch lên như thế này đi gặp thánh thượng được.


Cũng đã lâu rồi con chưa ở nhà.

Nếu con truyền tin về trước khi về đến nhà, mẹ con đã chuẩn bị một bàn ăn thịnh soạn cho con rồi.

Bà ấy rất nhớ con, hãy đến thăm mẹ con đi.

Nghỉ ngơi rồi 2 khắc (1 khắc=15) sau lên triều gặp Thánh thượng cũng không chậm trễ gì.
- Vâng ạ, con sẽ làm như vậy.
Trần thượng thư gật đầu, ý bảo con hãy về nghỉ ngơi đi.

Trên đường về kinh đường sá xa xôi vất vả, Phù Ngọc cũng chỉ ăn lót dạ đi đường, người đầy bụi bặm, mệt mỏi, bụng thì đói lưng chừng.
Vừa về đến kinh đã gặp Nguyên Sơ, nghe về chuyện của Uyên Ninh làm anh tức đến nỗi muốn sang nhà Quỳnh Hoa hỏi tội làm cho ra nhẽ.

Một thân một mình đi hoàn thành nhiệm vụ nơi xa, vừa về nhà đã nghe tin em mình gặp chuyện, sao không nóng giận, không tức cho được.
Nghĩ lại có lẽ lúc đó đã quá mệt, lí trí không còn minh mẫn nên mới có ý định hành động nông nổi như vậy.

Lúc đó Phù Ngọc đã được Nguyên Sơ ngăn lại, về nhà gặp Uyên Ninh mới chính là điều quan trọng.
Đứa em gái nhỏ này, anh nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, từ bé đã bao giờ để em chịu uất ức hay khó nhọc chuyện gì.

Có việc gì cũng đều là người anh này che chở, bảo bọc, dù ở nhà khi cha mẹ trách mắng hay ở ngoài có người bắt nạt.
Qua việc này có lẽ bản thân Phù Ngọc làm việc lớn mà vẫn chưa đủ bản lĩnh, chín chắn mới có suy nghĩ hành động không biết trước sau, để cảm xúc làm lu mờ đi lí trí như vậy.
Đi qua phòng Uyên Ninh, hỏi Lan thì biết em đang ngủ, đứng chần chừ trước phòng em một hồi.


Nhớ đến khuôn mặt nhợt nhạt dần mất đi hồng hào và sức sống, Phù Ngọc vừa thấy thương, vừa thấy tức.

Sau việc này anh nhận ra mình không thể một tay che trời bảo vệ các em mãi được, Uyên Ninh đã lớn phải tự mình giải quyết những chuyện của bản thân rồi...
Phù Ngọc đến thăm mẹ và hai em trai.

Hai đứa nhỏ đang ngủ trưa, anh không đánh thức các em mình dậy.

Thường thường, đi xa về anh đều mua quà cho các em và lén đặt trong phòng.

Và sau khi thức dậy hai đứa nhỏ sẽ thấy quà ngay và biết rằng anh đã về.
Theo như những gì mẹ viết qua thư gửi cho mình khi tiếp tục đi làm nhiệm vụ, khi hai đứa nhóc thấy quà, một đứa thì khóc đòi anh về, còn một đứa thì ném quà vào một góc, lát sau lại cất bỏ vào tủ.

Phù Ngọc biết hết và nỗi nhớ nhà, nhớ các em của anh cũng mãnh liệt và dạt dào như những người ở nhà vậy.

Nhưng đành vậy thôi.
Do công việc của anh đặc thù nên không có nhiều thời gian ở nhà nhiều, không thể chăm lo chăm sóc cho cha mẹ, cũng không có thời gian tìm hiểu chuyện riêng cá nhân.
Trần phu nhân đang ngồi may chiếc áo bông cho con trai.

Đường sá xa xôi vất vả, trời ngày càng lạnh, bà đau lòng khi thấy con mình gầy ốm đi, không biết chăm sóc bản thân thế nào mà để thành ra thế này.

Phù Ngọc đến trước phòng mẹ mình, Trần phu nhân gọi đồ ăn lên cho con trai, hai mẹ con ngồi trò chuyện, tâm sự cho thỏa nỗi nhớ mong.


Bà luôn miệng dặn dò con đủ điều, sai nhà bếp nấu nhiều bánh, đồ ăn cho con mang đi ăn đường, sắm sửa vật dụng cần thiết, quần áo ấm...!
Thời gian trò chuyện đã ngót nghét gần 2 khắc, cần phải vào triều diện kiến Thánh thượng ngay thôi.

Phù Ngọc nhanh chóng xin lui về phòng tắm rửa sửa soạn đồ, chuẩn bị đi để kịp thời gian.
Đúng thời gian, Phù Ngọc áo mũ chỉnh tề, bận quan phục ra khỏi nhà lên triều tâu Thánh thượng.
Buổi chiều hôm đó Phù Ngọc đã không trở về nhà, anh đã ở trong triều suốt hai tuần.

Hoàng thượng triệu tập những người có thẩm quyền, chức trách cao, tể tướng, tam công, tam thiếu, thượng thư lục bộ,...!đến hội họp bàn bạc, đưa ra chính sách...!vào ngay ngày sau đó.
Bộ Hình, Đô sát viện, Đại lý tự và các bộ liên quan làm việc tất bật ngày đêm để giải quyết, điều tra, xét xử tội phạm.

Nhìn qua thì thấy tình hình đang rất căng thẳng.
Trong một tuần đầu, Uyên Ninh không thấy bóng dáng cha và anh mình ở nhà thì thấy được tính nghiêm trọng của sự việc lần này.
Công việc của anh thật vất vả và cấp thiết, ngay cả thời gian ở nhà nghỉ ngơi anh cũng không có bao nhiêu, cha mẹ chắc hẳn rất băn khoăn, lo lắng cho sức khỏe, tinh thần và tần suất làm việc cật lực không điều độ không điều độ của anh.
Theo những gì trong bản thảo, đây là một vụ bạo loạn có chủ đích, nhưng bắt đầu điều tra lại từ các quan lại cấp thấp trở lên, đi đến được 3/4 chặng đường thì tắt hết đầu mối, dù tra thế nào cũng không ra được...!Ngẫm lại mọi chuyện về thuốc trường sinh bắt đầu từ sự việc lần này.

Trong đợt dưỡng bệnh lần này, Uyên Ninh phải tranh thủ tra ra rõ ràng mọi chuyện, không để bỏ sót một việc nhỏ nào được.
Ăn tối nghỉ ngơi đâu vào đấy, cha Uyên Ninh đến thăm khám lại, cơn đau nhức trên đầu và toàn thân đang hoành hành nàng cả ngày nay không nghỉ, nhưng nàng vẫn muốn đi cùng cha mẹ đến phủ Phạm tướng quân.

Buổi tối trong kinh thành nhộn nhịp người, đèn đuốc, hương hoa thơm ngát nhưng, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Đi xe ngựa lọc cọc, Uyên Ninh khó chịu, đau nhức trong người biết sẽ thế này cô đã không đi theo cha cho rồi.
Đến trước phủ Phạm tướng quân, Uyên Ninh đã mệt mỏi đừ người ra, Trần thượng thư thấy thì chậc lưỡi, đã thành ra thế này rồi còn cứng đầu như vậy làm gì không biết.

Ông nghiêm giọng nói con:
- Đã đến trước phủ Phạm tướng quân rồi mà bộ dạng yếu đuối, mệt mỏi thế này còn ra thể thống gì.

Chỉnh đốn lại tâm trạng rồi vào trong, ta chỉ đến thăm thoáng chốc rồi trở về.


Cũng vì con cả đấy, cố quá lại thành ra thế này, Phạm tướng quân sẽ nghĩ như thế nào.
Ông đưa thuốc cho Uyên Ninh bắt uống hết, rồi ba người nhà Trần thượng thư bước vào cổng phủ Phạm tướng quân.
Trong sân đèn đuốc sáng rực màu đỏ tím của ánh lửa, làm nổi bật vẻ đẹp cổ kính của căn nhà làm bằng gỗ lim nổi vân bóng loáng.

Người ta nói nhìn vào ngôi nhà và cách bài trí bên trong sẽ biết được tính cách chủ nhân căn nhà.

Đúng vậy, trong căn phòng khách của Phạm tướng quân bàn ghế đơn sơ, mộc mạc, thoang thoảng mùi thảo mộc thanh nhẹ và gỗ lim tươi mát.

Vào trong nhà không hề lạnh lẽo mà ấm cúng lạ thường.
Phạm tướng quân một thân áo vải nâu, khoác ngoài áo bông đen tuyền, mái tóc hoa râm rủ xuống gương mặt già dặn, uy nghiêm đã tôi qua năm tháng đứng trước cái chết trên sa trường.

Đôi mắt sâu mà sáng, khóe mắt hiện rõ nếp nhăn dài, khuôn mặt cương nghị, sáng rõ, thể hiện rõ sự oai phong của người nhà tướng cầm quân.

Uyên Ninh nghe rõ câu nói của Phạm tướng quân đang nói với các con:
- Sống được ngày nào, hãy vui vẻ thoải mái, tận hưởng hết niềm vui của ngày đó.

Trên chiến trường nay sống mai chết, biết đâu ngày mai ta sẽ thành nấm mồ, sự sống con người không hề báo trước cái chết.

Ta mong các con hãy sống trọn ven từng ngày, như thể ngày hôm nay chính là ngày cuối cùng được sống.

Tận hưởng cuộc sống, hết mình vì bản thân mình, sự nghiệp, vì đất nước.
Uyên Ninh nghe rõ mồn một câu nói của người đàn ông trung niên tuổi ngũ tuần, trong lòng dần cảm khái, kính phục vị trưởng bối này.

Nàng theo cha đến vái chào Phạm tướng quân, sau đó ánh mắt của nàng đã đổ dồn hết vào hình bóng một người đang ngồi viết áng văn sau tấm bình phong.

Và về đến sau, nàng mới biết đó chính là nhân vật chính của chúng ta - Nguyên Sơ..