Khu đô thị cao cấp Đông Pha của thành phố A, dãy căn hộ hai tầng thiết kế theo phong cách hiện đại, sang trọng. Trong căn phòng rộng rãi sa hoa, Lý Nhã Châu đang cuộn tròn ngủ say. Cô đang mang thai tháng thứ 8 nhưng nét mặt vẫn còn mang vẻ đẹp sắc sảo. Bà vú nói theo kinh nghiệm dân gian, khi mang thai, làn da vẫn đẹp xác suất cao là bé gái. Cô nghĩ thật như vậy cũng tốt, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện tại của mình.
Người đàn ông cô yêu là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc tập đoàn FTI, một tập đoàn lớn xuyên suốt 1 quốc gia, lại có nhiều chi nhánh ở nước ngoài. Tình yêu đơm hoa kết trái trong hai người không được gia đình anh công nhận, mấy chữ môn đăng hộ đối luôn là rào cản cho biết bao tình yêu nảy nở không cùng giai cấp, địa vị, tiền bạc. Nhưng anh vẫn yêu cô. Anh như một một ngôi sao sáng dẫn cô vượt qua tối tăm khi ba mẹ cô mất đi. Gánh nặng ân tình này cả đời cô cũng không trả hết. Cô chỉ nguyện sống bên anh như một cái bóng, không cần danh phận và địa vị.
Trịnh Khắc Nguyên bước vào phòng ngủ, tiến đến bên giường, khom người hôn khẽ lên trán cô. Hai ngày đi công tác miền Trung, anh nhớ cô vô tận. Khi nào anh đặt chân trở về ngôi nhà này, anh cảm thấy mọi xô bồ đều lắng đọng xuống. Trong mắt anh bây giờ ngập tràn sự thanh tịnh, vui vẻ. Bỏ qua hết muộn phiền, anh chỉ muốn có thể bên cô, yêu cô mãi không rời.
Nhã Châu mở mắt, thấy khuôn mặt nam tính cương nghị quen thuộc đang âu yếm nhìn mình. Cô nhoẻn miệng cười:
- Anh về khi nào?
- Mới. - Anh nhẹ nhàng trả lời. - Em ăn gì chưa mà ngủ thế? Không ra ngoài tắm nắng sao, nằm mãi thế không tốt cho em và con đâu, có biết không., thật không thể nào không lo lắng cho em.
Lời nói có vẻ trách móc nhưng ánh mắt lại dịu dàng, Nhã Châu chỉ thấy ngọt ngào bao quanh mình, mãi cũng không muốn thoát ra. Cô cười càng sâu, ngồi dậy. Không biết do còn mơ ngủ hay do cái bụng nặng nề, cô loay hoay gượng lên có chút khó khăn. Khắc Nguyên dang tay đỡ cô, ôm cô vào lòng, ngập yêu thương. Thấy tay anh chưa buông lỏng, ngón tay cô chọc nhẹ vào eo anh, nhướng mắt nhìn lên, chờ mong. Anh không buông làm sao cô đứng lên. Nhìn ánh mắt cô tròn to mong chờ, anh chỉ cười, nâng thêm một chút lực đỡ cô đứng lên.
Sau khi vào nhà vệ sinh xong, cô tới bàn trang điểm chải đầu, buộc tóc gọn gàng. Tiến tới tủ quần áo, chọn một chiếc đầm bầu màu xanh thay vào, theo anh xuống nhà ăn. Anh chăm sóc cô cẩn thận như sợ vỡ một món đồ trân quý, từ sinh hoạt hàng ngày, quần áo, đến thức ăn cũng có thực đơn đúng tỷ lệ dinh dưỡng. Hai người tiến vào nhà ăn, bà vú khoảng 50 tuổi đã bày thức ăn ra bàn. Khắc Nguyên kéo ghế, đỡ cô ngồi xuống , đặt thìa vào tay cô, ý bảo ăn đi. Anh chưa ăn vội, quan sát cô đưa thức ăn vào miệng, cô chớp mắt, cười nhẹ xem như đồng ý thức ăn hợp khẩu vị, nói với anh:
- Anh ăn đi, ngon lắm nha.
Phải nói, bà vú nấu ăn rất ngon. trước đây bà làm đầu bếp tại nhà hàng nhỏ, nhưng sau đó không làm nữa nên anh đưa bà về chăm sóc cho cô trong ngôi nhà riêng này. Bà thật sự quan tâm cô như con gái của mình. Bà không con, thấy cô gái đáng yêu, lương thiện lại không người thân nên trong tận kín lòng bà xem cô như con gái mà đối đãi.
Anh cũng cười, nụ cười thư thả, bắt đầu ăn. Không khí ấm áp, nụ cười treo trên hai người như làm không gian cũng ngập tràn ý cười.
Bà vú cũng cười, thấy hai người hòa hợp, lòng bà cũng hân hoan. Bà đang soạn ra một số thứ mà sáng nay mua sớm, chuẩn bị để làm một số loại bánh mà Nhã Châu thích. Thấy rất nhiều thứ linh tinh như vậy, Nhã Châu hỏi nhỏ:
- Vú định làm gì mà mua nhiều thế?
- Hai ngày nửa là sinh nhật của cô nên vú chuẩn bị làm bánh kem và một số loại bánh khác, không ra ngoài mua, lỡ trúng thức ăn không tốt cho phụ nữ có thai. - Bà vú trả lời.
Nhã Châu sực nhớ hai ngày nữa là sinh nhật của mình, ngừng ăn, suy nghĩ. Khắc Nguyên thấy thế, gõ nhẹ vào bát thức ăn của cô, nhắc nhở cô ăn tiếp. Cô nhìn anh, lại hỏi:
- Anh có chuẩn bị quà sinh nhật cho em không?
Thấy đôi mắt tròn to long lanh hướng mình không rời chờ đợi câu trả lời, anh như nghẹn lại không nuốt được, ý cười trong mắt càng đậm. Từ ngày đưa cô ra khỏi cô nhi viện đã 5 năm, có năm nào anh không tặng quà sinh nhật cho cô đâu? Thái độ này của cô là sao đây?
Thấy anh không trả lời, vẻ vui mừng chờ đợi của cô như tan biến, thất vọng gắp thức ăn cho vào miệng. Khắc Nguyên không đành lòng để cô mất đi hứng thú, anh trầm giọng nhỏ nhẹ:
- Dĩ nhiên là có, anh chọn lựa thật kỹ mà!
Nhã Châu sắc mặt sáng lên, hướng mắt về anh như đang thỏa thuận một việc quan trọng, nói:
- Anh đừng tặng quà đắt tiền làm gì, em rất ít khi dùng đến. Hay anh tặng tiền cho em nhé, em sẽ để dành đến lúc cần dùng.
Nhìn ánh mắt của cô chờ mong như trẻ chờ quà của mẹ đi chợ về, anh không biết nên điều chỉnh cảm xúc của mình như thế nào. Từ trước giờ, anh thật sự mới thấy vẻ mặt tham tiền đáng yêu đến như vậy. Anh nghĩ đi nghĩ lại, chợt phụt cười một tiếng. Nhã Châu thu lại vẻ mặt háo hức chờ đợi của mình, nhìn anh, xụ mặt. Anh là đang châm chọc cô đây mà! Có phải là cô tham lam tiền đâu, cô sắp sinh rồi, thật sự muốn dùng tiền để chuẩn bị một ít cho con, những món quà xa sĩ anh tặng cô thật sự tốn quá nhiều tiền, thật lãng phí cho anh. Cô chỉ nghĩ thế thôi!
Anh thu hết tất cả cảm xúc của cô vào đáy mắt. Anh nói:
- Anh kể chuyện em nghe nhé?
Cô tròn mắt, mỗi khi dùng bữa anh rất ít nói chuyện chỉ nhìn cô ăn, gắp thức ăn cho cô, nhắc cô ăn nhiều vào, không nói chuyện dư thừa khác, luôn nhắc cô nguyên tắc ăn không nói. Thức ăn cho vào miệng là miếng cuối cùng. Gật gật đầu, tay đẩy bát đã hết thức ăn sang một bên, nuốt thức ăn xuống, tiếng nói trong trẻo của cô vang lên:
- Anh kể đi,, em nghe.
Khắc Nguyên bắt đầu kể:
- Ngày xưa, có một người nông dân nuôi lợn rất tốt. Nhìn đàn lợn béo tròn mập mạp ai cũng tấm tắc khen anh mát tay nuôi. Quan tri huyện thấy vậy mới bảo anh hãy chăn nuôi lợn cung cấp cho nhà quan. Một hôm, khi đi ngang nhà người nông dân, ông thấy anh ta đang cho lợn ăn loại thức ăn sền sệt, hỗn tạp nhiều thứ đồ bỏ đi lại có mùi hôi, ông nhíu mày hỏi anh: "Ngươi cho lợn ăn cái gì mà lợn chóng lớn như vậy?" Người nông dân trả lời: " Dạ thưa quan, hàng ngày con đến tất cả các quán ăn trong thành để lấy những thức ăn dư thừa về nấu với cám và rau cho lợn ăn nên nó mới chóng lớn thế đấy ạ." Nghe thế, quan nổi giận, chỉ vào mặt người nông dân, quát: " Ngươi nuôi lợn cung cấp cho nhà quan mà cho chúng ăn cơm thừa canh cặn bẩn thỉu hôi thối như vậy là muốn đánh vào mặt quan ta đây sao, bảo ta cũng đáng phải thức ăn như vậy sao? Người đâu, đánh tên này 20 gậy và không cho cung cấp thịt lợn cho nhà quan nữa."
Một tháng sau, quan tri phủ đi thị sát dân chúng, thấy đàn lợn người nông dân nuôi béo tốt, nghĩ có thể để cho mọi người học hỏi kinh nghiệm, gọi anh lại, nói: "Người kia, ngươi thế nào lại nuôi được lợn béo tốt như vậy?"`
Người nông dân nhìn thấy quan, nghĩ lại trận đòn đau ngày trước, bèn nói với quan: " Thưa quan, lợn con nuôi béo tốt như vậy là do hàng ngày con cho chúng ăn cơm có thịt và cá thượng thừa đầy đủ, thịnh soạn đấy ạ". Quan nổi giận, quát: "Cuộc sống còn khó khăn có bao nhiêu người cơm áo không đủ, ngươi lại nuôi lợn bằng thức ăn thượng thừa thịnh soạn, thật lãng phí. Người đâu, đánh hắn 20 gậy cho ta".
Một tuần sau, quan tuần tra lại đi ngang qua nơi người nông dân sinh sống, thấy đàn lợn béo tốt, quan gọi người nông dân lại và hỏi: "Người kia, ngươi làm sao lại có thể nuôi một đàn lợn béo tốt như thế"? Nhìn quan một lần, người nông dân mông còn đau ê ẩm, nói nhỏ: "Dạ thưa quan, con nuôi lợn béo tốt như vậy là do … mỗi ngày con cho lợn một quan tiền bảo mày muốn ăn thế nào thì ăn ạ".