Hãn Thích

Quyển 1 - Chương 162-1: Cô gái bỏ nhà ra đi




Mùa xuân đến, hoa đào nở rộ.

Nương theo mùa xuân về trăm hoa đua nở, băng tuyết tan, dòng nước chảy qua hai con sông lớn của Bắc Hải, Du Thủy Và Giao Thủy cũng chuẩn bị đón lũ.

Nước sông dâng đột ngột dòng nước chảy xiết.

Dương liễu hai bờ sông xanh tốt, tràn trề sức sống.

Sau trận mưa nhỏ, Lưu Sấm mang theo Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân ta khỏi huyện thành Cao Mật.

- Thực ra lần này Mạnh Ngạn ca ca rất may mắn.

- Ừ?

- Ha ha, Viên Thuận sớm không tạo phản, muộn không tạo phản, lại tạo phản vào lúc này, khiến cho không ít người xui xẻo.

Lưu Sấm cười lắc đầu nhưng không nói gì.

Đúng vậy, hắn không ngờ lại quên mất chuyện này.

Trong lịch sử, Viên Thuật hình như là xưng đế tạo phản trong năm này, cũng khiến ảnh hưởng của việc Tào Tháo binh bại tại Uyển Thành rơi xuống mức thấp nhất.

Còn nay, thiên hạ đại loạn chư hầu mọc lên như rừng.

Mọi người đều có lòng tự lập nhưng biết chưa đến lúc.

Người trong thiên hạ vẫn hướng tâm đến Hán thất, phúc của nhà Hán chưa đến mức tuyệt. Vào lúc này ai dám nhảy ra tạo phản thì tự chuốc lấy họa rồi. Còn ai muốn tự lập lại càng tỏ thái độ ủng hộ Hán lập tức sẽ trở thành cái đích bị mọi người chỉ trích. Tào Tháo bại trận ở Uyển Thành, hao binh tổn tướng. Tôn Sách ở Giang Đông thế như chẻ tre, cướp Ngô Quận và Hội Kê, tự tạo thành chư hầu, bao gồm sự bổ nhiệm của Lưu Sấm, vốn khắp nơi phản ghen tỵ nhưng vì Viên Thuật tạo phản nên khiến cho tất cả đều không còn quan trọng nữa … Viên Thuật này đúng là có khả năng thu hút kẻ thù.

Vốn dĩ Lưu Sấm đã chuẩn bị tốt, đoạn tuyệt với Tang Bá và Viêm Đàm phản bội.

Đâu biết Viên Thuật tạo phản khiến cho tất cả mọi chuyện đều bị che dấu.

- Lần này Viên Công Lộ khiến nhiều người tức giận.

Hắn thở dài hạ giọng nói:

- Đáng tiếc cho Nhữ Nam Viên Thị, bốn đời làm Tam Công, đường công danh rộng mở như vậy lại bị Viên Công Lộ hủy hoại trong chốc lát. Nếu như tổ tiên nhà ông ta có linh thiêng, e rằng cũng khó có thể an bình được. Ta nghe nói, Viên Thiệu đã ra hịch văn, phân rõ giới tuyến với Viên Thuật … Ha ha, tiếp theo, e rằng sẽ lại có một trận rung chuyển. Nhưng như vậy cũng tốt, ta có thể chỉnh hợp quận Đông Lai nhanh hơn, có lẽ chưa đầy một năm sẽ ổn định được thế cục Bắc Hải.

Thừa nước đục thả câu, nhân lúc ánh mắt mọi người đang tập trung hết vào Viên Thuật, Lưu Sấm tự nhiên muốn tăng thêm tốc độ.

Nói thật là, Bắc Hải Đông Lai chỗ này rất tốt, lưng núi dựa biển, khí hậu, phong cảnh đều tốt, chỉ tiếc Thanh Châu nơi này cũng là nơi tứ chiến. Tào Tháo, Viên Thiệu, Lã Bố cũng sẽ không ngồi yên xem Lưu Sấm khuếch trương. Nếu như Lưu Sấm ổn định thế cục thì tất nhiên sẽ đưa tới chiến sự.

Hơn nữa, nhân khẩu của Bắc Hải và quận Đông Lai thực sự là quá ít.

Tuy Tiết Châu thể hiện là có thể từ Từ Châu di dân đến đây nhưng đối với toàn bộ địa khu Giao Đông mà nói cũng chỉ như muối bỏ biển.

Tổng nhân khẩu của hai quận là 50-60 vạn người thì có thể phát triển được bao nhiêu? Lưu Sấm vẫn luôn cân nhắc nhân cơ hội này làm thế nào để mình mạnh lên.

Nhưng dù hắn có cân nhắc thế nào thì đều cảm thấy không gian phát triển quá nhỏ bé.

- Mạnh Ngạn ca ca, có thể tìm Viên Thiệu nhờ cậy không?

- Sao Khổng Minh lại hỏi thế?

Mọi người nghỉ ngơi bên bờ Duy Thủy, nhìn ra xa là thấy một mảnh đất đã được khai hoang.

Chỗ này cũng là đồn điền.

Nằm ở giữa Duy Thủy và Vấn Thủy, chỉ cần qua sông một ngày là đến được Thuần Vu.

Vương Tu đã chiêu mấy ngàn lưu dân ở chỗ này, chuẩn bị cuối tháng sau khi xuân về sẽ cày bừa ải cho vụ xuân.

Sau cơn mưa, cánh đồng một màu cháy đen sì.

Tro tàn của việc khai hoang mở đất từ hai ngày trước, sau một cơn mưa nhỏ đã làm dịu đi, đất và tro hòa lại làm một. Lưu Sấm xuống ngựa, đi lên một gò đất. Gia Cát Lượng theo sát sau hắn nhìn sông ngòi cũng thấy có một không khí hùng tráng.

Xuống gò đất, Chu Thương đang đùa nghịch cùng với Gia Cát Quân.

Tiếng cười ngây thơ của đứa bé kia vọng lại khiến Lưu Sấm cảm thấy càng có một trách nhiệm quan trọng.

Hắn đã đi đến bước này thì nhất định phải cố gắng giữ lại hạnh phúc cho mọi người.

Gia Cát Lượng hạ giọng nói:

- Viên Bản Sơ hùng cứ Hà Bắc. Công Tôn Toản sau khi thất bại đã hoàn toàn suy sụp, không thể tranh chấp với Viên Thiệu được nữa. Một khi Công Tôn Toản bị thất bại, Viên Thiệu Hùng cũng hy vọng chiếm được bốn phương, chắc chắn sẽ thèm thuồng Trung Nguyên, tất có một trận chiến với Tào Tháo. Trận chiến này quan trọng sẽ ở Trung Nguyên, chưa bàn đến ai thắng ai thua, nhưng Mạnh Ngạn ca ca đi theo con đường nào?

Gia Cát Lượng chỉ có mười sáu tuổi nhưng ánh mắt lại rất tinh tường.

Sắc mặt của Lưu Sấm hơi đổi, hạ giọng nói:

- Khổng Minh, nhìn cuộc chiến giữa Viên - Tào thế nào?

Gia Cát Lượng trầm mặc.

Một lát sau, y nói:

- Lượng không để ý đến tranh chấp của Viên, Tào, Lượng chỉ để ý huynh tự xử lý thế nào?

- Hử?

- Trước khi Viên, Tào chiến tranh, Mạnh Ngạn ca ca nhất định phải có quyết định. Muốn quy thuận một phương hay là muốn tự lập chư hầu. Nếu quy thuận một phương đơn giản chọn một trong hai Viên, Tào cũng coi như đánh một canh bạc.

Nhưng dù thành công, Mạnh Ngạn ca ca có thân phận của dọng họ Hán thất, sẽ không tránh khỏi bị hai người nghi kị, sau này tất sẽ gian nan. Nhưng nếu mốn tự lập chư hầu …

Gia Cát Lượng suy nghĩ một chút rồi thấp giọng nói:

- Cơ hội của Mạnh Ngạn ca ca chỉ có một lần …

- Lẽ nào Gia Cát Lượng đã có đối sách?

Mắt Lưu Sấm hơi híp lại nhìn về phía Gia Cát Lượng hạ giọng nói:

- Khổng Minh, mau nói tỉ mỉ xem.

Đâu có biết, Gia Cát Lượng lại lắc đầu nói:

- Mạnh Ngạn ca ca chớ sốt ruột, Lượng chỉ có một suy nghĩ nhưng cụ thể thế nào thì vẫn chưa nghĩ ra một chương trình cụ thể. Về chuyện này Trịnh Sư cũng từng nói với đệ. Ông ấy nói nếu Mạnh Ngạn ca ca chỉ muốn bảo vệ mình thì tốt nhất nhân cơ hội này mà từ chối phong thưởng, đi đến Hứa Đô. Từ đó về sau dù ai thắng, ai thua, Mạnh Ngạn ca ca cũng đừng lo đến. Dù là Viên Thiệu hay Tào Tháo thì lúc này cũng sẽ không gây ra bất lợi gì cho huynh, thậm chí còn đối xử tử tế thêm với huynh nữa.

Lưu Đào mới chết mười năm nhưng mạng lưới quan hệ của ông vẫn còn đó.

Trước khi sức ảnh hưởng của Lưu Đào còn chưa hết, Tào Tháo và Viên Thiệu sẽ không hành động thiếu suy nghĩ đâu.

Nhưng sau khi sức ảnh hưởng của Lưu Đào đã hết, chỉ cần Lưu Sấm thành thật không có dã tâm thì cũng sẽ được chết già … Nhưng vấn đề là ở chỗ Lưu Sấm sẽ can tâm làm người hầu sao? Thấy Lưu Sấm không nói gì, Gia Cát Lượng mỉm cười.

- Trịnh Sư nói, Mạnh Ngạn ca ca tính tình cứng rắn thà bị gãy chứ không chịu bị bẻ cong. Về điểm này có hơi giống Trung Lăng Hầu … Cho nên, ông ấy đoán Mạnh Ngạn ca ca sẽ không tình nguyện làm như thế. Tất nhiên sẽ phấn khởi mà phản kích. Hơn nữa hiện tại Mạnh Ngạn ca ca cũng được coi là có chút thế lực, sao có thể khoanh tay chịu chết đây? Trịnh Sư nói, huynh sẽ không cam lòng đâu.

Lưu Sấm nghe xong lập tức mỉm cười.

Xem ra Trình Huyền rất coi trọng Gia Cát Lượng.

Tuy Lưu Sấm là học trò của Trịnh Huyền nhưng vì việc công bề bộn thời gian nên đi học thực sự cũng không được nhiều lắm.

Nhưng Gia Cát Lượng lại thường xuyên thỉnh giáo Trịnh Huyền. Thêm với tư chất thông minh bẩm sinh của Gia Cát Lượng rất được Trình Huyền quý mến, có thể nói là dốc túi truyền đạt. Rất nhiều câu Trịnh Huyền không nói với Lưu Sấm nhưng ông ta sẽ thông qua Gia Cát Lượng để nhắc nhở Lưu Sấm. Còn Gia Cát Lượng dường như thích thú với việc truyền lời này. Hằng ngày từ nhà Trình Huyền về đều đến tìm Lưu Sấm, nói hết một lần.

Về chuyện của mình, Lưu Sấm cũng không cố ý giấu diếm Gia Cát Lượng. Thậm chí thường xuyên có ý để y tham dự vào.

Hằng ngày công văn quan trọng của các nơi báo lên, Lưu Sấm đều sao lại một phần đưa cho Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng gặp chỗ nào không hiểu cũng không đi hỏi Lưu Sấm mà lại đi thỉnh giáo Trịnh Huyền. Rất may là Quản Ninh, Bỉnh Nguyên cũng ở đó, y còn thảo luận với Quản Ninh Bình Nguyên. Cách ăn nói, kiến thức, khả năng phán đoán của y chỉ trong thời gian ngắn đã tăng lên rất nhiều.

- Người hiểu ta chính là Trịnh sư!

Lưu Sấm hít sâu một hơi, xoa đầu Gia Cát Lượng.

- Vậy xin nhờ Khổng Minh nghĩ mưu cho ta, cũng là có thể tự bảo vệ cho tương lai của mình.

- Mạnh Ngạn ca ca, việc cần phải làm bây giờ là phải lợi dụng thật tốt thân phận của Hoàng phúc Đại Hán. Đây là từ chính miệng thiên tử tán thành. Có một thân phận như vậy, Mạnh Ngạn ca ca còn lo lắng thế cục không ổn sao? Lẽ nào huynh không phát hiện ra, trước đây tuy Viên Thúc Trị đồng ý phối hợp với huynh nhưng không hề thiện ý. Có thể bây giờ y lại bẩm báo mọi chuyện với huynh thì sao huynh không chào đến đây? Hơn nữa, Di An Tả Tử Hằng cũng quy thuận huynh, nhưng hình như huynh không cảm nhận được.

Lưu Sấm ngẩn người ra nhìn Gia Cát Lượng một lúc lâu mới cười xấu hổ.


- Khổng Minh vừa nói thì ta mới nghĩ đến. Hôm trước Tả Tử Hằng còn phái người đến, còn có cả giấy của y tự chế … Khoan hãy nói có phải Tả Tử Hằng làm giấy này hay không, thật ra loại giấy này còn mạnh hơn giấy đang lưu thông trên thị trường gấp mấy trăm lần.

Từ từ, từ từ … Đột nhiên Lưu Sấm có một linh cảm nhưng lại vô cùng mơ hồ.

Tả Bá, Tự Tử Hằng và Thái Sử Từ là đồng hương , người huyện Dịch Đông Lai.

Người này am hiểu viết chữ Bát Phân, cũng coi là đại gia thư pháp của cuối thời Đông Hán. Vào những năm Sơ Bình, tiếng lành đồn xa, không hề kém hơn so với Chung Diêu. Y ngoài thư pháp ra còn có các khả năng khác đó là làm giấy. Đời sau vì có nhiều điển cố về Thái Luân làm giấy cho nên rất nhiều người cho rằng giấy là do Thái Luân làm. Thực ra, đầu thời Tần mạt Hán sơ, giấy đã xuất hiện rồi. Nhưng vì chi phí làm giấy rất cao cho nên cũng không được lưu thông rộng rãi. Đến tận thời Hán Hòa Đế, Thái Luân cải tiến kĩ thuật làm giấy, giấy mới viết được thích tay hơn.

Tả Bá lại lấy Thái Luân làm cơ sở, cải tiến thêm một bước về công nghệ làm giấy.

Giấy mày y chế tác ra được gọi là Tả Bá giấy, rất nhiều người đọc sách tôn sùng người này.

Thế cho nến đến thời Tùy Đường. Tiêu Tử Lương trong thư trả lời Vương Tăng Kiền có đề cập đến: Tả Tử Ấp làm giấy, độ sáng tuyệt vời, nếu như sử dụng với mực đen thì nước mực như sơn. Hơn nữa, Trương Bá Anh lại làm ra bút, có thể nói là ông trời tác hợp.

Tử Bá, Tả Tử Ấp … Đột nhiên Lưu Sấm hỏi:

- Khổng Minh, Trịnh sư có nói Tả Tử Ấp làm quan thế nào không?

Khổng Minh ngẩn người ra suy nghĩ một chút rồi nói:

- Trịnh sư nói, Vương Thúc Trị nắm một quận, Tả Tử Ấp làm Nhập thiếu phủ.

Một câu nói kia thôi cũng thể hiện được khả năng khác nhau giữa hai người.

Vương Thúc Trị một mình có thể đảm đương được một phương còn Tả Bá lại không hợp làm chính sự một phương. Không phải do tài cán của Tả Bả thấp hơn Vương Tu mà là năng lực của người này không được trọng dụng đúng chỗ. Nếu nói đơn giản đi, chính là Tả Bá này là một con một sách, loại mọt sách, không am hiểu việc thống trị một phương, nhưng nếu để cho y làm công việc nghiên cứu thì khả năng này sẽ càng thêm hiệu quả.

Lưu Sấm sau khi nghe xong gật đầu liên tục.

- Khổng Minh, vậy nếu ta mời Thúc Trị thống lĩnh Giao Đông, liệu y có đồng ý hay không?

Giao Đông theo lời của Lưu Sấm lúc này chính là bao gồm cả hai huyện Tức Mặc và Giao Đông.

Gia Cát Lượng suy nghĩ một chút:

- Vương Thúc Trị chí hướng cao xa, để y ở Cao Mật cũng có sự hạn chế. Dù Trịnh sư không hỏi chính sự nhưng có rất nhiều chuyện không giấu được ông ấy. Mạnh Ngạn ca ca tập trung vào Cao Mật, tuy chỉ nắm chiến sự trong tay nhưng Vương Thúc Trị cũng sẽ bó tay bó chân. Y phải đồng ý đến Giao Đông. Tuy bên đó hoang vắng nhưng lại thể hiện được tài năng.