Hai Số Phận

Chương 19




Willam đặt máy xuống, trong bụng nghĩ thấy buồn cười hơn là khó chịu về thái độ hung hăng của Abel Rosnovski. Anh lấy làm tiếc đã không thể thuyết phục ngân hàng ủng hộ anh chàng bé nhỏ người Ba Lan này, một con người rất tin ở khả năng có thể cứu vãn được công ty Richmond qua lúc khó khăn. Anh làm hết phận sự còn lại của mình là thông báo cho ủy ban tài chính biết Abel Rosnovski đã được người ủng hộ, chuẩn bị các tài liệu chính thức để giao lại khách sạn rồi đóng luôn hồ sơ của ngân hàng về công ty Richmond.

Mấy ngày sau William vui mừng thấy Matthew đến Boston nhận làm giám đốc bộ phận đầu tư của ngân hàng. Charles Lester không giấu giếm chuyện ông cho rằng nếu Matthew có thêm được kinh nghiệm nhà nghề nào ở một ngân hàng đối thủ với mình đều là một sự chuẩn bị tốt cho anh làm chủ tịch ngân hàng Lester trong tương lai. Công việc của William bỗng được vãn ngay đi một nửa, nhưng thời gian của anh hình như lại bận hơn trước. Anh tranh thủ bất cứ lúc nào rỗi rãi là đi đánh quần vợt hoặc đi bơi, chỉ có mỗi chuyện Matthew rủ đi trượt tuyết ở Vermont là William dứt khoát không đi. Những hoạt động trên đây tuy nhiên cũng khiến cho anh cảm thấy mình bớt cô đơn và đỡ nhớ nhung đối với Kate. Matthew không tin là William có thể nhớ cô ta đến mức như vậy.

- Tớ phải gặp cái người đàn bà đó để hiểu tại sao cô ta cô thể làm cho William Kane phải mất hồn trong khi họp ban giám đốc để bàn việc ngân hàng có nên mua thêm vàng vào hay không mới được.

- Rồi cậu gặp sẽ thấy, Matthew. Tớ nghĩ là cậu sẽ đồng ý rằng cô ta còn quý hơn cả vàng đầu tư nữa kia.

- Mình tin ở cậu. Chỉ có điều mình không muốn nói cho Susan biết. Nó vẫn nghĩ rằng trên đời này chỉ có cậu là người đàn ông duy nhất cho nó thôi đấy.

William cười. Anh chưa hề có lúc nào nghĩ đến Susan cả

*****

Đống thư của Kate gửi đến vẫn nằm trong ngăn kéo bàn của William được khóa tử tế. Anh đọc đi đọc lại đống thư đó nhiều lần đến gần như thuộc lòng. Cuối cùng, một bức thư anh vẫn chờ đợi hơn cả đã đến, có ngày giờ rõ ràng.

Buckhurst Park

Ngày 14 tháng 2-1930

Anh William rất yêu quý,

Cuối cùng em đã đóng gói xong tất cả mọi thứ, thanh toán xong các việc và em sẽ trở về Boston vào ngày 19. Nghĩ đến chuyện gặp lại anh mà em hồi hộp quá Nếu như tất cả câu chuyện diệu kỳ này bỗng nổ tan như bong bóng trong gió lạnh của Biển Đông thì sao nhỉ? ôi, lạy Chúa, em không mong thế. Em không thể biết những tháng dài cô đơn này mà không có anh thì làm sao đây.

Yêu anh, Kate

Cái đêm trước khi Kate về đến đây, William tự hứa với mình sẽ không làm gì quá vội vã để cho hai người sau này phải hối tiếc. Anh nói với Matthew rằng anh không sao đo hết được những cảm nghĩ của cô trong trạng thái chuyển từ cái chết của chồng cô sang tâm lý hiện nay như thế nào.

- Cậu đừng có làm ra vẻ tâm lí thế, - Matthew nói.- Cậu yêu thì phải thấy cái thực tế đó chứ.

Vừa trông thấy Kate ở ngoài ga, William đã không còn giữ được thái độ thận trọng của mình nữa. Anh chỉ còn thấy vui sướng khi nhìn nụ cười rạng rỡ trên mặt cô. Anh chen qua đám hành khách chạy vội ra ôm chặt lấy cô đến mức cô không thở được nữa.

-Chúc mừng em đã trở về nhà, Kate. - Wilham đang sắp sửa hôn thì cô lùi lại. Anh hơi ngạc nhiên.

- William, có lẽ anh chưa gặp cha mẹ em.

Tối hôm đó William cùng ăn với gia đình Kate. Ngày ngày, hễ cứ lúc nào rảnh, dù chỉ được vài tiếng nếu không bận với những công việc ngân hàng hoặc phải đánh quần vợt với Matthew là anh chạy đến gặp cô ngay. Rồi đến Matthew, anh chàng này vừa gặp Kate lần đầu tiên đã mê đến nỗi sẵn sàng đem tất cả cổ phần vàng bạc của mình chỉ để đổi lấy một mình cô Kate.

- Tớ không bao giờ bán hạ giá đâu nhé, - William nói. - Và tớ cũng không như cậu đâu, Matthew, tớ không bao giờ quan tâm đến lượng, chỉ quan tâm đến chất thôi.

- Vậy tớ hỏi cậu, - Matthew nói, - còn kiếm đâu ra được một người có giá như Kate nữa?

- Ở bộ phận thanh lý trong ngân hàng ấy chứ đâu? - William nói.

- Cậu liệu mà chiếm hữu cô ta nhanh đi, William, nếu không tớ sẽ chiếm mất đấy.

Vụ thất thoát của ngân hàng Kane và Cabot trong cuộc phá sản năm 1929 lên đến trên 7 triệu đô la. Với tầm cỡ của ngân hàng này, mất mát như thế là ở mức trung bình. Mấy ngân hàng khác cỡ nhỏ hơn một chút đều thất bại. William phải cố cầm cự cho đến hết năm 1939 và luôn luôn bị áp lực từ khắp phía.

Khi Franklin D. Roosevelt được bầu làm Tổng thống Mỹ trong một liên danh hứa hẹn phục hồi và cải cách, William vẫn lo rằng chính sách Tân Kinh tế của chính quyền cũng sẽ chẳng đem lại gì nhiều cho ngân hàng Kane và Cabot cho lắm. Khắp nơi tình hình kinh doanh phát triển rất chậm chạp. William nuôi trong đầu một kế hoạch mở rộng ngân hàng.

Trong khi đó, Tony Simmons quản chi nhánh của ngân hàng ở London cũng đã mở rộng được phạm vi hoạt động và trong hai năm đầu đã đem lại được cho ngân hàng Kane và Cabot những khoản lợi nhuận đáng kể. Những thành tích của ông ta xem ra khá hơn nhiều so với William lúc này còn đang lúng túng chưa tìm ra lối thoát.

Cuối năm 1932, Alan Lloyd gọi Tony Simmons về Boston để báo cáo trước toàn thể ban giám đốc về những hoạt động ngân hàng của ông ta ở London.

Simmons vừa về đã tỏ ý muốn ứng cử vào cương vị chủ tịch ngân hàng khi Alan Lloyd sẽ về hưu trong vòng mười lăm tháng nữa. William hoàn toàn bị bất ngờ với chuyện đó, vì anh coi như Simmons đã mất hết cơ hội từ sau khi biến sang London rồi. Bây giờ William không thể ngờ Simmons vẫn còn tham vọng ấy được anh nghĩ điều đó có lẽ không phải do Simmons tinh tế nhìn thấy trước được sự việc mà do nền kinh tế ở Anh lúc này so với Mỹ có vẻ ít tê liệt hơn.

Tony Simmons trở về London lại được thêm một năm thành công nữa. ông ta phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của ban giám đốc bằng một giọng đắc thắng, tuyên bố rằng chi nhánh ngân hàng ở London sẽ thu được khoản lợi nhuận trên một triệu đô la nữa và đó là một kỷ lục mới. Cũng trong khoảng thời gian này, William chỉ có thể báo cáo được phần lợi tức nhỏ hơn nhiều. Việc Tony Simmons đột ngột trở về với tình hình thuận lợi hơn ấy đặt William trước vấn đề là anh chỉ còn một năm nữa để tranh thủ sự ủng hộ của toàn thể ban giám đốc thôi, trong khi đó đối thủ của anh xem ra mỗi lúc một khá lên hơn.

Kate đã bỏ hàng giờ để nghe William kể lại những vấn đề của mình, thỉnh thoảng gật gủ tỏ ra thông cảm hoặc trách anh là hơi quá bi quan. Còn Matthew làm tai mắt của William thì cho biết là khi bỏ phiều bầu sẽ rất có thể là 50-50, vì một nửa cho là William còn quá trẻ chưa thể giao cho cương vị có trách nhiệm lớn như chủ tịch ngân hàng được, còn một nửa thì vẫn còn cho rằng Tony Simmons là đáng trách về chuyện đã làm ngân hàng bị thua thiệt năm 1929. Hình như phần lớn những thành viên không có trong ban chấp hành và không trực tiếp làm việc với William đều

nghiêng về phía phân biệt tuổi tác hơn là bị những gì khác ảnh hưởng đến. Matthew thường được nghe người ta đồn rằng. Sẽ đến lúc William thắng cử. Đã có lúc Matthew làm như mình là Thánh sống và khẳng định với William: Với tất cả những cổ phần của cậu trong ngân hàng thì cậu có thể thay đổi toàn bộ ban giám đốc, đưa những người cậu tự chọn ra cho vào đó và bảo họ bầu cậu làm chủ tịch là xong thôi.

William quá biết con đường của anh đi lên cương vị đó nhưng anh nghĩ mình không cần phải dùng đến những sách lược như vậy làm gì. Anh muốn làm gì.

Anh muốn mình trở thành chủ tịch chỉ do những ưu điểm của mình thôi. Dù sao, ngày xưa bố anh đã từng đi con đường đó để đạt tới cương vị chủ tịch, mà Kate thì cũng muốn anh như vậy.

Ngày 2 tháng Giêng 1934, Alan Lloyd thông báo cho tất cả các thành viên biết là cuộc họp ban giám đốc sẽ tiến hành vào đúng ngày sinh nhật thứ sáu mươi lăm của ông, và cuộc họp đó chỉ có mục đích duy nhất là bầu người kế vị. Gần đến ngày quyết định ấy, Matthew chỉ còn một mình quản công việc của bộ phận đầu tư, còn Kate thì phải phục vụ ăn cho cả hai người vì họ bận đi vận động. Matthew không phàn nàn điều gì về chuyện mình phải làm việc nhiều hơn vì William còn phải lo tính toán làm sao giành được cái ghế chủ tịch. William biết rằng mình có thành công thì Matthew cùng chẳng được lợi gì vì dù sao một ngày kia anh ta cũng lên tiếp quản ngân hàng của bố ở New York, mà ngân hàng đó còn quan trọng hơn nhiều so với Kane và Cabot, nhưng anh nghĩ đến ngày đó anh cũng sẽ ủng hộ Matthew một cách vô tư như Matthew ủng hộ anh bây giờ. Cũng chẳng còn bao lâu nữa.

Hôm kỷ mệm sinh nhật thứ sáu mươi lăm của Alan Lloyd, tất cả mười bảy thành viên ban giám đốc đều có mặt. Cuộc họp được mở đầu bằng bài diễn văn từ biệt của ông chủ tịch, dài mười bốn phút, mà William nghe thì thấy sao nó dài tưởng chừng như mãi không hết. Tony Simmons thì sốt ruột gõ gõ bút vào tập giấy trước mặt, thỉnh thoảng ngước lên nhìn William. Cả hai người, chẳng ai nghe Alan nói gì trong bài diễn văn. Cuối cùng Alan ngồi xuống, và mười sáu nhà ngân hàng Boston vỗ tay ran. Hết tiếng vỗ tay, Alan Lloyd, với tư cách chủ tịch ngân hàng Kane và Cabot, đứng lên một lần cuối.

- Và bây giờ, thưa quý ngài, chúng ta phải bầu lên một người thay thế cho tôi. Ban giám đốc được gìới thiệu hai ứng cử viên nổi bật là ông Anthony Simmons, giám đốc chi nhánh ngân hàng hải ngoại, với ông William Kane, giám đốc ngân hàng đầu tư ở trong nước. Quý ngài đều biết rõ cả hai nglíời, và tôi cũng không cân phải nói thêm gì nhiều về những ưu điểm của hai vị đó. Ngược lại, tôi đã yêu cầu mỗi ứng cử viên trình bày cho ban giám đốc được biết về cái nhìn của mình đối với tương lai của ngân hàng Kane và Cabot như thế nào nếu như được bầu làm chủ tịch.

William đứng dậy trước, vì đã có tung đồng tiền để xem ai trước ai sau rồi. Anh trình bày trong hai mươi phút, nói chi tiết ý kiến của anh về ý đồ muốn đưa ngân hàng vào những lĩnh vực mà trước đây ngân hàng chưa dám mạo hiểm. Đặc biệt, anh muốn mở rộng cơ sở của ngân hàng để thoát ra khỏi tình trạng suy thoái hiện nay và hướng của anh là chuyển dần xuống trung tâm ở New York. Anh còn nêu ra ý kiến là có khả năng lập một công ty cổ phần chuyên về mặt thương mại (đến đây thì thấy một số thành viên cũ lắc đầu tỏ vẻ không tin). Anh muốn ngân hàng xét vấn đề mở rộng đề đối phó với thế hệ những nhà tài chính mới hiện nay đang cầm đầu ở nước Mỹ, muốn thấy Kane và Cabot bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi với tư cách là một trong những thể chế tài chính lớn nhất của Hoa Kỳ. Khi ngồi xuống, anh hài lòng nghe những tiếng rì rầm tán thưởng. Bài diễn văn của anh nói chung được ban giám đốc hoan nghênh.

Tony Simmons đứng lên tiếp. Ông ta trình bày vấn đề với một quan điểm bảo thủ hơn nhiều. ông ta nói ngân hàng phải củng cố địa vị cho mình trong những năm tới, phải thận trọng đi vào nhữag lĩnh vực đã chọn lựa và phải bám lấy cách làm ăn truyền thống đã giúp cho Kane và Cabot giữ được uy tín của mình.

Ông ta đã rút ra được bài học của vụ phá sản trước đây và cho rằng điều quan tâm chủ yếu của mình - ông ta nói thêm và mọi người cười - là Kane và Cabot vẫn cứ bước vào nửa sau của thế kỷ hai mươi như thường. Tony nói bằng một giọng khôn khéo và có sức thuyết phục mà William biết rằng mình còn quá trẻ không thể đối phó với kiểu đó được. Lúc Tony ngồi xuống thì William không thể biết là ban giám đốc nghiêng về phía nào nữa, tuy anh vẫn tin rằng đa số sẽ tán thành mở rộng ngân hàng hơn là đứng yên một chỗ.

Alan Lloyd cho các giám đốc biết rằng bản thân ông ta và hai người ra tranh cử không bỏ phiếu. Còn lại mười bốn người nhận lá phiếu, viết vào đó rồi đưa lại cho Alan. ông nhìn những lá phiếu đó rồi từ từ đếm. William không dám nhìn lên, chỉ cắm đầu vào tập giấy trước mặt và hai bàn tay toát mồ hôi. Alan đếm xong thì cả phòng im lặng chờ.

Ông tuyên bố sáu phiếu bầu cho Kane, sáu phiếu bầu cho Simmons, hai phiếu trắng. Có tiếng xôn xao trong số những người ngồi đó. Alan kêu gọi trật tự.

William hít một hơi thở dài. Alan ngừng lại rồi nói:

- Tôi nghĩ rằng có lẽ trong hoàn cảnh như thế này, chúng ta phải bầu lại một lần thứ hai. Nếu như có thành viên nào trong lần bầu thứ nhất đã bỏ phiếu trắng và trong lần này bỏ cho một ứng cử viên nào đó thì mới có đa số phiếu được.

Những mẩu giấy trắng lại được phân phát. Lần này William không muốn nhìn vào đó nữa. Anh chỉ còn nghe tiếng sột soạt của ngòi bút cạo trên giấy.

Những lá phiếu lại được đưa về cho Alan Lloyd. Một lần nữa, ông chầm chậm mở từng lá phiếu và đọc to các tên viết trong đó lên.

- William Kane.

- Anthony Simmons, Anthony Simmons, Anthony Simmons.

Ba một nghiêng về Tony Simmons.

- William Kane, William Kane.

- Anthony Simmons.

- William Kane, William Kane, William Kane.

Sáu hai nghiêng về William.

- Anthony Simmons, Anthony Simmons.

- William Kane.

Bẩy sáu nghiêng về William.

William nín thở, tưởng như không biết đến bao giờ Alan Lloyd mới mở đến lá phiếu cuối cùng.

- Anthony Simmons, - ông nói. "Thế là bẩy đều, thưa quý ngài".

William biết là bây giờ Alan Lloyd sẽ buộc phải bỏ lá phiếu quyết định cuối cùng. Mặc dầu ông chưa hề nói với ai là ông ủng hộ người nào lên làm chủ tịch, nhưng Wilham bao giờ cũng cho là nếu như cuộc bỏ phiếu đi đến bế tắc thì Alan sẽ ủng hộ anh hơn là Tony Simmons.

- Hai lần bỏ phiếu đều đi đến kết luận là số phiếu ngang nhau. Tôi cho rằng không còn thành viên nào trong ban giám đốc sẽ thay đổi ý kiến nữa, vì vậy tôi buộc phải dành phiếu của mình cho ứng cử viên nào mà tôi cho là sẽ thay thế tôi làm chủ tịch Kane và Cabot. Tôi biết rằng trong các vị chẳng ai muốn ở vào cái địa vị của tôi làm gì, nhưng tôi không có cách nào khác hơn là phải tự mình xét và ủng hộ người mà tôi cho sẽ phải là chủ tịch kế tiếp của ngân hàng. Người đó là Tony Simmons.

William không tin ở tai mình đã nghe những lời nói vừa rồi, còn Tony Simmons thì trông như bị choáng váng. ông ta đứng dậy đối diện với William trong tiếng vỗ tay râm ran, đến đổi chỗ cho Alan Lloyd ở đầu bàn và lần đầu tiên phát biểu với Kane và Cabot với tư cách chủ tịch mới của ngân hàng. Ông ta cảm ơn ban giám đốc về sự ủng hộ và ca ngợi Wilham đã không bao giờ lợi dụng cái thế mạnh về tài chính và gia đình của mình để tác động đến việc bỏ phiếu. ông ta mời William làm phó chủ tịch và đề nghị Matthew Lester thay thế Alan Lloyd làm một giám đốc. Cả hai đề nghị đó của ông ta đều được mọi người nhất trí ủng hộ.

William ngồi đăm đăm nhìn vào bức tranh chân dung của bố anh, trong bụng nghĩ mình đã không làm được như bố.