Gả Cho Tội Thần

Chương 177




Khương Đào tuy đã sớm đoán được giữa Thái Hoàng Thái Hậu và sư phụ nhà mình hẳn đã xảy ra chuyện gì đó nhưng lúc này nghe được sự đau lòng trong lời của Thái Hoàng Thái Hậu vẫn nhịn không được nhảy dựng trong lòng.

Nàng vội vàng dừng bước, đứng ở hành lang cùng những cung nhân khác.

Trong điện lại an tĩnh.

Thẳng tới khi Khương Đào đứng bủn rủn cả chân, nàng mới nghe được tiếng nói của sư phụ mình đánh tan bầu không khí yên tĩnh này.

Tô Như Thị hẳn là có gì đó đè nén, nghiến răng nghiến lợi  nói: “Hiện giờ ta nên gọi ngài một tiếng Thái Hoàng Thái Hậu hay gọi người là tỷ tỷ như ngày xưa? Người hại cả trăm mạng người của Tô gia ta, sao ta có thể không trách người?”.

Vừa nói chuyện, Tô Như Thị vừa xanh mặt ra khỏi chính điện.

Trong ấn tượng của Khương Đào, Tô Như Thị luôn nhẹ nhàng quy củ, giúp mọi người làm chuyện tốt, trước nay chưa từng thấy một mặt bén nhọn như vậy của bà.

Mà càng khiến cho Khương Đào kinh hãi chính là sư phụ nàng nói là trăm mạng người của Tô gia đã…

Tô Như Thị thấy được vẻ mặt kinh sợ của Khương Đào, miễn cưỡng cười nói: “Ta có chút không thoải mái nên về trước. Con đừng mất lễ nghĩa, muộn chút hẵng về”.

Đến lúc này, sư phụ nhà mình còn nghĩ cho nàng, Khương Đào đưa khay trong tay mình cho Bích Đào, chạy theo.

“Ta thật sự không có việc gì”, Tô Như Thị kéo tay nàng vỗ vỗ, “Đừng lo lắng, chỉ là muốn ở một mình trong chốc lát”.

Trạng thái của Tô Như Thị rất không tốt, Khương Đào nhìn bà miễn cưỡng cười lên cũng rất đau lòng, nghe bà nói muốn ở một mình, Khương Đào cũng không kiên trì, để nha hoàn đi theo.

“Phu nhân vẫn là đưa canh vào đi thôi”, Bích Đào khuyên, “Hôm qua, lão nhân gia bà biết ngài và Tô sư phó tiến cung rất vui, tối hôm qua còn tự mình lên thực đơn hôm nay. Hiện giờ Tô sư phó rời đi trước, ngài tốt xấu cũng nên ở cùng với Thái Hoàng Thái Hậu cho hết bữa cơm này”.

Khương Đào đương nhiên không có ý muốn dùng cơm cùng với Thái Hoàng Thái Hậu, nghĩ vào điện xong cũng xin được cáo từ rời đi.

Nàng và Bích Đào vào trong điện, Thái Hoàng Thái Hậu còn đang xuất thần nhìn về phía chỗ Tô Như Thị vừa ngồi, mới rồi còn thần thanh khí sảng nay nhìn như đã già đi mấy tuổi.

Nghe được các nàng tiến vào, bà vô lực cười với Khương Đào, “Mới rồi dọa con rồi đúng không?”.

Khương Đào cũng có chút xấu hổ, đang muốn hành lễ cáo từ, lại thấy Thái Hoàng Thái Hậu vẫy tay với nàng, nói: “Trốn ta nhiều năm như vậy, hôm nay muội ấy chịu tới nơi này, ta biết muội ấy coi con là nữ nhi của mình. Con có muốn nghe chuyện quá khứ của chúng ta không?”.

Trong lòng Khương Đào đương nhiên tò mò nhưng là muốn nghe sư phụ nhà mình nói mà đối phương lại là Thái Hoàng Thái Hậu, nếu bà muốn nói, Khương Đào không thể không nghe.

Nàng ngồi xuống bên cạnh Thái Hoàng Thái Hậu, bà cũng không đợi nàng trả lời đã nói: “Khi còn trẻ tuổi, ta thích nữ giả nam đi khắp nơi, cũng ở tuổi như con mà quen biết huynh tỷ của Như Thị. Tuy bọn họ xuất thân thương hộ nhưng một người bụng đầy kinh luân, lòng chứa thiên hạ, một người *cân quắc bất nhượng tu mi, tài cán chẳng hề kém nam nhi. Lúc ấy, chúng ta thường xuyên lui tới, chỉ là Như Thị nhỏ hơn hai người họ nhiều, bọn họ cũng không thích đưa nàng đi chơi, thường xuyên để nàng trong nhà một mình, mỗi lần chúng ta trở về đều sẽ thấy nàng khóc sưng cả mắt. Sau ta cảm thấy vậy không thỏa đáng, khi đó phụ mẫu bọn họ thường xuyên ra ngoài buôn bán, Như Thị cũng mới tám tuổi, trong nhà nhiều hạ nhân nhưng khác với người nhà, nàng luôn bị bỏ lại, đáng thương biết bao…. Vì thế mỗi lần đi ta đều đưa nàng theo, đi hai bước là cần người cõng, còn vừa mệt, mỏi, khát. Nhưng là do ta đề nghị, ta cũng không còn cách nào khác, chỉ có thể chăm sóc nàng như muội muội nhà mình”.

*nghĩa nó ở vế sau luôn

Nhớ lại thời niên thiếu vô ưu vô tư, trên mặt Thái Hoàng Thái Hậu như đang tỏa sáng.

Một buổi trưa này, bà đều nói với Khương Đào những chuyện thú vị ấy.

Khương Đào càng nghe càng kinh hãi, từ lời của Thái Hoàng Thái Hậu, bà và huynh tỷ của Tô Như Thị tốt như người một nhà.

Nhưng chắc chắn kết cục của câu chuyện này lại chẳng có gì tốt đẹp.

Kết cục Khương Đào đã nghe được từ miệng của Tô Như Thị, Thái Hoàng Thái Hậu hại cả nhà Tô gia.

Tuy vậy, Thái Hoàng Thái Hậu cũng không định nói chuyện sau đó, bà chỉ kể tới khi bà và Lục hoàng tử hay là hoàng đế Cao Tổ đính hôn.

Tuy rằng bà xuất thân nhà tướng, trong nhà quản giáo cũng không nghiêm nhưng phụ mẫu khẳng định không cho một người con gái đã đính hôn chạy loạn bên ngoài.

Vì thế bà bị cấm túc, lui tới với người nhà Tô gia cũng ít dần đi.

Cuối cùng, bà thở dài một tiếng, từ ái vỗ mu bàn tay của Khương Đào, “Con là đứa trẻ ngoàn, kể cả không quen biết với Như Thị, ta cũng sẽ thích con. Có rảnh thì vào cung ngồi đi…. Nếu con còn muốn”.

Khương Đào nghi hoặc nhưng cũng không dám biểu hiện ra ngoài.

Sau đó hai người đơn giản dùng xong bữa trưa – tuy rằng Bích Đào đã nói một bàn này đều là Thái Hoàng Thái Hậu tự mình lên thực đơn nhưng Thái Hoàng Thái Hậu và Khương Đào cũng chẳng ăn được bao nhiều.

Sau khi ăn xong, Thái Hoàng Thái Hậu thấy mệt mỏi, Khương Đào cũng không ở lâu, cáo từ trước.

Chờ ra tới cửa cung, Khương Đào phát hiện Tô Như Thị vẫn chưa rời đi mà là ở trong xe ngựa chờ nàng.

Nhìn hốc mắt đỏ au của Tô Như Thị, Khương Đào càng thêm tự trách, “Sớm biết người ở đây chờ con, con khẳng định sẽ ra ngay sau đó. Sao cũng không nên để người chờ con một canh giờ”.

Tô Như Thị cười lắc đầu, kéo nàng ngồi xuống bên cạnh, “Là tự ta muốn ra, hơn nữa vốn là muốn tìm một chỗ yên tĩnh, trong xe ngựa có ăn có uống, con trách mình làm gì chứ?”.

Khương Đào cẩn thận đánh giá sắc mặt của Tô Như Thị, thấy biểu tình bà khoan khoái hơn, lúc này mới nói: “Người đi rồi, con vốn muốn lập tức đi vào cáo từ nhưng Thái Hoàng Thái Hậu lại kéo con nói chuyện lúc trước của mọi người….”.

Tô Như Thị dựa vào gối chợp mắt, nghe vậy liền trợn mắt: “Tỷ ấy đều nói cho con?”.

“Vậy không có. Lão nhân gia chỉ nói chút chuyện thiếu niên cùng huynh tỷ của người”.

Tô Như Thị mím môi nhìn ra ngoài cửa sổ, ngay khi xe ngựa chạy, màn xe hơi đong đưa, ánh nắng rải trên gò má bà mà lại chẳng hề thấy ấm áp.

Qua một lúc lâu sau, bà mới thở dài nói: “Kỳ thật vốn không nên gạt con, trước sợ nói cho con biết con sẽ buồn lòng. Nhưng hiện giờ đã nghe được một nửa, dù không nói kết cục cho con, con cũng sẽ không quên được”.

“Tô gia chúng ta ở tiền triều là hoàng thương, chuyên cung cấp vải dệt và đồ thêu cho trong cung. Sau đổi một triều đại, tuy kinh doanh nhà ta xuống dốc không phanh nhưng miễn cưỡng có thể sống tạm. Phụ mẫu chưa từng oán hận cái gì, chỉ là bởi vì chuyện ở trong nhà quá nhiều nên thường xuyên ra ngoài, giao ta cho huynh tỷ mười mấy tuổi trông nom.

Huynh trưởng ta là Tô Như Ngọc, công tử nhan như ngọc*, câu nói ấy để hình dung huynh ấy chẳng hề sai. Tỷ tỷ ta là Tô Như Tuệ, tỷ ấy cũng đúng là người thông minh lanh lợi.

*Mạch thương nhân như ngọc, công tử thế vô song: chỉ nhan sắc của nam nhân anh tuấn tiêu sái, ngoài ra huynh tỷ ở đây là ca ca và tỷ tỷ, giống huynh đệ ấy.

Khi còn bé, ta rất ngưỡng mộ bọn họ nhưng bởi vì tuổi nhỏ mà bọn họ chẳng hề thích đưa ta đi chơi, chỉ kêu bà vú chăm sóc ta.

Ta còn nhớ rõ năm ta bảy tuổi, bọn họ ở bên ngoài kết giao với một cô nương, cô nương ấy lanh lợi, anh khí bức người, rất hiền từ với ta. Ta cũng thích tỷ ấy, gọi tỷ ấy là “Bình tỷ tỷ”.

Bình tỷ tỷ xuất thân nhà tướng, hoạt bát hơn nhiều so với tiểu thư nhà khác. Tỷ ấy đưa chúng ta đi cưỡi ngựa, leo núi, chơi đây chơi đó…  Cứ như vậy qua một, hai năm, ta lớn hơn một chút, có thể nghe hiểu lời người lớn nói chuyện, nghe được tỷ tỷ lén đùa ca ca rằng, “Thích người ta thì cứ nói thẳng ra, giấu diếm như vậy không sợ tức phụ chạy mất à?”.

Ca ca ta đỏ mặt không nói. Sau lại thấy tỷ tỷ ta gọi ta tới, kêu ta luyện tập cho tốt về sau gọi Bình tỷ tỷ là tẩu tử, nói là qua năm chờ cha mẹ về sẽ tới Đậu gia cầu hôn.

Ca ca ta lại chẳng đủ tự tin, nói con của thương nhân sao xứng được với nhi nữ nhà tướng? Vẫn là chờ hắn thi đậu công danh rồi nói.

Ở tiền triều, con của thương nhân không thể thi cử, qua triều đại mới mới giải trừ lệnh này. Nhưng sau khi bỏ lệnh cấm lại chẳng có mấy con nhà thương nhân thi đậu.

Bởi vậy ca ca ta cũng không có nắm chắc được, cứ để như vậy.

Lại không ngờ rằng, Tết năm ấy, Bình tỷ tỷ không biết sao lại gặp được Lục hoàng tử rời cung cầu phúc.

Những chuyện trong cung thì tầng lớp của chúng ta không rõ lắm, dù sao lúc biết tin, Bình tỷ tỷ và Lục hoàng tử đã đính hôn rồi.

Tỷ tỷ rất tiếc hận nhưng ca ca lại không có ý kiến gì, còn nói, “Bên ngoài đều nói, Bình Bình vốn được làm Thái tử phi nhưng vì tỷ ấy kiên trì, mới đổi thành Lục hoàng tử tới đón dâu nhưng dù là Thái tử hay Lục hoàng tử, chung quy cũng tốt hơn nhà chúng ta không biết bao lần.

Thời thanh xuân luôn có một đoạn tình cảm dang dở mà chuyện như vậy tới giờ nhớ lại vẫn luôn tốt đẹp. Huynh tỷ đều là người rộng rãi, rất nhanh bèn buông xuống khúc mắc trong lòng mà vui mừng cho tỷ ấy.

Tô Như Thị kể hệt như Thái Hoàng Thái Hậu, tuy vậy khác nhau ở chỗ, huynh trưởng của Tô Như Thị thích Thái Hoàng Thái Hậu mà bản thân Thái Hoàng Thái Hậu lại chẳng hề cảm kích.

Mà cái đoạn sau Tô Như Thị muốn nói, mới là hồi kết cho câu chuyện tươi đẹp kia.

“Một năm ấy Bình tỷ tỷ đính hôn, tỷ ấy chẳng còn qua lại với chúng ta nữa. Huynh tỷ cũng hoàn toàn không để ý, chỉ tặng nàng quà coi như góp vào của hồi môn. Mà một năm ấy, huynh tỷ của ta cũng dựa theo ý của người nhà mà thành hôn.

Nhưng chúng ta không ngờ được chính là, Bình tỷ tỷ thành hôn được nửa năm sau nữa, vào một đêm khuya, mặt tỷ ấy đầy nước mắt, có thể nói là chật vật mà tới nhà ta. Nàng nói nàng mang thai nhưng bị người hại chết, hơn nữa không phải người trong phủ Lục hoàng tử làm. Đáng tiếc, phu thê bọn họ ở trong hoàng thất vô quyền vô thế, ngay cả kẻ thù là ai cũng không tra được.

Huynh tỷ ta coi tỷ ấy như người nhà, đương nhiên nhịn không được chuyện này, hỏi sao mới có thể giúp được nàng.

Sau đó, ca ca ta đã kế thừa gia nghiệp và tỷ tỷ ta đã gả tới nhà phú hộ dốc túi tương trợ, một năm ấy mấy chục vạn lượng bạc đều đưa tới phủ Lục hoàng tử.

Càng không ngờ chính là, Lục hoàng tử rất có thủ đoạn, có tiền tài chống đỡ rồi càng từng bước thận trọng hơn, thu mua lòng người… Cuối cùng một bước lên trời.

Khi ấy nhà của chúng ta rất vui. Mấy năm huynh tỷ lo liệu, sinh ý trong nhà cũng chẳng hề kém so với tiền triều, tiền bạc trong mắt chúng ta chỉ là mấy con số thôi nhưng dù sao cũng là tiền do người nhà kiếm được, cha mẹ cũng chẳng ủng hộ việc huynh tỷ âm thầm giúp đỡ một Lục hoàng tử chẳng có nổi bật gì. Lúc ấy mới hóa giải khúc mắc, đều khen huynh tỷ thật tinh mắt.

Huynh tỷ ta nào muốn tiền đồ gì? Chỉ là thật coi Bình tỷ tỷ như người hà, cũng là vì tình nghĩa thuở niên thiếu ấy.

Sau đó Bình tỷ tỷ thành hoàng hậu, triệu ta và tỷ tỷ tiến cung hỏi chúng ta muốn ban thưởng như nào.

Tỷ tỷ của ta lúc ấy đang mang thai, sắp lâm bồn, đặc biệt chạy vào trong cung cũng không phải vì ban thưởng mà chỉ là muốn xác nhận một chút tân đế có đối tốt với Bình tỷ tỷ hay không.

Thấy Bình tỷ tỷ ngồi vững chủ cung, tỷ ta cũng yên tâm, nói cái gì cũng không cần, nếu muốn ban thưởng, vậy thưởng cho hài tử của ngài ấy một cái tên đi…. Nhưng ai ngờ được hài tử của tỷ ta tới cơ hội được sinh ra cũng không có cơ chứ?

Sau khi tân đế đăng cơ chưa lâu, vào một đêm rét lạnh, một đám người hung ác cường đao phá cửa đi vào, tàn sát cả nhà ta. Mà thân hình ta nhỏ gầy, bị tỷ tỷ giấu sau bàn thờ Phật nên may mắn tránh được một kiếp.

Ta nhớ rõ ràng khi những người ấy tháo mặt nạ xuống, khi họ đồng thời hành lễ về phía cửa, hoàng đế mới đăng cơ khi ấy dẫm lên xác người và máu tươi đi vào nhà.

Trước đó, ta gặp hắn rất nhiều lần, hắn luôn cười rất từ ái, rất ôn nhu, ôn nhu tới mức hệt như chưa từng tức giận bao giờ.

Nhưng đêm ấy, biểu tình hắn âm lãnh như ác quỷ bò ra từ địa ngục, chán ghét dùng khăn che mũi lại hỏi “đầu lĩnh thổ phỉ”, có phải đã gϊếŧ sạch hết rồi không?

Người đó đáp còn một đứa bé nhất.

Sau đó, Bình tỷ tỷ thất thểu chạy tới, nói: “Như Thị chỉ là một hài tử mười hai tuổi, nàng biết cái gì chứ? Kể cả nàng có biết, có ai sẽ tin lời của hài tử choai choai như nàng?".

Hoàng đế thấy nàng như vậy bỗng nhiên cười lạnh: “Được thôi, chỉ là một hài tử, thả thì thả. Nhưng nàng hiện tại hồn bay phách lạc cho ai xem chứ? Kết cục của Tô gia không phải nàng đã sớm biết rồi sao”.

Tô Như Thị quay đầu nhìn về phía Khương Đào, hai hàng lệ chảy ra từ mắt nàng, “Tỷ ấy không  phản bác. Tỷ ấy nói, “Đúng, ta sớm đã biết”.

Chút tâm hự của edit: Vì lời kể của Tô sư phó quá dài nên tác giả ngắt đoạn. Cái tôi thấy đau lòng ở đei là tình cảm của ca ca của Tô Như Thị không được đáp lại, rõ là đào tim đào phổi vì một người, cuối cùng chỉ nhận được một kiếm xuyên tim.