Hai bên giao chiến, địch không động, ta tuyệt không động. Tôi tận tâm hóa thân thành một tảng thịt dày chắn trước cái bàn, dù rằng muốn giấu cái bàn đi trước một đống cảnh sát hừng hực khí thể là không thể.
Tôi giận, hai mắt sáng quắc như bóng đèn, bộc lộ hết sự tàn nhẫn, lạnh lùng ( =)))) trừng trừng tên cảnh sát tên Đặng Thiệu.
Hắn nhăn mặt, bất đắc dĩ cười cười.
“Đặng Thiệu, còn đứng đó làm gì? Mau lại đây giúp một tay bê bàn đi”
Đặng Thiệu phất tay: “ Được rồi, từ từ đã, nhìn chúng ta cứ như mấy thằng cướp quấy nhiễu dân lành vậy”. Đặng Thiệu kẹp bao công văn vào nách, tiến tới gần tôi: “ Cậu không muốn bị tịch thu bàn. Cũng được, ngày mai tới nộp tiền phạt, nghỉ bán ba ngày, được chưa?”
Đặng Thiệu vừa dứt lời, “hoàng hậu bánh rán” từ trong đám đông chạy tới: “ Ai da, chuyện gì thế này?”
Bỗng nhiên một người phụ nữ nhào tới làm Đặng Thiệu giật mình, rất nhanh lại trở về bình thường, hắn hỏi: “ Cô là chủ quán?”
“Không không, tôi chỉ phụ bán quán thôi” – “Hoàng hậu bánh rán” cười nói
Đặng Thiệu nhíu mày, chỉ thẳng vào tôi: “Tóm lại cậu ta là ông chủ?”
“ Hoàng hậu bánh rán” liếc tôi một cái lạnh thấu xương, nghĩ một lúc rồi nói: “Cậu ấy không phải, ông chủ nhà tôi thuê cậu ta, mới được hôm đầu thôi.”
“ Tôi không phải” Tôi nóng giận quát, tuy rằng biết trước mặt cảnh sát không nên to tiếng nhưng “hoàng hậu bánh rán” chọc giận tôi rồi.
Đặng Thiệu nghe vậy sửng sốt một lúc, cười cười: “Vậy cậu là ai, mau nói”
Tôi cẩn thận đánh giá Đặng Thiệu, thật ra trong lòng một chút tự tin bản thân có thể áp chế khí thế người trước mắt cũng không có. Nhưng chẳng hiểu lôi ra dũng khí từ đầu, tôi nhẹ nhàng đến trước mặt Đặng Thiệu: “ Nói cái rắm!”
Tôi đã không muốn quản chuyện của “hoàng hậu bánh rán”, lại càng chẳng quan tâm vị cảnh sát đáng kính kia sẽ có biểu hiện thế nào. Vô cùng tiêu sái bước đi thật nhanh, thật ra mà nói tôi hơi có hối hận, rất sợ sau chuyện này Đinh Đại Bằng chẳng bao giờ để ý đến tôi nữa, như vậy mục đích đến Bắc Kinh của tôi coi như thất bại.
( Đoạn này sợ khó hiểu với mọi người, em nó vốn tính tình không để tâm chuyện người khác, chỉ đến thăm quan cửa hàng mà bị đổi thành “nhân viên”, như vậy chị Bánh rán không hỏi ý em mà như vậy là ép em gánh trách nhiệm. Thế nên em mới nổi nóng =))))
Tôi một thân một mình đi lại không mục đích trên phố, đi tới đi lui chẳng biết lúc nào đi lọt vào con ngõ nhỏ, càng ngày càng ít hàng quán, người đi bộ cũng thưa dần. Tôi bắt đầu thấy hơi đói khát, đối với hành động không còn đường thoát hồi nãy của mình, tôi hiện tại hối hận rồi TT^TT
Tôi cố lần mò đi về chỗ cũ, thế nhưng lượn qua lượn lại một hồi phát hiện lạc mất rồi. Cúi đầu thấy một hòn sỏi đáng thương trơ trọi dưới đường, tôi nghĩ cũng không nghĩ nhấc chân đá mạnh cho hả giận. Lọ mọ đi một hồi, bất ngờ gặp lại người quen
Hắn giống như ban nãy, đứng sau chỉ huy, bàn bạc gì đó với mấy người đi cùng. Tuy rằng người này để lại cho tôi ấn tượng chẳng tốt đẹp gì nhưng hiện tại người ta là tia hy vọng cuối cùng cứu giúp cọng rơm khô tội nghiệp héo úa ngoài lề đường là tôi. Tôi bước chậm rãi, đứng cách hắn không xa.
Giọng như muỗi kêu: “Chú cảnh sát ơi”
Đặng Thiệu đang mải viết đơn phạt bị tiếng gọi của tôi làm giật mình, lập tức quay lại, hỏi: “ Cậu gọi tôi?”
Tôi thành thật gật đầu ( giả moe)
Đặng Thiệu dở khóc dở cười, trước đưa tờ giấy phạt cho ông chủ quán đáng thương, sau đó mới để ý đến tôi: “ Tôi không phải cảnh sát, vả lại, tôi còn chưa đủ tuổi làm chú người ta đâu”
“Chú không phải cảnh sát?” Tôi trừng mắt thật lớn.
“Đúng” Đặng Thiệu cười gật đầu: “Tôi không phải cảnh sát, tôi là quản lí đô thị.”
( Quản lí đô thị: cái này ở nông thôn là tương đương như dân phòng đó =)))) Công việc cũng na ná nhau cả)
“Quản lí đô thị là cái gì?”
Tôi quả thật không biết quản lí đô thị là gì, cứ nghĩ ai mang mũ Kê-pi đều là cảnh sát, hóa ra trong thành phố lại còn phân ra cẩn thận như vậy
( Mũ kê – pi: Chính là mũ công an hay đội đó, ai hay xem phim cảnh sát hình sự thì chính là cái đống mũ để trước mặt khi các chú công an họp bàn kế sách đối phó với trùm ma túy =)))
“Cậu không biết quản lí đô thị là gì thật à?” Đặng Thiệu hỏi lại, tựa hồ không hiểu tôi vừa nói cái quái gì.
“Tôi….. không biết”
Đặng Thiệu như trước kẹp bao công văn dưới nách, đi đến đứng trước mặt tôi: “ Quản lí đô thị là người giữ gìn trật tự đô thị, bảo đảm đời sống nhân dân, hiểu chưa?”
Tôi gật điên cuồng, hết lòng thể hiện sự ngoan ngoãn dễ dạy của bản thân.
Đặng Thiệu tiếp tục công cuộc dạy dỗ: “ Cũng như cậu nói, công việc của chúng tôi cũng giống cảnh sát, đều lấy mục đích chung là giữ gìn trị an xã hội, hết lòng phục vụ nhân dân. Chẳng qua khu vực quản lí của chúng tôi khác thôi”
Tôi cẩn thận suy nghĩ nửa ngày, ừ, vẫn chẳng hiểu mấy.
“ Đệt, coi như tôi chưa nói gì” – Đặng Thiệu không để ý đến tôi nữa, vị cảnh sát….à quên, vị quản lí đô thị này cùng đồng nghiệp kéo bàn của cửa hàng người ta lên xe xong, chuẩn bị chui vào ghế phó lái ngồi.
Tôi thấy xe đã chuẩn bị khởi động, sợ hắn mà đi thì chẳng ai đưa tôi về nữa, lúc này mới lấy hết sức bình sinh, cảm tử vọt lên giữ xe: “ Chú quản lí, chú giúp cháu với.”
Đặng Thiệu ngồi ghế phó lái, mắt đen sì như đít nồi gang: “Cậu năm nay bao nhiêu?”
Tôi đứng nửa ngày không phản ứng kịp, sao đổi chủ đề nhanh vậy: “Hai mươi hai”
“Được, nghe cho rõ” Đặng Thiệu cởi bỏ dây an toàn, bước xuống xe: “ Tôi năm nay hai mươi tám, chỉ hơn cậu có 6 tuổi thôi. Cậu nghĩ một người hơn mình 6 tuổi có thể gọi là chú không?”
Tôi nghĩ nghĩ: “Nhưng trong TV đều gọi thế mà.”
Đặng Thiệu suýt chút nữa phun ra một ngụm máu (chó =))), mặt đen dần theo năm tháng: “Đấy là trong TV. Thực tế khác. Còn nữa, cấm cậu gọi tôi là chú.”
“Vậy phải gọi là gì?” Tôi ngửa đầu hỏi lại
Đặng Thiệu bất đắc dĩ thở dài, có hơi mất kiên nhẫn: “Tùy tiện”
“Ồ” Tôi gãi đầu gãi tai nửa ngày vẫn không biết nên gọi là gì, cuối cùng đưa ra quyết định: ” Đã thế cứ gọi là chú đi.”
Đặng Thiệu cãi không được, ngược lại còn chớp chớp đôi mi, cười: “ Cháu bé, đã trễ vậy rồi sao còn chưa về nhà, ở đây làm loạn gì hả? Đêm hôm khuya khoắt cẩn thận có người xấu”
Tôi mơ hồ cảm nhận được có mùi trêu chọc trẻ nhỏ ở đây, thế nhưng giờ còn phải nhờ vả người ta, phải kiềm chế, tôi bất lực cúi thấp đầu: “Cháu không sợ người xấu, cháu muốn về nhà!”
“Ồ, hóa ra là không tìm được đường về?” Đặng Thiệu cười càng rạng rỡ, chú, hạnh phúc thái quá rồi đó.
“Vâng” Tôi càng cúi thấp, tựa hồ muồn gắn luôn đỉnh đầu xuống đất cho rồi..
“Cậu vừa đến Bắc Kinh à?”
Lúc này tôi mới ngẩng đầu, ánh mắt tràn đầy hy vọng nhìn chú quản lí đáng kính: “Vâng, cháu mới đến ngày đầu.”
Ngón tay Đặng Thiệu không an phận gõ gõ lên thành xe, ngẫu nhiên liếc mắt với tôi, trong ánh mắt ý cười càng thêm dày đặc. Một lát sau, kẻ nào đó cười trên nỗi đau của người khác nói: “ Thật đáng thương, mới tới ngày đầu đã lạc đường rồi.”
Bị người ta trêu chọc rõ ràng như vậy, không muốn nghe ra cũng khó. Nhưng tôi cũng chả để tâm, tiếp tục giả moe nhõng nhẽo, miễn đạt mục đích là được rồi: “ Chú đưa cháu về nhà với, chú chắc biết chỗ đó mà”
“Tôi đưa cậu về nhà?” Đặng Thiệu giật mình, nhìn tôi.
“Vâng, đưa cháu về nhà “
Đặng Thiệu chăm chú nhìn như để bảo đảm tôi không nói đùa, rốt cuộc khóe miệng lại cười toe toét: “Liên quan gì đến tôi”
Tôi sững sờ tại chỗ, trong lòng như gánh thêm tảng đá, tên này quả nhiên có thù phải trả.
Tôi đang tính nói thêm vài lời cầu xin, nhưng hắn cũng không cho cơ hội. Sải bước ngồi lên xe, không bao lâu sau đã biến mất ở ngã tư đường.
Cái này gọi là gì nhỉ? Tự làm bậy không thể sống, sớm biết như vậy sẽ không giận dỗi với “hoàng hậu bánh rán”. Lại càng không dám phát ngôn bố láo với quản lí đô thị: “ nói cái rắm”, tôi hối hận ngồi xổm bên đường, hai tay ôm đầu. Nhìn bộ dảng lúc này chắc rất giống mấy con chó mèo bị vứt bỏ nhỉ?
Thành phố càng rộng lớn càng khiến người ta cảm thấy mất phương hướng. Tôi có chút xúc động muốn khóc, toàn thân nổi da gà, cái mũi nóng bừng cố gắng nuốt từng cơn nghẹn ngào trào lên từ ***g ngực. Tôi há miệng, hung hăng cắn thật mạnh vào đùi, cơn đau đớn lan dọc cơ thể hẳn sẽ đánh bại được sự cô độc, cảm giác không an toàn. Tôi hoàn toàn quên đi cái bụng đói khát, còn hy vọng ông trời có thể hiển linh, bung lụa một cái để Đinh Đại Bằng hoặc “hoàng hậu bánh rán” tìm được tôi.
Tôi lười chẳng muốn tìm đường về nữa, chán nản ngồi bệt xuống đường.
Người đi trên ngã tư càng ngày càng thưa dần, từng cửa hàng nối tiếp nhau tắt điện. Tôi bất lực chìm trong cô độc, bỗng một chiếc xe máy chạy lại gần, ánh sáng bất chợt trong đêm đen làm đôi mắt có chút xót đau, khi mở mắt ra đã có người đứng trước mặt tôi.
Đặng Thiệu chân trái đạp đất, một tay cởi mũ bảo hiểm, thở dài: “ Không ngờ cậu vẫn ngồi ở đây, đứng lên đi, tôi đưa cậu trở về.”
Thời điểm nhìn thấy Đặng Thiệu, nước mặt chực trào nơi khóe mắt như cơn lũ, không ngừng lăn xuống gò má. Bao nhiêu uất ức đều dồn nén lúc này mà giải thoát.
Tôi giống như đứa trẻ chưa lớn, lấy ống tay lau qua loa mắt, thút thít: “Không...... Không cần,, tự tôi cũng tìm được đường về.”
Tôi không cần người khác thương hại, càng không cần sự thương hại của người này.
Đặng Thiệu quả nhiên đối với tôi không có biện pháp, ngồi dịch lên để thừa một khoảng yên xe, miệng không ngừng dỗ dành: “ Chẳng gọi cậu gọi tôi là chú sao? Nếu tôi là chú thì cậu phải nghe lời chú chứ”
“Chú không phải chú tôi” Tôi cả giận.
“Tên nhóc này, trở mặt còn nhanh hơn trở bàn tay” Đặng Thiệu để kệ xe đó, xuống nghe ngồi xổm trước mặt tôi, cười làm hòa: “Nói xem, cậu tên gì nào?”
“Nói cái rắm!” tôi nghĩ cũng không nghĩ đã nói.
Đặng Thiệu nghe xong không giận còn cười ha hả, đánh khẽ lên ót tôi: “Được rồi, đừng giận tôi nữa, sáng sớm mai chú còn làm việc, tôi cũng chẳng có thời gian lãng phí với cậu. Nếu không để tôi đưa cậu về là tôi đi luôn đó.”
Tôi vừa nghe đã hoảng, nếu hắn mà đi thật, chả lẽ ngồi đây cả đêm sao? Không phải các cụ có câu kẻ thức thời là trang tuấn kiệt sao, tôi là anh hùng, tôi biết lúc nào phải nhịn, nhịn nào!
( Kẻ thức thời là trang tuấn kiệt: Người khôn khéo là người biết lúc nào nên co, khi nào nên duỗi)
Tôi xoa xoa mắt đứng dậy, không đợi Đặng Thiệu phản ứng đã yên vị ngồi sau xe.
Đặng Thiệu mỉm cười đứng dậy: “Cháu trai lớn vậy rồi mà vẫn muộn tao”
( Muộn tao: Gần nghĩa với biệt nữu, dạng người không được tự nhiên, lòng thì vui vẻ nhưng ngoài miệng tỏ ra cáu kỉnh hoặc lạnh lùng, dạng giống tsun đó)
Lần này Đặng Thiệu không có đánh trứng lòng đường nữa, dọc theo đường đi mười phần thong thả, ngẫu nhìn còn quay lại hỏi thăm: “ Cháu ngoan, cháu tên gì?”
Tôi nghĩ nghĩ rồi mới trả lời: “Hà Sơ Lục”
“Hà Sơ Lục?” Đặng Thiệu hỏi tiếp: “Cậu là đứa thứ sáu trong nhà?”
“Đúng”
“Quả nhiên tôi đoán đúng rồi. Tên là do cha cậu đặt đúng không?”
“Tên tôi không phải do cha đặt”
Đặng Thiệu thấy tôi kích đọng, vội vàng: “Ôm sát tôi, ngã bây giờ”
Lúc này tôi mới ngoan ngoãn ôm eo hắn.
“Cậu nói tên cậu không do cha đặt. Vậy ai đặt? Mẹ à?”
“Không, là bà nội đặt
Đặng Thiệu cười: “Bà nội cậu đặt tên cũng dễ đoán thật”
“Chú quản lí, chú tên Đăng Thiệu à?”
“ Ừ, Đặng trong Bình Đặng, Thiệu trong Hưng Thiệu”
“Ồ”
Đặng Thiệu hơi quay đầu hỏi: “Sao đột nhiên lại nhớ hỏi tên chú vậy?”
Tôi lười trả lời, qua loa đáp: “Không có gì”
“Đệt, tôi phát hiện hai chúng ta không thuộc một dạng người “
Tôi tò mò ngẩng đầu, dí sát vào tai hắn hỏi: “Dạng người gì cơ, nói nghe coi?”
“Dạng......” Đặng Thiệu nói lắp, nghĩ nửa ngày mới nghẹn một câu: “Nói cái rắm”