Dương Thần

Chương 61: HỒNG DỊCH TRÚNG CỬ (HẠ).




Đinh đinh đông đông.......

Hồng Dịch đem vàng và bạc đặt trong thau đồng làm từ đó phát ra những âm thanh thanh thúy. Song trong đầu hắn lại đang nhớ đi nhớ lại dư vị vừa rồi, dư vị của tình huống khi mà tráng hán trông như thiết tháp kia múa cây thiết bổng lớn đối luyện cùng tiểu cô nương.

Không biết thế nào nhưng khi thiết tháp tráng hán nọ múa thiết côn phát ra những âm thanh vang dội như sấm sét, phá không rít lên mang theo khí thế uy mãnh thì khiến Hồng Dịch cảm giác được rõ ràng rằng võ công này có hàm chứa phong cách võ công của Đại Thiện Tự

Đúng là không sai! Bổng pháp của Thiết tháp tráng hán này có võ phong của Đại Thiện Tự, nơi đã sớm bị phá hủy cách đây hai mươi năm.

Võ học Đại Thiện Tự, quyền pháp cương mãnh, lộ tuyến dứt khoát, cước bộ nhanh như gió, không chuyển động nhưng cũng dao động, tiến thẳng lui thẳng. Hơn nữa tiếng hô khi bật hơi mở thanh như tiếng sấm mùa xuân làm toàn thân toát ra khí thế uy mãnh chấn động tâm thần người khác.

Văn có văn phong, võ có võ phong. Hồng Dịch nhìn chỉ cần cách hành văn của một tác phẩm thì có thể đại khái phân biệt được tác phẩm đó thuộc học phái nào.

Mặc dù tu vi võ học của hắn không tới mức tinh thông võ thuật các phái trong thiên hạ nhưng chỉ cần tùy tiện nhìn một cái cũng có thể nhìn ra cảnh giới võ công của người ta. Mà hắn thân luyện võ công ‘Ngưu ma Đại lực quyền’ của Đại Thiện Tự lại ghi nhớ hết những chú giải trong quyển Võ Kinh của Ấn Nguyệt thiền sư nên đã rất quen thuộc với Võ phong của Đại Thiên Tự rồi.

“Côn pháp thiết tháp tráng hán này sử dụng rất giống với ' Viên ma hỗn thần bổng' có được nhắc tới trong chú giải của Ấn Nguyệt hòa thượng ở tập Võ Kinh. Mà thân pháp uyển chuyển tựa như một con bướm bay múa của tiểu cô nương kia lại giống với ‘ điệp vũ quyền pháp' của Huyền Thiên Quán, thánh địa võ học của Vân Mông, thánh địa dành cho nữ tử tu luyện. Ấn Nguyệt hòa thượng có nói hai bộ quyền pháp này một cực nhu, một cực âm, tương hỗ phối hợp với nhau rất kín kẽ. Nhưng Thế nào lại rơi vào tay của những người mãi nghệ này?"

Ý niệm trong đầu Hồng Dịch nháy mắt được sinh ra nhưng những ý niệm này cũng rất nhiều và cũng lộn xộn. Đồng thời sự tò mò đối với ba người mãi nghệ này càng mãnh liệt.

Đối với những chú giải trong Võ Kinh của Ấn Nguyệt hòa thượng thì Hồng Dịch càng dụng tâm để đọc bởi vì hắn từ Bạch Tử Nhạc biết được rằng Ấn Nguyệt hòa thượng kia từng là trưởng lão của Đại Thiện Tự, là người có võ công đạt tới đỉnh cao của Võ Thánh thậm chí còn đang bắt đầu Luyện khiếu có xu thế tiến vào cảnh giới Nhân Tiên. Một thân võ công thông thiên triệt địa nên bút ký chú giải hắn lưu lại đương nhiên là có giá trị để mà nghiên cứu.

Bất quá chú giải của Ấn Nguyệt hòa thượng đối với những người muốn thực sự từ đó để luyện võ thì lại không có tác dụng gì mà chỉ có thể lấy nó làm tài liệu tham khảo mà thôi. Đó là bởi vì trong Võ Kinh hắn có nhắc tới các loại võ học nhưng đều chỉ là một số câu phác họa và cũng không được chi tiết.

Người luyện võ cho dù có được một quyển bí tịch chân chính và chi tiết cũng không chắc rằng đã luyện được tốt càng huống chi là cái loại chỉ có vài câu phác họa ra. Song những chú giải đó lại giúp Hồng Dịch biết được Võ thuật trong Thiên hạ và rất nhiều tri thức học vấn phong phú. Đó là mới tác dụng lớn nhất với hắn.

“ Viên Ma Hỗn Thần bổng” loại bổng pháp này không phải là quyền thuật để luyện thể mà là võ công chuyên dùng để giết địch. Một khi thi triển sẽ rất tiêu hao thể lực, lại tự hủy hoại thân thể của chính bản thân nhưng uy lực của nó lại vô cùng. Một bổng đánh ra khiến nhật nguyệt vô quang, làm thiên địa hỗn mang.

Khi Ấn Nguyệt hòa thượng nói về môn quyền pháp này thì có nhắc tới hai điều kiện. Đầu tiên trừ khi người đạt tới Võ Sư Tiên Thiên cảnh giới mới có thể thi triển nếu không sẽ bị tổn thương thân thể. Thứ hai là người có thiên phú dị bẩm. Mà cái gọi là thiên phú dị bẩm chính là người trời sinh thân hình đã cao lớn, thân thể cường tráng như trâu.

Rõ ràng là Hồng Dịch nhìn ra được rằng tráng hán như thiết tháp này chính là loại đại hán uy mãnh có thiên phú bẩm sinh.

Thánh địa võ học của Vân Mông gọi là Huyền Thiên Quán, là nơi đã từng một thời cùng nổi danh với Đại Thiện Tự. Song Đại Thiện Tự nay đã biến mất chỉ còn Huyền Thiên Quán vẫn như trước, đứng sừng sững tại phía đông trên thảo nguyên. Ở đó nhân tài xuất hiện tầng tầng lớp lớp, là nơi cho ra lượng lớn cao thủ của Vân Mông quốc.

“ Nếu ta không được đọc qua những chú giải cỉa Ấn Nguyệt hòa thượng và tu luyện qua võ công của Đại Thiện Tự thì đứng là không thể nhìn ra lại lịch võ công của những ngườ mãi nghệ này.”

Những ý niệm này trong lòng Hồng Dịch chỉ chợt lóe qua rồi biến mất.

Hắn bỏ tiền xuống, thấy lão nhân tráng hán và tiểu cô nương này đang còn kinh ngạc liền nhẹ giọng nói:

- Luật pháp Đại Kiền cấm trong dân gian luyện võ. Mặc dù là múa võ kiếm cơm ăn và những tên nha dịch thành phòng cũng không tới gây chuyện nhưng đây là Ngọc kinh thành, là địa phương ngay dưới chân thiên tử nên các ngươi diễn võ mãi nghệ thì nói không chừng sẽ đưa tới mấy tên lính mang đến những phiền phức không cần thiết. Hơn nữa ta thấy nha đầu kia còn nhỏ mà lại phải ăn gió nằm sương nên cũng rất thương cảm. Các ngươi cầm chút tiền này thuê một ngôi nhà ở mặt đường mà ở rồi kiếm chút sinh ý mà sống một cuộc sống an bình.

Thoáng cái trông thấy nhiều tiền như vậy, nào vàng nào bạc khiến những người xung quanh phải thốt lên những âm thanh a a. Thậm chí có người trong mắt còn ánh lên tia tham lam. Trên cầu vốn có cả tam giáo cửu lưu nên khi thấy Hồng Dịch thoáng cái đã móc ra nhiều tiền như vậy tự nhiên làm người khác trông mà thèm rồi.

- Xin hỏi công tử họ gì?

Lão hán kia chần chờ một chút, cảm thấy được ánh mắt những người xung quanh nên cũng không dám nhận lấy.

- Ta là Hồng Dịch của Võ Ôn Hầu phủ.

Hồng Dịch nói.

- Võ Ôn Hầu phủ…

Vừa nghe đến Võ Ôn Hầu phủ thì những ánh mắt tham lam xung quanh đều thu liễm lại một chút. Đồng thời cũng không còn thấy ngọc nhiên về cách cho tiền của Hồng Dịch nữa. Vương công hầu của Đại Kiền triều cũng không phải là những người giàu mà bất nhân. Tết năm nào những nhà đó đều đi làm việc thiện, gặp những người nghèo khó thì cũng không hề tiếc chút tiền bạc.

- Thì ra là công tử của Võ Ôn Hầu gia. Khó trách được lại ra tay cứu tế người nghèo lại hào phóng như vậy.

- Cái này cũng chưa tính là gì. Người ta Tiểu quốc công Cảnh Vũ Hành của Lý quốc công phủ mới gọi là ra tay hào phóng. Lần trước hắn cũng đang đi trên cầu tình cờ gặp một Võ Sư mắc bệnh chờ chết liền trực tiếp mời đại phu cho Võ Sư đó rồi lại cấp tiền cho hắn có vốn làm ăn, giúp hắn cưới vợ. Đấy mới gọi là ra tay hào phóng.

Người chung quanh ào ào tinh tế bàn luận.

Hồng dịch cũng cảm giác được sự thay đổi của những người xung quanh. Hắn biết rằng là dù cho mình có để lộ tiền ra thì cũng sẽ không xảy ra điều gì, ngược lại còn tăng thêm danh tiếng, trong lòng thở dài:

“ Mặc dù phải rời khỏi Hầu phủ nhưng làm cái này coi như là nhất cử lưỡng tiện. Kết giao với ba người này sau này khi luyện võ có thế thỉnh giáo bọn họ. Còn khi ta trúng cử nhân mà bọn họ đồng ý gia nhập làm người hầu, quản lý mọi việc trong nhà thì thật tốt quá. Hơn nữa việc này cũng làm tăng thanh danh của Hầu phủ. Ba người này mặc dù lai lịch thần bí nhưng lại có võ công, dù có phải ngủ ở miếu Thành Hoàng cũng không ăn trộm ăn cướp mà lại bán nghệ kiếm tiền. Bên ngoài trông rất chính trực nên hẳn không phải là những kẻ hung ác tàn độc.”

Hồng Dịch nhìn bên ngoài đánh giá.

Sau khi hắn trúng cử nhân thì đương nhiên sẽ có rất nhiều người sa cơ lỡ vận hoặc nhũng người nông dân vì ham muốn việc miễn thuế mà cũng đến bán thân xin làm người hầu, cầu sự che chở. Phải biết rằng cử nhân tại cửa quan nói chuyện cũng có chút quyền lợi. Bình thường một gia đình nghèo muốn đi kiện thì cũng phải táng gia bại sản. Nhưng nếu được nương tựa vào một cử nhân, cho dù là đã bán thân làm người hầu thì cũng có khả năng ỷ thế hiếp người.

Ba người này mặc dù có võ nghệ thần bí. Nhưng có võ nghệ thì ở Đại Kiền này cũng khó mà đi lại được. Võ công dù cao hay thấp cũng đều không được. Võ nghệ cao cường thì thành cây cao đón gió, và bị quan phủ treo cổ. Mạnh như Đại Thiện Tự cũng biến thành tro bụi. Còn võ nghệ mà thấp lại càng dễ bị quan phủ truy bắt.

Những loại nhân vật hành tẩu giang hồ, độc lai độc vãng không coi quan phủ triều đính ra gì thì bây giờ, thời đại hưng thịnh của Đại Kiền vương triều, đã sớm bị treo cổ không còn một mống rồi. Trừ phi là những người đang ẩn náu trong dân gian, tà giáo mưu đồ đại sự. Nhưng họ cũng chỉ dám âm thầm phát triển, tổ chức một cách bí mật mà không ra ngoài rêu rao. Nếu không cứ như trước kia, trêu vào quan phủ hẳn sẽ bị bao vây đuổi giết.

- Thì ra là công tử của Võ Ôn Hầu phủ. Ân nghĩa của công tử như vậy, xin nhận của tiểu lão nhi một bái. Thiết Trụ, Tiểu Mục nhanh một chút ra bái kiến ân chủ!

Lão đầu nghe Hồng Dịch báo danh biết rằng có cầm số tiền đó cũng không sợ gặp phải tai họa gì nên vội vàng quỳ lên mặt đất. Còn đại hán trong như thiết tháp nọ và tiểu cô nương kia cũng vội làm theo lão đầu quỳ bái.

Kì thật hiện nay bọn họ đã tới bước đường cùng rồi nếu không thì cũng không đến mức phải ngủ ở miếu Thành Hoàng. Nhưng nay với khoản tiền của Hồng Dịch đưa cho lại có thể giúp họ qua được cửa ải khó khăn này. Thật sự đây chính là ân cứu mạng.

Hồng Dịch cũng không ngăn lại mà thoải mái nhận lấy một vái này. Đại ân thì đương nhiên là được nhận bái, được nhận sự tạ ơn. Đây chính là đạo lý.

- Được rồi! Các ngươi sắp xếp mà trọ ở cửa tiệm cạnh đường phía trước đi. Trước tiên phải bố trí ổn thỏa mọi thứ đã. Nếu có gì phiền phức thì cứ tới Võ Ôn Hầu phủ tìm ta.

Hồng Dịch gật đầu rồi mang theo ba người xuống cầu tới một cái khách sạn bình thường ở bên cạnh ở sau đó mới về Hầu phủ.

.................................................. .................................................. ...............

Sau khi trở lại Hầu phủ, Hồng Dịch hắn cũng không suy nghĩ gì nhiều mà đi rửa mặt xong là đi ngủ. Hắn cảm giác như vừa mới ngủ được một chốc mà trời đã sáng rồi.

Ngày thứ hai, hắn như trước kia không có việc gì làm. Ra ngoài Hầu phủ tới chỗ ba người kia ở liền thấy lão nhân, tráng hán và tiểu cô nương kia đang thương lượng việc thuê một chỗ mặt đường kiếm chút sinh ý.

Có thể được sống một cách an bình thì ba người đang phải sống trong cảnh ăn gió nằm sương này đương nhiên là muốn sống an bình rồi.

Hồng Dịch thấy bọn họ cũng không xảy ra chuyện gì nên gật đầu và cũng chẳng nói thêm câu nài cũng không nhắc tới chuyện Võ công mà trực tiếp về thẳng phủ.

Đến sáng sớm ngày thứ ba, khi Hồng Dịch vừa mới nghủ dậy thì chợt nghe bên ngoài phủ có tiếng khua chiêng gõ trống đốt pháo rung trời. Nha hoàn Tử Ngọc thì chảy vào, ánh mắt khác lạ nhìn Hồng Dịch nói:

- Thiếu gia, người báo tin mừng đang chờ bên ngoài. Người trúng cử nhân, đứng đầu bảng, giải Nguyên.