Thông cáo của triều đình còn chưa đưa ra, ba nhà Vân Trình Ngưu đã hoàn toàn rút khỏi giới thương nghiệp, cả nhà hiện chỉ trồng trọt, ngay cả Lão Trình cũng khai khẩn một mảnh đất trong hậu hoa viên, chuẩn bị trồng ít rau củ, tiết kiệm chi tiêu trong nhà.
- Lão phu đã bay ngày rồi không ăn thịt, thế nào hả Lão Ngụy, hôm nay mời huynh đệ đi ăn chứ, trong nhà chẳng còn cái gì ăn nữa.
Mỗi lần lên triều là Lão Trình lớn tiếng hỏi Ngụy Trưng:
- Trong nhà Lão Trình ít ra còn có củ cải, ăn củ cải cũng cầm cự được vài bữa, đáng thương lão phu mỗi ngày chỉ biết ra sông câu cá, dựa vào câu mấy con cá nhỏ lót dạ, sống bữa đói bữa no cho qua ngày, hôm nay Ngụy công mời khách không được thiếu huynh đệ đâu nhé.
- Nghe nói hôm qua Lão Úy Trí không săn được gì, nếu chẳng phải giữa được bắt được một con khỉ thì cả nhà chết đói rồi, hơn trăm miệng ăn chia nhau một con khỉ.
Vị này còn lấy trong lòng ra nửa cái bánh, ngửi một cái rồi chép miệng cất vào, nói là để lại cho tiểu tôn nữ, không nỡ ăn.
Ngụy Trưng phất mạnh ống tay áo, cắn răng không nói gì, thâm thù đại hận trên đời này không gì hơn chặn tài lộ của người khác. Toàn bộ của hiệu của ba nhà Vân Trình Ngưu đã đóng cửa, không kinh doanh nữa, đám huân quý không có dê thế tội, lại không muốn mình giơ đầu ra chịu, đành phải đóng hết cửa hiệu trong nhà, mắt nhìn chằm chằm vào đám quan văn, chỉ cần một quan văn nào dám mở cửa hiệu là có vô số huân quý kéo xe tới mua chịu, vô lại hơn thì cướp trắng, đều nói rất hay, đồng liêu với nhau cả chẳng lẽ lại nhìn nhau chết đói à?
Trong suy nghĩ tệ nhất của Ngụy Trưng cũng không có cảnh này, những cái lò chi chít phía đông Ngọc Sơn đã không còn thấy nữa, cảnh khói bốc nghi ngút thường ngày đã biến mất tăm, chỉ có một vùng đất bằng phẳng, mặt đất được thu dọn gọn gàng, luống rau được làm xong, trông như chuẩn bị canh tác thật.
Trái tim ông ta nhỏ máu, đó là khoản tài phú cực lớn, vậy mà nói rỡ là rỡ, không do dự chút nào, không luyến tiếc chút nào, cực kỳ dứt khoát, mà quả đắng này chỉ có một mình Ngụy Trưng phải nuốt.
Vân gia chẳng bắt chẹt ai, chỉ tuân theo đề xướng của triều đình quay lại nông nghiệp, không kinh doanh nữa, đã hoàn toàn hối cải rồi. Nhưng nhu cầu thị trường cực lớn do ai bù vào? Mấy cái lò dở sống dở chết của quan gia chẳng nung được mấy xi măng dùng được, giờ mỗi tướng trông thành đều biết ích lợi của xi măng, có thứ tốt ai dùng đá và bùn để gia cố tường thành nữa.
Quân đội đem nhu cầu lương thảo dồn lên binh bộ, quân lương tổng hợp của Vân gia không còn nữa, mọi thứ quay về truyền thống vốn có. Vốn cho Vân gia lá gan bằng trời cũng không dám từ chối quân đội, nhưng quan văn khắp triều nhìn nhắm vào chuyện mua bán này, cho rằng bên trong nhất định có giao dịch ngầm không ai biết, liên tiếp dâng tấu yêu cầu Vân gia rút lui, chuyện yếu hại của quốc gia không thể nắm trong một gia tộc, cho dù gia tộc đó chỉ có một nam đinh.
Lý Nhị tiếp nhận những tấu chương đàn hặc đó, chỉ yêu cầu Vân gia tiếp nhận kiểm tra, nghĩ rằng với phong cách làm việc của Vân gia, không thể có sơ hở, chẳng qua làm để bịt miệng đám quan văn mà thôi. Kết quả Vân gia lấy cớ không phù hợp với điều kiện vệ sinh, chủ động thỉnh tội với binh bộ, được binh bộ thượng thư hớn hở phạt hai nghìn quan tiền, thế là xong.
Tất cả chuyện còn lại Vân gia làm đều nằm ngoài dự liệu của mọi người, bọn họ ngay trong đêm tháo rỡ nhà xưởng, đợi tới khi quan viên phát hiện ra thì nhà xưởng đã biến thành sân phơi, trên đó chất đầy lúa mạch. Vân gia không có khả năng lo liệu chuyện ăn uống của đại quân nữa, lần này được rút lui toàn vẹn là do đại lão triều đình nương tay, Vân Diệp mang lễ vật đi bái tạ, làm Đỗ Như Hối cười khổ không thôi.
Vân gia không kinh doanh nữa, đây là câu trả lời của Vân Diệp với Lý Nhị:" Thời gian qua được các trọng thần dạy bảo, đã hiểu được đạo lý nhân gian không có thương nhân nào không làm chuyện xấu, thiếu chút nữa làm hỏng bách tính Đại Đường, vì thế vô cùng bất an, còn may là vẫn sớm, bách tính chưa bị Vân gia đầu độc quá sâu, vẫn còn đường cứu vãn, vì thế Vân gia quyết định quyên một vạn quan tiền để Trường An xây dựng thêm vài trường học, để chuộc lại tội nghiệt, để tích chút đức cho con cháu Vân gia."
- Quan Âm tỷ, lần này Vân Diệp làm việc không giống con người của y, rút sạch sẽ, không giải thích một câu, cũng không cầu xin chúng ta, vốn trẫm tưởng rằng y ít nhất chống lại một phen, nói không chừng còn phản kích, trẫm rất muốn xem chuyện này rốt cuộc phát triển tới mức nào, bất kể tốt xấu cũng cho trẫm bài học và gợi mở. Không ngờ y lại chơi chiêu rút củi dưới đáy nồi, không biết đây là sách lược lấy lui làm tiến của y, hay là lòng nguội lạnh muốn thừa cơ rút ra? Trẫm biết y vào cung nói chuyện với nàng cả buổi chiều, nói những gì?
Chỉ cần là chuyện của Vân Diệp là Lý Nhị luôn trưng cầu ý kiến của Trường Tôn thị, dù sao Trường Tôn thị hiểu Vân Diệp hơn, còn Vân Diệp tựa hồ có tình cảm quyến luyến của con trẻ với Trường Tôn thị, chuyện này ông ta thấy rất rõ, đó là nguyên nhân ông ta luôn cảnh cáo mạnh trừng phạt nhẹ với Vân Diệp. Tình cảm này của Vân Diệp làm Lý Nhị rất mừng, ít nhất nói lên Vân Diệp tuyệt đối không làm chuyện bất lợi với hoàng gia, từ chuyện y tận tâm tận lực giúp thái tử trưởng thành, tới dạy bảo chu đáo những đứa con khác của ông ta, đặt bản thân ở vị trí huynh trưởng, hiện giờ có thành tích rõ ràng.
Mấy lần Lý Nhị thậm chí có ý nhận Vân Diệp làm nghĩa tử, những nghĩ tới Vân gia chỉ còn một nam đinh nên thôi, nếu nhận làm nghĩa tử, Vân Diệp phải gọi là Lý Diệp rồi.
Trường Tôn thị nhẹ nhàng đặt Hủy Tử vào trong nôi, vừa đẩy vừa cười nói:
- Vân Diệp bảo thiếp chuẩn bị ít tiền tài, con số cực lớn, nói là muốn thao tác một kế hoạch, nhưng không chịu nói với thiếp thân, uy hiếp y cũng chẳng được. Chỉ nói là muốn giáo huấn đám ngu xuẩn kia, không biết y nói ai ngủ xuẩn, thái tử cũng nhận được thư gom tiền của y, thiếp thân cho rằng lần này quan viên trên triều đã triệt để chọc giận y rồi, thiếp thân không quản chuyện triều đường, bệ hạ cũng chẳng cần nói với thiếp, thiếp đã chuẩn bị ít tiền, để làm đầy kho tàng của hoàng cung, không muốn nó trống rỗng đến chuột cũng chết đói như trước kia.
- Y đã hủy toàn bộ nhà xưởng rồi, là cớ làm sao?
Lý Nhị nghĩ triều đường không có khe hở nào cho Vân Diệp chui vào, nên mặc kệ đám cây to lá rậm đó, có hoàng hậu giám thị Vân Diệp là đủ rồi:
- Thiếp nghe thái tử nói, việc phá bỏ nhà xưởng đã nằm trong kế hoạch từ lâu, Vân Diệp muốn cải tạo dần dần, ai ngờ triểu đường nổi phong ba, nên dứt khoát phá luôn một lần, tránh cho mai này gặp phiền phức. Chuyện này thiếp đã biết trước, Vân gia và nội phụ đã thương lượng rồi, có cả văn bản, khi ấy thiếp mới sinh, nội phủ do thái tử nắm giữ, quyết định do chúng đưa ra.
Lý Nhị nghĩ không thông vì sao lại đem nhà xưởng tốt như thế phá đi, cải tạo cái gì? Nhưng nếu Vân Diệp đã làm tức là có lý, tới giờ Lý Nhị bội phục nhất là bản lĩnh hóa đá thành vàng của Vân Diệp.
- Lan Lăng và Cao Dương luôn muốn tới Vân gia trang và Ngọc Sơn xem, vừa vặn mai Thái Nhi, Khác Nhi nghỉ học về cung, bảo chúng đưa đám muội muội tới thư viện. Nói thực sống ở đó thật thư thái, trẫm chuẩn bị xây ở đó một hành cung, tiểu lâu ở đó tuy đẹo, nhưng lại nhỏ quá, bảo bọn c húng dựa thiêu thiết kế của tiểu lâu mà an bài, cả cái gọi là phòng vệ sinh cũng phải có.
- Bệ hạ không lo đám huân quý và quan văn trên triều đánh nhau à?
- Đánh đi, không đánh nhau thì trẫm làm hoàng đế thế nào, nếu bọn họ đồng tâm hợp lực mới là phiền toái, hiện giờ ai cũng ngứa mắt với người khác, đó mới là triều đường. Trẫm ở giữa điều đình, không để cho bên nào lớn mạnh là được.
Lý Nhị vặn mình, lần đàn áp huân quý này ông ta đã tính trước, động tĩnh ở thảo nguyên và Lĩnh Nam quá lớn, kẻ nào cũng sắp béo thành lợn rồi, không hút chút máu sao được.