- Nghe bệ hạ miêu tả rồng, thần bất giác nhớ ra gia sư cũng từng miêu tả rồng, bệ hạ có hứng thú muốn nghe không?
Vỗ mông phải vỗ cho trọn bộ, Vân Diệp hiểu rõ mục đích hôm nay Lý Nhị tới đây, không phải để nói vấn đề giáo dục con cái, khi y biết từ miệng Hà Thiệu rằng Đậu Trung làm tân gia chủ Đậu gia, trước mắt Vân Diệp hiện lên cảnh một năm trước mình tới tìm Lý An Lan, tên đó đợi ngoài hoàng cung kiến giá, giờ nhớ lại tên đó từ bỉ ổi ra thì chẳng có đặc điểm nào khác, muốn lão tử làm bàn đạp cho Đậu gia mới à, không có cửa đâu.
- Gia sư ngươi là vị đại cao hiền, cho nên lời nói nhất định khác người thường, mau nói đi, trẫm rửa tai lắng nghe.
- Có một hôm bầu trời u áp sắp mưa, mây đen vần vũ trên trời, như có hai con rồng đánh nhau, thần hỏi sư phụ, rồng trông như thế nào, sư phụ nói: Rồng có thể biến hóa lớn nhỏ, có thể bay lượn ẩn nấp, lớn thì hô mưa gọi gió, nhỏ thì có thể ẩn nấp tàng hình; bay có thể vượt qua vũ trụ, nấp có thể ẩn giữa sóng cả. Rồng biến hóa theo thời thế, như người đắc chí thì tung hoành tứ hải. Bệ hạ khởi binh từ Thái Nguyên, trải trăm trận giành được thiên hạ, như rồng bay chín tầng trời, ban ân trạch cho thiên hạ, nay thiên hạ thái bình, Đại Đường ta sắp đón một thời đại hoàn toàn mới, thần chúc mừng bệ hạ.
Vân Diệp dùng giọng cung kính nhất đem miêu tả của Tào Tháo về rồng trong Tam Quốc Diễn Nghĩa đọc ra, Lão Tào ra tay quả nhiên không tầm thường, Lý Nhị nghe mà nở từng khúc rượt, vuốt chòm râu ngắn đang định đánh giá thì một giọng nói đáng ghét ngoài phòng giam vang lên:
- Bệ hạ, Lam Điều hầu dùng lời khéo léo mê hoặc bề trên, lấy rồng ra bình phẩm là đại bất kính, xin bệ hạ trừng phạt nặng hạng dẻo miệng lừa gạt, nếu không tổn hại tới sự anh minh của người.
- Kẻ nào?
Lý Nhị và Vân Diệp đồng loạt tức giận quát:
Một đang tâng bốc, một đang nghe cực khoan khoái, Vân Diệp lòng mang mưu mô, chuẩn bị đưa ra yêu cầu với hoàng đế, ai ngờ đúng lúc quan trọng nhất có kẻ mù mắt phá đám, khiến Lý Nhị và Vân Diệp sao không hận, sao không thù?
Cái loại chuột trong nồi canh, cứt gián trong gạo này trừ Ngụy Trưng ra thì còn ai? Hôm qua bạo loạn làm thiên hạ chấn kinh, văn võ bá quan khiếp hãi, khó khăn lắm mới vỗ về được người dân Trường An bình tĩnh, Đậu gia đã thành đống đổ nát, Đậu Hoài Ân bị bánh tính đánh chết, Đậu Hoài Nghĩa thấy tình thế không xong đã tự tận, gia chủ Đậu gia sợ quá mà chết, càng chẳng nói tới nha hoàn phó dịch, trong hai canh giờ ngắn ngủi, có ba mươi mốt vụ cưỡng gian phát sinh, cùng mười bảy vụ án mạn, về phần cướp phá hôi của càng không đếm xuể, không chỉ Đậu gia gặp họa, ba láng giếng gần đó cũng bị tấn công, nữ chủ bị làm nhục, nếu không phải Kim Ngộ vệ ra tay kịp thời bạo loạn có xu thế lan khắp toàn thành, nhân tính xấu xa đã lộ hoàn toàn trong hỗn loạn.
Là cấp sự trung, Ngụy Trưng sao không phẫn nộ, bách quan Đại Đường cẩn thận duy trì trật tự bị phá tan tành trong một ngà, hơn nữa mở ra một tiền lệ cực kỳ xấu cho đời sau, đó là có chuyện bất bình có thể tụ tập làm loạn.
Phòng Huyền Linh không bình luận về chuyện này, Đỗ Như Hồi thì né tránh, đám hào môn câm như hết, đóng chặt cửa từ chối tiếp khách, Úy Trì Cung vỗ tay khen ngợi, chuyện Đậu gia đúng là gieo gió gặt bão. Ngụy Trưng không ngu xuẩn tới mức đi chạm vào vảy ngược của hoàng đế, nhưng láng giềng bị vạ lây có tội gì? Nữ chủ nhân láng giềng bị làm nhục đã tử sát hai lần rồi, tuy nói láng giềng chỉ là thừa sự lang nho nhỏ, nhưng cũng là quan, người ta giữ nhà tổ mà sống, lần này nhà bị đốt quá nửa, tổn thất thảm trọng mà không biết cáo trạng ai, cả nhà chỉ biết ôm đầu khóc trong đống đổ nát.
Ngụy Trưng tuần thị hiện trường tất nhiên nổi trận lôi đình, lòng đầy căm phẫn, quyết định tới Đại Lý tự chửi mắng tên đầu sỏ Vân Diệp, để hả mối hận trong lòng, thuận tiện xem xem có thể kiếm được bồi thường từ Vân Diệp, còn đi vỗ về người vô cớ bị tai họa.
Ai ngờ Vân Diệp trong tù mà không chịu hối cải, còn dùng ba tấc lưỡi mê hoặc bề trên, chuyện này sao có thể chấp nhận được.
- Bệ hạ tấm thân ngàn vàng đặt chân vào nhà tù dơ bẩn, thần tưởng bệ hạ tới giáo huấn hạng gian nịnh, không ngờ bệ hạ trò chuyện vui vẻ, coi hạng nịnh thần coi mạng người như cỏ rác là tri kỷ, thần thấy không đáng cho bệ hạ.
Ngụy Trưng đen đúa cổ gân lên, nghiêm mặt chửi mắng Vân Diệp là nịnh thần, khiến Lý Tịnh vừa rồi trò chuyện rất hợp ý với Vân Diệp nổi điên, quát lớn: Text được lấy tại TruyệnFULL.vn
- Ngụy Trưng càn rỡ, trẫm và thần tử nói chút chuyện cười, có gì không được.
- Bệ hạ nếu bình thường nói cười với Vân Diệp thì thần tất nhiên không nhiều chuyện, chỉ là phường Hưng Hóa tiếng khóc thảm thiết, quan viên bách tính đau đớn, bệ hạ chẳng lẽ không để ý chút nào?
Cuối cùng cũng được thấy sự mạnh mẽ của Ngụy Trưng trước hoàng đế, nghe nói ông ta chưa bao giờ nể mặt hoàng đế, tìm được cơ hội là chuyện bé xé ra to, lấy hoàng đế nâng cao uy vọng, hiện giờ xem ra ông ta làm được rồi.
Tay Lý Nhị không ngừng xòe ra nắm vào, không cần nghĩ cũng biết hoàng đế bệ hạ hiện đang vô cùng tức giận, Vân Diệp nhìn y phục trên người, nghĩ có nên học Trường Tôn thị thay triều phục chúc mừng hoàng đế có thần tử tốt gây phiền lòng không?
Khiến hoàng đế á khẩu, mũi giáo tất nhiên chĩa vào Vân Diệp, đập ruồi trên miệng hồ tất nhiên sẽ có vấn đề.
- Năm trăm quan.
Vân Diệp xòa năm ngón tay ra, tuyệt đối không chửi nhau với Ngụy Trưng, ông ta kiếm cơm nhờ chửi người khác, chửi nhau với ông ta sẽ bị chửi thành thằng ngu luôn, người thông minh biết chừng mực, ông ta phẫn nộ chẳng qua là muốn chút bồi thượng cho người bị họa lây, chuyện dùng tiền dẹp đi được, Vân Diệp không tự ngược làm gì, không thấy hoàng đế giận tới mức sắp lên cơn động kinh rồi à?
- Hừ! Ngươi là kẻ có tội, làm gì có phần lên tiếng, tuổi còn nhỏ mà lòng dạ độc ác, cổ động người dân, lòng dạ đáng giết.
Vẫn bi phẫn, vẫn lời lẽ chính nghĩa, nhưng nịnh thần đâu rồi?
- Một nghìn quan.
Không còn là nịnh thần nữa là dấu hiệu tốt, Vân Diệp quyết định tăng giá xem có thể bỏ cái lòng dạ đáng giết đi không.
- Vì đạt mục đích không từ thủ đoạn, trong cuộc bạo loạn, ba mốt vụ cưỡng bức, mười bảy mạng người, đó là tội nghiệt ngươi gây ra trong hai canh giờ, ngươi còn mặt mũi nào thấy phụ lão Trường An, còn mặt mũi nào đứng trên triều đường, tự xưng huân quý.
Vương Bát cắn người là không chịu nhả, một nghìn quan quá thừa xây ba cái viện tử, Ngụy Trưng đem cả tử thương của Đậu gia tính lên đầu Vân Diệp thì quá đáng rồi. Lý Nhị tựa hồ không giận nữa, hứng thú chắp tay xem hai thần tử của mình đối thoại.
Ngụy Trưng không trêu vào nổi, cũng không dám trêu vào, vị trước mắt được sử sách khen ngợi là người được tôn kính ngàn đời, chỉ cần bị cái kính này chiếu vào, chuyện lớn nhỏ đề bị ghi chép lại, Vân Diệp không muốn sử sách ghi chép lại đoạn Ngụy Trưng chửi mắng hoàn khố Vân Diệp, đành nhịn đau cho tiền, nhưng bồi thường cho Đậu gia, Vân Diệp bực bội vô cùng.
- Một nghìn năm trăm quan, một canh giờ sau Hà Thiệu sẽ đưa tiền tới huyện nha Trường An, xin thị trung đại nhân giám sát.
Ngụy Trưng phất ống tay áo, cung kính thi lễ với Lý Nhị, nói:
- Vi thần cáo lui, phường Hưng Hóa nay thành đống đổ nát, thần cần xem xét hiện trường, mong bệ hạ ân chuẩn.
Lý Nhị kỳ quái nhìn Ngụy Trưng, vốn tưởng hôm nay Vân Diệp sẽ bị một phen chửi mắng, không ngờ mấy câu đã giải quyết sự việc, vốn tưởng mình phải dùng cường quyền áp chuyện này xuống, hiện giờ có vẻ không cần nữa.
- Ngụy khanh đi xử trí chuyện phường Hưng Hóa, để trẫm giáo huấn tên tiểu tử này một phen.