Đường Chuyên

Chương 145: Đính hôn và đóng cửa không tiếp




Vân Diệp hiểu quá rõ người nhà minh rồi, một đám nữ nhân từ nãi nãi, thẩm thẩm, cô cô tới tỷ tỷ rảnh rỗi không có việc gì làm là bàn tán xem nữ chủ nhân tương lai của Vân gia sẽ thế nào, chạm vào chủ đề này, trong nhà lại chẳng nổ tung.

Nãi nãi quả nhiên dùng tốc độ nhanh nhất định thân cho Vân Diệp, còn đem kẹp tóc hoàng ngọc của bà làm vật gia truyền của Vân gia tặng cho Tân Nguyệt, thế là Ngọc Sơn tiên sinh vốn còn có vài phần bất mãn tức thì lòng dạ khoai khoái, nhìn kẹp tóc sáng lấp lánh trên đầu tôn tử uống liền ba chén rượu, rất hài lòng về sự thức thời của Vân Diệp.

Tân Nguyệt đem cái kẹp tóc đi khoe khắp một lượt ở thư viện, được toàn bộ nữ quyến tán dương, bản thân lại vờ như không có chuyện gì xảy ra, thẹn thẹn thò thò về thư phòng, ngồi trước gương đồng nhìn trái nhìn phải, một canh giờ sau mới quyến luyến gỡ ra, dùng vải bọc lại cho vào trong hộp, cất ở chỗ bí mật nhất. Miệng mang nụ cười, cười mãi rồi đột nhiên ôm lấy khuôn mặt đỏ rực, chẳng biết là nghĩ tới chuyện gì?

Hai người trên sông Đông Dương đều có tâm sự riêng, một người cứ nhìn đối phương một cái là đỏ mặt, một cứ như con ngỗng ngốc nghếch hồn vìa bay tận đẩu đâu. Chỉ khổ cho Tiểu Thu, cong người cố gắng chèo bè không để nó đâm vào bờ.

Nước sông rất nông, chỉ tới hông người, trong thấy đáy, không có cá lớn, chỉ có những con cá nhỏ to bằng ngón tay nô đùa trong nước, Tân Nguyệt cởi một lọn tóc dài ra, ghé vào mặt bè trêu cá, thi thoảng phát ra những tiếng cười vui vẻ.

Vân Diệp bị tiếng cười giòn tan đó thu hút, đưa mắt nhìn sang, chợt thấy dáng vẻ tinh nghịch của nàng đáng yêu vô ngần, má đỏ lựng dụ hoặc, đôi mắt trong veo như mặt nước không một gợn sóng khiến nhiều thiếu niên phải điên đảo thần hồn, đặc biệt tư thế ngồi khiến vào eo thon bó chặt quyến rũ, hai bờ mông tròn vành vạch rất thích mắt, nhất là ở vị trí y đang nằm có thể ngắm no mắt mà người khác không thể có được.

Nhớ lại Tân Nguyệt mới mười sáu nhưng nhiều thứ không phải bé đâu, lúc nàng chơi đánh bóng với Tiểu Nha chỉ mặc cái áo mỏng, hai quả bóng kia nảy trông thật hút mắt, xuyên qua lớp áo mỏng manh đó có thể thấy được đường con hoàn mỹ và đầy đặn, thế mới biết Trương Nghệ Mưu miêu tả nữ tử thời Đường trong phim ăn mặc cực thoáng không hoàn toàn là điêu.

Nữ tử triều Đường mười sáu tuổi phát dục hoàn mỹ, nhìn đường cong tuyệt đẹp của Tân Nguyệt, Vân Diệp thấy cổ khô khô, cố ép tà hòa trong lòng xuống, đột nhiên nổi tính trẻ con, cùng Tân Nguyệt ghé sát mặt bè, thò một lọn tóc xuống trêu cá, đương nhiên trêu cá chỉ là cái cớ quan trọng hơn ở vị trí của y có thể thoải mái ngắm nhìn đồi ngực vun đầy của nàng.

- Kìa, con cá kia lạ quá.

- Đâu sao muội không thấy.

Tân Nguyệt đưa mắt ngó quanh:

- Kia kìa, đó thấy chưa.

Vân Diệp sán tới gần, tay luồn dưới cánh tay nàng chỉ chỏ lung tung, thi thoảng vờ chạm vào bờ vai mềm mại của Tân Nguyệt, tiểu nha đầu không nhận ra ý đồ thâm hiểm của y, còn tưởng y trêu mình huých lại.

Không biết có con cá nào lạ hay không chỉ thấy sau một lúc Vân Diệp cười hăng hắc đắc ý đưa tay lên mũi ngửi, vẫn còn hương thơm nhàn nhạt cùng cảm giác mềm mại bồi hồi chưa tan, té ra từ thắt lung trở lên của Tân Nguyệt bị y đụng chạm hết cả một lượt rồi, vậy mà cô nàng chẳng hề hay biết.

Tất nhiên Vân Diệp không phải thiếu niên mười mấy tuổi đầu tò mò về cơ thể nữ nhân mà phải làm cái trò trẻ con đó, nhưng y thích làm thế đấy, thế mới thú, sao nào? Ghen à?

Cũng chẳng biết từ khi nào mà thư viện Ngọc Sơn thành chốn du ngoạn của các quý nhân thành Trường An, sông Đông Dương chưa đầy mười dặm chận kín bè, toàn là các lão giả mặt đầy râu, các nữ tử trẻ tuổi đeo khăn lụa che mặt, tất nhiên có những tên lãng đãng truy đuổi theo những cánh hoa. Một số thư sinh xuất thân cùng khổ, nhưng tự ngạo có vài phần tài hoa cũng xuất hiện bên sông, tay cầm một cuốn sách, miệng đọc mấy bài thơ chẳng hiểu nói về cái quái quỷ gì, hi vọng thu hút sự chú ý của quý nhân trên sông.

Vân Diệp và Tân Nguyệt thu hút nhất, không phải vì cả hai là kim đồng ngọc nữ, mà là vì cả hai chơi vui vẻ nhất, lớn tiếng nô đùa làm quân tử xem thường, làm thiếu nữ thanh xuân ao ước.

Tân Nguyệt nói với Vân Diệp, ở quê nàng Kiếm Nam cũng có một con sông nhỏ như thế này, mỗi ngày trời nóng nàng thích ngồi trước cửa nhà, nhìn đám con trai bơi lội, rất là thú vị.

Vân Diệp nhỏ giọng làu bàu, Tân Nguyệt nghe nửa ngày trời mới hiểu, y không ngừng nói:" Lỗ rồi, lỗ rồi, lỗ lớn rồi!"

- Lỗ cái gì, huynh thiếu tiền à?

Tân Nguyệt lấy làm lạ:

- Muội nhìn đám con trai kia bơi lội, ta thấy lỗ lớn rồi.

- Vì sao, lỗ cái gì?

Tân Nguyệt không hiểu:

- Khi nhỏ ta cũng bơi ngoài sông, đều không mặc khố, cả người trần truồng luôn, hiện giờ nhớ lại thế nào cũng có nữ tử rảnh rỗi giống muội nhìn trộm, cho nên lỗ lớn rồi.

Vân Diệp mặt mày rầu rĩ:

- Huynh thật đáng chết, dám trêu ghẹo muội.

Tân Nguyệt phát cuồng ra sức nhéo cánh tay Vân Diệp, tiếng kêu thảm của Vân Diệp và tiếng cười mắng của Tân Nguyệt truyền khắp mặt sông.

Ly Thạch đem ghế trúc lên bè nói với Ngọc Sơn đang xem sách bên cạnh:

- Lão Tân, đó là tôn nữ của ông, nó nói lớn như thế mà ông không quản à?

- Vì sao phải quản, trượng phu của nó còn ở bên la thảm, không thấy có ý kiến gì, sao lão phu phải quản. Chỉ là bọn nhóc nô đùa mà thôi, dù sao nha đầu đó hiện là họ Vân, không phải họ Tân, dạy dỗ tốt thì tiểu tử kia có phúc, chiều nó hư thì y ráng mà chịu.

Ngọc Sơn tiên sinh ăn nói cực kỳ vô trách nhiệm:

Nô đùa nửa ngày, bụng đói meo, nhìn thấy người khác đều có cái ăn, ăn rất là khoai khoái, uống rất là đã đời, chỉ có ba người bọn họ không mang theo thức ăn, bụng Tiểu Thu đã bắt đầu reo ùng ục, Tân Nguyệt chưa bao giờ vui vẻ như thế, đói tới mức không xuống nổi bè nữa, định sau này ở lại trên bè luôn.

Vân Diệp hết cách, chỉ đành xả họng gọi Hoàng Thử đem lão bà hài tử đi chơi sông.

Hôm nay là ngày thư viện cho nghỉ, tất cả mọi người đều được nghỉ, Hoàng Thử luôn hâm mộ thói quen phong nhã không có việc gì là du sông của quý nhân, chạy tới chỗ quản sự xin một cái bè, kết quả bị chửi cho đầy nước bọt dính vào mặt, nói bè của thư viện là chuẩn bị cho quý nhân, một tên đào mộ cần bè làm gì, không thấy bao nhiêu học sinh thư viện đang đợi bè à? Ngươi muốn thì đợi tới nửa đêm đi.

Lau nước bọt trên mặt, Hoàng Thử căm lắm, chẳng qua là cái bè rách thôi chứ gì, còn văng cả nước bọt lên mặt lão tử, nửa đêm? Nửa đêm là thời gian đi trộm mộ của mẹ ngươi đấy, ai mà đi du sông nửa đêm? Truyện được copy tại TruyệnFULL.vn

Hoàng Thử cũng là hán tử có tiếng trên giang hồ, hứa với vợ con thì chặt đầu cũng phải hoàn thành, dưới chân núi thiếu gì trúc, kiếm chục cây to chặt về, suốt cả đêm kết một cái bè lớn, hôm nay cái bè bắt mắt nhất là của nhà hắn.

Nghe hầu gia gọi, vội chống bè tới, cả nhà ba người hành lễ với hầu gia.

- Có cái ăn không, ta sắp chết đói rồi.

Khỏi phải nói, Hoàng Thử chuẩn bị rất đầy đủ, có gà có thịt, còn có cá nhỏ phơi khô, rượu nếp không thể thiếu được, bánh nướng Anh Nương làm là dễ nuốt mất lưỡi nhất.

- Hầu gia, thư viện của chúng ta cho nghỉ lớn một tháng là vì sao?

Hoàng Thử nhân lúc hầu gia nghỉ mới hỏi:

- Mỗi năm đều cho nghỉ hai tháng, một là vào mùa hè, một là vào mùa đông, chẳng qua là năm nay nghỉ sớm vài ngày.

- Vì sao cho nghỉ sớm, rượu nếp nhà nô gia còn chưa bán hết.

Anh Nương xen vào một câu:

- Vì có một cái sao chổi sắp tới, tránh cho thư viện bị phá hoại, đành phải cho nghỉ, đem rượu nếp nhà ngươi tới lò đi, khẳng định bán rất nhanh.

Trước kia cổng thư viện nạo nhiệt cực độ giờ vắng tanh vắng ngắt, Hứa Kính Tông nhìn thư viện trống không, lại nhìn đống hành lý lớn sau người, cười khổ lắc đầu.

Kỳ nghỉ lần này Vân Diệp đã thương lượng kỹ với mấy ông già, vốn Vân Diệp định cố nhịn Hứa Kính Tông vài tháng, để hắn thấy chán rồi đi, ai ngờ lời vừa mới ra khỏi miệng đã bị mắng cho một trận, nói cái gì mà người trong quan trường được nước lấn tới là chuyện thường, ngươi hé ra một cái lỗ là bọn họ khoét thành cái động, chỉ cần có lợi cho sĩ đồ của hắn, không ép thư viện chảy ra mỡ là hắn chưa chịu thôi, bọn họ không coi trọng lợi ích lâu dài, chỉ thấy món lợi trước mắt. Lớn, nhanh, gọn, mau là yếu quyết thăng quan, phải làm sao khiến cho hắn không có chỗ ra tay, khiến hắn có tài kinh thiên mà không dùng được mới là thượng sách.

Dầu sao ông ta làm quan hai triều, nói rất có lý, mà có lý thì phải chấp hành.

Hứa Kính Tông mới tới lại bộ báo danh, chuẩn bị đến thư viện nhậm chứ, Lưu Tiến Bảo đã thúc ngựa về báo, đám gia trưởng bất lương của thư viện có vài vị ở lại bộ, biết tin này cũng dễ dàng thôi.

Cho nên Hừa Kính Tông vừa mới xuất phát ở Trường An, thư viện lập tức bắt đầu kỳ nghỉ mỗi năm một lần.

Từ chỗ người hiểu chuyện biết được, té ra tên khốn này không sống nổi ở công bộ nữa mới chạy tới thư viện lánh nạn, thuận tiện kết giao với quyền quý, chuẩn bị cho tương lai quật khởi, đúng là kế một mũi tên trúng hai cái đích tuyệt hảo, chỉ là hắn xem nhẹ sự cảnh giác của thư viện với y, sống không nổi ở chỗ khác, chẳng lẽ đổi chỗ là sống tốt hơn à?

Hắn quá kiêu cạo, ỷ mình tài cao, cuồng vọng khinh người, đắc tội với rất nhiều trọng thần, nghe tin có người muốn xư lý hắn, vừa khéo tới thư viện làm việc, phát hiện thư viện đúng là chỗ tốt mưu đồ chuyện mai sau, liền xin Lý Nhị cho tới thư viện dạy học, không ngờ được phê chuẩn.

Không biết Lý Nhị nghĩ cái gì, có lẽ là ông ta không muốn thư viện quá thống nhất.

Vân Diệp không muốn nghĩ, cũng chẳng thể nghĩ, nếu như mất đi sự ủng hộ của Lý Nhị, thư viện chỉ là một tòa thành trên cát, chớp mắt sẽ tan tành.

Chỉ có thể đối phó với Hứa Kính Tông, không thể chĩa mũi giáo vào Lý Nhị, đó là nguyên nhân chọn biện pháp mềm dẻo của thư viện, chứ không thể đấu cứng.

Cái quả táo lớn thư viện này tuyệt đối không thể cho con sâu béo mập bò lên, đó là quyết tâm của Vân Diệp, cho dù phải dùng tâm tư độc ác nhất.

Một tháng đủ cho Vân Diệp hoạt động rồi, một phong tấu chương nghỉ phép được Lưu Hiến đưa tới cung, đợi Lý Nhị quyết định vận mệnh của Hứa Kính Tông.