Đứa Trẻ Hư

Chương 79: C79: Một nhà ba người




Không phải Nguyễn Tri Mộ không có kinh nghiệm chăm sóc trẻ con, mà đây là lần đầu tiên anh trở thành người giám hộ.

Anh đọc sách nuôi dạy con cái, xem các bài giảng của chuyên gia và tra cứu các vấn đề quan trọng khi chăm sóc trẻ nhỏ trên các trang web nuôi dạy con, lo lắng căng thẳng đến mức chân tay lúng ta lúng túng.

Nghiêm Việt bắt lấy tay anh, bất đắc dĩ: "Có ba bảo mẫu chăm sóc nó cơ mà, anh căng thẳng làm gì."

Ba bảo mẫu đều được thuê từ công ty chuyên nghiệp, chăm cả một lớp mẫu giáo còn được chứ đừng nói đến một đứa trẻ ba tuổi.

Nguyễn Tri Mộ: "Không biết nữa, cứ lo không làm tốt."

Vì bản thân mình không có một tuổi thơ vui vẻ nên anh luôn muốn cho Nghiêm Ngưng một tuổi thơ tươi đẹp hoàn hảo. Điều này giống như sự bù đắp cho tuổi thơ của chính mình.

Theo lý thuyết mà nói gia đình này có chút kỳ lạ, trong gia đình lại có hai nam một trẻ em, không có nữ.

Các cô giúp việc đều biết Nghiêm Việt. Mặc dù không biết nhiếp ảnh cụ thể là làm gì nhưng biết hắn là một ngôi sao nổi tiếng.

Sao nam nổi tiếng lập gia đình với một người đàn ông và có một cô con gái, quả là tin sốt dẻo.

Nhưng các bảo mẫu rất chuyên nghiệp và kín tiếng, vào nhà chăm sóc trẻ, ra khỏi nhà liền như mất trí nhớ, giữ kín như bưng, không bao giờ nhắc đến chuyện riêng của họ ra bên ngoài.

Lại chả, phong bì, lì xì mà Nghiêm Việt cho mỗi dịp Tết, dịp lễ, một cái cũng đã bằng lương nửa năm của các cô, chỉ có kẻ ngốc mới chê tiền.

Lúc Nghiêm Ngưng đến, cô bé mới hơn hai tuổi, sinh ra đã yếu ớt, bệnh dạ dày, cách mấy hôm lại sốt một lần.

Ông nội của đứa bé kể, trước đây đã đưa đi khám, bác sĩ nói không có vấn đề gì nghiêm trọng, chăm sóc cẩn thận sẽ hồi phục.

Mặc dù cô bé chưa nhớ chuyện nhưng vì thường xuyên bị ốm nên tính cách cũng khá dính người, hay nũng nịu. Mỗi lần ốm lại ôm lấy cánh tay của Nguyễn Tri Mộ, có vẻ sẽ giúp ngủ nhanh hơn.

Kể cũng lạ, rõ ràng Nghiêm Việt mới là người có quan hệ họ hàng với bé nhưng Nghiêm Ngưng lại bám Nguyễn Tri Mộ hơn.

Sáng không chịu ăn, Nguyễn Tri Mộ thổi nguội cháo cho, Nghiêm Ngưng lại ngoan ngoãn ăn từng thìa nhỏ.

Tối không chịu ngủ, Nguyễn Tri Mộ vỗ lưng bé, ngâm nga hát ru một hồi, Nghiêm Ngưng cũng ngủ thiếp đi.

Thỉnh thoảng cô bé nghịch ngợm, ngồi dưới đất ném đồ chơi lung tung, ai nói cũng không nghe. Nguyễn Tri Mộ nghiêm mặt, cô bé liền ủ rũ bò dậy, chủ động dọn đồ chơi rồi ôm lấy chân Nguyễn Tri Mộ, ngước mắt, tỏ ra đáng thương nhìn anh.

Nghiêm Việt cảm thấy khó tin: "Điều này không khoa học mà. Tại sao cô bé nhìn em lại quay đầu đi?"

Nguyễn Tri Mộ: "Em doạ người."

Chủ đề này được thảo luận vào một đêm khuya khi cả hai chuẩn bị đi ngủ.

Nghiêm Việt trở mình đè lên người anh, cắn ngón tay anh, không cho anh ngủ: "Em đáng sợ ở đâu, hả? Anh nói nghe xem."

Nguyễn Tri Mộ: "Em... nhìn em đáng sợ, lúc không cười rất doạ người. Trẻ con thích người lớn dễ gần. Nếu em cười nhiều hơn với nó, nó sẽ gần em hơn thôi."

Nghiêm Việt hừ một tiếng.

Nguyễn Tri Mộ tưởng hắn nghiêm túc xin lời khuyên, còn muốn tiếp tục nói chuyện với hắn về việc nuôi dạy con cái.

Nghiêm Việt đã mất kiên nhẫn, cởi cúc áo anh, dùng hành động thiết thực để nói với anh rằng không muốn bàn chuyện nuôi con với anh vào đêm khuya.

Tuy Nghiêm Ngưng yếu ớt nhưng lại rất thông minh.

Lúc mới đến, cô bé đã nói được một số từ đơn giản, ghép các từ với đồ vật trong nhà.

Nguyễn Tri Mộ mua mấy cái thẻ nhận biết đồ vật. Nghiêm Ngưng chỉ chơi hai ngày là có thể thuộc làu hình ảnh và từ vựng trên đó.

Được đưa ra ngoài ăn, cũng rất dễ gần, có thể bô ba trò chuyện với các cô các chú xa lạ trên tàu điện ngầm. Khi về trong túi luôn có một nắm hạt dưa hoặc kẹo m út.

Nguyễn Tri Mộ và Nghiêm Việt đều nghĩ rằng, tương lai Nghiêm Ngưng sẽ trở thành một cô gái vui vẻ, cởi mở.

Nhưng khiến họ vô cùng bất ngờ là, tính cách của Nghiêm Ngưng đã thay đổi theo hướng ngược lại khi cô bé lên bảy.


Một cô bé nũng nịu, bám người dần trở thành một cô bé điềm tĩnh, lạnh lùng.

Đều nói trẻ lên tám lên bảy đều nghịch ngợm, Nghiêm Ngưng lại không hề như vậy.

Trong khi các bé gái cùng tuổi đang say mê những chiếc váy công chúa bong bóng màu hồng và đôi giày thuỷ tính đính kim cương thì cô bé lại thích màu đen, xanh đen, quần áo hay giày dép đều tông màu lạnh.

Không quấn lấy Nguyễn Tri Mộ đòi kể chuyện, cũng không cố ý chọc giận bảo mẫu. Từ lúc bắt đầu nhận được mặt chữ, không có việc gì là ngồi trước bàn, yên tĩnh đọc truyện tranh hoặc tạp chí khoa học.

Cả hai phụ huynh đều không thể hiểu được.

Một cô bé lúc nhỏ rất hoạt bát, bám người, rõ ràng luôn được yêu chiều, vô lo vô nghĩ, vì sao lớn lên lại trở nên khác thường như vậy?

Nguyễn Tri Mộ lưỡng lự hỏi Nghiêm Việt: "Em xem, có phải nó biết..."

Nghiêm Việt cũng hiểu ra.

Nghiêm Ngưng đã bảy tuổi, khi còn nhỏ chỉ vào thẻ nhận dạng đồ vật hỏi bảo mẫu rằng các bạn đều có bố mẹ, ông bà nội, ông bà ngoại, vì sao cô bé lại chỉ có hai người bố, không có mẹ.

Bảo mẫu không biết giải thích thế nào, qua loa đáp lời: "Đợi con lớn sẽ biết."

Giờ Nghiêm Ngưng đã lớn nhưng không hỏi lại vấn đề này nữa.

Đôi mắt đen láy của cô bé luôn bình tĩnh quan sát thế giới với thái độ xa cách, không giống một đứa trẻ.

Hai người lớn đã cố gắng hết sức tạo cho cô bé một môi trường phát triển khép kín. Cô nhóc vẫn còn quá nhỏ, chưa đủ lớn để tiếp xúc với sự thật của thế giới bên ngoài.

Nhưng chuyện trên trời dưới biển luôn lọt kẽ hở và đến tai đứa nhỏ.

Nguyễn Tri Mộ thỉnh thoảng muốn trò chuyện với cô bé, thăm dò xem nó biết được bao nhiêu.

Nhưng khi cô bước vào tuổi thiếu niên, càng trở nên ít nói, kín đáo, không thích nói chuyện với người lớn.

Nguyễn Tri Mộ thấy bồi hồi, nhớ đến Nghiêm Ngưng lúc còn nhỏ. Cô nhóc hoạt bát, đáng yêu, có bím tóc tung bay, ôm cánh tay anh lắc lắc, ngọng nghịu gọi anh là "bố mềm mềm."

* mềm 软 đồng âm với họ Nguyễn 阮.

Tuy có chút buồn nhưng anh cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần.

Anh và Nghiêm Ngưng vốn không có quan hệ họ hàng, người có quan hệ nhận nuôi con hợp pháp cũng là Nghiêm Việt chứ không phải anh.

Việc nhận nuôi năm đó một phần là để giúp đỡ ông nội của Nghiêm Ngưng, một phần là để xoa dịu mối quan hệ giữa Nghiêm Việt và gia đình, nói đến thì cũng có chút lợi dụng.

Một ngày nào đó trong tương lai, nếu Nghiêm Ngưng nhận ra, không chịu gọi anh là "bố mềm mềm" nữa... anh cũng sẽ hiểu.

Lý trí là thế nhưng thấy con gái ngày càng xa cách mình, Nguyễn Tri Mộ vẫn mất ngủ.

Mấy ngày liền nằm đến sáng cũng không thể chợp mắt, Nghiêm Việt cảm thấy có gì đó không ổn.

Sau khi làm rõ anh đang phiền não điều gì, Nghiêm Việt dở khóc dở cười, véo má anh: "Cái đầu ngốc nghếch của anh từ sáng đến tối nghĩ gì vậy hả."

Nguyễn Tri Mộ cũng không biết vì sao mình lại trở nên đa sầu đa cảm như vậy.

Anh rầu rĩ nói: "Cứ coi như anh đã già rồi đi."

"Lo lắng linh tinh." Nghiêm Việt tắt đèn, ôm anh vào lòng, nói: "Đừng nghĩ nhiều, tuần sau theo em về nhà ông nội, đại thọ 90 rồi, đặc biệt dặn anh và cô nhóc đều đi."

Ông nội Nghiêm Việt đã 90 tuổi, sinh nhật đương nhiên sẽ đầy đủ cả gia đình, gồm cả Nghiêm Tôn Thành và Nghiêm Minh Hoa.

Đến nơi, hỏi thăm ông nội rồi Nghiêm Việt giúp họ tìm một căn phòng có máy sưởi, đồng thời bảo người giúp việc chuẩn bị trà bánh, để họ đợi ở đây nghỉ ngơi, không cần phải xuống ăn.

"Em xuống nói chuyện với ông một lát nhé."

"Dưới đó nhiều người, gió lớn, còn có người hút thuốc, cứ ngoan ngoãn đợi ở đây."


"Nếu có ai gọi mọi người xuống cũng mặc kệ, có việc em sẽ gọi điện."

Nghiêm Việt biết anh không muốn gặp Nghiêm Tôn Thành. Anh nắm lấy tay hắn, vỗ về: "Không sao đâu."

Anh và Nghiêm Ngưng chơi bài poker trong phòng một lúc, cảm thấy hơi buồn chán, anh hỏi con gái: "Con muốn ăn quýt không?"

Nghiêm Ngưng sao cũng được: "Vâng."

Nguyễn Tri Mộ dặn dò cô: "Vậy con ở đây, bố đi ra bếp lấy hoa quả nhé."

Mặc dù có thể bảo người giúp việc làm nhưng họ cũng chỉ là khách, ngại sai việc người khác. Hơn nữa hôm nay tiệc tùng cũng bận rộn, Nguyễn Tri Mộ thấy nên tự làm thì hơn.

Nghiêm Ngưng ngước mắt: "Vâng."

Nguyễn Tri Mộ đẩy cửa ra ngoài.

Nghiêm Ngưng buồn tẻ chơi điện thoại một lúc thì đột nhiên có tiếng gõ cửa.

"Ai đấy?"

Giọng nói truyền đến là của một người đàn ông trưởng thành có chút cà lơ: "Nghiêm Ngưng phải không? Chú là chú cháu."

Nghiêm Lễ Văn.

Nghiêm Ngưng mơ hồ nhớ ra, hắn ta là con trai của mẹ kế của bố.

Từ nhỏ, Nghiêm Lễ Văn đã được chiều chuộng quá mức, tính cách nghịch ngợm, lớn lên thất học, ham tiền, tiêu xài hoang phí, hay lui tới quán bar tán gái cho nên thường xuyên bị bố là Nghiêm Tôn Thành trách mắng.

Nghiêm Lễ Văn và Nghiêm Việt từ nhỏ đã không có mối quan hệ tốt đẹp. Sau khi lớn lên Nghiêm Việt càng trở nên nổi bật, so sánh thì quả thực Nghiêm Lễ Văn là một kẻ bất tài.

Ông nội của Nghiêm Việt cũng thường xuyên nổi giận vì điều này, mắng Nghiêm Tôn Thành vô dụng, nuôi con trai thành phế vật, điều này cho thấy ông ta cũng là một kẻ chẳng ra gì.

Nghiêm Ngưng khẽ cau mày: "Bố cháu không có ở đây."

Nghiêm Lễ Văn thiếu đứng đắn, đáp: "Chú biết, chú đến tìm cháu."

Nghiêm Ngưng: "Tìm cháu làm gì?"

Nghiêm Lễ Văn cười đểu: "Chú tìm cháu gái trò chuyện, còn hỏi vì sao à?"

Nghiêm Ngưng im lặng một lúc rồi ra mở cửa.

Nghiêm Lễ Văn cạo trọc đầu, ăn mặc lếch thếch, đứng ở cửa, nồng nặc mùi rượu.

Vành mắt hắn ta đỏ ửng, loạng choạng bước vào, rồi nằm bò ra giường.

Nghiêm Ngưng tránh sang một bên, không kéo hắn ta, cũng không gọi người, chỉ lặng lẽ đứng cách đó không xa, nhìn hắn.

Nghiêm Lễ Văn nằm bò trên giường, nhắm mắt một lát rồi đột nhiên hỏi: "Nghiêm Việt và Nguyễn Tri Mộ không phải bố mẹ mày, mày biết không?"

Nghiêm Ngưng sững người, ngước mắt lên.

"Chắc mày cũng đoán ra rồi nhỉ? Trừ phi mày thiểu năng trí tuệ." Nghiêm Lễ Văn cười bỉ: "Hai thằng đàn ông, sao có thể sinh con? À, có thể sinh từ hậu môn ra đó..."

Nghiêm Ngưng lạnh lùng nhìn hắn ta.

Nghiêm Lễ Văn tiếp tục nói: "Cho nên mày từ nhỏ đã lớn lên ở trong gia đình bi3n thái, mày được hai thằng bi3n thái nuôi lớn, mày từ nhỏ cũng là đứa bi3n thái, hahaha."

"Mày căn bản không phải cháu gái tao, mày là cái thá gì mà xứng làm cháu gái Nghiêm Lễ Văn này?"


"Bố mẹ mày chết từ lâu rồi. Năm đó ông nội mày quỳ xuống khấu đầu với ông nội tao, khóc lóc van xin bọn tao nuôi mày. Không ai sẵn lòng nuôi nên Nghiêm Việt mới phải nhận."

Khoảng khắc nghe thấy "Bố mẹ mày chết từ lâu rồi", Nghiêm Ngưng nắm chặt bàn tay.

Biết được sự thật với việc bị người khác nói toạc ra trước mặt, không hề che giấu sự xấu xa mà rạch vết sẹo đau thương, là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

"Ồ, có điều, ông nội mày chết từ năm trước rồi nên hiện giờ mày không có ai là thân thích cả." Nghiêm Lễ Văn kiêu ngạo nói: "Nay tao đến đây là để giáo huấn mày tuân thủ nguyên tắc của nhà họ Nghiêm."

"Đầu tiên, hôm nay Nghiêm Việt đưa mày đến đây, đã rất mất mặt rồi."

"Thứ hai, mày với cái thằng 'mẹ' mày là đồ vô học, vừa đến đã chui tọt vào phòng, không thèm ra ngoài, cũng không tiếp đãi khách khứa, còn ra thể thống gì?"

"Thứ ba, mày nên biết thân biết phận. Mày nợ nhà họ Nghiêm tao, cả đời không trả hết được, đừng vênh váo thể hiện mình là người thanh cao gì đó."

Nghiêm Lễ Văn ngồi thẳng dậy, nhìn đồng hồ, không đếm xỉa, nói: "Cũng đến giờ rồi, tao phải xuống đón tiếp khách. Tao cũng là người lớn trong nhà, vậy đi, mày dập đầu với tao, hôm nay tao sẽ miễn cưỡng tha cho mày."

Trong phòng lặng ngắt như tờ.

Nghiêm Ngưng bình tĩnh lên tiếng: "Nói xong rồi?"

Nghiêm Lễ Văn cười mỉa mai.

Nghiêm Ngưng cũng cười: "Nếu rảnh rỗi thì sao chú không xuống dưới nhà li3m giày cho bố chú đi. Bố chú không chịu giao tài sản gia đình cho chú, ở đây mắng tôi có ích gì?"

Nghiêm Lễ Văn không thể ngờ rằng cô sẽ nói những lời này, mắt trợn lên.

Cô bé mới 14 tuổi, sao có thể biết được...

Biểu hiện của Nghiêm Ngưng không giống một đứa bé 14 tuổi. Cô quá lí trí và điềm đạm, lời nói đầy gai góc, sắc bén.

"À, mấy điều này không phải bố nói cho tôi biết, tôi cũng không quan tâm chuyện của mấy người. Lúc rảnh rỗi thích giở xem mấy tạp chí tài chính với thị trường chứng khoán thôi."

"Bố mẹ tôi đúng là đã qua đời, nhưng từ nhỏ tôi lớn lên vô lo vô nghĩ. Hai bố đã dành cho tôi tình yêu thương và sự tôn trọng lớn nhất, mỗi ngày ở nhà, tôi đều rất hạnh phúc."

"Dù sao cũng hơn người nào đó 30, 40 tuổi còn bị bố lấy chổi lau nhà đánh mặt mũi bầm tím, khóc lóc ỉ ôi."

Cô lại dường như vô tình nói: "Tôi cũng đoán được vì sao chú phát điên ở đây rồi... Chú biết không? Nghiêm Tôn Thành hi vọng bố tôi thừa kế gia sản..."

Nghiêm Lễ Văn cứng đờ người: "Mày nói cái gì?!"

"À, chú không biết à." Nghiêm Ngưng ra vẻ hoảng hốt: "Xin lỗi nhé, cháu không cẩn thận nói ra mất rồi... Có điều cũng không quan trọng lắm, vốn định tiệc mừng thọ kết thúc mới tuyên bố... Dù sao bố tôi cũng quá ưu tú, bố chú muốn tìm người kế thừa, bố tôi đương nhiên thích hợp hơn chú rất nhiều lần..."

"Hôm nay khách đến đây có mấy luật sư, chắc chú cũng biết họ. Năm ngoái cụ nằm viện, sợ có chuyện xảy ra nên đã mời họ đến trước ký di chúc."

"Chú chưa từng nghĩ tại sao họ lại đột nhiên đến đây sao? Bọn họ rõ ràng không đủ tư cách để được mời tới tiệc mừng thọ."

Thực ra cô không cẩn thận chọn lựa lời nói dối.

Cô chỉ thấy Nghiêm Lễ Văn ngạo mạn, vô lễ liền nắm thóp điều hắn ta quan tâm nhất để chọc tức mà thôi.

Không ngờ Nghiêm Lễ Văn say rượu, gần như không có khả năng tư duy, nghĩ rằng những luật sư này đã âm thầm làm việc với bố hắn ta, lại thấy hôm nay họ có cầm gì đó như tài liệu, thảo luận to nhỏ với bố hắn nên lập tức sôi máu, xuống tầng tra hỏi.

Khách khứa ở tầng dưới nhìn thấy Nghiêm Lễ Văn lao xuống, tức giận chất vấn bố hắn ta vì sao lại giao tài sản cho Nghiêm Việt, chẳng lẽ đã quên hai người cắt đứt quan hệ rồi sao, chẳng lẽ đã quên Nghiêm Việt là một kẻ bi3n thái yêu đương đàn ông sao.

Chuyện xấu của gia đình đã bị nói oang oang trước mặt quan khách.

Cả đại sảnh rộ lên.

Nghiêm Tôn Thành vô cùng mất mặt, bất chấp sự can ngăn của vợ liền tát hắn ta một cái thật mạnh.

Nghiêm Lễ Văn bị đánh ngã nhào xuống đất, bất động.

Mọi việc trở nên hỗn loạn.

Nghiêm Ngưng chống khuỷu tay lên lan can, thích thú nhìn khung cảnh ồn ào dưới tầng.

Lát sau, Nguyễn Tri Mộ vội bưng đ ĩa trái cây đến hỏi cô: "Dưới đó có chuyện gì vậy? Bố vừa đi gọt quýt bỗng nghe thấy bên ngoài náo động."

Nghiêm Ngưng tỏ ra vô tội: "Con không biết... Ồn ào quá. Bố ơi, bao giờ chúng ta về?"

Nguyễn Tri Mộ: "Phải đợi ăn cơm xong..."


Nghiêm Ngưng: "Cãi nhau như thế còn ăn nổi cơm ạ."

Nguyễn Tri Mộ: "À..."

Tiệc mừng thọ bị đổ bể.

Một nhà ba người bụng đói trở về.

Trên đường về, không biết vì sao, Nghiêm Ngưng trông có vẻ rất phấn khởi.

Cô bé hoạt bát hơn bình thường, thậm chí còn chủ động miêu tả cho Nguyễn Tri Mộ việc Nghiêm Lễ Văn bị đánh, khóc lóc nằm trên đất, chọc cho Nguyễn Tri Mộ cười nắc nẻ.

Nghiêm Việt yên lặng lái xe, thỉnh thoảng liếc Nghiêm Ngưng từ gương chiếu hậu.

Liếc nhìn nhiều lần, Nghiêm Ngưng cũng phát hiện ra, nụ cười trên môi nhạt dần.

Đến nhà, Nguyễn Tri Mộ hỏi Nghiêm Ngưng: "Con đi tắm trước không? Mai còn phải đi học."

Nghiêm Việt nhìn Nghiêm Ngưng một cái.

Nghiêm Ngưng đáp lời Nguyễn Tri Mộ: "Bố tắm trước đi, còn muốn ăn bánh mì, hơi đói."

"Cũng được." Nguyễn Tri Mộ gật đầu: "Vậy con ngồi nghỉ một lát đi."

Nguyễn Tri Mộ lên tầng.

Nghiêm Việt nhìn Nghiêm Ngưng, cả hai đồng thời khôi phục vẻ mặt lạnh lùng.

Nghiêm Việt: "Nghiêm Lễ Văn bảo với cụ, là con lừa cậu ta phát điên."

Nghiêm Ngưng bĩu môi: "Con chỉ lừa chú ta rằng Nghiêm Tôn Thành muốn trao gia sản cho bố, không nói gì khác. Chú ta tự điên còn đổ lên đầu con."

Nghiêm Việt cũng đoán được chuyện gì đã xảy ra, chắc chắn là do Nghiêm Lễ Văn khiêu khích Nghiêm Ngưng trước, nếu không Nghiêm Ngưng cũng chẳng chủ động gây sự.

Hắn hơi đau đầu, thở dài: "Nguyễn Tri Mộ luôn cho rằng, con là một đứa trẻ ngoan ngoãn, yên tĩnh."

Nghiêm Ngưng: "Miêu tả sến súa thật đấy."

Nghiêm Việt: "... Bố không quản con định làm gì, nhưng phải chú ý an toàn, không được phạm pháp, mọi chuyện bố không can thiệp."

Nghiêm Ngưng mất kiên nhẫn: "Con biết rồi."

Nghiêm Việt: "Còn chuyện này nữa, dạo này Nguyễn Tri Mộ thường xuyên mất ngủ, cảm thấy con xa cách với anh ấy, nghĩ rằng con biết thân phận của mình sẽ không cần anh ấy nữa, không bằng lòng nhận anh ấy làm bố."

Nghiêm Ngưng lộ ra vẻ áy náy: "Là con... con..."

Mấy hôm trước về nhà sớm, vô tình thấy hai bố hôn nhau ở ban công, xấu hổ nên vô thức tránh né mà thôi...

Nghiêm Việt: "Không muốn nói cũng không sao, chỉ hi vọng con có thể làm được chuyện này, đừng để anh ấy buồn, cũng đừng để anh ấy lo lắng."

Nghiêm Ngưng không vui: "**, đừng coi con là trẻ con."

Nghiêm Việt: "Trẻ nhỏ không được nói bậy."

Nghiêm Ngưng: "Đấy không phải nói bậy, chỉ là trợ từ ngữ điệu thôi."

Nghiêm Việt: "Dù sao cũng không được nói, nhất là nói trước mặt Nguyễn Tri Mộ, nếu không anh ấy lại lo lắng con học thói xấu."

Nghiêm Ngưng câm nín, làu bàu đáp: "Con đã 14 tuổi rồi..."

Hai má của cô hơi nóng lên, trong lòng cảm thấy ấm áp, cảm động vì được bố coi là trẻ nhỏ, luôn được bố yêu thương, săn sóc.

Hai người đang trò chuyện thì Nguyễn Tri Mộ tắm xong đi xuống.

Thấy họ đang đứng đối diện nhau, khó hiểu nói: "Sao lại đứng hết cả thế, nói gì vậy."

Hai người lập tức lấy lại vẻ mặt bình tĩnh suốt bao năm qua.

Nghiêm Việt cười: "Không có gì, quan tâm chuyện học hành của con gái thôi."

Nghiêm Ngưng cũng vô cùng ngoan ngoãn: "Vậy con đi tắm đây, bố ngủ ngon."

Hết chương 79.