Đông A Nông Sự

Chương 172: 172: Cột Đồng Mã Viện






Hoàng cung, Cung Quan Triều …
- Sơn Tây Hầu không tầm thường, phá giải được vụ án như thế đúng là không dễ.

Nhiều khi ta nghĩ, hắn mới hai chục tuổi đầu, sao có thể lắm tâm cơ như thế … Chúng ta được cha dạy dỗ từ bé, Thái sư đôn đốc học hành … mà ở tuổi hắn cũng không thể bằng được.
Thánh Tông trên bục trầm ngâm, ở dưới Trần Quang Khải chắp tay đứng đợi:
- Đệ nghĩ ngợi việc này lâu lắm rồi.

Cũng chỉ đành quy hết công lao cho Nam Sơn cư sĩ kia.

Nếu đúng trên đời có người như thế, lại thêm thế lực Cao gia, khống chế hắn đúng là không dễ dàng gì.
- Vụ án này là do có người cố ý nhắm vào hắn, thực chất nếu suy nghĩ thấu đáo sẽ thấy nó đầy rẫy sơ hở, sẽ chẳng có hung thủ nào thiết kế bẫy rập phức tạp như vậy làm gì.

Thứ nhất là việc bọn chúng cố tình dùng mọi cách để làm cho người xem suy đoán việc giết người chỉ có hai kẻ trong phòng đấy thôi mà không có sự nhúng tay của người bên ngoài.

Nội việc này đã rất vô lý.

Nhà họ Đinh cần diệt khẩu, cũng không đến lượt phải dùng đích tôn của mình ra tay.
- Thứ hai, Lê Hưng là người chủ động thiết kế toàn bộ âm mưu này, từ đấu chí cuối chỉ có hắn ra tay mà không cần ai trợ giúp.

Vì vậy mới phải tốn công nghĩ ra cách làm cánh cửa giả kia.

Điều này làm ta hồ nghi, những người đứng đằng sau coi đây là một trò đấu trí với nhau.

Lê Hưng kia là người được tổ chức giao nhiệm vụ độc lập, có lẽ hắn cũng không được trợ giúp gì cho nhiệm vụ này.
Thánh Tông cau mày:
- Thế thì bọn người làm việc này thật kinh khủng, chúng khống chế tên Lê Hưng kiểu gì mà làm cho hắn nghe lời không màng sống chết như vậy.

Những người này phải hết sức lưu ý.

Nói đến đây thì thở dài một tiếng:
- Đại Việt sao tự nhiên lại xuất hiện những thế lực thế này? Mật thám của đệ trong học phủ có tin tức gì không?
- Mọi sự vẫn bình thường, học sinh thì chăm chỉ học hành, lão sư thì tận tậm tận lực …
- Những thứ chúng dạy có ảnh hưởng gì tới hoàng tộc không?
- Tuyệt đối không, thậm chí còn giúp chúng ta không ít.


— QUẢNG CÁO —
Thánh Tông nhướn đôi mày:
- Nói vậy là sao?
- Trong học phủ cứ sau 10 ngày thì tổ chức hoạt động tập thể một lần.

Do các lão sư chủ trì, học sinh cả trường tham gia.

Nội dung cũng không có gì, chỉ là kể tường tận nguồn gốc Việt tộc, quá trình dựng nước, giữ nước … tuyên truyền lòng yêu nước đến tận cùng của tiền nhân.

Nhưng học phủ không như Thái học viện, khi giảng bải chỉ toàn lão sư nói.

Mà dùng cách bắt học sinh tự chuẩn bị nội dung để trình bày theo chủ đề, những người khác góp ý …
- Vậy có lợi gì cho hoàng quyền của chúng ta.
Quang Khải lấy từ trong ống tay một quyển sổ, dâng lên cho Thánh Tông:
- Đây là do thám tử ghi chép lại các chủ đề trình bày của học sinh.

Huynh xem thì rõ …
Thánh Tông đón quyển sổ, mở ra xem, lúc đầu thì trầm ngâm, sau thì mặt rồng vui vẻ:
- Cách làm này đúng là rất hay, đây toàn là các chuyện kinh điển về các bậc trung quân ái quốc.

Học sinh tự chuẩn bị những nội dung này, cũng xem như bồi dưỡng lòng yêu nước, đúng là với hoàng quyền của chúng ta trăm lợi không có một hại.

Hoàng Bách làm việc này, cũng xứng làm con rể nhà ta.
- Đệ cũng thấy thế, chúng ta đã có Đại Việt nguyệt san để tuyên truyền nhưng như thế chưa đủ.

Cách làm này của học viện luôn ám thị vào đầu học sinh trẻ tư tưởng yêu nước, nhắc nhở chúng công hiến cho quốc gia.

Hay hơn nữa là khuyến khích chúng tự tìm hiểu lịch sử nước nhà.

Có lẽ Thái học viện cũng phải như vậy.

Bọn chúng học hành toàn kinh điển Nho học.

Mở mồm là Khổng, Lão … phải dần thay đổi thôi.
- Đúng vậy, việc này giao cho Lê Văn Hưu đi.


Không thể để người Đại Việt mà sách vở, trích dẫn lúc nào cũng là của người Hán được.

Hôm trước ta ở học phủ, học được một điều rất hay.

Ta về suy nghĩ lại, thấy trong đó có nhiều đạo lý …
Quang Khải tò mò:
- Ca ca thấy gì?
— QUẢNG CÁO —
- Ta thấy bọn học sinh khi làm một việc gì đó, dù là những cải tiến nhỏ, lúc làm xong luôn viết một báo cáo.

Trên báo cáo trình bày rõ ràng chúng làm những gì, cải tiến ở điểm nào.

Lại có tên tuổi rõ ràng những người góp công sức cho việc cải tiến này.

Lúc đầu ta chỉ nghĩ, cách làm này có chút háo danh chăng …?
Thánh Tông ngửa đầu, cười lớn:
- Chúng nói với ta lợi ích trong đó rất lớn, những người sau này muốn tiếp tục nghiên cứu của chúng, chỉ cần tìm đọc những báo cáo này, không phải bớt được nhiều công sức sao?
Quang Khải ngẫm nghĩ một hồi, chắp tay:
- Quả là như thế …
- Sau ta về cung, gặp một việc, lại nhớ đến báo cáo của chúng, rút cục hiểu ra, Sơn Tây Hầu kia bắt chúng làm báo cáo mục đích chính là gì?
- Binh bộ đưa lên nỏ liên châu cải tiến làm từ xưởng quân khí ở Vân Đồn.

Nói thứ này là do Cao gia hướng dẫn họ chế tác.

Hiện nay đã sản xuất số lượng lớn rồi.

Trình lên ta để ban tên.

Ta cầm cây nỏ, lại thấy bực mình.
- Đệ nghĩ xem, người Hoa cũng không phải tài giỏi gì.

Chỉ là chúng là giống người chăm chỉ ghi chép, làm gì cũng hết mực chuyên chú.

Từ thời thượng cổ, “Giáp cốt văn” là những văn tự đầu tiên, thẳng đến “Tam Phần” từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế,… người Hoa đã có thói quen ghi chép từ lâu rồi.


Chính vì thế, họ trích dẫn kinh điển, luôn dễ dàng hơn chúng ta.

Người Việt làm được nhưng không ghi chép lại.

Đến lúc hỏi ra chỉ biết ngậm ngùi ú ớ, trăm cái miệng cũng không cãi được.
- Chỉ lấy nỏ liên châu làm ví dụ, chẳng phải do Cao gia làm ra từ thời An Dương Vương sao? Nhưng người đời biết đến nỏ liên châu, không phải do người Việt làm ra.

Mà là do Gia Cát Lượng làm ra … Tại sao? … Vì Tam Quốc Chí của Trần Thọ.

Người Triều Tiên, Oa Quốc … đọc Tam Quốc Chí tất nhiên chỉ biết nỏ liên châu của Gia Cát Lượng.

Còn ai quan tâm cái nỏ này là do bọn chúng học của chúng ta.
- Sự đời vốn là thế! Nhưng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Chúng ta không thể đổ lỗi cho người Hoa được.

Những việc mình làm ra, không cho ai biết thì khác gì áo gấm đi đêm.

Ta nghĩ rồi, từ nay phải thay đổi.

Chúng ta làm ra giấy, xưởng in cũng có đã tiến bộ.

Giờ làm gì cũng phải ghi chép lại, chỗ nào người Việt đặt chân đến, cũng phải có dấu ấn.

Bọn văn sĩ viết được văn từ ca ngơi quốc gia, dân tộc, nếu hợp cách cứ một trang triều đình thưởng một trang … thử xem người Hoa giỏi hay Đại Việt chúng ta giỏi.
Quang Khải nghe Thánh Tông nói, lòng như bừng sáng.

“Đúng vậy! trước kia chúng ta không có nhiều giấy bút, văn tự lại học từ người Hoa, nên có tâm lý bám vào văn minh bọn chúng.

Nay thời thế khác rồi, xưởng giấy, xưởng in một ngày đi vạn dặm, sách báo trong nước hiện nay ngoài phát hành chính lệnh, cũng đã đủ để in một số chuyện vụn vặt, thường thức trong cuộc sống.

Cớ gì mà không lưu trữ thật tốt những văn minh của người Việt”
Quang Khải chắp tay:
— QUẢNG CÁO —
- Ca ca nói đúng lắm, ngẫm lại thì thấy, sau mỗi cuộc bể dâu, thứ đọng lại chính là nền văn hoá.

Người Việt nếu không xây dựng nền văn hoá riêng của mình, thì mãi mãi là một dân tộc phụ thuộc.

Chúng ta dù có bị đô hộ bao năm, chỉ cần còn ăn cơm gạo trắng, rung đùi têm miếng trầu thì chính là người Việt rồi.

- Từ này bất kể bọn quan lại đi đâu làm gì, đều phải ghi chép những điều mắt thấy tai nghe … văn sĩ triều ta, phải khuyến khích thơ phú, âm nhạc, làm cho trăm nhà đua tiếng.


Có thế mới thoả cái gọi là Giấc mộng Đông A.

Thánh Tông khoát tay:
- Bắt đầu từ việc đảo Phù Thuỷ Châu và hai bãi cát ngoài biển lớn.

Đệ bắt bọn quân tướng đi chuyến này kể tường tận sự việc để người Hàn Lâm Viện biên soạn thành sách.

Lúc có điều kiện sẽ đưa thêm dân cư ra đấy, xây tháp lớn, cắm cột mốc.

Những sách Dư địa chí triều ta sau này, đều nhập những nơi này thành đất đai của Đại Việt.

Dù cho sau này vận đổi sao dời, chỉ cần có hậu nhân vô tình nhìn cột mốc, đọc được một quyển sách viết về chuyến thám hiểm này.

Thì chính là những nơi ấy thuộc về Đại Việt.
Quang Khải há mồm ngạc nhiên, Thánh Tông thay đổi rồi, chỉ một lần đi học phủ là thay đổi.

Cách này đúng là tuyệt diệu, không sai được, “Người Hoa chẳng phải sang đất Việt, tự cắm một cái cột đồng, rồi bảo là đất của bọn chúng hay sao?”[1].

Giờ đây người Việt sẽ cho các người biết, chúng ta không những cắm cột đồng.

Đi đến đâu cũng sẽ xây Tháp lớn, đỉnh tháp đúc đồng đen, ở trên khắc chữ.

Xem các ngươi còn chối được không.
Lại chắp tay dâng lên một bản tấu:
- Hôm nay, sau khi kết thúc vụ án.

Sơn Tây Hầu có dâng lên một bản tấu, đề nghị được đăng lên Đại Việt Nguyệt San một bài Thức tỉnh hồn ca.

Mời ca ca xem xem.
Thánh Tông cầm bản tấu, đọc một lượt, lại đặt xuống bàn:
- Hắn vừa bị người khác chơi xỏ, viết thứ này lại yêu cầu đăng đích danh hắn là tác giả.

Xem ra người này đã tỏ ý bực dọc.

Hơn nữa hai huynh đệ ta trốn Thái Đường đã ba ngày rồi, không biết nó có giận không? Thôi thì chiều ý vợ chồng nó.

Cho hắn đăng thứ này lên.
- Vậy để đệ báo cho xưởng in.
[1] Cột đồng Mã Viện cho bạn nào muốn tìm hiểu.