Đôi Nhạn Quay Về

Chương 48: Cảnh sắc tươi đẹp






Type: Anh Thư
Lúc hỏi câu này, Thanh Hề không dám nhìn Phong Lưu.
“Đừng nói những lời ngốc nghếch ấy.” Phong Lưu vuốt lại tóc cho Thanh Hề, nói.
“Nhưng nếu ngộ nhỡ?” Thanh Hề quay lại gặng hỏi.
Phong Lưu thở dài một tiếng, như muốn nói Thanh Hề sao lại có lắm thứ “nếu như” đến vậy. “Ta nghe Vương thái y nói, nam giới cũng có liên quan đến việc sinh con, nếu chúng ta không sinh được con, cũng không nhất định là lỗi của nàng.”
Phong Lưu an ủi đến mức đó, Thanh Hề chỉ biết cảm động vùi đầu vào lòng hắn, da thịt gần nhau lại châm lên một ngọn lửa, mãi một lúc lâu mới dàn xếp xong. Thanh Hề mệt đến nỗi không mở nổi hai mắt, thế là cũng chẳng còn hơi sức mà hỏi han nữa.
Từ sau hôm đó, Thanh Hề chẳng ngó ngàng gì đến Thương Nhược Lan. Ngày Minh Ngọc Nhi tiến cung đã gần kề, Thanh Hề bận rộn đồ trang điểm, xiêm y cho cô ta, từ nước bạc hà súc miệng buổi sáng đến túi thơm có mùi hoa hồng, sau đó nàng còn đưa cho Minh Ngọc Nhi một túi tiền nhỏ nhét đầy bạc mới thôi. Có lẽ mẹ ruột đưa con gái đi thi tuyển cũng chỉ chuẩn bị được đến thế là cùng.
Không ngoài dự liệu, Minh Ngọc Nhi đã trúng tuyển, khi cô ta về phủ, mọi người vừa vui lại vừa buồn, nhất là Thanh Hề. Minh Ngọc Nhi làm việc chu đáo, nhân cách cũng tốt đẹp, dung mạo cốt cách hơn người nhưng không hề mang đến cảm giác uy hiếp cho Thanh Hề. Hai người thân thiết như chị em, rất hợp tính nhau, ngay đến thái phu nhân cũng hết lần này đến lần khác trêu hai người chẳng khác gì chị em sinh đôi.
Thanh Hề không có chị em thân thiết. Nàng gần gũi Minh Ngọc Nhi, tuy mục đích ban đầu là vì biết cô ta sẽ là phượng hoàng bay cao, nhưng lâu dần, nàng lại thích sự dịu dàng, hào phóng của cô ta. Minh Ngọc Nhi vừa đi, Thanh Hề liền òa khóc, đến khi trong cung sai người đến đón, hai mắt nàng đã sung như hai quả đào, không dám ra gặp mọi người.
“Chị Ngọc Nhi, lần này chị đi, không biết đến bao giờ chúng ta mới gặp lại nhau. Trong cung chẳng thiếu thứ gì, em cũng chẳng có gì tặng chị, số bạc lẻ này chị hãy cất kĩ, em đã bảo Lâm Lang khâu vào trong áo chị ba ngàn lượng ngân phiếu, trong đó có một ngàn lượng là ngân phiếu trị giá nhỏ, chị hãy cất cẩn thận phòng khi cần đến còn có mà tiêu. Nếu có chuyện gỉ, nhất định phải nhờ người đến báo cho em một câu.” Thanh Hề vừa lau nước mắt, vừa nói.
“Sao em đưa cho chị nhiều bạc thế, dì đã cho chỉ rồi.” Minh Ngọc Nhi hai mắt đỏ hoe không chịu nhận. Cô ta cũng không nỡ lòng rời xa Thanh Hề, rời xa phủ Tề Quốc công.
“Em làm gì có nhiều tiền thế này, Đình Trực ca ca bảo em đưa cho chị đấy.” Nói đến đây bên ngoài lại có người thúc giục. Đến lúc này, Minh Ngọc Nhi mới chịu nhận bạc, lên xe vào cung.
Minh Ngọc Nhi vừa đi, Thanh Hề liền cảm thấy buồn chán vì không có người bầu bạn, ngày nào cũng ủ rũ ngồi một chỗ, đến cơm cũng không buồn ăn.
“Nhớ chị Ngọc Nhi của con à?” Thái phu nhân thấy Thanh Hề buồn bã, trong lòng cũng chẳng dễ chịu gì.
Thanh Hề gật đầu, gẩy từng hạt cơm trong bát, chẳng nói chẳng rằng.
“Không được nghịch thức ăn như thế, chẳng phải Đình Trực ca ca của con đã dạy rằng “mỗi hạt gạo là một hạt ngọc trời” sao?”
Thanh Hề thở dài thườn thượt, nói: “Con thế này có tính là mắc bệnh tương tư không mẹ?” Ngày thường dù là luyện chữ, vẽ tranh, thêu thùa hay à tính toán sổ sách, đều có người bầu bạn, bây giờ tri kỉ đã đi rồi, tất nhiên là Thanh Hề thấy rất khó chịu.
Thái phu nhân buồn cười, nói: “Con bé này, nói linh tinh cái gì đấy! Nếu con cần một người bầu bạn thì có thể tìm Nhược Lan trò chuyện, cho dù con bé không thể sánh bằng chị Ngọc Nhi của con nhưng cũng là một chin một mười. Ta thấy lời ăn tiếng nói, hành vi cử chỉ của con bé đều không tồi, các con thân với nhau một chút cũng tốt.” Thái phu nhân một lòng muốn tháo gỡ hiềm khích giữa Thanh Hề và Thương Nhược Văn, vì dù sao thì Phong Lưu và Phong Cầm cũng là do một mẹ sinh ra, vợ của hai người không nhìn mặt nhau, về lâu dài không phải là chuyện tốt.
Vừa nghe đến cái tên Thương Nhược Lan, Thanh Hề liền thấy ngán ngẩm, không ngờ chỉ sau có mấy ngày mà cô ta đã lấy được lòng thái phu nhân rồi. Điều này khiến Thanh Hề không khỏi khó chịu, nàng bĩu môi, nói: “Mẹ thương cô ta, không thương con nữa chứ gì.”
“Lớn bằng ngần này rồi còn ghen tị, ta chỉ thương hại con bé ấy thôi, gia cảnh thảm thương lại…”
Thanh Hề thấy thái phu nhân lại sắp bắt đầu bài ca muôn thưở, liền chuyển đề tài.
Tháng Tư, trời nóng như đổ lửa, ngồi trong nhà mà cũng toát cả mồ hôi. Người xưa có câu: Trời nóng không gì thích bằng đi ngủ, Thanh Hề càng được thể lười biếng.
Hôm đó vừa chải đầu xong, Lâm Lang dỗ ngon dỗ ngọt mới ép được Thanh Hề ăn nửa bát cháo, bỗng nghe thấy tiếng một a hoàn ở bên ngoài hỏi vọng vào: “Chị Lâm Lang có đó không?”
Lâm Lang vén rèm lên nhìn, thấy một hầu gái lạ mặt, bèn hỏi: “Ngươi là người hầu ở đâu, ai sai ngươi tới?’
Con a hoàn kiễng chân thì thầm vào tai Lâm Lang. Lâm Lang liền đi vào lấy một xâu tiền thưởng cho nó. Con a hoàn mừng rỡ ra về, Lâm Lang nói với Thanh Hề: “Quốc công gia đang chờ phu nhân ở cửa ngách trong hoa viên.”
Thanh Hề có chút kinh ngạc, hỏi: “Có biết là chuyện gì không?”
“Không thấy nói, chỉ dặn phu nhân chuẩn bị mấy bộ quần áo.”
Thanh Hề không đoán được Phong Lưu rốt cuộc muốn làm gì nhưng hắn nói gì thì nàng sẽ làm y như thế. “Vậy ngươi mau chuẩn bị quần áo, sau đó đi cùng ta, bảo Thôi Xán ở lại trông nhà là được rồi.”
Ra đến cửa ngách, Thanh Hề và Lâm Lang liền nhìn thấy một cỗ xe ngựa rèm xanh chờ sẵn ở cổng. Thính Tuyền đứng bên cạnh xe, vừa nhìn thấy Thanh Hề, liền tiến tớ chào. Lâm Lang đỡ Thanh Hề lên xe.
Thanh Hề vén rèm bước vào xe, thấy Phong Lưu đang ngồi trong đí, nhắm mắt dưỡng thân. Lúc đó mới vừa qua trưa, ngay đến chim chóc cũng tìm chỗ bóng râm để nghỉ ngơi, đường phố vắng hoe vắng hoắt, xe ngựa lặng yên lăn bánh.
“Đình Trực ca ca, chúng ta đi đâu vậy?” Thanh Hề hỏi.
Phong Lưu mở mắt ra, kéo Thanh Hề vào lòng, nói: “Lần trước chẳng phải đã nói nếu rảnh rỗi sẽ đưa nàng đi thả diều đó sao. Hôm nay, ta vừa mới dâng biểu báo cáo công việc, được nghỉ mấy ngày, chúng ta đến biệt trang ven hồ nghỉ ngơi.”
“Mẹ…”
“Ta nói với mẹ rối.”
Thực ra là thái phu nhân thấy Thanh Hề buồn đến nỗi mất ăn mất ngủ, liền kể với Phong Lưu, thế nên hắn mới muốn đưa nàng đi chơi cho khuây khỏa. Hơn nữa câu đùa “mắc bệnh tương tư” của Thanh Hề khiến Phong Lưu phật lòng, nào có người vợ nào lại nhớ nhung chị họ như thế, ngay đến hắn còn chưa được hưởng sự đãi ngộ này nữa là.
Bên hồ Ly Minh, dưới chân núi Tú Sơn, ở ngoại ô phía đông bắc kinh thành có một biệt trang của phủ Tề Quốc công, được bao bọc bởi đồng ruộng xanh tươi. Rau xanh của phủ đa phần là do sơn trang này cung cấp, nhưng đấy là lần đầu tiên Thanh Hề đến nơi này.
Ngồi trong Cảnh Minh Các, có thể nhìn ngắm toàn cảnh hồ Ly Minh và núi Tú Sơn, phía đông hồ là bãi cỏ xanh mơn mởn, rừng cây rập rạp, ngăn cách hồ Ly Minh với kinh thành phồn hoa náo nhiệt, khiến người ta có cảm giác tĩnh mịch yên ả. Phía tây hồ là một thảm có, phía bắc là một biển hoa, quả nhiên là một nơi phong cảnh nên thơ.
Ngồi chưa nóng chỗ, Thanh Hề đã kêu gào đòi đi thả diều. Phong Lưu thấy mặt trời đã ngả về tây, nắng không còn gắt, liền gật đầu, sai người hầu dắt ngựa, khiêng chiếc rương đựng diều đến phiais tây bờ hồ.
Thanh Hề ngồi xuống một gốc cây hòe, nhìn Phong Lưu bận rộn lấy diều ra, ghép từng bộ phận một, nào là thân, cánh, đuôi. Rất nhanh một con diều hình bươm bướm sặc sỡ đã thành hình, nhìn dáng vẻ của Phong Lưu thì hắn không lạ lẫm gì chuyện này.
“Đinh Trực ca ca đã từng thả loại diều này ư?” Thanh Hề không có kí ức về việc Phong Lưu đã từng chơi trò này.
Có lẽ đang trong kì nghỉ nên vẻ mặt của Phong Lưu trở nên dịu dàng một cách hiếm hoi. Hắn nói: “Không chỉ có ta mà nàng cũng từng chơi rồi. Có một lần, nhị thúc về kinh, cho ta và nàng mỗi người một con diều. Lúc đó nàng vẫn còn nhỏ, mới lên một tuổi, lẫm chẫm biết đi. Người hầu muốn giúp nàng thả diều, nàng nhất quyết không cho, nàng chưa biết chạy, con diều không bay lên được, thế là khóc mãi không thôi.” Phong Lưu nhớ tới dáng vẻ của Thanh Hề khi đó, chân ngắn lũn cũn chạy trên bãi cỏ, bất giác bật cười.
Thanh Hề cũng không nhịn được cười, nói: “Bây giờ thì thiếp thừa sức chạy được.”
Sự thực chứng minh Thanh Hề chỉ mạnh miệng, đến nâng con diều còn vật vã mãi. Con diều này rất lớn, nặng ít nhất mười cân, đạt một đứa trẻ con vào ngồi cũng không thành vấn đề. Thanh Hề vừa kéo dây diều vừa chạy, vậy mà con diều vẫn không nhấc nổi mình lên, chọc Phong Lưu phía sau ngồi cười ngặt nghẽo.
Hắn gọi người hầu mang ngựa tới, nói: “Đừng nói nàng, ngay cả ta cũng chưa chắc thả được nó. Chúng ta cưỡi ngựa, bảo Thính Tuyền cầm con diều chạy theo, có như vậy mới đón được gió.”
Nói rồi, Phong Lưu đặt cuộn dây vào tay Thanh Hề, bế nàng lên ngựa trước, sau đó hắn mới nhảy lên, thúc ngựa pi đi. Gió hồ thổi lồng lộng, con diều chậm rãi bay lên, Thanh Hề hào hứng hoan hô. Chờ đến khi con diều đã ổn định trên không trung, Phong Lưu mới dừng ngựa, bế Thanh Hề xuống.
Thanh Hề không có nhiều kinh nghiệm thả diều nên Phong Lưu phatr đứng bên cạnh hướng dẫn, tay nắm tay dạy nàng lúc nào cần nắm chặt, lúc nào cần tahr lỏng dây diều để con diều bay cao, bay xa mà không bị đứt dây.
Thấy Thanh Hề nắm được cách thả diều, Phong Lưu mới buông tay để nàng tự điều khiển, còn hắn đến bên hồ, ngồi xuống một tảng đá.
Thanh Hề say sưa thả diều, mặt trời dần lặn xuống, gió thổi càng lúc càng mạnh, lúc này không phải là Thanh Hề thả diều nữa mà là diều thả nàng. Con diều quá lớn, nàng không thể không chạy theo nó để tránh làm đứt dây. Gió thổi váy áo của nàng bay phấp phới, như thể minh họa cho câu thơ “Ta muốn cưỡi gió bay lên vút” trong bài Thủy điệu ca đầu của Tô Đông Pha(*). Phong Lưu nhìn ngắm Thanh Hề vừa cười, vừa chạy nhảy ở đằng xa, những tiếng cười trong veo như tiếng chuông bạc của nàng bay theo gió, khiến trái tim ai đó xốn xang.
(*) Tô Đông Pha ( tên thật là Tô Thức) là nhà thơ, nhà thư pháp nổi tiếng thời Tống, Trung Quốc. Câu thơ trên trích từ bản dịch của Nguyễn Hiến Lê.
“Đình Trực ca ca, thiếp cảm thấy mình sắp bay lên rồi.” Trong gió truyền tời giọng nói của Thanh Hề.
Phong Lưu trầm ngâm nhìn, thấy chân Thanh Hề gần như đã không chạm đất, giày trắng thêu hoa hồng phấn nhạt, gấu váy thêu những dây hoa màu tím bay phấp phới sau lưng vô cùng sống động, khiến nàng như tiên nũ giáng trần, yêu kiều quyến rũ.
Một lúc lâu sau, Thanh Hề nhân lúc gió ngớt kéo con diều về, thở hổn hển chạy đến đưa cuôn dậy cho Phong Lưu, nói: “ĐÌnh Trực ca ca, mau giúp thiếp thu diều đi, mai thiếp lại đến đây thả tiếp, đừng để nó bay mất.”
Phong Lưu nhìn hai gò má ửng hồng, ánh mắt long lanh ướt át hơn cả nước hồ Ly Minh, bầu ngực phận phồng của Thanh Hề như muốn thoát khỏi sự trói buộc của xiêm áo, yết hầu hắn bỗng giần giật. Hăn vội nhìn đi chôc khác, đứng dậy thu diều hộ Thanh Hề.