Đôi Nhạn Quay Về

Chương 20: Cầu hỉ thước




Type: um-um

“Nếu nàng thích thì cứ ngắt mấy dây về Lan Huân Viện mà trồng, loài hoa này dễ chăm sóc, chỉ vài tháng là sẽ leo kín dàn.” Phong Lưu đứng ở bậc đá trước cửa, nói với Thanh Hề. 

Thanh Hề ngẩng đầu nhìn hắn, mặt thoáng ửng hồng, không ngờ hắn lại ra tận cửa đón nàng. 

“Đình Trực ca ca.” Thanh Hề khẽ chào, Phong Lưu “ừm” một tiếng rồi hai người vào trong nhà ngồi đối diện nhau nhưng không nói gì. Đợi Cần Thư dâng trà lên rồi, Phong Lưu mới cất tiếng hỏi: “Có chuyện gì à?” Hắn biết Thanh Hề là người không có việc gì nhờ cậy thì không chủ động đến tìm. 

“Chính là chuyện của chị Điểm Ngọc.” Thanh Hề tìm gặp Phong Lưu là vì chuyện chính đáng nên không hề sợ hãi.

Phong Lưu nghe cách xưng hô của Thanh Hề thì biết ngay rằng vị trí của Phòng Điểm Ngọc trong lòng Thanh Hề không hề nhỏ, nếu không thì một người vốn kiêu ngạo như nàng dễ gì chịu gọi cô ta là chị? Chỉ có điều trước giờ Thanh Hề vốn không thích người nhà họ Phòng, không hiểu sao lần này lại tỏ vẻ sốt sắng như vậy. 

Tuy nhiên, hắn cũng không hỏi, chỉ gật đầu, ý bảo Thanh Hề tiếp tục nói. 

Thanh Hề liền kể đầu đuôi câu chuyện cho Phong Lưu nghe, rồi nói: “Đình Trực ca ca có thể giúp họ chuyện này không?” Thực ra Thanh Hề cũng không dám chắc Phong Lưu có chịu giúp mẹ con họ hay không, có bị khó xử hay không. 

“Chuyện nhỏ thôi mà. Ngày mai, ta sẽ sai Vạn Thắng Toàn san phủ Tấn Vương một chuyến. Nhưng chúng ta chỉ có thể giúp mẹ con họ nhất thời, không giúp được cả đời, chỉ e tên La Chí Kiệt đó không cam lòng, lại quấy rầy bọn họ.”

“Vậy phải làm thế nào?” Thanh Hề có phần lo lắng hỏi. 

“Không cần lo lắng, bảo mẹ con họ cứ ở lại phủ mấy ngày rồi từ từ nghĩ cách. Hai cô nương nhà đó đã đến tuổi cập kê, nếu hứa hôn xuất giá thì chẳng có gì đáng ngại nữa.”

“Lỡ như tên La Chí Kiệt đó vẫn không chịu buông tha thì sao?” Cho dù đã thành thân nhưng nhà trai chưa chắc đã đủ bản lĩnh ngăn cản tên ác bá kia. 

“Nếu biết nhà họ Phòng là thân thích của phủ Tề Quốc công, ta nghĩ La Chí Kiệt sẽ không to gan đến mức làm nhục vợ người khác đâu.” Lời của Phong Lưu không phải là không có lí, chị em nhà họ Phòng tuổi tác đều đã lớn, nếu chưa thành thân, tên La Chí Kiệt kia còn có cớ để tơ tưởng, nhưng một khi đã có nơi có chốn rồi, lại thêm phủ Tề Quốc công bảo vệ, tự nhiên sẽ êm chuyện. 

Nghĩ đến đây, Thanh Hề cũng tạm thời yên tâm. “Vậy thiếp đi nói với thím Phòng một câu.” Dứt lời, Thanh Hề đứng dậy dợm bước. 

Phong Lưu bị hành động của nàng đẩy vào thế bị động. Hai người là vợ chồng, lại đã từng gần gũi, Phong Lưu cứ tưởng lần này trở về có thể cải thiện quan hệ với nàng, nhưng nhìn dáng vẻ của Thanh Hề thì biết ngay rằng nàng vẫn cố tình trốn tránh hắn, hôm nay cũng vì bất đắc dĩ nên nàng mới tìm đến đây. 

Thấy nàng vội vàng muốn đi, Phong Lưu không kìm được gọi lại, nói: “Đã nói là mùa xuân bắt đầu luyện chữ, ta đi mấy tháng, nàng ở nhà có tiến bộ gì không?”

Thanh Hề có vẻ chột dạ, quay người, mỉm cười, đáp: “Thiếp có luyện mà, mấy hôm nay bận chuyện của thím Phòng, mấy ngày nữa thiếp mang đến cho ngài xem nhé?” Nói rồi, cũng không đợi Phong Lưu đáp lời, Thanh Hề đã vén rèm, ba chân bốn cẳng chuồn mất. 

Hôm sau, quả nhiên Phong Lưu sải Vạn Thắng Toàn mang lễ đến phủ Tấn Vương, nói là vì mấy hôm trước em họ của Tế Quốc công va chạm với La Chí Kiệt, nay đến để tạ lỗi. 

Bản thân Tấn Vương cũng biết cháu họ mình tai tiếng thế nào, cho nên hai bên vui vẻ bỏ qua chuyện này. 

Xong việc, Thính Tuyền tự mình đến nơi ở của Phòng phu nhân báo tin: “Quốc công gia bảo tôi đến nói với phu nhân rằng La công tử đã bỏ qua chuyện biểu tiểu thư va chạm với hắn rồi, hắn cũng vừa mới nạp một tiểu thiếp, chắc là không còn gì đáng ngại nữa đâu.”

Phòng phu nhân cảm tạ rối rít, tiễn Thính Tuyền ra tận cửa. 

Nhưng Thanh Hề cũng thành thực kể lại nỗi lo lắng của Phong Lưu cho Phòng phu nhân nghe. Phòng phu nhân tuy là phận đàn bà góa bụa nhưng rất hiểu biết, nghe xong cũng thấy lời của Phong Lưu thật chí lí. 

“Làm phiền Quốc công gia lo nghĩ cho mẹ con tôi rồi. Chỉ có điều gia cảnh chúng tôi như vậy, nhất thời không biết đi đâu để tìm hôn sự. Tuy Điểm Ngọc và Điểm Tú đã cùng tôi chịu khổ từ nhỏ nhưng đều tri thư đạt lễ*, tôi nỡ nào chọn bừa, nếu không thì đã chẳng dằng dai đến tận hôm nay.” Phòng phu nhân nhăn mặt nhíu mày, trông vô cùng ảo não. 

(*) Có học vấn, hiểu lễ nghĩa.

“À, hay là để cháu đi hỏi thái phu nhân, xem người có thể tìm cho ” Điểm Ngọc và Điểm Tú  mối nào tương xứng hay không. Thím và hai chị cứ ở đây thêm vài ngày nữa, chờ mọi chuyện được thu xếp ổn thỏa rồi hẵng đi, có như vậy thì cháu mới yên tâm.” Thanh Hề không đợi Phòng phu nhân mởi lời từ biệt đã lên tiếng giữ khách. 

“Nhưng mẹ con tôi ăn nhờ ở đậu mãi cũng khó xử.”

Sau mấy ngày tiếp xúc, Thanh Hề cũng không khó đoán được tính cách của Phòng phu nhân, bà ta là người có lòng tự tôn rất cao, nhất quyết không chịu ăn không ở không của người khác. Thế là nàng bèn nói: “Cháu thấy tay nghề thêu thùa của thím và chị Điểm Ngọc rất tốt, cháu vốn tính lười biếng, nữ công gia chánh chẳng ra đâu vào đâu, xin nhờ thím chỉ dạy cho. Hân Thư Nhi, con gái của Tạ tỉ tỉ năm nay cũng tám tuổi rồi, đã tìm mấy người về dạy nữ công cho cô bé mà chẳng có ai thích hợp, nếu không phải vì tay nghề kém cỏi thì cũng vì thiếu kiên nhẫn. Cháu thấy chị Điểm Ngọc là người nhẫn nại chịu khó, cũng muốn mời chị ấy dạy cho Hân Thư Nhi.”

Phòng phu nhân sao có thể không nhận ra lòng tốt của Thanh Hề, nếu cương quyết từ chối thì thật là không biết điều, thế nên cuối cùng bà ta cũng đồng ý ở lại thêm một thời gian.

Thanh Hề  nhờ thái phu nhân để ý trong đám họ hàng thân thích có ai thích hợp để làm mối cho Điểm Tú.  Thái phu nhân nhiều tuổi, thích nhất trò mai mối, vừa nghe Thanh Hề nhờ cậy  liền nhận lời ngay.

Thanh Hề sốt sắng chuyện mai mối cho Điểm Tú  nhưng tuyệt nhiên không nhắc đến hôn sự của Điểm Ngọc, đó là vì nàng đã có dự định riêng của mình.

Nàng thấy Điểm Ngọc  là người tri thư đạt lễ, biết tiến biết lùi,  cũng thích sự thiện lương của cô ta, cảm thấy nếu chung chồng với một người như vậy thì sẽ tránh được xung đột, chưa kể hiện giờ Nàng còn là người có ơn với cô ta nữa.

Đang nghĩ ngợi miên man thì Thanh Hề nghe thấy người hầu cửa thông báo: “ Bẩm phu nhân,  tiểu thư Điểm Ngọc tới ạ.”

Nàng vội vàng sai Lâm Lang ra đón khách, nói: “Chị Điểm Ngọc đến đấy à, vừa hay em cũng đang định sang thăm chị.”

Phòng Điểm Ngọc cười, nói: “ Không cần, phu nhân có việc gì cứ sai bảo, cứ nói người hầu sang tìm tôi là được rồi.”

Thanh Hề mời Điểm Ngọc ngồi rồi sai Lâm Lang  pha trà tuyết nụ* mời khách.

(*) Một loại trà nổi tiếng có nguồn gốc từ tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Loại trà này được chế biến từ những búp trà xanh non nhất, cho hương vị thanh tao, êm dịu.

Điểm Ngọc  lấy ra một cái túi vải, bên trong có một túi tiền bằng vải đỏ thêu hoa mẫu đơn bằng chỉ kim tuyến và một đôi giày màu đỏ nhạt ghế trắng thêu hoa mẫu đơn và hoa văn cũng bằng chỉ kim tuyến, nói: “Mấy hôm nay đã làm phiền phu nhân, Điểm Ngọc  không có gì báo đáp, chỉ có tay nghề thêu thùa là tạm được. Thường ngày phu nhân hay kêu đau chân,  đôi giày này tôi đã lót ghế rất dày,  dưới cùng lại dán thêm một lớp giấy dầu, dù trời mưa cũng không sợ bị ướt.”

“ Chị Điểm Ngọc thật có lòng.” Thanh Hề nhận lấy túi tiền và đôi giày, vừa nhìn đã thấy vô cùng tinh xảo, đường kim mũi chỉ tinh tế khó tìm, hình thêu hoa mẫu đơn sống động như thật, quả nhiên là có tay nghề. Thanh Hề  thích thú đến mức không nỡ rời tay, chớp mắt lại nảy ra một ý.

“Không biết chị có thể làm thêm một cái túi giống như thế này không?”

“Phu nhân thích là được rồi. Không biết phu nhân thích túi tiền kiểu gì?” Thấy Thanh Hề  nhờ làm thêm túi,  Điểm Ngọc vô cùng phấn khởi, có thể giúp đỡ nàng, cô ta rất vui lòng.

Thanh Hề cố gắng nhớ lại sở thích của Phong Lưu nhưng không sao nhớ nổi, thấy quần áo của hắn đa phần là màu xanh và tím, nàng liền nói: “Nhờ chị làm thêm một cái túi tiền màu tím nữa, hoa văn tùy ý chị, chỉ cần mang ý nghĩa may mắn cát tường là được. Chả là em muốn tặng cho Quốc công gia.”

Điểm Ngọc vội đáp: “Phải đấy, phải đấy, tôi cũng đang không biết phải cảm tạ Quốc công gia như thế nào đây. Bây giờ tôi sẽ về làm ngay.”

Chưa tới hai ngày sau, Điểm Ngọc  đã mang một túi tiền bằng gấm tím vô cùng tinh xảo đến cho Thanh Hề,  hình thêu trên túi rất độc đáo, là một đóa hoa mẫu đơn màu xanh nhạt,  phối với hoa văn hình đám mây, trông cực kỳ hài hòa. 

“Chị Điểm Ngọc thật biết cách phối màu.”  Thanh Hề  khen ngợi một cách chân thành. Phong Lưu vốn không thích màu sắc sỡ,  cái túi này trông rất nhã nhặn, chắc chắn sẽ vừa ý hắn.

Thanh Hề rất thích cái túi này. Nàng nghĩ bụng, Điểm Ngọc thực là người biết điều, hình thêu trên túi của Phong Lưu không những là loài hoa mà nàng thích nhất mà trong màu sắc còn có tên của nàng. 

là sử kýnữ tặng nhau túi tiền không phải là chuyện đơn giản, nàng vẫn nên mang tặng thì hơn.