Định Viễn Đại Tướng Quân Truyện

Chương 82: Sâm Ngọc Linh Hạ






Tầm Lan nâng li trà lên uống thêm một ngụm nước trà.

Sau đó nàng đặt chiếc li xuống bàn, hé đôi môi đỏ hồng như hoa anh đào, chậm rãi nói với Tàu Chánh Khê:
- Dương Châu thập nhật, Gia Định tam đồ, đô thành sát hịch, những chuyện này đều là những chuyện trong quá khứ, hiện nay Thanh triều thịnh thế, Thiên Địa hội có thể chống kháng triều đình hay sao?
Lâm Tố Đình vẫn còn đang đau lòng về trận đánh Bình Lương, giờ nghe Tầm Lan nhắc Dương Châu và Gia Định, lòng đã đau càng thêm khó chịu, Lâm Tố Đình rơi lệ.

Lâm Tố Đình đã từng nghe Cửu Dương kể với các tú tài về Dương Châu và Gia Định.

Cửu Dương kể sau khi kinh đô Bắc Kinh bị Lý Tự Thành chiếm được, một số hoàng tộc và quan lại nhà Minh đã tìm cách di cư lánh nạn về phía Nam và tập hợp lực lượng còn lại xung quanh Nam Kinh, tạo thành kinh đô thứ hai của nhà Minh, lập nên nhà Nam Minh.

Đến năm Thuận Trị thứ hai, quân Thanh do Đa Đạc lãnh đạo đã đưa quân xuống phía Nam.

Sử Khả Pháp giữ chức Binh bộ thượng thư Đông Các Đại học sĩ của nhà Nam Minh bấy giờ đã chỉ huy quân tứ trấn của Nam Minh chống lại và thắng được một số trận.

Tuy nhiên lúc này triều đình Nam Minh lại lục đục, tướng Tả Lương Ngọc đã đưa quân từ Vũ Xương tiến đánh Nam Kinh, tướng Mã Sĩ Anh sợ hãi nên đã gọi quân tứ trấn phải từ Giang Bắc trở về đối phó.

Sử Khả Pháp hiểu rõ rằng quân Thanh đã áp sát, không nên dời Dương Châu, song bất đắc dĩ vẫn quyết định vượt Trường Giang ứng cứu.

Khi hay tin Tả Lương Ngọc đã bị đánh thua, Sử Khả Pháp lại vượt Trường Giang, song lúc này quân Thanh đã áp sát Dương Châu.

Sử Khả Pháp ban hịch kêu gọi mọi người đem binh về cứu thành Dương Châu song không ai hưởng ứng.

Đa Đạc đã ra lệnh bao vây và tiến đánh Dương Châu suốt ngày đêm, quân và dân trong thành kiên quyết chống lại.

Cuối cùng, Đa Đạc lệnh cho bắn pháo vào thành, tường thành sụp đổ, quân Thanh xông vào thành Dương Châu.


Đa Đạc thấy quân Thanh bị thương vong quá lớn khi công thành nên đã quyết định làm cỏ toàn bộ dân trong thành, cuộc đại tàn sát kéo dài trong suốt mười ngày, sử gọi là “Dương Châu thập nhật.


Sau khi Dương Châu thất thủ, quân Thanh đã tiến đến Nam Kinh, chính quyền Hoàng Quang Đế bị tiêu diệt.

Sau đó, quân Thanh bắt toàn thể dân chúng Giang Nam phải theo phong tục Mãn Thanh như phải cạo tóc ở phía trước đầu và để bím tóc ở phía sau, ai trái lệnh sẽ bị chém, khiến nhân dân Giang Nam bất bình.

Quân dân Gia Định đã chống lại quân Thanh trong ba tháng, bị quân Thanh tàn sát ba lần với hơn hai mươi ngàn người chết, sử gọi là “Gia định tam đồ.


Lâm Tố Đình nhớ lại lời của Cửu Dương tới đây nâng tay áo lên lau nước mắt.

Tàu Chánh Khê nói:
- Từ cổ chí kim những chuyện khôi phục thiên hạ có rất nhiều.

Tầm Lan nói:
- Xin hỏi ngũ gia, tiểu nữ đến Tây hồ ca hát xong sau đó vẫn còn việc phải làm đúng không?
Tàu Chánh Khê gật đầu:
- Thật ra thì hội chợ Tây hồ ở Hàng Châu vào ngày mốt chính là một Hồng Môn Yến.

Tầm Lan nghe Tàu Chánh Khê bảo vậy nàng nhủ bụng nàng quả thật đã đoán trúng, hội chợ ngày mốt tại Hàng Châu xem bề ngoài là hưởng ngoạn mặt hồ nhưng thực tế xung quanh là bóng đao bóng kiếm nguy cơ tứ phương.

Tầm Lan trầm ngâm một hồi, nàng nhìn Tàu Chánh Khê, nói với chàng:
- Tầm Lan đa tạ ngũ gia đã đặt kỳ vọng ở Tầm Lan, Tầm Lan cảm thấy vô cùng hân hạnh vì sự tin cậy đó.

Tầm Lan chỉ nói bấy nhiêu rồi ngưng lại.

Lâm Tố Đình sốt ruột bèn lên tiếng:
- Vậy ý của cô nương là đồng ý với chúng tôi à?
Tầm Lan lắc đầu:
- Tầm Lan thưởng thức lòng can đảm của nhị vị, chỉ tiếc là Tầm Lan không thể tiếp nhận.

Lâm Tố Đình cảm giác như trái tim nàng ngừng đập một nhịp, định lên tiếng thuyết phục thì Tầm Lan dùng giọng kiên quyết nói:
- Xin hai vị đừng thuyết phục, Tầm Lan đã quyết định, hai vị, mời đi về.

Nói rồi bảo Linh Đan ngừng xe lại.

Lâm Tố Đình không biết nói gì thêm, đành theo Tàu Chánh Khê bước xuống xe ngựa.

Hai người nhìn chiếc bóng ngồi nghiêng nghiêng in lên cửa sổ cỗ xe.

Trước khi Linh Đan giật dây cương cho ngựa chạy đi, Tàu Chánh Khê nói vọng vào trong cửa sổ xe:
- Phách bạch trà, chén ngũ thể, lưu tử hà, dĩa mã não.


Tầm Lan là con cháu Hán thất, hy vọng là cô nương suy nghĩ lại, chiều mai tại hạ sẽ đến Lan Xuân Lầu, cáo từ.

Xe ngựa chạy đi, Tầm Lan hé rèm nhìn lại phía sau, thấy một chàng thanh niên đầy hào khí vẫn còn dõi mắt trông theo.

Lâm Tố Đình cũng đứng bên cạnh Tàu Chánh Khê nhìn chiếc xe ngựa dần biến mất trong màn đêm, hai giọt nước mắt rơi xuống môi Lâm Tố Đình:
- Phải làm sao đây, ngũ ca?  Chúng ta phải làm sao bây giờ đây?
- Đi về nhà trọ - Tàu Chánh Khê nói – Ngủ một giấc.

Ngày mai huynh lại đến Lan Xuân Lầu tìm cô ấy.

Lúc nãy huynh bảo ngày mai gặp cô ấy không phản đối, nghĩa là ngày mai mới đưa ra quyết định chính thức.

Nhỡ mà ngày mai cô ấy vẫn không chịu tham dự Hồng Môn Yến huynh sẽ có cách khác để thuyết phục nữa.

Muội đừng quá lo, bằng mọi giá huynh nhất định mang được nhân sâm về cho nhị ca.

Câu trả lời của Tàu Chánh Khê không làm Lâm Tố Đình vơi đi lo lắng chút nào hết, thậm chí còn thêm phần hoảng sợ hơn.

Nàng nghĩ tới cảnh ngày mai, Tầm Lan tiếp tục từ chối đến Tây hồ tham dự lễ hội rồi Tần Thiên Nhân sẽ làm sao?  Không có sâm Ngọc Linh chàng sẽ… Lâm Tố Đình nghĩ tới cảnh mất Tần Thiên Nhân nàng lại muốn khóc.

Nhưng Lâm Tố Đình cố gắng kiềm chế tâm trạng của nàng lại, nén cho nước mắt không rơi xuống, nàng không muốn Tàu Chánh Khê nghĩ nàng cũng như Tôn Hứa Khải, không có lòng tin ở chàng.

Đoạn đường vắng vẻ chỉ in bóng hai người.

Lâm Tố Đình gạt lệ trên má, đi bên cạnh Tàu Chánh Khê.

Hai người trầm mặc theo những ý nghĩ của riêng mình.

Khi sắp đến ngõ quẹo để về khách điếm, Lâm Tố Đình chợt nhớ một chuyện:
- Ngũ ca này - Lâm Tố Đình nói - Hồi nãy trước khi xe ngựa lăn bánh huynh nói nào là phách bạch trà, rồi chén dĩa gì đó, có nghĩa là gì?
Tàu Chánh Khê đáp:

- Huynh theo thất đệ học cách chọn, trồng và pha trà, nếu huynh nhìn không lầm thì những thứ trên bàn của cô ấy đều là đồ trong nội đình triều Minh.

truyện tiên hiệp hay
Lâm Tố Đình cúi thấp đầu đếm bước chân nàng, nghe vậy nhìn lên:
- Hèn gì lúc nãy cô ấy mời trà muội thấy huynh sững người.

Nói rồi nàng nhoẻn miệng cười:
- Muội đã thay huynh mở chuyện với cô ấy, vì muội tưởng huynh cũng như bọn nam nhân ở Thái hồ bị dung mạo cô ấy hớp mất hồn.

Tàu Chánh Khê vội lắc đầu:
- Đương nhiên không phải!
Lâm Tố Đình không để ý vẻ mặt khó chịu của Tàu Chánh Khê, nàng cúi xuống nói:
- Nếu nói vầy thì, ừ, đúng rồi, giờ nghĩ lại, khí chất, ngôn ngữ và cử chỉ của Tầm Lan phải thuộc về con nhà đài các.

Không những vậy, cô ấy còn có thể là con cháu của đại nhân vật triều Minh nữa.

Tàu Chánh Khê giữ im lặng, Lâm Tố Đình tiếp:
- Thì ra huynh đã đoán trước bối cảnh của cô ấy nên đã rất thẳng thắn.

Không nghe tiếng Tàu Chánh Khê nói chuyện, nàng ngẩng lên hỏi:
- Sao huynh không nói gì hết vậy?  Sao cứ nhìn muội trân trân thế?
Tàu Chánh Khê liền dời mắt sang hướng khác.

(còn tiếp).