Điền Duyên

Chương 63: Trong ổ gà bay ra kim phượng hoàng




Đang nói chuyện, có một phụ nữ bưng tới một chiếc bàn thấp, đặt trên giường La Hán, vợ Đại Mãnh vợ liền  bày đồ ăn lên trên.

Cơm là cháo được nấu đặc sệt thơm nồng; bốn chén nhỏ thức ăn chay: một chén măng trúc, một chén măng hấp, một chén bạch ngọc đậu hủ, một chén củ cải trắng hầm.

Dọn xong, các cháu dâu mới ắn cơm.

Lúc này Lâm gia gia cũng đi tới, cùng Lâm nãi nãi ngồi hai bên cái bàn thấp.

Cuối cùng Đỗ Quyên biết vì sao lão nhân gia trường thọ như vậy.

Trên bàn đủ loại thịt, bọn họ chỉ ăn cái này, thật đúng là thanh đạm quả dục.

Lâm nãi nãi múc một chén nhỏ cháo tự mình đút cho Đỗ Quyên.

Đỗ Quyên ăn vào miệng mới phát hiện, gạo này thật thơm.

Ân, ăn ngon!

Lâm gia gia vừa ăn, vừa cười híp mắt nhìn Đỗ Quyên.

Chẳng biết tại sao, Đỗ Quyên bị hắn nhìn trong lòng có chút sợ hãi.

Mặt hắn đầy nếp nhăn, mí mắt sụp xuống khiến cho hai mắt thành một khe hở. Trong kẽ hở kia lộ ra ánh sáng không đục ngầu mà thực ôn nhuận trong trẻo. Răng rơi không ít, môi có chút móm, đây cũng là lý do hắn ăn cháo.

Thấy Đỗ Quyên đề phòng nhìn hắn, lão nhân tinh cười hỏi: "Ăn ngon không?"

Đỗ Quyên đâu dám gật đầu, triển khai một khuôn mặt tươi cười với hắn.

Lâm gia gia và Lâm nãi nãi nhìn nhau, ý vị thâm trường cười.

Su khi Lâm gia ăn cơm trưa xong, lại chơi một chút thẳng đến lúc ăn cơm tối, một nhà Lâm Đại Đầu mới cáo từ.

Khi đi, Cửu Nhi không nỡ rời Lâm Xuân và Đỗ Quyên, nháo không cho đi.

Mọi người khuyên can mãi, bảo ngày mai sẽ đến nhà Đại Đầu thúc mới dỗ được hắn.

Cửu Nhi đưa không ít đồ chơi của mình cho Đỗ Quyên, trong đó có bộ bàn nhỏ kia.

Đỗ Quyên rất không có tiết tháo nhận, lý do là không thể tổn thương hữu ái chi tâm (lòng yêu thương) hồn nhiên của trẻ con. Về phần nhân tình này, nàng cảm thấy, chờ nàng lớn lên một chút, nhất định có thể làm ra món gì đó mà Cửu Nhi chưa thấy qua cho hắn.

Mẹ nuôi cho Đỗ Quyên hai bộ xiêm y cùng một ít đường và điểm tâm.

Một bộ là áo da cáo nhỏ màu phấn hồng bên trong lót lụa đỏ, mũ trùm đầu, phía dưới là quần cùng màu. Một bộ khác là gấm đoàn phúc màu đỏ sậm, cũng là lông cáo hồng.

Da lông là của Nhậm Tam Hòa săn năm trước, tổng cộng ba con cáo đỏ, một đầu gấu trắng. da lông và thịt đều đưa cho nhà Lâm Đại Mãnh. Hắn cố ý ủy thác vợ Đại Mãnh làm cho Đỗ Quyên hai kiện áo khoác, ám chỉ nói nếu giao cho Phùng thị, sợ là không giữ lại được.

Vợ Đại Mãnh lấy hai mảnh vải tốt may lót, làm hai bộ xiêm y.

Đỗ Quyên không vui vẻ, âm thầm kêu khổ: xiêm y này quá đập vào mắt người ta!

Lâm gia có tiền mà còn khiêm tốn như thế, cũng không có mặc lăng la tơ lụa. Hoàng gia nghèo khó như vậy, nàng lại ăn mặc rực rỡ là biết sẽ chọc phiền toái.

Nhưng là, mẹ nuôi trực tiếp giao cho vợ Đại Đầu, nàng cũng không có biện pháp nào.

Nàng không biết, Lâm gia không cố ý khiêm tốn, mà là không cần thiết.

Lâm gia không có nô bộc. Nam nữ đều làm việc, nếu mặc như thế làm sao làm việc được? Cho nên, đàn ông Lâm gia chỉ mặc vải thô; đàn bà tốt hơn một chút một chút, ngày lễ ngày tết hoặc thăm người thân thì cũng có mấy kiện xiêm y bằng lụa màu sang; con nít chạy loạn khắp nơi, ăn mặc giống như những đứa trẻ khác trong thôn.

Dùng cẩm đoàn phúc làm quần áo cho Đỗ Quyên, thật ra là mua cho hai lão nhân vào dịp mừng đại thọ 90 của Lâm nãi nãi. Thừa chút đầu vải, Đại Mãnh vợ nhận lễ trọng của Nhậm Tam Hòa, hơn nữa nàng cũng thích Đỗ Quyên, nên làm cho nàng.

Về nhà, Phùng Thị nhìn thấy xiêm y thật giật mình nhưng không tỏ vẻ gì.

Vợ Đại Mãnh đưa, bà bà có thèm cũng không dám lấy.

Mấy ngày kế tiếp, người trong thôn chúc tết lẫn nhau. Có người ra ngoài ăn một hai bữa cơm, cũng mời người ta tới ăn cơm.

Phùng Thị và Hoàng Tước Nhi không đi ra ngoài, đều để Hoàng Lão Thực đi.

Không sao cả, thức ăn mừng năm mới phong phú hơn bình thường, bởi vậy Hoàng Tước Nhi thập phần vui sướng. Lúc mặt trời lên, nàng mang một cái ghế ra, cùng Phùng Thị ngồi bên ngoài phơi nắng, vừa chơi đùa với Đỗ Quyên.

Thấy tiếng cười của hai khuê nữ không ngừng, Phùng Thị cũng ôn nhu rất nhiều. Rảnh rỗi thì cầm lược giúp Hoàng Tước Nhi chải đầu, dùng vải thừa thắt cái nơ con bướm.

Lúc này, vợ Đại Đầu sẽ mang Lâm Xuân tới giúp vui.

Thu Sinh và Hạ Sinh cả ngày đi chơi với các tiểu tử khác trong thôn. Không đến giờ cơm, tuyệt sẽ không trở về.

Bất tri bất giác, tuyết đã tan hết. Thời tiết đẹp trời, nhiệt độ tăng lên.

Phùng Thị quyết định mùng tám mời cha mẹ nuôi của Đỗ Quyên và cả nhà Lâm Đại Đầu tới ăn cơm. Bởi vì Nhậm Tam Hòa thân với hai nhà bọn họ nên cũng được mời tới.

Ai ngờ sau khi tuyết tan, đường núi thông, Hoàng Lão Thực và Hoàng lão Nhị đi thôn Cây Lê Câu một chuyến, tới chúc tết nhà mẹ đẻ Hoàng đại nương và nhạc gia (nhà vợ) Hoàng lão Nhị. Khi trở về dẫn theo rất nhiều thân thích. Phùng Thị bị gọi đến hỗ trợ nấu cơm.

Đây là trách nhiệm của con dâu trốn không thoát.

Hoàng đại nương nghe Phùng Thị nói ngày mai thỉnh Nhậm Tam Hòa ăn cơm, vội nói: "Chúng ta mời chung luôn. Dù sao cũng vội một ngày, còn bớt việc cho ngươi, không cần phí tâm chuẩn bị đồ ăn khác."

Thật ra đây là biện pháp tốt, nhưng Phùng Thị vẫn cảm thấy khó xử, sợ người quá nhiều không thể hiện thành tâm. Như cha mẹ nuôi của Đỗ Quyên, làm xiêm y tốt như vậy cho khuê nữ, thì nhất định phải thỉnh riêng.

Hoàng đại nương nghe xong mất hứng nói: "Thỉnh cha mẹ nuôi của Đỗ Quyên ăn cơm, chúng ta là gia gia nãi nãi  không có mặt là thể hiện thành tâm hả? Chúng ta đi rồi mặc kệ mợ ngươi bọn họ ở nhà? Chỉa ra mời hai lần, nhà ngươi có nhiều thịt hay là tại sao?"

Phùng Thị ngẫm lại cũng đúng, chỉ phải nghe theo.

Trở về âm thầm đếm xem có bao nhiêu khách, tính toán nên chuẩn bị bao nhiêu đồ ăn, bao nhiêu thịt bao nhiêu rau, làm món gì; lại cần nấu trước món hầm, chờ đến ngày mai càng ngon miệng, làm việc sẽ thêm gọn gang. Bận rộn đến quá nửa đêm mới ngủ.

Ngày hôm sau, vợ Đại Đầu ăn điểm tâm xong liền đến hỗ trợ. Nhị thẩm Phượng Cô cũng tới, Phùng Thị mới phát giác được người rất đông.

Mặt trời lên cao, Hoàng lão cha và Hoàng đại nương dẫn theo nhà mẹ đẻ Hoàng đại nương, trùng trùng điệp điệp một đoàn tới cửa.

Các nam nhân được mời vào nhà chính ngồi. Các nữ nhân tụ tập trong viện phơi nắng, hai tỷ muội Đỗ Quyên và Hoàng Tước Nhi liền bị một đám phụ nữ vây lại.

Các thân thích theo thường lệ đem con chủ nhà khen một phen.

Nhưng Hoàng Tước Nhi rất sợ người lạ, ngay cả đầu cũng không dám ngẩng lên, đành phải khen nàng nhã nhặn bổn phận, lại khen không ra chuyện khác. Đỗ Quyên lại bất đồng. Người nhìn nàng, nàng cũng nhìn người, vừa nhìn vừa cười, cười rất tươi làm cho mọi người cũng tràn đầy vui mừng. Già trẻ lớn bé không ai không thích.

Tai Hoàng đại nương nghe đầy lời tán thưởng, lại không cao hứng bằng lúc trước.

Lúc trước, mỗi khi người ta hỏi tới tình hình nhà lão Đại, nàng thực lòng khen ngợi Đỗ Quyên. Đại nhi tử Lão Thực không có tiền đồ, lại không có con trai, con dâu cũng không hiền lành, Hoàng Tước Nhi không lanh lợi, duy nhất có thể cùng người khoe khoang chính là tiểu chất nữ Đỗ Quyên. Cả thôn không ai không khen, cho nên nàng dùng Đỗ Quyên làm mặt mũi.

Nhưng vừa nhìn thấy trên người Đỗ Quyên là áo da nhỏ và quần bằng gấm đoàn phúc, giày đầu hổ, là không thư thản.

Sa tanh như vậy, đừng nói đến mặc, ngay cả thấy cũng hiếm. Nàng thấy chỉ một lần là tại thọ yến của Lâm nãi nãi, nhìn thấy Lâm gia gia và Lâm nãi nãi mặc.

Đỗ Quyên mặc, căn bản không khác người, giống phúc tiểu đồng vui vẻ.

Nàng biết là mẹ nuôi Đỗ Quyên đưa.

Hỏi Hoàng Tước Nhi, quả nhiên là như vậy, còn đưa hai bộ.

Nàng nhìn, Hoàng Tước Nhi cao hơn Tiểu Bảo, vô vàn tiếc hận.

Dù lấy được xiêm y, Tiểu Bảo cũng không thể mặc.

Thấy mọi người vây quanh Đỗ Quyên đầy mặt hiếm lạ, khen không dứt miệng, Hoàng đại nương không được tự nhiên.

Đứa bé trong suốt mềm mại, sắc mặt trắng hồng như hoa như phấn.

Dung mạo như vậy cùng với bộ xiêm y kia, nàng lại không sợ người, cử chỉ rất hào phóng, nụ cười trên mặt chưa từng gián đoạn —— cho dù là không cười, khóe miệng cũng như cười như có như không; cũng không going những đứa trẻ bình thường khác tinh nghịch quào loạn, người nàng luôn sạch sẽ, mọi thứ đều tốt, sao cảm giác không giống người của Hoàng gia?

Chuyển mắt tới những đứa cháu khác: Hoàng Tước Nhi thì không nói, nàng cảm thấy đứa cháu này không lên được mặt bàn. Đại Nữu tuy quy củ văn tĩnh nhưng không có gì xuất sắc. Tiểu Bảo linh hoạt thông minh hơn —— đây là nàng tự cho là thế, nhưng so với Đỗ Quyên thì vẫn còn kém một chút.

Nàng càng nhìn càng không thoải mái, có cảm giác "trong ổ gà bay ra kim phượng hoàng".

Đây là cháu gái của nàng, nàng nghĩ không ra lý do không thoải mái, chỉ có thể cười gượng.